I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với sử thi thần thoại): xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại.
2. Kĩ năng
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ
- Yêu mến nhân vật anh hùng, dũng cảm, căm ghét cái xấu, cái ác.
- Tự nhận thức về mục đích chiến đấu cao cả của Đăm Săn và vị trí, sức cảm hoá của cá nhân đối với cộng đồng.
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh phấn đấu vì hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Giáo viên: - Phương tiện: Sách giáo viên, SGK, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án,
- Phương pháp: Thuyết giảng kết hợp phân tích, tổng hợp, phát vấn, gợi mở.
2. Học sinh: - SGK, vở soạn, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hày trình bày đặt trưng của tác phẩm VHDG Việt Nam?
- Trình bày các giá trị cơ bản của VHDG?
Bài mới:
Nếu Hy Lạp tự hào với những bộ sử thi đồ sộ của Hô – me – rơ: I – li – át và Ô – đi – xê, thì dân tộc Việt Nam cũng có những trường ca lớn như Đẻ đất , đẻ nước của người Mường dài 8503 câu thơ kể về sự hình thành của trời đất và con người, sử thi Đăm Săn của người Ê Đê ngợi ca cuộc đời và sự nghiệp vị tù trưởng anh hùng. Phẩm chất đánh quý của Đăm Săn là vẻ đẹp đại diện cho cả cộng đồng dân tộc. Đoạn trích “ Chiến thắng Mtao, M xây” kể về cuộc chiến của vị anh hùng chống lại kẻ thù mở mang buôn làng. Đoạn trích để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.
Tên phân môn: Đọc văn Tiết PPCT : Tiết dạy : 6 Lớp dạy : 10/8 Ngày soạn :20/09/2019 CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (tiết 1) (Trích Đăm Săn - Sử thi Tây Nguyên) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. - Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với sử thi thần thoại): xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại. 2. Kĩ năng - Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi. - Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ - Yêu mến nhân vật anh hùng, dũng cảm, căm ghét cái xấu, cái ác. - Tự nhận thức về mục đích chiến đấu cao cả của Đăm Săn và vị trí, sức cảm hoá của cá nhân đối với cộng đồng. - Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh phấn đấu vì hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC Giáo viên: - Phương tiện: Sách giáo viên, SGK, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, - Phương pháp: Thuyết giảng kết hợp phân tích, tổng hợp, phát vấn, gợi mở. 2. Học sinh: - SGK, vở soạn, vở ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ: - Em hày trình bày đặt trưng của tác phẩm VHDG Việt Nam? - Trình bày các giá trị cơ bản của VHDG? Bài mới: Nếu Hy Lạp tự hào với những bộ sử thi đồ sộ của Hô – me – rơ: I – li – át và Ô – đi – xê, thì dân tộc Việt Nam cũng có những trường ca lớn như Đẻ đất , đẻ nước của người Mường dài 8503 câu thơ kể về sự hình thành của trời đất và con người, sử thi Đăm Săn của người Ê Đê ngợi ca cuộc đời và sự nghiệp vị tù trưởng anh hùng. Phẩm chất đánh quý của Đăm Săn là vẻ đẹp đại diện cho cả cộng đồng dân tộc. Đoạn trích “ Chiến thắng Mtao, M xây” kể về cuộc chiến của vị anh hùng chống lại kẻ thù mở mang buôn làng. Đoạn trích để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn - GV: Em hãy nhắc lại khái niệm sử thi và cho biết sử thi gồm có mấy loại? - HS: Suy nghĩ và trả lời - GV: Theo em, đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” lấy đề tài gì và có bố cục như thế nào? HS: suy nghĩ và trả lời. Hoạt động 2:Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản - GV: Đăm Săn đã khiêu chiến như thế nào và Mtao Mxây phản ứng ra sao? Những điều đó cho ta nhận diện ban đầu như thế nào về nhân vật? - HS: Suy nghĩ, trả lời - GV: Cuộc chiến giữa Mtao Mxây có thể chia làm mấy hiệp? Hành động của từng nhân vật trong mỗi hiệp như thế nào? - HS: Suy nghĩ, trả lời I. Đọc-tìm hiểu tác phẩm 1. Sử thi - Khái niệm:+ Là tự sự dân gian quy mô lớn + Ngôn ngữ có vần, nhịp + Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng + Kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của dân cư cổ đại - Phân loại: + Sử thi thần thoại (Đẻ đất đẻ nước - Mường) + Sử thi anh hùng (Đăm Săn – Tây Nguyên) 2. Sử thi Đăm Săn (Tây Nguyên) - Thể loại: Sử thi anh hùng - Tóm tắt: + Đăm Săn về làm chồng hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị, trở thành một tù trưởng oai danh, giàu có + Các từ trưởng KênKên và Sắt lừa bắt Hơ Bhị về làm vợ. Đăm Săn đánh trả và chiến thắng. Bộ lạc của chàng trở nên giàu mạnh hơn xưa + Đăm Săn chặt cây Sơ – múc (Cây thần vật tổ bên nhà vợ), làm cả hai vợ đều chết. Chàng lên trời xin thuốc cứu hai vợ thành công + Chàng đi hỏi nữ thần mặt trời làm vợ nhưng bị từ chối. Trên đường trở về, Đăm Săn bị chết ngập trong rừng Sáp đen. + Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi, bay vào miệng chị gái – nàng Hơ Âng. Nàg có thai và sinh ra Đăm Săn cháu, để nó tiếp tục sự nghiệp của Đăm Săn cậu. 3. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” - Đề tài: chiến tranh - đề tài tiêu biểu của sử thi - Bố cục: 3 phần + Phần 1:từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”: Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng + Phần 2: tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”: Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng. + Phần 3: còn lại: Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng. II. Đọc hiểu 1. Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng a. Khiêu chiến - Đăm Săn: + Đến tận chân cầu thang khiêu chiến + Dùng lời nói khích dụ Mtao Mxây ra khỏi nhà để đấu tay đôi với mình + Hứa không đánh lén → Chủ động, tự tin - Mtao Mxây: + Đứng ở trên nhà của mình + Không dám xuống, sợ Đăm Săn đánh lén + Chấp nhận lời khiêu chiến → Bị động và sợ hãi b. Vào cuộc chiến Hiệp Đăm Săn Mtao Mxây 1 - Múa khiên sau nhưng tỏ ra tài giỏi hơn hẳn - Múa khiên trước (Khiên kêu như quả mướp khô) - Tự khen mình là tướng quen đánh trận, quen xéo nát đất thiên hạ IV. CỦNG CỐ: - Đặc trưng của thể loại sử thi? - Đặc điểm các nhân vật sử thi? - Học sinh tóm tắt đoạn trích “Chiến Thắng Mtao Mxây” V. DẶN DÒ - Học thuộc bài - Soạn tiếp theo tiết 2 bài “Chiến thắng Mtao Mxây” VI. RÚT KINH NGHIỆM: . . Đà Nẵng, ngày 18 tháng 09 năm 2019 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO SINH THỰC TẬP (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Trần Thị Hào Võ Thị Mỵ
Tài liệu đính kèm: