- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS : yêu cầu, phương pháp thuyết minh.
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Nhớ lại các kiến thức cơ bản đã học về văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THCS
- Nắm được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh
- Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2020-2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10-HỌC KÌ II TUẦN TIẾT BÀI HỌC /CHỦ ĐỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 19 55 Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh 56 Lập dàn ý bài văn thuyết minh 19,20 57-58 Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) 20,21 59,60,61, 62 Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) 21 63 Kiểm tra thường xuyên (lần 5, 20 phút) - GV xây dựng ma trận đề. 21 63 Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (25 phút) 22 64 Phương pháp thuyết minh Tựa "Trích diễm thi tập" (Hoàng Đức Lương) Khuyến khích học sinh tự đọc 22 65 Hiền tài là nguyên khí của quốc gia 22 66 Khái quát lịch sử Tiếng Việt Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên) +Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) Khuyến khích học sinh tự đọc 23 67-68 Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) 23 69 Kiểm tra thường xuyên (lần 6 , 45 phút) - GV xây dựng ma trận đề. 24 70 Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (25 phút) 24 71,72 Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt 25 73-74 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm) 25,26,27 75,76,77, 78,79,80 CHỦ ĐỀ: TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU - Truyện Kiều – Tác giả - Trao duyên - Chí khí anh hùng - Thực hành các phép tu từ, phép điệp, phép đối - Chuẩn bị ở nhà: Đọc tác phẩm, tìm hiểu nội dung, vẽ tranh, vẽ sơ đồ tư duy - Tổ chức trên lớp: + Hướng dẫn học sinh đọc hiểu các đoạn trích để nắm rõ nội dung, nghệ thuật cơ bản + Tổ chức dạy học dự án: Gv đưa ra các nôi dung chủ đề và tổ chức các nhóm thực hiện làm dự án theo đề tài đưa ra + Ở nhà các nhóm thực hiện dự án, sử dụng CNTT chuẩn bị cho bài thuyết trình,báo cáo trước lớp. 27 81,82 Ôn tập kiểm tra giữa kì II 28 83,84 Kiểm tra giữa kì II -Nỗi thương mình; thề nguyền (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) Khuyến khích học sinh tự đọc 29 85 Lập dàn ý bài văn nghị luận 86 Lập luận trong văn nghị luận 29 87 Các thao tác nghị luận 30 88 Luyện tập viết đoạn văn nghị luận 89 Kiểm tra thường xuyên (lần 7, 45 phút) - GV xây dựng ma trận đề. 30 90 Trả bài giữa kì II - Nhận xét ưu, nhược điểm - Trả bài, sửa lỗi và giải đáp thắc mắc: - Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến 31 91,92 Hồi trống Cổ Thành (trích Tam Quốc diễn nghĩa - La Quán Trung Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (trích Tam Quốc diễn nghĩa - La Quán Trung) Khuyến khích học sinh tự đọc 31,32 93,94 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 95 Văn bản văn học 32 96 Tổng kết phần Văn học 33 97 Ôn tập phần Tiếng Việt 98 Ôn tập phần Làm văn 33,34 99, 100 Ôn tập kiểm tra học kì II 34 101, 102 Kiểm tra học kì II 35 103 Sửa bài kiểm tra HK - Nhận xét ưu, nhược điểm - Trả bài, sửa lỗi và giải đáp thắc mắc: - Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến 104 Nội dung và hình thức của văn bản văn học 105 Viết quảng cáo Tiết: 55 TÊN BÀI DẠY: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH Môn học: Ngữ văn; lớp:10 Thời gian thực hiện: 1 tiết I.MỤC TIÊU DẠY HỌC TT KIẾN THỨC MÃ HOÁ 1 - Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS : yêu cầu, phương pháp thuyết minh. - Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. KT NĂNG LỰC-PHẨM CHẤT Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe 2 Nhớ lại các kiến thức cơ bản đã học về văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THCS. Đ1 3 Nắm được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh. Đ2 4 Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp N1 5 Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi NG1 6 Biết tạo lập văn bản thuyết minh theo hình thức kết cấu phù hợp với đối tượng. V1 Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề 7 Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý. TC-TH 8 Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm. GT- HT 9 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. GQVĐ Phẩm chất chủ yếu: Yêu nước; Trách nhiệm 10 Tự hào, yêu quý hơn nữa tiếng Việt, quê hương, đất nước. YN 11 Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước. TN II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4, Học liệu: SGK, hình ảnh, ; Phiếu học tập, III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC A. TIẾN TRÌNH Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH Phương án kiểm tra đánh giá Hoạt động Mở đầu (5 phút) Kết nối - Đ1 Huy động vốn kiến thức về văn thuyết minh đã học; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới Đàm thoại gợi mở GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS. Hoạt động Hình thành kiến thức (20 phút) KT,Đ1, Đ2, N1, NG1; GT-HT -Tìm hiểu kết cấu văn bản -Tìm hiểu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Đàm thoại gợi mở Kĩ thuật sơ đồ tư duy Kĩ thuật làm việc nhóm GV đánh giá phiếu học tập, sản phẩm học tập của HS. Hoạt động Luyện tập ( 10 phút) Đ2, N1, NG1 ; TCTH Thực hành: Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão bằng kết cấu hỗn hợp. Hoạt động nhóm, Dạy học giải quyết vấn đề GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án Hoạt động Vận dụng (10 phút) V1, TCTH Thuyết minh 1 bài thơ sau của Nguyễn Trãi (HS tự chọn) HS nói rõ hình thức kết cấu lựa chọn trong bài thuyết minh. Dạy học giải quyết vấn đề GV đánh giá qua bài làm về nhà của HS. B.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) 1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ 2. Nội dung : Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ đọc hiểu văn bản. 3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng 4.Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Trình bày bố cục của văn bản thuyết minh: + Một danh lam thắng cảnh; + Một đồ vật, dụng cụ + Một phương pháp. + Một danh nhân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm . Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS GV dẫn dắt vào bài mới: Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút) 2.1: Tìm hiểu chung 1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1, GT - HT 2. Nội dung: Hiểu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh 3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 1. Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị, của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề nào đó. Có nhiều loại văn bản thuyết minh. → kết cấu của văn bản thuyết minh là cách tổ chức sắp xếp các thành tố cho văn bản thành một đơn vị thống nhất ,hoàn chỉnh và có ý nghĩa 2. Văn bản thuyết minh có thể có nhiều loại hình thức kết cấu khác nhau : - Kết cấu theo trình tự thời gian : trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển. - Kết cấu theo trình tự không gian : trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên - bên dưới, bên trong - bên ngoài, hoặc theo trình tự quan sát,). - Kết cấu theo trình tự lôgic : trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,). - Kết cấu theo trình tự hỗn hợp : trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: GV yêu cầu HS đọc SGK tr 165,166 , trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4. a-Em hãy nhắc lại khái niệm văn bản thuyết minh. b-Nêu các loại văn bản thuyết minh.. c-Em hiểu thế nào là kết cấu văn bản? d-Kết cấu văn bản phụ thuộc vào yếu tố nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS 2.2: Rèn kĩ năng cho học sinh: 1.Mục tiêu: Đ1, Đ2, N1, NG1; GT-HT HS chỉ ra hình thức kết cấu của 2 văn bản thuyết minh trong sgk. 2.Nội dung: HS đọc văn bản trong sgk, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV để tìm ra kết cấu của 2 văn bản thuyết minh này. 3.Sản phẩm:HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: a. VB 1: Hội thi thổi cơm ở Đồng Văn - Đối tượng thuyết minh: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân- Đồng Tháp - Đan Phượng - Hà Tây→ một lễ hội dân gian. - Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội. - Nội dung thuyết minh: + Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. + Thời gian: ngày rằm tháng giêng hàng năm. + Diễn biến: Thi nấu cơm:- Thủ tục bắt đầu. - Lấy lửa. - Nấu cơm. Chấm thi:- Tiêu chuẩn. - Cách chấm. + Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân. - Cách sắp xếp các ý: + Theo trình tự lôgic: Giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân. + Theo trình tự thời gian: phần kể về diễn biến của lễ hội được sắp xếp theo trình tự thời gian: thủ tục bắt đầu cuộc thi, diễn biến cuộc thi, chấm thi. b. VB 2: Bưởi Phúc Trạch. - Đối tượng thuyết minh: bưởi Phúc Trạch- Một loại trái cây nổi tiếng. - Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) nhận biết được đặc điểm và giá trị của bưởi Phúc Trạch. - Nội dung thuyết minh: + Các loại bưởi nổi tiếng của Việt Nam. + Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch: hình dáng quả, đặc điểm vỏ, cùi bưởi; vẻ ngon lành, hấp dẫn của múi bưởi, tép bưởi. + Giá trị và sự bổ dưỡng của bưởi. + Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. + Quan hệ không gian: từ ngoài vào trong. + Quan hệ lôgíc: các phương diện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, vỏ, múi tép, màu sắc, hương vị, cảm giác). + Quan hệ nhân- quả: giá trị → danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. → Quan hệ hỗn hợp. - Cơ sở sắp xếp: Do mục đích thuyết minh. 4) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu thực hiện ở nhà GV yêu cầu HS đọc SGK tr 165,166 , trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4. a-Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản . b-Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản . c-Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản . Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy. d-Nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Nhóm 1,2: Văn bản Hội thi thổi cơm ở Đồng Văn Nhóm ... và HS đánh giá. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) 1.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ 2. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học. 3. Sản phẩm: Câu trả lời miệng 4.Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Cho HS xem một số hình ảnh quảng cáo và cho nhận xét. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm . Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS GV dẫn dắt vào bài mới: Hằng ngày, các em bắt gặp rất nhiều các văn bản quảng cáo trên báo chí, tờ rơi, đài phát thanh, truyền hình, Vậy, vai trò và các yêu cầu của 1 văn bản quảng cáo là gì ? Làm thế nào để viết được 1 văn bản quảng cáo hấp dẫn, thuyết phục ? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề đó. Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút) 2.1: Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo 1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1, GT - HT 2. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra. 3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo 1. Văn bản quảng cáo trong đời sống a. Khái niệm văn bản quảng cáo Là văn bản thông tin về sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ mà ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó. b. Tìm hiểu 1 số văn bản quảng cáo - Văn bản quảng cáo: Bán máy vi tính. quảng cáo cho công ti bán máy vi tính. - Văn bản quảng cáo: Phòng khám đa khoa H.D. quảng cáo cho dịch vụ khám chữa bệnh. - Các văn bản trên thường gặp ở các tờ rơi, trên ti vi, báo chí, - Một số loại văn bản quảng cáo: các dịch vụ điện thoại di động, xi măng, thép, dầu gội, 2. Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo a. Cách trình bày tạo sự hấp dẫn - Kết hợp sử dụng các từ ngữ và hình ảnh minh họa. - Văn bản được chia tách thành các phần rõ ràng, cách trình bày các từ ngữ tạo ấn tượng thị giác. - Từ ngữ dễ hiểu, câu văn ngắn gọn b. VD: - VD (1): Văn bản quảng cáo 1 loại nước giải khát. Dài dòng, ko làm rõ đặc tính ưu việt của sản phẩm cần quảng cáo. - VD (2): Văn bản quảng cáo cho 1 loại kem trắng da. Quá cường điệu công dụng của sản phẩm khiến người nghe khó tin. c. Các yêu cầu của văn bản quảng cáo - Nội dung thông tin: làm rõ trọng tâm, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục. - Tính hấp dẫn: ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, mới mẻ, tạo ấn tượng. - Tính thuyết phục: tạo được niềm tin nơi người nghe, người đọc. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu thực hiện ở nhà - Nhóm 1,2: Hãy đọc các quảng cáo sau đây và trả lời các câu hỏi. BÁN MÁY VI TÍNH Máy mới 100%, đúng hãng INTEL – IBM, lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, tiền trả trước thấp. Liên hệ: Công ti X, số nhà..., phố..., Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại:... PHÒNG KHÁM ĐA KHOA H.D - Khám chữa bệnh theo yêu cầu. - Do tập thể giáo sư, bác sĩ giỏi của các bệnh viện trung ương đảm nhận. - Với trang thiết bị khám chữa bệnh đồng bộ, hiện đại, chính xác, nhanh chóng, giá cả hợp lí. Số 5, đường..., TP. Hà Nội. Điện thoại:... Di động:... a) Các văn bản trên quảng cáo về điều gì? b) Anh (chị) thường gặp các loại văn bản đó ở đâu? c) Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại. - Nhóm 3,4: a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau: - Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào? - Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên. b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu: (1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô ấy uống nước giải khát X. (Quảng cáo một loại nước giải khát) (2) A: - Mình vừa chụp ảnh Hương đấy. B: - Ai? Hương hả? Cậu có biết biệt danh của cô ấy là gì không? “Hắc cô nương” đấy! (Hương xuất hiện)... A: - Đừng gọi cô ấy là “Hắc cô nương” nữa nghe! “Bạch cô nương” đấy. - Quảng cáo (1) đã đi vào trọng tâm chưa? Có đảm bảo tính thông tin không? - Quảng cáo (2) có quá lời không? Đã thực sự thuyết phục chưa? Từ kết quả thảo luận, anh (chị) hãy nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo về các mặt: - Nội dung thông tin - Tính hấp dẫn - Tính thuyết phục Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS 2.2: Cách viết văn bản quảng cáo 1. Mục tiêu: KT,Đ1, Đ2, N1, GT - HT 2. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra. 3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II-Cách viết văn bản quảng cáo 1-Chọn nội dung quảng cáo -Nội dung phải thể hiện được tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ. -Nội dung độc đáo, gây ấn tượng. 2-Chọn hình thức quảng cáo -Trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh. -Trình bày đơn thuần bằng ngôn ngữ hay kết hợp với hình vẽ, tranh ảnh, 3-Chọn câu văn, từ ngữ trong văn bản quảng cáo -Câu văn ngắn gọn, từ ngữ giàu sức biểu cảm. -Sử dụng những từ ngữ mang tính chất khẳng định tuyệt đối. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành nhóm (4 HS) và thảo luận, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. Câu hỏi nêu vấn đề: Để viết văn bản quảng cáo chúng ta cần làm những công việc gì ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm HS trả lời câu hỏi trên phiếu học tập của GV GV quan sát, theo dõi HS trả lời trên phiếu học tập, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: -GV cho các nhóm treo sản phẩm, mời đại diện nhóm trình bày. -GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu Hs đọc phiếu bài tập của nhóm bạn, nêu nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh. GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau: Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (15p) 1. Mục tiêu: Đ4,Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ 2. Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về Văn quảng cáo. 3.Sản phẩm: Phiếu học tập. 4.Tổ chức hoạt động học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV phát phiếu bài tập: Câu 1. Sau đây là một số quảng cáo: a) Quảng cáo một loại xe ô tô: Sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ. Đó chính là xe F.E... Không chỉ là một chiếc xe, F.E còn sống cùng bạn, cùng bạn vượt qua mọi khó khăn... F.E – mạnh mẽ, đầy quyến rũ. b) Quảng cáo một loại sữa tắm mới Bước vào thế giới đặc biệt của H. mới, một thế giới thơm ngát hương hoa, với những khoảnh khắc bay bổng của riêng mình... Một làn da mịn màng quyến rũ... H. mới – bí quyết làm đạp của tôi và cũng là của bạn. c) Quảng cáo một loại máy ảnh tự động M.: Bạn chỉ cần ấn nút, mọi việc còn lại M. sẽ làm nốt. Câu 2: Hãy phân tích tính súc tích, hấp dẫn và tác dụng kích thích tâm lí người mua hàng của các quảng cáo trên. Câu 2. Nhận xét của anh/chị về quảng cáo Trà Cây Đa với đoạn thoại như sau: (Anh con trai đi công tác xa về thăm bố mẹ. Anh ta bước vào nhà.) Con: - Con chào bố. Bố: - A, hôm nay rồng lại đến nhà tôm cơ đấy (!). (Anh ta đi pha trà Cây Đa rồi bưng vào mời bố.) Con: - Con mời bố xơi nước ạ! Bố (gật gù): - ừ, trà ngon đấy. Con bố thế mà khá nhỉ? Con: - Lá rụng về cội mà bố (!) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm bài tập trong phiếu bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi HS trả lời các câu hỏi. GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời: Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Đáp án và HD chấm. Câu Nội dung Điểm 1 - Cả 3 văn bản quảng cáo đều viết rất ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung cần quảng cáo. - Từng quảng cáo đều nêu được phẩm chất ( đặc tính ) vượt trội của sản phẩm. a. Chiếc xe không những là sản phẩm vượt trội ( sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ ) mà còn là người bạn đáng tin cậy. b. Sữa tắm đặc biệt “thơm ngát hương hoa” là bí quyết làm đẹp. c. Sự thông minh, tự động hóa làm cho máy ảnh vô cùng tiện lợi, dễ sử dụng. Cách viết rất hấp dẫn. Hướng dẫn chấm HS nêu đủ 2 ý: 6,0 điểm HS nêu 1 ý: 3,0 điểm HS không trả lời: 0 điểm 6,0 2 Có lẽ người Việt Nam, từ em học sinh trung học phổ thông cơ sở trở đi đều biết rõ ý nghĩa của hai câu thành ngữ trên. Rồng đến nhà tôm là câu thành ngữ được sử dụng khi người nói muốn hạ mình khiêm tốn trước người nghe, thể hiện văn hoá giao tiếp của người Việt Nam "xưng khiêm hô tôn", nhưng chưa bao giờ và không bao giờ câu này được bố dùng để nói với con mình, dù người con có đia vi cao sang đến đâu chăng nữa. Đấy là đạo lí của người Việt Nam, đạo lí cha - con, con mãi mãi là con và bố luôn luôn là bố. Còn câu thành ngữ Lá rụng về cội trong tiếng Việt được dùng để nói về tấm lòng con người luôn nhớ về gốc gác, tổ tiên của mình. ớ đây, người con trai đi công tác xa về thăm bố là chuyện bình thường, cần gì phải lí giải bằng câu Lá rụng về cội, hơn nữa nếu để trả lời câu khen của người bố Con bố thế mà khá nhỉ thì câu thành ngữ trở nên hết sức khập khiễng! Hướng dẫn chấm: HS viết đoạn văn đảm bảo các ý trong đáp án: 4,0 điểm HS không trả lời: 0 điểm 4,0 Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5p) 1.Mục tiêu: N1, V1, YN 2.Nội dung: Liên hệ bài học với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống 3.Sản phẩm: câu trả lời miệng 4.Tổ chức hoạt động học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV đặt vấn đề thảo luận: Từ nội dung chính trong bài đã học, hãy thiết kế một quảng cáo với nội dung tuyên truyền phòng chống dịch Covid 19 hiện nay. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS viết lên bảng một quảng cáo tờ báo ảnh của lớp với nội dung tuyên truyền phòng chống dịch Covid 19 hiện nay. GV yêu cầu 3 HS trình bày văn bản quảng cáo của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về sản phẩm đó. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo. Cách viết văn bản quảng cáo. 2- Bài sắp học: - Đọc văn bản - Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong SGK .
Tài liệu đính kèm: