Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 13

Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 13

TỎ LÒNG

(Thuật hoài)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

1. Cảm nhận được vẻ đẹp của trang nam nhi lẫm liệt với lý tưởng và nhân cách lớn lao, vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh hào hùng.

2. Thấy được nghệ thuật của bài thơ: cô đọng, ngắn ngọn.

3. Bồi dưỡng nhân cách sống có lý tưởng, có ý trí quyết tâm thực hiện lý tưởng.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

-SGK, SGV.

-Thiết kế bài học.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiển tra bài cũ.

2. Giới hiệu bài mới.

 

doc 8 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1664Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỏ lòng
(Thuật hoài)
a. mục tiêu bài học
Giúp HS:
1. Cảm nhận được vẻ đẹp của trang nam nhi lẫm liệt với lý tưởng và nhân cách lớn lao, vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh hào hùng.
2. Thấy được nghệ thuật của bài thơ: cô đọng, ngắn ngọn.
3. Bồi dưỡng nhân cách sống có lý tưởng, có ý trí quyết tâm thực hiện lý tưởng.
B. phương tiện thực hiện
-SGK, SGV.
-Thiết kế bài học.
D. tiến trình dạy học
1. Kiển tra bài cũ.
2. Giới hiệu bài mới.
Giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta. Vua Trần phái quan lại trong triều đi tìm người tài giỏi đánh giặc cứu nước. Trên đường đi tới làng Phù ủng, huyện Đường Hào (tức Ân Thi,tỉnh Hưng Yên) quan quân gặp một thanh niên ngồi đan sọt giữa đường. Quân lính quát hỏi tại sao, Người ấy thưa vì đang mải nghĩ cách đánh giặc Nguyên. Đó là Phạm Ngũ Lão, tác giả bài thơ “Tỏ Lòng”.
Phương pháp 
Nội dung cần đạt 
 GV: Gọi H/S đọc phần tiểu dẫn
GVH: Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì ?
GV: Cho HS tìm hiểu chú thích, giải nghĩa các từ ngữ khó (SGK T.115)
GVH: Chủ đề của bài thơ là gì ?
GVH: Em hiểu gì về hai chữ tỏ lòng ?
GVH: Hai câu mở đầu nhà thơ đẫ miêu tả nội dung g ì?
GVH: Sức mạnh ấy được thể hiện như thế nào?
GVH: Theo anh (chị) hiểu cách nào cho hay hơn có yếu tố thẩm mỹ hơn ?
GV: Gọi HS đọc hai câu cuối. 
GVH: Hoài bão của người tráng sĩ được thể hiện như thế nào?
GVH: Em hiểu gì về chữ thẹn, hãy phân tích ?
GV: Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
I. Tìm hiểu chung
1.Vài nét về tác giả
HSPB: Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp Phạm Ngũ Lão
+ Sinh 1255 mất1320, người làng Phù ủng- huyện Đường Hào nay là ân Thi-Hưng Yên.
+ Là gia khách, sau là con rể của Trần Quốc Tuấn
+ Ông có nhiều công lao trong cuộc khánh chiến chống quân Nguyên – Mông. Là võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ và được ngợi ca là người văn võ toàn tài. 
2. Văn bản
HSĐ&TL: 
HSPB: Tác phẩm còn hai bài thơ: Tỏ lòng (Thuật Hoài) và viếng Thượng tướng quốc Công Hưng Đạo Đại Vương.
=> Bài thơ miêu tả khí phách và hoài bão lớn lao của một vị tướng đời Trần trong cuộc khánh chiến chống quân Nguyên.
II. Nội dung chính
Bài thơ miêu tả khí phách của một con người.
 HSĐ&TL: 
HSPB: “Tỏ lòng” dịch từ Thuật Hoài nghĩa là bầy tỏ khát vọng và hoài bão trong lòng của một vị tướng đời Trần.
HSPB: Hai câu thơ mở đầu nhà thơ đã miêu tả sức mạnh chiến đấu của quân dân nhà Trần trong đó có bản thân mình.
