Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 61 đến tiết 65

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 61 đến tiết 65

Tuần: 13 ; Tiết: 61+62

LÀNG

 Kim Lân

I. MTCĐ:

 Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thnầ kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. qua đó còn thấy được biểu hiện sinh động, cụ thể tinh thần yâu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến.

 Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động, diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.

 Rèn luyện kĩ năng phát triển nhân vật trong tác phẩm tự sự, tâm lý nhân vật.

II. Chuẩn bị:

1. Thầy: soạn giáo án + tranh ảnh

2. Trò: xem và trả lời câu hỏi SGK

III. Tiến trình tiết dạy – học:

1. Ổn định T/C: sĩ số

2. KT bài cũ: Bài soạn (8’)

 Đọc bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy và cho biết ý nghĩa tiêu đề của bài thơ?

 Phân tích tính triết lí ở khổ thơ cuối?

 Nêu thể loại và nghệ thuật bài thơ?

 

doc 7 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 61 đến tiết 65", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: / /
Tuần: 13 ; Tiết: 61+62
LÀNG
 Kim Lân
I. MTCĐ:
Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thnầ kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. qua đó còn thấy được biểu hiện sinh động, cụ thể tinh thần yâu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến.
Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động, diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
Rèn luyện kĩ năng phát triển nhân vật trong tác phẩm tự sự, tâm lý nhân vật.
II. Chuẩn bị:
Thầy: soạn giáo án + tranh ảnh
Trò: xem và trả lời câu hỏi SGK
III. Tiến trình tiết dạy – học:
Ổn định T/C: sĩ số
KT bài cũ: Bài soạn (8’)
Đọc bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy và cho biết ý nghĩa tiêu đề của bài thơ?
Phân tích tính triết lí ở khổ thơ cuối?
Nêu thể loại và nghệ thuật bài thơ?
Bài mới: “Không ở đâu ta yêu quí nhất, như xóm làng mãnh đất quê ta”. Thật vậy, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên nó gắn liền với một đời người nên khi xa nó thì không ai không bồi hồi xúc động. Để thấy được điều đó, ta sẽ tìm hiểu tác phẩm “Làng” của Kim Lân thông qua nhân vật ông Hai.
TG
HĐ của Giáo Viên
HĐ của học sinh
Nội dung
4’
3’
15’
15’
10’
10’
5’
5’
HĐ1: giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết về tác giả và sự nghiệp sáng tác văn chương của Kim Lân.
? Em cho biết hoàn cảnh sáng tác.
? Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản (chú ý yếu tố nghị luận thể hiện nội tâm).
? Em cho biết đại ý tác phẩm.
HĐ2: giáo viên dựa vào câu hỏi SGK hướng dẫn học sinh phân tích văn bản (đoạn 1).
1. Truyện xây dựng tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, đó là tình huống nào?
? Những tình huống đó có tác dụng gì.
HĐ3: (đoạn 2) “Từ đầudật dờ”.
? Trước khi nghe tin làng ông theo giặc tâm trạng ông Hai như thế nào? Tìm những chi tiết, từ ngữ nào diễn tả điều đó.
? Những niềm vui đó của ông Hai, em thấy có phù hợp không.
? Khi nghe tin làng ông theo Tây tâm trạng ông thể hiện ra sao? Những từ ngữ nào thể hiện điều đó.
? Em hiểu gì về những suy nghĩ của ông trong đoạn “Nhìn lũ connày chưa”.
? Qua những câu miêu tả đó, em hiểu được gì về ông Hai.
