Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 79 đến tiết 104

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 79 đến tiết 104

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

Tiết 79-80

Ngày soạn:13/3/08 (Trích Chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn)

I.Mục tiêu:Giúp HS:

-Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà.Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của TP

-Về nghệ thuật,nắm được NT miêu tả nội tâm của đoạn trích

II.Chuẩn bị:

1.Thầy:-Tác phẩm:Chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn

-Thiết kế bài giảng

2.Trò:-Bài soạn

III.Tổ chức các HĐ dạy học:

1.Ổn định:Kiểm tra sĩ số

2.Kiểm tra bài cũ:-Từ đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, hãy cho biết tính cách của TP và QC?

-Ý nghĩa của Hồi trống Cổ Thành?

 

doc 55 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1368Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 79 đến tiết 104", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
Tiết 79-80
Ngày soạn:13/3/08 (Trích Chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn)
I.Mục tiêu:Giúp HS:
-Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà.Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của TP
-Về nghệ thuật,nắm được NT miêu tả nội tâm của đoạn trích
II.Chuẩn bị:
1.Thầy:-Tác phẩm:Chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn
-Thiết kế bài giảng
2.Trò:-Bài soạn
III.Tổ chức các HĐ dạy học:
1.Ổn định:Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:-Từ đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, hãy cho biết tính cách của TP và QC?
-Ý nghĩa của Hồi trống Cổ Thành?
3.Bài học: 
 HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-HS đọc tiểu dẫn
-Nêu vài nét về TG?
-Cho biết những nét CB về TP ?
-Bản dịch có những ý kiến nào?
-HS đọc VB
Yêu cầu:Giọng buồn ,đều đều,nhịp chậm,chú ý các điệp từ,điệp ngữ bắc cầu:đèn biết chăng-đèn có biết dường bằng chẳng biết...
-GV đọc lại VB 
-Cho biết bố cục đoạn trích và đại ý mỗi đoạn?
-Nhận xét những động tác của chinh phụ?
-Tìm những biện pháp Nt và phân tích tác dụng?
-Hình ảnh hoa đèn, chiếc bóng gợi lên điều gì?
-Câu 7-8 mang giọng điệu gì?Giọng điệu ấy thể hiện điều gì trong tâm trạng tác giả? 
-Từ những hình ảnh thiên nhiên,tác giả muốn gợi tả điều gì?
-NT được sử dụng trong 2 câu thơ này là gì?Tác dụng?
-Những hành động của chinh phụ được thực hiện trong một tâm thế như thế nào?
-Nhận xét về những hình ảnh được sử dụng?
-Nỗi nhớ được miêu tả trong câu 20 như thế nào?
-Câu 21 mở ra một không gian như thế nào?Nó gợi lên một thực tế gì của CP?
-Những hình ảnh ở câu thơ cuối gợi lên điều gì trong tâm trạng của CP?
-Thử hình dung tâm trạng của CP trong đoạn trích?
GV hướng dẫn HS luyện tập:
-ND đoạn trích?
-NT biểu hiện tâm trạng?
-Nêu ý nghĩa tư tưởng đoạn trích?
-HS:Đọc ghi nhớ
I.Giới thiệu chung
1.Tác giả:
-Đặng Trần Côn(?-?)người làng Nhân Mục,huyện Thanh Trì(nay:Thanh Xuân,
Hà Nội)
-Sống khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII
2.Tác phẩm:Chinh phụ ngâm
a.Hoàn cảnh sáng tác:
-Đầu đời Lê Hiển Tông:nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh Thăng Long
->Triều đình đánh dẹp,trai tráng phải ra trận->Cảm hứng sáng tác của ĐTC
-Nguyên văn bằng chữ Hán,gồm 476 câu thơ làm theo thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau)
b.Nội dung:-Oán ghét chiến tranh phi nghĩa
-Tâm trạng khao khát tình yêu,hạnh phúc lứa đôi
c.Nghệ thuật:-Độc thoại nội tâm
-Tả cảnh ngụ tình
-Bản dịch:Thể thơ song thất lục bát với âm điệu khi rắn rỏi,lúc mềm mại giàu tính nhạc------>Tâm trạng nhân vật trữ tình
3.Về bản dịch:Có 2 ý kiến:
-Đoàn thị Điểm (1705-1748)
-Phan Huy Ích (1750-1822)
II.Hướng dẫn đọc- hiểu:
1.Đọc:
2.Vị trí đoạn trích và bố cục:
a.Vị trí:Trích từ câu 193-216
b.Bố cục: 3 đoạn
-Đoạn1:8 câu đầu->Nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ 
-Đoạn 2:8 câu tiếp->Nỗi cô đơn,niềm khao khát hạnh phúc và cả nỗi lo sợ về tương lai
-Đoạn 3:Còn lại:Nỗi thương nhớ và thực tế phũ phàng
3.Tìm hiểu VB:
a.8 câu đầu:
-Câu 1-2:Những hành động:Đi đi lại lại,buông rèm, cuốn rèm...->không mục đích,vô nghĩa----->Tâm trạng cô đơn
-Câu3-6:
 +Thước chẳng mách tin->Sự chờ đợi vô vọng
 +Có đèn biết chăng? 
 +Đèn có biết ....chẳng biết
 ->NT: Chuyển giọng từ lời kể sang độc thoại nội tâm,điệp ngữ bắt cầu,câu hỏi tu từ -->Nỗi buồn triền miên ,day dứt không yên
+Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi àKhông tìm được đối tượng để chia sẻ
-Câu 7-8:
 +Hình ảnh hoa đèn, chiếc bóng->Nỗi cô đơn đến tột đỉnh(mô típ một đèn một bóng)
 +Giọng kể->Sự đồng cảm của tác giả
=>Hành động ,hình ảnh chinh phụ trong đêm bên ngọn đèn àTâm trạng cô đơn khắc khoải của chinh phụ
b.8 câu tiếp:
-Câu 9-10:
 +Âm thanh:Tiếng gà->Động tả tĩnh
 +Hình ảnh:bóng hoè->Gợi cảm giác hoang vắng 
 ->Lấy ngoại cảnh ->tả tâm trạng:Thao thức đợi chờ vò võ
-Câu 11-12:
 NT so sánh:Như niên,tựa miền biển xa->Cụ thể hoá mối sầu dằng dặc
-Câu 13-16:
 +Gượng đốt hương
 +Gượng soi gương
 +Gượng gảy đàn
 ->Hành động miễn cưỡng và không giải toả được tâm trạng mà ngược lại nó làm nàng đau xót hơn
 NT:Hình ảnh ước lệ tượng trưng nhưng vẫn thể hiện được 1 tâm trạng thật
=>Tác giả tiếp tục biểu hiện tâm trạng cô đơn sầu muộn của chinh phụ trong đêm khuya ,đồng thời còn bộc lộ niềm khát khao hạnh phúc và cả nỗi lo sợ về tương lai của chinh phụ
c.8 câu cuối:
-Câu 17-20:
 +Nghìn vàng->Trân trọng nâng niu (nỗi nhớ)
 +Non Yên->H/ả ước lệ->Nơi chiến trận ngoài biên ải xa xôi
 +Nhớ chàng thăm ...trời->Cụ thể nỗi nhớ:Trải rộng theo không gian
 àChinh phụ cố nén nỗi buồn để gửi nhớ thương đến chinh phu->Sự gắng gượng tích cực mong vơi bớt cảnh ngộ lẻ loi đơn chiếc
-Câu 21-24:
 +Trời thăm thẳm...->Không gian vô tận,ngăn cách->Tình cảnh lẻ loi,đơn chiếc vẫn là một thực tế phũ phàng
 +Hình ảnh: sương,mưa,tiếng côn trùng->
Cảm giác lạnh lẽo->Gợi sự cô đơn,buồn nhớ 
=>Tác giả thể hiện nỗi nhớ của chinh phụ theo chiều rộng của không gian.Chinh phụ muốn gửi nỗi nhớ đến chinh phu để vơi bớt nỗi niềm nhưng cô đơn vẫn là một thực tế phũ phàng
4.Hướng dẫn tổng kết,luyện tập:
a-ND:Diễn biến tâm trạng chinh phụ :
Cô đơn,buồn rầuàda diết,nhớ thương---àkhao khát,cô đơn,buồn rầu
b-Nt biểu hiện tâm trạng:Cử chỉ,hành động,điệp từ,điệp ngữ vòng tròn ,hình ảnh thiên nhiên,so sánh, ước lệ,câu hỏi tu từ...
c-Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích:
-Đồng cảm với khao khát HP lứa đôi-
->Giá tri nhân văn,nhân đạo TP
-Gián tiếp lên án chiến tranh PK
d.Ghi nhớ:SGK
4.Dặn dò:-Chuẩn bị bài:Lập dàn ý bài văn NL
 -Tìm đọc TP:Chinh phụ ngâm
Tiết thứ:81
Ngày soạn:18/3/08
 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I.Mục tiêu:Giúp HS:
-Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý bài văn NL
-Lập được dàn ý cho bài văn NL
-Có ý thức và dần hình thành thói quen lập dàn ý trước khi viết các bài văn NL 
trong nhà trường cũng như ngoài cuộc sống
II.Chuẩn bị:
1.Thầy:Thiết kế bài học
2.Trò:Soạn bài
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1 Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:Cho biết cách tóm tắt VB thuyết minh?
3Bài học:
 HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-Hãy cho biết tác dụng của việc lập dàn ý?
-HS theo dõi đề bài SGK
-Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì?
-Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế nào?
-Sách là gì?
-Sách có tác dụng như thế nào?
-Thái độ của chúng ta đối với sách và việc đọc sách như thế nào?
-Luận điểm 1 có những luận cứ nào?
-Luận điểm 2 có những luận cứ nào?
-Luận điểm 3 có những luận cứ nào?
-GV:Hướng dẫn HS lập dàn ý
-HS đọc Ghi nhớ
-GV:Chia nhóm thảo luận
-HS:Trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
-GV:Định hướng thêm
I.Tác dụng của việc lập dàn ý:
-Sắp xếp,lựa chọn những nội dung CB
định triển khai vào bố cục 3 phần
-Tác dụng:Viết đúng trọng tâm,mạch lạc,chủ động thơì gian,tránh lạc ý,thiếu ý,mất cân đối
II.Cách lập dàn ý bài văn NL:
1.Lập dàn ý cho đề bài SGK:
a.Tìm ý cho bài văn:
a1/Xác định luận đề:
-Sách:cung cấp tri thức, hiểu biết->
Trưởng thành về nhận thức
-Đây là 1 luận đề đúng đắn
a2/Xác định các luận điểm: Có 3 luận điểm:
-Luận điểm1:Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu của con người bởi nó ghi lại những hiểu biết về tự nhiên XH...
-Luận điểm 2:Sách mở mang sự hiểu biết cho con người về thế giới tự nhiên,XH,về kinh nghiệm sống...
-Luận điểm 3:Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách:Trân trọng,giữ gìn,chọn sách đọc 1 cách nghiêm túc...
a3/Tìm các luận cứ cho các luận điểm:
-Đ/v luận điểm 1:->Luận cứ:
+Sách:Sản phẩm tinh thần
+Sách:phản ánh lưu giữ những thành tựu khoa học và kinh nghiệm sống của nhân loại
+Sách là phương tiện có thể giúp ta vượt qua thời gian và không gian
-Đ/v luận điểm 2:->Luận cứ:
+Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực
tự nhiên và XH
+Sách là người bạn tâm tình giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách
-Đ/v luận điểm 3:->Luận cứ:
+Đọc và làm theo sách tốt,phê phán sách có hại
+Tạo thói quen lựa chọn sách,hứng thú đọc sách và học theo các sách có nội dung tốt
+Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế đời sống
b.Lập dàn ý:
 I.MB:
-Nêu luận đề(Trực tiếp hoặc gián tiếp)
 II.TB:
 1.Luận điểm 1:
 a.Luận cứ 1 
 b.Luận cứ 2
 ...
 2.Luận điểm 2:
 a.Luận cứ 1: 
 b.Luận cứ 2:
 ...
 3.Luận điểm 3:
 a.Luận cứ 1: 
 b.Luận cứ 2:
 ...
 III.KB:
-Khẳng định vai trò và tác dụng của sách đối với con người
III.Luyện tập:
1.Bài tập1:
a.Có thể bổ sung một số ý còn thiếu:
-Đức và tài có quan hệ khắng khít với nhau trong mỗi con người
-Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện,phấn đấu để có cả tài lẫn đức
b.Lập dàn ý:
*MB:
-Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh
-Định hướng tư tưởng của bài viết
*TB:
-Giải thích câu nói của HCM
-Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện,tu dưỡng của từng cá nhân
*KB:
-Cần phải thường xuyên học tập,rèn luyện,phấn đấu để có cả tài lẫn đức
4.Củng cố, dặn dò:
-Tác dụng của việc lập dàn ý
-Cách lập dàn ý
-Giải bài tập2 SGK và Soạn bài Truyện Kiều 
 **********
Tiết 82
Ngày soạn:19/3/08 TRUYỆN KIỀU
 Nguyễn Du
I.Mục tiêu:Giúp HS:
-Nắm rõ một số nét chính về hoàn cảnh xh và tiẻu sử ND có ảnh hưởng đến sáng tác của ông
-Nắm được một số đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và NT trong các tác phẩm của ND
-Nắm được một số đặc điểm cơ bản về nội dung và NT của Truyện Kiều qua các đoạn trích
II.Chuẩn bị:
1.Thầy:-Thiết kế bài giảng
2.Trò:Soạn bài ... n gọn,vừa phải nêu bật được sự vượt trội của hàng hoá, dịch vụ được quảng cáo
 Dựa vào tiêu chí này thì quảng cáo về nước giải khát tuy dài dòng nhưng không nêu được tính ưu việt của sản phẩm.Còn quảng cáo về kem làm trắng da lại tâng bốc quá đáng sản phẩm,sử dụng nhiều từ ngữ không chuẩn mực khiến người nghe bị phản cảm và nảy sinh sự nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm
II.Cách viết VB quảng cáo:
Đề bài:Viết quảng cáo cho sản phẩm rau sạch
1.Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo
2.Chọn hình thức quảng cáo:
3.Viết:BÁN CÁC SẢN PHẨM RAU SẠCH
-Rau được trồng theo công nghệ Hà Lan
,đảm bảo an toàn thực phẩm,không sử dụng chất kích thích tăng trưởng,không có các chất độc hại
-Chủng loại đa dạng,thoả mãn nhu cầu của người mua
-Nhận phục vụ tại nhà với số lượng lớn,giá cả hợp lý
Liên hệ:Tổ sản xuất X,đường...,TP Hà Nội
Điện thoại:...
III.Luyện tập:
1.Tính súc tích,hấp dẫn và tác dụng kích 
thích tâm lý người mua hàng của các quảng cáo trên thể hiện ở chỗ:
-Mỗi quảng cáo đều đã nêu được những phẩm chất nổi trội của từng sản phẩm:
+Tính vượt trội của chiếc ô tô là:Sự sang trọng,tinh tế,mạnh mẽ,quyến rũ.Đồng thời quảng cáo này còn khiến cho người 
đọc cảm thấy thích thú khi so sánh chiếc xe như là một người bạn đáng tin cậy
+Tính ưu việt của sản phẩm sữa tắm là sự thơm ngát hương hoa.Đó chính là bí quyết làm đẹp
+Tính năng ưu việt của máy ảnh tự động
là sự thông minh và sự tự động hoá.Tính năng này làm cho máy ảnh vừa vô cùng tiện lợi vừa dễ sử dụng
=>Cả 3 quảng cáo này đều rất ngắn gọn
và hấp dẫn.Các từ ngữ được lựa chọn đều rất phù hợp và đắc dụng.Cách sử dụng các kiểu câu cũng rất linh hoạt và đạt hiệu quả cao
2.Gợi ý:-Quảng cáo cho việc đi xe buýt,
cần nêu được những tiện dụng của xe buýt như:sự an toàn,tránh được sự căng thẳng,ô nhiễm,giảm chi phí đi lại,góp phần giải quyết được vấn đề ách tắc và tai nạn giao thông...
4.Củng cố,dặn dò:-Cách viết quảng cáo
Tiết 104
Ngày 1/5/07 ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
I.Mục tiêu:Giúp HS:
-Nắm được những nội dung cơ bản của chương trình làm văn lớp 10,qua đó thấy được sự kế thừa và phát triển của các nội dung so với chương trình tập làm văn đã 
học ở THCS
-Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm và việc học tiếp ở các lớp 11,12
II.Chuẩn bị:
1.Thầy:Thiết kế giáo án
2.Trò:Soạn bài
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:KT sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài học
 HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
 YÊU CẦU CẦN ĐẠT
A.Lý thuyết:
1.Ôn lại những kiến thức về các kiểu VB và các đặc điểm của chúng:
Kiểu VB
Phương thức biểu đạt
Ví dụ về hình thức VB cụ thể
VB tự sự
-Trình bày các sự việc(sự kiện)có mối quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục,biểu lộ ý nghĩa
-Mục đích:Biểu hiện con người,
quy luật đời sống,bày tỏ tình cảm ,thái độ
-Bản tin báo chí
-Bản tường thuật,tường trình
-Tác phẩm lịch sử
-TP văn học NT:Truyện ,tiểu thuyết,kí sự
VB thuyết minh
-Trình bày thuộc tính,cấu tạo,
nguyên nhân,kết quả,tính có ích 
hoặc có hại của sự vật,hiện tượng
-Mục đích:Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng
-Bản thuyết minh sản phẩm hàng hoá
-Lời giới thiệu di tích,thắng cảnh,
nhân vật
-VB trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội
VB nghị luận
-Trình bày tư tưởng,quan điểm đối với tự nhiên,XH,con người và TPVH bằng các luận điểm,luận cứ và cách lập luận
-Mục đích:Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng,cái tốt,từ bỏ cái sai,cái xấu
-Cáo, hịch,chiếu ,biểu
-Xã luận,bình luận,lời kêu gọi
-Sách lý luận
-Lời phát biểu trong hội thảo về khoa học XH
-Tranh luận về một vấn đề chính trị,XH,văn học
*Lưu ý:Trên thực tế,các thao tác thường được kết hợp vận dụng.Sự phân chia thành các phương thức biểu đạt chỉ mang ý nghĩa tương đối
-Sự việc là gì?Sự việc tiêu biểu là gì?
-Vai trò của sự việc và chi tiết tiêu biểu
như thế nào?
-Nêu cách lập dàn ý?
-HS viết đoạn văn TS có yếu tố miêu tả và biểu cảm
-Nêu các yêu cầu về tính chuẩn xác?
-Nêu những yêu cầu về tính hấp dẫn?
-Nêu cácyêu cầu lập dàn ý?
-Nêu các yêu cầu viết một đoạn văn thuyết minh?
-Cho biết cấu tạo của lập luận?
-Nêu các phương pháp lập luận?
-Nêu các thao tác lập luận?
-Trình bày cách lập dàn ý bài văn nghị luận?
-Nêu yêu cầu và cách tóm tắt VB tự sự?
-Nêu yêu cầu và cách tóm tắt VB thuyết minh?
-Kế hoạch cá nhân thường gồm những nội dung nào?
-Một VB quảng cáo thường gồm những nội dung nào?
-Cho biết cách trình bày một vấn đề?
-GV hướng dẫn HS luyện tập:Cần tiến hành theo các bước:
+Đọc lướt qua một lượt toàn bộ nội dung VB
+Xác định những mục chính,những nội dung cơ bản của bài văn(Tìm câu chủ đề cua mỗi đoạn văn)
+Tiến hành tóm tắt(bám vào các câu chủ đề )
+Kiểm tra lại VB tóm tắt và sửa chữa
2.Sự việc và chi tiết tiêu biểu:
a-Sự việc là cái xảy ra được nhận thức và có ranh giới rõ ràng phân biệt với những caí xảy ra khác
-Sự việc tiêu biểu:là những sự việc quan trọng góp phần làm nên cốt truyện
b.Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò 
dẫn dắt câu chuyện,tô đậm đặc điểm,tính cách nhân vật,tạo sự hấp dẫn,nhấn mạnh ý nghĩa của VB.Vì vậy ,
lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện
3.Cách lập dàn ý,viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm
a.Cách lập dàn ý:
-Xác định đề tài:Kể việc gì,chuyện gì?
-Dự kiến cốt truyện:+Sự việc 1
+Sự việc 2
+Sự việc 3
...
-Dàn ý:+MB
+TB:Các sự việc
+KB
b.Viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
4.Các phương pháp thuyết minh:
-Định nghĩa,chú thích,phân tích,phân loại,liệt kê,giảng giải nguyên nhân-kết quả,nêu ví dụ,so sánh dùng số liệu...
5.Tính chuẩn xác và hấp dẫn:
a.Yêu cầu về tính chẩn xác:
-Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết
-Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo,tìm được tài liệu có giá trị của các chuyên gia,các nhà KH tên tuổi,của các cơ quan có thẩm quyền...về vấn đề cần thuyết minh
-Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có
b.Yêu cầu về tính hấp dẫn:
-Đưa ra những chi tiết cụ thể,sinh động,những con số chính xác để bài văn không trừu tượng mơ hồ
-So sánh để làm nổi bật sự khác biệt,
khắc sâu vào trí nhớ người đọc,người nghe
-Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt,không đơn điệu
-Khi cần,nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt
6.Cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh:
a.Yêu cầu lập dàn ý:
-MB:Giới thiệu đối tượng thuyết minh
-TB:Cung cấp các đặc điểm,tính chất, số liệu,phẩm chất...về đối tượng
-KB:Vai trò, ý nghĩa của đối tượng đối với đời sống của con người
b.Yêu cầu viết một đoạn văn thuyết minh:
-Xác định chủ đề của đoạn văn
-Sử dụng hợp lý các phương pháp thuyết minh
-Các câu trong đoạn văn phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và nội dung
-Dùng từ ngữ,đặt câu trong sáng,đúng phong cách ngôn ngữ viết
7a.Cấu tạo của lập luận:
-Luận điểm 
-Luận cứ
-Các phương pháp lập luận:
+Quy nạp,diễn dịch,nêu phản đề,loại suy,...
b.Các thao tác nghị luận:
-Thao tác phân tích,tổng hợp,diễn dịch,
quy nạp,thao tác so sánh
c.Lập dàn ý bài văn nghị luận:
-MB:Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
-TB:Triển khai lần lược các luận điểm,
luận cứ
-KB:Nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề
8.Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự ,văn bản thuyết minh:
a.Tóm tắt VB tự sự:
-Yêu cầu: +Cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung của một VB,trung thành với VB gốc,nêu được những đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính 
-Cách tóm tắt:
+Xác định mục đích tóm tắt
+Xác định nhân vật chính,đặt nhân vật chính trong mối quan hệ với các nhân vật khác và diễn biến của các sự việc trong câu chuyện
+Viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình
+KT và sửa chữa VB tóm tắt
b.Tóm tắt VB thuyết minh:
-Yêu cầu:Ngắn gọn ,rành mạch,sát với nội dung cơ bản của VB gốc
-Cách tóm tắt:
+Xác định mục đích yêu cầu tóm tắt
+Đọc VB gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh
+Tìm bố cục của VB
+Viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình
9.Đặc điểm cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo:
a.Kế hoạch cá nhân:Gồm những nội 
dung:
-ND công việc cần làm
-Mục tiêu
-Thời gian tiến hành
-Thời hạn hoàn thành
-Cách thức tiến hành
-Dự kiến kết quả
b.Đặc điểm của VB quảng cáo:
-Một VB quảng cáo thường có các nội dung sau:
+Tiêu đề quảng cáo
+Tên hàng hoá ,dịch vụ
+Giới thiệu chất lượng,uy tín của sản phẩm và quy trình tạo nên sản phẩm
+Nêu các điều kiện ưu đãi
+Địa chỉ liên hệ
-VB quảng cáo thường được thiết kế theo 2 dạng:
+Quảng cáo bằng ngôn ngữ thuần tuý
+Quảng cáo bằng lời kết hợp với hình ảnh minh hoạ
10.Cách trình bày một vấn đề:
-Cần đảm bảo các yêu cầu về mục đích
(nói nội dung gì,nhằm mục đích gì),về 
đối tượng và hoàn cảnh nói(nói cho ai nghe,trong không gian ,thời gian nào)về 
nội dung nói(lựa chọn đề tài,những nội dung chính,thiết thực),về cách trình bày.
...và nắm được các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề:
-Xác định đề tài và đối tượng
-Xác định nội dung cơ bản và phạm vi tư 
liệu
-Lập đề cương cho bài phát biểu,trình bày theo bố cục 3 phần:
+Mở đầu:Nêu vấn đề
+Nội dung cơ bản:Lần lượt trình bày những nội dung chính của vấn đề
+Kết thúc:Tóm tắt ,khẳng định và mở rộng những vấn đề đã trình bày
II.Luyện tập:
2.
4.Củng cố,dặn dò:
-Ôn lại lý thuyết và làm bài tập SGK
-Chuẩn bị thi HKII

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 10 CT chuan.doc