HSPB: Sức mạnh ấy được thể hiện ở hình ảnh người tráng sĩ.
+ Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu.
=> Hình ảnh ấy khẳng định tư thế của người tráng sĩ xông xáo, tung hoành, đánh đông dẹp bắc. Đó là sức mạnh chién đấu chống quân thù. Sức mạnh ấy còn dược thể hiện:
+ “Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu”=> (Ba quân như )
 Cũng có thể hiểu là nuốt trôi trâu. Hiểu cách nào cũng đều biểu hiện sức mạnh của quân dân nhà Trần.
 Ba quân sức mạnh như hổ, báo nuốt trôi trâu=> cách hiểu này không tạo ra được yếu tố thẩm mỹ của thơ. Nên hiểu: Ba quân sức mạnh như hổ báo, sức mạnh xung thiên làm át cả sao ngưu. Hiểu như vậy vừa mạnh mẽ, khoẻ khoắn vừa thanh tú giàu yếu tố thẩm mỹ.
+ Hoànhngang. Hoành sóc là cắp ngang ngọn giáo tư thế con người dũng mãnh đang xông xáo. Nếu dịch là múa giáo mới chỉ là chờ giặc tới để đón, đánh địch, vả lại ”đã mấy thu” gợi ra không gian thời gian chiến đấu bảo vệ đất nước.
Người tráng sĩ ấy đã dạn dầy sương gió, đã từng đối mặt với kẻ thù, bất chấp mọi nguy hiểm gian nan. Song con người luôn vươn tới khát vọng, hoài bão lớn lao, để thấy được ta tìm hiểu hai câu còn lại.
 2. Khát vọng hoài bão lớn lao của người tráng sĩ
HSĐ&TL: 
HSPB: Hoài bão và khát vọng được thể hiện ở chí làm trai.
+ Theo tinh thần của Nho giáo lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm (phải có danh gì với núi sông – Nguyễn Công Trứ) song ở Phạm Ngũ Lão không hẳn là thế. Nó còn thể hiện:
+ Chưa hoàn thành nghĩa vụ với dân, với nước.Hai chữ vương nợ, khắc sâu điều da diết trong lòng nhà thơ, đã là trang nam nhi phải xác định công danh là món nợ lớn với đời phải trả: Ông cho rằng mình chưa trả được món nợ ấy, chưa lập được công danh là bao. Nhà thơ hạ chữ “Thẹn”.
+Thẹn có nghĩa là hổ thẹn. So với cha ông mình chưa có gì đáng nói. Lý tưởng hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Lớn lao, khiêm nhường vì so sánh với Vũ Hầu, một mưu thần giỏi dùng binh, dùng người, còn là bề tôi nhất mực trung thành với nhà Hán. ý chí nam nhi thời Trần đẹp biết bao.
III.Củng cố
HS: +Tham khảo phần ghi nhớ (SGK).
 + Học thuộc lòng bài thơ cả phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ.
cảnh ngày hè
(Bảo kính cảnh giới-43)
A mục tiêu bài học
Giúp HS
 1. Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, yêu đất nước của Nguyễn Trãi
2. Thấy được vẻ đẹp của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên đan xen câu lục ngôn vào câu thơ thất ngôn. 
	B. Phương tiện thực hiện 
SGK, SGV.
Thiết kế bài học.
D tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới.
Trên báo văn nghệ tháng 8 năm 1957, nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận viết: “Cảnh vật của Nguyễn Trãi đầy tư tưởng. Cảnh vật có tư tưởng, từ tư tưởng mà ra. Nguyễn Trãi thở bằng phong cảnh, tỏ tình bằng phong cảnh, không bắt nó bằng non bộ của mình. Nhà thơ và cảnh vật tự nguyện hoà quyện với nhau như bầu bạn, như anh em”. Cảnh ngày hè chứng minh cho lời nhận định ấy của Xuân Diệu và Huy Cận.
Phương pháp 
Nội dung cần đạt 
GV: Cho H/S đọc phần tiểu dẫn.
GVH: Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì ? Em hãy trình bày cụ thể những nét khái quát ấy?