?Tình yêu làng, yêu cách mạng có phải là tình yêu làng của ông không.
? Đoạn ông tâm sự với thằng út con ông thể hiện điều gì ở ông.
? Khi nghe tin làng ông không theo giặc, tâm trạng ông ra sao.
? Em hiểu gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật.
HĐ4: gọi học sinh đọc ghi nhớ và tổng kết.
? Khái quát nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Học sinh thực hiện
- Tên Nguyễn Văn Tài, 1920, quê huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về nông thôn và người nông dân với am hiểu sâu sắc.
- Vào thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp 1948.
- Học sinh thực hiện-nhận xét.
Học sinh tham khảo ở SGK.
+ Đại ý: Tình yêu làng, yêu nước, yêu Cụ Hồcủa ông Hai thời gian ông tản cư.
- Nghe tin làng theo Tây, ông nửa tin, nửa ngờ.
- Làng ông giàu truyền thống cách mạng.
- Hai tình huống trên tạo mâu thuẫn trong ông.
- Vui khi ở phòng thông tin bước ra.
- Ruột gan ôngmúa lên vui quá.
Rất phù hợp với tâm lý, tính cách một nông dân.
- Bất ngờ, ông đau khổ tuyệt vọng.
- Cổ nghẹn ắng rân rân.
- Đau khổ tuyệt vọng khi ông nghĩ đến lũ con ông.
Yêu làng tha thiết nên xấu hổ về làng.
- Phải
- Tấm lòng chung thuỷ với kháng chiến, cách mạng.
- Vui, sung sướng.
- Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể: qua ngôn ngữ, hành động, đối thoại, độc thoạibộc lộ tính cách.
Học sinh thực hiện tóm tắt nội dung, nghệ thuật.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
- Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1920, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về đề tài thôn và người nông dân với những am hiểu sâu sắc.
 2. Tác phẩm:
 Vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 1948.
 3. Đọc, tìm hiểu chú thích, đại ý:
 a. Đọc: Chi tiết kể, tả, đoạn văn độc thoại, đối thoại.
 b. Tìm hiểu chú thích:
 c. Đại ý:
Truyện diễn tả chân thật, sinh động tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kì kháng chiến.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Tình huống truyện và tâm trạng độc đáo của ông Hai:
- Ông Hai nghe tin làng ông-làng chợ Dầu theo Tây, ông nửa tin, nửa ngờ vì làng ông rất giàu truyền thống cách mạng.
- Hai tình huống đó góp phần tạo ra mâu thuẫn trong tâm lý, tính cách nhân vật.
 2. Diễn biến tâm lý của ông Hai:
 a. Trước khi nghe tin xấu về làng:
- Nhớ về làng da diết.
- Ông nghe tin hay với những chiến công của làng nên ông rất vui “Ruột gan ông múa lên vui quá”.
- Ông rất tự hào trước thành quả cách mạng làng ông đạt được. Thể hiện tình yêu làng sâu sắc.
 b. Khi nghe tin làng theo Tây:
- Tin đến với ông hết sức bất ngờ đột ngột làm ông sững sờ: “Cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, mắt lờ đi, giọng lạc hẳn”.
- Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán thể hiện tâm trạng, cảm xúc của ông khi nghe tin về làng.
- Nỗi đau khổ, tê tái, sự ngờ vực, sự bế tắc “làng thì yêu thật  phải thù”. “Về làng  thằng Tây”; làng việt gian”.
* Tâm trạng đau khổ, xấu hổ biến thành sợ hãi cùng đau xót của ông Hai.
- Ông đau khổ về làng bao nhiêu chứng tỏ ông yêu nước bấy nhiêu, tấm lòng chung thuỷ với cách mạng, Cụ Hồ “Anh em  đơn sai”.
 c. Khi nghe tin xấu được cải chính:
- Ông rất vui, rất sung sướng.
- Tấm lòng ông luôn trong sạch.
 3. Nghệ thuật miêu tả và ngôn ngữ nhân vật:
- Nhân vật được đặt trong tình huống để bộc lộ tính cách.
- Miêu tả cụ thể qua ý nghĩ, độc thoại, đối thoại, hành động, cử chỉbộc lộ nội tâm.
- Ngôn ngữ đặc sắc mang đậm tính khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói của nông dân.
- Lời trần thuật (ngôi thứ 3)
IV. Tổng kết:
 1. Nội dung:
 Thể hiện tình yêu làng, yêu nước, tinh thần yêu kháng chiến của ông Hai.
 2. Nghệ thuật:
 Truyện xây dựng nhân vật qua miêu tả tâm trạng, hành động, ngôn ngữ  phù hợp với sinh hoạt người nông dân.
10’
HĐ5: Luyện tập: Học sinh chọn một đoạn văn bất kì diễn tả tâm lí nhân vật.
* Gợi ý: - Đoạn ông nghe tin làng theo giặc nên ông buồn đau, xấu hổ, căm giận
 - Càng đau khổcàng yêu làng, gắn bó với làng.
 - Tình yêu làng phải đặt trong tình yêu nước, yêu kháng chiến khi đất nước bị xâm lược.
 - Ta thông cảm với ông Hai.
 IV. Củng cố: 
 5’
- Tình yêu làng của ông Hai thể hiện như thế nào? Qua đó ta hiểu gì về ông?
- Nêu nghệ thuật đặc sắc của truyện trong việc xây dựng nhân vật, tình huống cốt truyện?
V. Dặn dò: Học bài – soạn “Chương trình địa phương phần tiếng việt”.
 * Rút kinh nghiệm:
ND: / /
Tuần: 13 ; Tiết: 63
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
PHẦN TIẾNG VIỆT
I. MTCĐ:
Giúp học sinh hiểu được sự phong phú của các vùng miền với những phương ngữ khác nhau.
Có ý thức sử dụng từ địa phương trong những văn cảnh giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
Thầy: soạn giáo án + TL
Trò: xem và trả lời câu hỏi SGK
III. Tiến trình tiết dạy – học:
1. Ổn định T/C: KT sĩ số
2. KT bài cũ: Bài tập (5’)
3. Bài mới: giáo viên giới thiệu.
TG
HĐ của Giáo Viên
HĐ của học sinh
Nội dung
15’
10’
5’
7’
HĐ1: 
1. Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc em biết.
a. Chỉ sự vật, hiện tượng.
b, c. Mẫu ở SGK
HĐ2: BT2 SGK
HĐ3: Những từ được coi là ngôn ngữ toàn dân.
HĐ4: Học sinh đọc đoạn thơ Mẹ Suốt.
Các từ địa phương
a. Miền Bắc: Cô, gì
miền Trung: O, chị
miền Nam: Cô, chị
2. Vì xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.
3. Cá quả, lợn, ngã, ốm (phương ngữ miền Bắc)
4. Chi, dứa, nớ, tàu bay, tui, răng, mụ nhằm nhấn mạnh tâm hồn người dân Quảng Bình.
a. Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác.
- Bồn bồn: loại cây thân mềm, sống ở nước phổ biến ở Nam Bộ.
2. Vì xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.
3. Quan sát bảng mẫu b, c BT1 thì bảng c là phương ngữ toàn dân.
4. Những phương ngữ miền Trung: Quảng Trị - TT Huế.
3’
IV. Củng cố: Giáo viên nhắc lại nội dung chính.
V. Dặn dò: xem bài và tìm hiểu thêm– xem và soạn “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự”.
 * Rút kinh nghiệm:
ND: / /
Tuần: 13 ; Tiết: 64
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MTCĐ:
Giúp học sinh hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nối tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp yếu tố này trong khi đọc và viết văn.
II. Chuẩn bị:
Thầy: soạn giáo án + TL
Trò: xem và trả lời câu hỏi SGK
III. Tiến trình tiết dạy – học:
1. Ổn định T/C: sĩ số
2. KT bài cũ: Bài soạn (5’)
 - Trong hội thoại em bắt gặp những hình thức lời thoại như thế nào? 
 (đối thoại, độc thoại)
3. Bài mới: Nói đến tự sự không thể không nói đến nhân vật. nhân vật là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự. ngôn ngữ nhân vật được thể hiện qua lời đối thoại hoặc độc thoại để hiểu được nội tâm. Để thấy được điều đó, ta tìm hiểu bài “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự”.
TG
HĐ của Giáo Viên
HĐ của học sinh
Nội dung
20’
HĐ1: giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn SGK.
a/? hai lượt lời đầu là ai nói với ai? (3 câu đầu)
? Có mấy người tham gia.
? Dấu hiệu nào ta thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại.
b/ Câu “Hà, nắng gớm, về nào..” ông Hai nói với ai?
c/ Những câu “Chúng nótuổi đầu” là câu ai hỏi ai?
? Tại sao câu này không gạch đầu hàng.
d/ Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện câu chuyện và thái độ người tản cư.
Hai học sinh đọc đoạn văn SGK
- 2 người tản cư nói với nhau.
- Lời trao, lời đáp có gạch đầu hàng.
- Nội dung hướng tới làng chợ Dầu theo Tây.
- Ông Hai nói một mình vẫn có gạch đầu hàng
- Suy nghĩ của ông Hai (độc thoại nội tâm).
- Thể hiện suy nghĩ
- Không khí như cuộc sống thật.
- Thái độ người tản cư tức giận về làng chợ Dầu theo Tây.
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng).
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người đọc nói thành lời thì phía trước có gạch đầu dòng, còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
15’
II. Luyện tập:
 1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích:
 - Cuộc thoại diễn ra giữa ông Hai với bà Hai.
 - Có 3 lượt lời của bà Hai và 2 lời đáp của ông Hai.
 - Qua cuộc thoại ta thấy tâm trạng buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai.
IV. Củng cố: 
5’
 - Đối thoại là gì? Vd, dấu hiệu nhận biết đối thoại.
 - Độc thoại là gì? Độc thoại nội tâm là gì?
V. Dặn dò: Học bài – chuẩn bị bài “Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm”.
 * Rút kinh nghiệm:
ND: / /
Tuần: 13 ; Tiết: 65
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
I. MTCĐ:
Giúp học sinh biết cách trình bày một vấn đề trứơc tập thể lớp với nội dung kể lại sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. Trong khi kể có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại, độc thoại.
Rèn luyện kĩ năng trình bày cho học sinh.
II. Chuẩn bị:
Thầy: soạn giáo án + TL
Trò: Chuẩn bị bài 1, 2, 3 ở SGK
III. Tiến trình tiết dạy – học:
1. Ổn định T/C: KT sĩ số
2. KT bài cũ: Bài tập (5’)
3. Bài mới: giáo viên nêu yêu cầu.
TG
HĐ của Giáo Viên
HĐ của học sinh
Nội dung
10’
10’
10’
10’
HĐ1: giáo viên yêu cầu học sinh trình bày đề cương của mình và học sinh nhận xét.
- Chia 3 nhóm mỗi nhóm trình bày một bài tập
HĐ2: BT1: Tâm trạng của em sau khi xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
HĐ3: BT3: Đóng vai trương Sinh kể lại chuyện và bày tỏ niềm ân hận của mình.
HĐ4: Yêu cầu học sinh lên lớp trình bày và nhận xét.
Gợi ý BT1:
- Em sử dụng lời đối thoại, độc thoại với bạn, với chính mình về việc em thất hứa với bạn.
- Em xin lỗi bạn.
- Tình bạn trở lại như xưa.
* Gợi ý:
- Khi trình bày, em chú ý ngôi kể “Tôi”
- Nghi oan cho vợ
- Vợ minh oan ® Tôi không nghe ® đánh đập, đuổi đi
- Vợ tự tử
- Tôi thấy con chỉ bóng trên vách ® ân hận
- Học sinh lên trước lớp trình bày.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét về lỗi của bài học sinh.
IV. Củng cố: Giáo viên nhắc nhở cách trình bày của học sinh.
V. Dặn dò: xem lại bài bài – soạn “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.
 * Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo an NV 9 [Tuan 13].doc