Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 59: Tóm tắt văn bản thuyết minh - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 59: Tóm tắt văn bản thuyết minh - Năm học 2019-2020

1. MỤC TIÊU

Giúp HS

- Kiến thức

Hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh;

- Kĩ năng: Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.

- Thái độ: Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống.

- Về định hướng phát triển năng lực cho học sinh: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết), năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

+ GV: SGK Ngữ văn 10 tập 2, Tài liệu tham khảo, Giáo án cá nhân

+ HS: SGK Ngữ văn 10 tập 2, vở soạn, vở ghi.

3. PHƯƠNG PHÁP

 GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp: Đọc, phát hiện, gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, vấn đáp, trả lời câu hỏi, thuyết trình,.

4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC- GIÁO DỤC

4.1. Ổn định lớp (1 phút)

4.2. Kiểm tra bài cũ (5-7 phút)

 - Kiểm tra việc ghi bài và chuẩn bị bài của học sinh, kết hợp kiểm tra trong quá trình học.

4.3. Giảng bài mới (25- 30 phút)

 Trong thực tế, do điều kiện thời gian và công việc, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đọc nguyên văn (hoặc đọc cho người khác nghe) một văn bản thuyết minh, đôi khi ta phải tóm tắt ngắn gọn, đủ ý để nắm bắt thông tin chính về đối tượng. Nói cách khác, tóm tắt văn bản thuyết minh vừa là một hệ thống các thao tác, kĩ năng làm văn, vừa là yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết tóm tắt văn bản thuyết minh

 

docx 3 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 59: Tóm tắt văn bản thuyết minh - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/12/2019 Tiết 59
Làm văn 
TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. MỤC TIÊU 
Giúp HS
- Kiến thức
Hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh;
- Kĩ năng: Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.
- Thái độ: Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống.
- Về định hướng phát triển năng lực cho học sinh: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết), năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,..
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
+ GV: SGK Ngữ văn 10 tập 2, Tài liệu tham khảo, Giáo án cá nhân
+ HS: SGK Ngữ văn 10 tập 2, vở soạn, vở ghi.
3. PHƯƠNG PHÁP
 GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp: Đọc, phát hiện, gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, vấn đáp, trả lời câu hỏi, thuyết trình,..
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC- GIÁO DỤC
4.1. Ổn định lớp (1 phút) 
4.2. Kiểm tra bài cũ (5-7 phút)
 - Kiểm tra việc ghi bài và chuẩn bị bài của học sinh, kết hợp kiểm tra trong quá trình học.
4.3. Giảng bài mới (25- 30 phút)
 Trong thực tế, do điều kiện thời gian và công việc, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đọc nguyên văn (hoặc đọc cho người khác nghe) một văn bản thuyết minh, đôi khi ta phải tóm tắt ngắn gọn, đủ ý để nắm bắt thông tin chính về đối tượng. Nói cách khác, tóm tắt văn bản thuyết minh vừa là một hệ thống các thao tác, kĩ năng làm văn, vừa là yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết tóm tắt văn bản thuyết minh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh
HS đọc SGK (69).
GV hỏi: 
+ Mục đích của việc tóm tắt văn bản thuyết minh?
+ Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh?
HS trả lời.
GV nhấn mạnh, chốt ý
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tóm tắt một văn bản thuyết minh
GV yêu cầu HS đọc văn bản “Nhà sàn” SGK (69+70).
GV hỏi: 
+ Văn bản thuyết minh về đối tượng nào?
+ Đại ý của văn bản?
+ Bố cục của văn bản?
HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
GV chốt ý
+ Viết tóm tắt văn bản trong khoảng 10 câu? 
HS làm việc độc lập. 
GV gọi 1- 2 HS đọc, cho HS nhận xét.
GV đọc bài tham khảo 
GV yêu cầu: Qua khảo sát ngữ liệu, hãy rút ra cách tóm tắt văn bản thuyết minh.
HS trả lời.
GV chuẩn xác, lưu ý HS sau khi viết phải kiểm tra lại văn bản gốc để đảm báo các yêu cầu tóm tắt
HS đọc ghi nhớ SGK (70)
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 (72+73)
GV hỏi:
+ Đối tượng thuyết minh của văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” ?
+ Nội dung thuyết minh của văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” ?
HS trả lời.
GV yêu cầu HS viết đoạn tóm tắt giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
HS làm việc độc lập, trình bày, nhận xét.
GV nhận xét sửa chữa.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
1.Mục đích:
 - Để ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản thuyết minh.
- Để giới thiệu với người khác về đối tượng, về văn bản thuyết minh.
2.Yêu cầu:
 Ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.
II. CÁCH TÓM TĂT MỘT VĂN BẢN THUYẾT MINH
1.Ngữ liệu: văn bản “Nhà sàn”
*Đối tượng thuyết minh: ngôi nhà sàn - một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc của bộ phận khá lớn người dân miền núi nước ta và một số dân tộc khác ở Đông Nam Á.
*Đại ý: giới thiệu nhà sàn về các mặt: kiến trúc, nguồn gốc, ý nghĩa xã hội, văn hoá.
*Bố cục: 3 phần
 - Mở bài (từ đầu đến “ văn hoá cộng đồng”): định nghĩa và nêu mục đích sử dụng của nhà sàn.
- Thân bài (tiếp đến “cũng phải là nhà sàn”): giới thiệu về cấu tạo, nguồn gốc, công dụng của nhà sàn.
- Kết bài (còn lại): đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nhà sàn ở Việt Nam.
* Tóm tắt:
Nhà sàn có mái che dùng để ở và sử dụng vào một số mục đích khác. Cấu tạo của nhà sàn bằng nguyên vật liệu tranh tre, nứa lá đơn giản. Nhà sàn gồm nhiều cột chống. Mặt sàn để ở và sinh hoạt có ngăn thành buồng. ở hai đầu là hai cầu thang. Gầm sàn để gia súc hoặc chứa đựng. Nhà sàn có từ thời đồ đá mới, tồn tại ở khu vực Đông Nam á nhất là núi cao và cao nguyên. Nhà sàn có nhiều tiện lợi, phù hợp với cư trú miền núi, đầm lầy, tận dụng nguyên vật liệu, chống được thú dữ, bảo vệ an toàn cho con người. Nhà sàn ở một số địa bàn miền núi nước ta đạt tới trình độ thẩm mĩ, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
2.Cách tóm tắt văn bản thuyết minh: 4 bước:
- Bước 1: xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt.
- Bước 2: đọc kĩ văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh.
- Bước 3: tìm bố cục của văn bản.
- Bước 4: viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt. 
*Ghi nhớ: SGK(70)
III.LUYỆN TẬP
Bài tập 2 (73)
a.Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội”
- Đối tượng: thuyết minh một thắng cảnh.
- Nội dung:
+ Vừa tập trung vào những đặc điểm kiến trúc.
+ Vừa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn.
+ Bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đối với một di sản văn hoá đặc sắc của dân tộc.
b.Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên. 
4.4. Củng cố (3 phút)
Chốt lại kiến thức cơ bản 
- Mục đích yêu cầu của văn bản thuyết minh
- Cách tóm tắt văn bản thuyết minh.
4.5. Hướng dẫn học sinh đọc và chuẩn bị bài ở nhà sau bài mới (3 phút) 
- Học bài cũ: Nắm vững nội dung bài học 
- Làm tất cả các bài tập chưa hoàn thiện vào vở ghi
- Tìm hiểu: “Phú sông bạch đằng”.Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa vào vở soạn. 
5. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_59_tom_tat_van_ban_thuyet_minh_n.docx