GV: Cho H/S đọc SGK, Giải nghĩa các từ khó – SGK
GVH: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì ?
GVH: Thiên nhiên và cuộc sống con người được thể hiện như thế nào trong sáu câu thơ đầu ? (chú ý không gian màu sắc , âm thanh và nhân vật trữ tình )
GVH: Qua cách miêu tả thiên nhiên, em they tâm hồn nhà thơ như thế nào ?
GVH: Em có nhận xét gì về cảnh vật này ?
GVH: Em có nhận xét gì về từ "rồi" của câu thơ?
GV: Gọi HS đọc hai câu kết
GVH: Hai câu kết diễn tả nội dung gì ? Em có suy nghĩ gì về ý tưởng 
ấy ?
GVH: Em có nhận xét gì về âm điệu của câu thơ sáu tiếng xen lẫn bảy tiếng ?
GVH: Qua bài thơ ta thấy tâm hồn của Nguyễn Trãi như thế nào?
GVH: Nghệ thuật của câu thơ như thế nào ?
GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ. Dặn các em về nhà đọc và sưu tầm thơ Nguyễn Trãi.
I. Giới thiệu chung 
1. Vài nét về “Quốc âm thi tập”.
HSĐ&TL: 
HSPB: Tập thơ gồm 254 bài.Giá trị của nó hoàn thiện một bướcvề thơ quốc âm, đặt nền móng cho thơ tiếng Việt.
+ Nội dung: “Quốc âm thi tập” phản ánh tư tưởng tình cảm, vẻ đẹp toàn diện của Nguyễn trãi. đó là tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời yêu nước thương dân, giữ gìn nhân cách, hoà cảm với thiên nhiên.
+ Nghệ thuật sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.
+ Bố cục của tập thơ: Chia làm 4 phần.
a. Vô đề: Những bài thơ không có đầu đề nhưng được sắp xếp theo các mục ngôn trí (Nói lên chí hướng), mạn thuật (kể ra một cách tản mạn), tự thán(tự than), tự thuật (tự nói về mình). Bảo kính cảnh giới (gương báu răn mình).
b. Môn thì lệnh (thời tiết)
c. Môn hoa mộc (cây cỏ)
d. Môn câm thú (thú vật)
Bài Cảnh ngày hè=> Bảo kính cảnh giới số 43 trên tổng số 62 bài.
2. Văn bản
Thống nhất như SGK đã chú thích.
=> Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên yêu đời yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi . Đồng thời bộc lộ khát vọng về cuộc sống thanh bình , hạnh phúc cho nhân dân .
II. Nội dung chính
1. Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trước thiên nhiên, cuộc sống, con người.
HSĐ&TL: 
HSPB: Thiên nhiên hiện ra trong sáu câu thơ đầu .
+màu xanh của lá hòe thành tán rộng che rợp cả không gian .
+ Màu đỏ của hoa lựu bên hiên nhà .
+ Tỉếng lao xao vọng lại của làng nghề chài lưới .
+Tiếng ve kêu như tiếng đàn lúc mặt trời sắp lặn .
HSPB: Nhân vật trữ tình nhàn rỗi, ngồi hóng mát . Nhà thơ tập trung những giác quan thị giác, thính giác, khứu giác, và cả cảm giác nữa để quan sát cảnh thiên nhiên . thiên nhiên ngày hè hiện lên với những đặc trưng cụ thể bởi những cảm nhận tinh tế. đó là màu xanh của là cây, màu đỏ của hoa lựu và hương thơm của loài sen. Mùa hè có tiếng ve kêu. Thiên nhiên càng hiện lên cụ thể bao nhiêu, càng đẹp bao nhiêu thì chứng tỏ tâm hồn nhà thơ càng đẹp bấy nhiêu. Một tâm hồn đẹp đẽ nhất định phải xuất phát từ thế giới quan lành mạnh. Bao trùm lên là tấm lòng yêu nước, yêu đời của ức Trai.
HSPB: Cảnh vật rất gần gũi với đời thường. Nó gắn bó với con người không xa lạ. Nó cũng như quả núc nắc, luống mùng tơi, bè rau muống, cây chuối, cây mía. Tất cả đã đi vào thơ của Nguyễn Trãi. Thi liệu ấy đủ diễn tả tâm hồn bình dị sang trọng, đẹp như thiên nhiên, nặng tình với đất nước. Hơn nữa những động từ hóng mát, đùn đùn, phun, tiễn, diễn tả cảnh ngày hè thật sôi động như tấm lòng sôi nổi của nhà thơ.
HSPB: Nhà thơ hạ từ "rồi" cũng như rỗi, nhàn. Song đây chỉ là cách nói bởi chẳng có lúc nào Nguyễn Trãi cảm thấy nhàn rỗi cả, ngay những lúc về sống ở Côn Sơn ông đã bộc bạch điều này. "Nương thân dưới mái nhà tranh tưởng yên lúc tuổi già. Nhưng cứ nghĩ tới đám dân xanh đầu lòng lại phải lo trước". Thì ra ngôn nhàn mà tâm bất nhàn. Điều ấy Nguyễn Trãi đã thể hiện ở 2 câu cuối bài.
2. Khát vọng về cuộc sống thanh bình cho nhân dân.
HSĐ&TL: 
HSPB: Hai câu kết diễn tẩ khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho nhân dân.
+ Nhà thơ mong mỏi: Lẽ ra lên có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gảy lên thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ.
=> Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, tấm lòng của Nguyễn Trãi cũng mong muốn như thế. Đủ thấy tư tưởng tình cảm của Nguyễn Trãi như thế nào đối với đất nước, với nhân dân. đó là tấm lòng yêu nước thương dân đến trọn đời.
- Âm điệu của câu thơ
Dân giàu/ đủ khắp/ đòi phương
Câu thơ được reo vơi nhịp 2/2/2. Hai tiếng một đều đặn nó xen vào âm hưởng của câu thơ bảy tiếng dẽ có ngu cầm/đàn một tiếng(3/4). Sự phối hợp giữa hai câu thơ tạo ra âm hưởng đều đặn, mạnh mẽ khẳng định khát vọng của Nguyễn Trãi vươn tới. 
HSPB: Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người và vươn tới khát vọng hòa bình hạnh phúc cho nhân dân là vẻ đẹp tâm hồn và lý tưởng của Nguyễn Trãi, nhân cách của Nguyễn Trãi. 
HSPB: Sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị . Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn.: Nguyễn trãi mang đến bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, khỏe khoắn. Lạc quan như tâm hồn nhà thơ vậy.
III. Củng cố
HS: Tham khảo phần ghi nhớ trong SGK 
.
Tóm tắt văn bản tự sự
Mục tiêu bài học
Giúp HS:
1. Trình bày được tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
2. Biết cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính
b. phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
 - Thiết kế bài học
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
 2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp 
nội dung cần đạt 
GV : Cho HS đọc SGK
GVH: Tóm tắt văn bản tự sự nhằm mục đích gì ?
GVH: Tóm tắt văn bản tự sự cần đáp ứng nào ?
GV : Gọi học sinh đọc SGK.
GVH: ở THCS chúng ta được học tóm tắt tác phẩm tự sự dựa vào đâu ? như thế nào ?
GVH: tóm tắt tác phẩm tự sự dựa theo nhân vật chính là gì ?
GVH: muốn tóm tắt chuyện của nhân vật chính ta phải thực hiện những việc làm cụ thể nào ?
GVH: Xác định phần tóm tắt văn bản chuyện "Người con gái Nam Xương". Mục đích tóm tắt ở văn bản một và hai có khác gì nhau ?
GVH: Cách tóm tắt ở văn bản một và hai khác nhau như thế nào ?
GVH: Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương.
GVH: Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Mị Châu.
I . mục đích ,yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự 
HSĐ&TL 
HSPB: Tóm tắt văn bản tự sự nhằm hiểu ý nghĩa và đánh giá văn bản .
 + Để ghi chép tài liệu nhằm kể lại hoặc minh họa ý kiến nào đó 2. Yêu cầu 
HSPB: Tóm tắt được nội dung cơ bản của văn bản hoặc nhân vật chính . Đáp ứng được yêu cầu cơ bản của văn bản tự sự .
II. tóm tắt các tác phẩm tự sự dựa theo nhân vật chính
HSĐ&TL 
HSPB: Tóm tắt tác phẩm tự sự dựa vào cột truyện. Dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trong của một tác phẩm nào đó . 
HSPB: Tóm tắt tác phẩm tự sự theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó .
=> Nhân vật văn học là hình tượng con người. Cũng có thể loài vật hay cây cỏ . Nhân vật có tên tuổi lai lịch rõ ràng , có ngoại hình có hành động tình cảm và có mối quan hệ với nhân vật khác và tất cả bôc lộ qua diễn biến của cốt truyện . Trong tác phẩm tự sự có nhiều nhân vật 
 Người ta chia ra nhân vật chính và nhân vật phụ. 
HSPB: 
+Xác định mục đich tóm tắt .
+Đọc kỹ văn bản , xác định được nhân vật chính , mối quan hệ của nhân vật chính với nhân vật khác và diễn biến của các sự việc trong cốt truyện . 
+ Viết văn bản bằng lời văn của mình. Để khắc họa nhân vật có thể chích dẫn nguyên văn một số từ ngữ, câu văn trong tác phẩm.
III. Luyện tập
1. Học sinh đọc 2 văn bản một và hai ở SGK
HS : - Tóm tắt phần một của câu truyện từ lúc chàng Trương đi đánh giặc trở về, với một vài lời khái quát.
 - Văn bản hai ghi chép tài liệu nhằm để minh họa một ý kiến. Mục đích của văn bản một là làm rõ cốt truyện.
ở văn bản một là dựa theo các sự việc cơ bả xảy ra với nhân vật chính và diễn biến ở sự việc đó. ởvăn bản hai là tóm tắt dựa theo diễn biến của cốt truyện có dẫn nguyên văn câu nói của đứa bé.
2. Tóm tắt truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.
HSPB: 
 * An Dương Vương xây Loa Thành cứ gần song lại đổ. Mãi sau nhà vua được thần Rùa Vàng giúp trừ yêu quái mới xây song thành Rùa Vàng còn cho An Dương Vương chiếc vuốt để làm lẫy nỏ bắn một phát chết hàng vạn tên giặc. Triệu Đà thua. Không bao lâu. Đà cầu hôn để con trai là Trọng Thủy lấy Mị Châu, con gái An Dương Vương. Trọng Thủy dỗ vợ cho xem nỏ thần rồi tráo nỏ mang về nước. Triệu Đà cất quân đánh, An Dương Vương mang nó thần ra bắn không thấy linh nghiệm bèn cùng Mị Châu chạy trốn ra phía biển. Nhà vua cầu cứu thần Rùa Vàng. Rùa Vàng hiện lên thét lớn: "Kẻ ngồi sau lưng nhà vua chính là giặc đó". Vua hiểu ra liền rút gươm chém Mị Châu. Sau đó nhà vua cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống thủy phủ.
 * Mị Châu là con gái An Dương Vương. Vua cha nhờ thần Rùa Vàng xây được thành và chế nỏ thần. Mị Châu được vua gả cho Trọng Thủy là con trai của Triệu Đà. Trọng Thủy dỗ vợ tìm cách đánh tráo nỏ thần mang về nước. Triệu Đà cất quân đánh Âu Lạc. Nỏ thần không linh nghiệm, quân Âu Lạc thua. Mị Châu được vua cha cho ngồi sau ngựa chạy về phương Nam. Mị Châu rắc những chiếc lông ngỗng dọc đường làm dấu cho Trọng Thủy. Thần Rùa Vàng hiện lên báo cho nhà vua biết Mị Châu là giặc. Trước khi chém, Mị Châu khấn nếu có lòng phản nghịch vua cha thì chết đi sẽ biến thành hạt bụi, nếu một lòng chung hiếu mà bị người đời lừa dối thi chết đi sẽ biến thành Châu Ngọc. Mị Châu chết, máu chảy xuống nước loài trai biển ăn phải lập tức biến thành hạt châu.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc