Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 2

Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 2

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

 1. Hiểu được khái niệm văn học dân gian Việt Nam và ba đặc trưng cơ bản của nó.

2. Định nghĩa về tiểu loại văn học dân gian.

3. Vai trò của văn học dân gian với văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 SGK - SGV

 Thiết kế bài học

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới

 

doc 14 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Mục tiêu bài học 
 Giúp HS:
 1. Hiểu được khái niệm văn học dân gian Việt Nam và ba đặc trưng cơ bản của nó.
2. Định nghĩa về tiểu loại văn học dân gian.
3. Vai trò của văn học dân gian với văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc.
Phương tiện thực hiện
•	SGK - SGV
•	Thiết kế bài học
Tiến trình dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
.
Phương pháp 
Nội dung cần đạt 
GV: Gọi HS đọc phần 1 SGK
GVH: Tại sao văn học dân gian là nghệ thuật ngôn từ ?
GVH: Truyền miệng là phương thức như thế nào?
GVH: Tại sao là sáng tác tập thể ?
GVH: Thế nào là những sinh hoạt khác nhau ?
 GV: Gọi HS lấy ví dụ, thể hiện được càng tốt.
 +Nếu có đài, đĩa minh hoạ càng tốt.
1/ Tính truyền miệng.
GVH: Em hiểu thế nào là tính truyền miệng ?
2/ Tính tập thể
GVH: Em hiểu thế nào là tính tập thể ?
3. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành)
GVH: Em hiểu thế nào là tính thực hành của văn học dân gian?
GV: Ví dụ:
 Ra đi anh đã dặn dò
 Ruộng sâu cấy trước, ruộng gò cấy sau.
Lá này lá lá xoan đào
Tương tư thì gọi thế nào hỡi em?
 ( H/S đọc lần lượt một phần thể loại nên gọi một em đọc và hỏi)
GVH: Thế nào là thần thoại ?
GVH: Thế nào là sử thi ?
 GVH: Em hiểu thế nào về quy mô rộng lớn ? 
GVH: Ngôn ngữ có vần, nhịp ?
GVH: Nhân vật sử thi ?
GVH: Những biến cố diễn ra ?
GVH: Thế nào là truyền thuyết ?
GVH: Em hiểu thế nào là:
 + Nhân vật lịch sử ?
 + Xu hướng lí tưởng hoá ?
 ( H/S đọc SGK)
GVH: Thế nào là truyện cổ tích ?
GVH: Nội dung của truyện cổ tích ?
GVH: Nhân vật của truyện cổ tích là ai ?
GVH: Quan niệm của nhân dân trong truyện cổ tích như thế nào ?
GVH: Thế nào là truyện ngụ ngôn ?
GVH: Nhân vật truyện ngụ ngôn ? Không gian của ngụ ngôn như thế nào ?
GVH: Thế nào là truyện cười ?
GVH: Thế nào là mâu thuẫn trong cuộc sống ?
GVH: Thế nào là tục ngữ ?
GVH: Thế nào là câu đố ?
GVH: Thế nào là ca dao ?
+H/s lấy VD
+G/v có thể diễn xướng một vài bài
GVH: Thế nào là vè ?
GVH: Thế nào là truyện thơ ?
GVH: Thế nào là chèo ?
GVH: Ngoài chèo em còn nhận biết được thể loài sân khấu nào cũng thuộc về dân gian ?
 ( H/S đọc phần 1 )
GVH: Tạo sao văn học dân gian là kho tri thức ?
 ( H/S đọc)
GVH: Tính giáo dục của văn học dân gian được thể hiện như thế nào?
 ( H/S đọc)
GVH: Văn học dân gian có giá trị nghệ thuật như thế nào ?
GVH: Nhà thơ học được những gì ở ca dao ?
GVH: Nhà văn học được gì ở truyện cổ tích ?
I. Đặc trưng của văn học dân gian.
1, Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thật ngôn từ truyền miệng.
HSPB: Là những tác phẩm nghệ thật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Bất cứ một văn bản nghệ thuật nào cũng được sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn ngữ.
HSPB: là truyền từ người này sang người khác, đời này qua đời khác không bằng chữ viết mà bằng lời qua sự nhập tâm ghi nhớ.
 HSPB: Không có chữ viết, cha ông ta lưu truyền qua miệng, nảy sinh ý thức sửa văn bản cho hoàn chỉnh. Vì vậy sáng tác dân gian là sáng tác tập thể. 
HSPB: Truyện cổ kể về những nội dung trong đời sống nhân dân. Đó là tập tục, nghi lễ ở từng vùng, từng miền khác nhau. Thơ ca dân gian có nhiều bài ca mang bản chất nghề nghiệp, ca cầy cấy, ca ngư nghiệp, ca nghi lễ
=> Văn học dân gian có ba đặc trưng cơ bản:
+ Tính truyền miệng 
+ Sáng tác tập thể
+ Tính thực hành
- Không lưu hành bằng chữ viết, truyền từ người này sang người kia, đời này qua đời khác, tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian ( Ca hát chèo, tuồng , cải lương). Tính truyền miệng làm lên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của văn học dân gian. Tính truyền miệng làm lên nhiều bản kể gọi là dị bản.
- Văn học viết do cá nhân sáng tác, văn học dân gian do tập thể sáng tác. Quá trình sáng tác tập thể diễn ra : cá nhân khởi xướng, tập thể hưởng ứng tham gia, truyền miệng trong dân gian. 
- Quá trình truyền miệng được bổ sung , sửa đổi, thêm bớt cho hoàn chỉnh. Vì vậy sáng tác dân gian mang đậm tính tập thể.
- Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa sáng tác dân gian.
HSPB:Tính thực hành của văn học dân gian biểu hiện:
+ Những sáng tác dân gian phục vụ trực tiếp cho từng ngành từng nghề.
* Bài ca nghề nghiệp 
* Bài ca nghi lễ
- Văn học dân gian gợi cảm hứng cho người trong cuộc dù ở đâu làm gì , hãy nghe người nông dân tâm sự.
Ruộng sâu cấy trước để lúa lên cao, cứng cáp lên cao tránh ngập lụt . Ta nhận ra đó là lời ca của người nông dân trồng lúa nước. Chàng trai nông thôn tế nhị và duyên dáng mượn hình ảnh lá xoan đào để biểu hiện hình ảnh của mình.
II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam 
1. Thần thoại
 HSPB: Thần thoại là hình tự sự dân gian, thường kể về các vị thần xuất hiện chủ yếu ở thời công xã nguyên thuỷ nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, quá trình sáng tạo văn hoá của người Việt cổ.
- Do quan niệm của người Việt cổ , mỗi hiện tượng tự nhiên là một vị thần cai quản như thần sông, thần núi, thần biểnnhân vật trong thần thoại là thần khác hẳn những vị thần trong thần tích, thần phả.
2. Sử thi
HSPB: Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại.
HSĐ&TL: Độ dài, phạm vi kể truyện của nó: VD: sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường dài 8503 câu thơ tả lại sự việc trần gian từ khi hình thành vũ trụ đến khi bản Mường được ổn định.
HSĐ&TL: Ngôn ngữ có vần, nhịp khi đã dịch ra văn xuôi như sử thi: ‘Đăm Săn”.
HSĐ&TL: Nhân vật sử thi mang cốt cách của cộng đồng(tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng). 
HSĐ&TL: Những biến cố lớn lao gắn với cả cộng đồng. Đặc điểm này dễ thấy qua mối quan hệ giữa người anh hùng và cả cộng đồng. Đăm Săn chiến đấu với mọi thế lực bình yên cho buôn làng. Uylitxơ cùng đồng đội lênh đênh ngoài biển khơi gắn liền với thời đại người Hy Lạp cổ đại chinh phục biển cả
 3. Truyền thuyết (H/s đọc)
HSĐ&TL: Dòng tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật cụ thể theo xu hướng lí tưởng hoá. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng.
 + Nhân vật trong truyền thuyết là nửa thần, nủă người như : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Thần vẫn mang tính người) hoặc An Dương Vương ( biết cầm sừng tê bẩy tấc rẽ nước về phù thuỷ). Như vậy nhân vật có liên quan tới lịch sử nhưng không phải là lịch sử.
 + Xu hướng lý tưởng hoá: Nhân dân gửi vào đó những ước mơ khát vọng của mình. Khi có lũ lụt họ ước có một vị thần trị thuỷ. Khi có giặc họ mơ có mội Thánh Gióng. Trong hoà bình, họ mơ có một hoàng tử Lang Liêu làm ra nhiều thứ bánh ngày tết. Đó là người anh hùng sáng tạo văn hoá.
 4. Cổ tích.
HSĐ&TL: Dòng tự sự dân gian mà cốt truyện kể về số phận những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
- Nội dung truyện cổ tích thường đề cập tới hai vấn đề cơ bản: kể về số phận bất hạnh của người nghèo khổ và vươn lên ước mơ khát vọng đổi đời ( nhân đạo, lạc quan).
HSPB: Nhân vật thường là em út, con riêng, thân phận mồ côi như: Sọ dừa, Tấm Cám, Thạch Sanh
HSPB: Quan niệm của nhân dân trong truyện cổ tích là quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
 5. Truyện ngụ ngôn
HSĐ&TL: Truyện viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ nhân vật là người, bộ phận của con người, là vật (phần lớn là các con vật) biết nói, có tính cách như người. Từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết lí sâu sắc.
HSPB: Nhân vật truyện ngụ ngôn rất rộng rãi có thể là vật, các con vật hoặc người. Có thể xảy ra ở bất cứ đâu.
6. Truyện cười
HSĐ&TL: Truyện cười thuộc dòng tự sự dân gian rất ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ . Truyện xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.
- Cuộc sống luôn chứa đựng những mâu thuẫn:
+ Bình thường với không bình thường
+ Mâu thuẫn giữa lời nói
+ Mâu thuẫn trong nhận thức lí tưởng, từ những mâu thuẫn ấy làm bật lên tiếng cười.
 7. Tục ngữ
HSĐ&TL: Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.
 8. Câu đố
HSĐ&TL: Là những bài văn vần, hoặc câu nói có vần mô tả vật đó bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức thông thường về đời sống.
9. Ca dao
HSĐ&TL: Là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát có vần có điệu đã tước bỏ đi tiếng đệm, tiếng láy nhằm diễn tả thế giới nội tâm con người.
 Ta có thể chuyển thành lời hát của sân khấu chèo. Đó là các nhịp điệu hát vỉa
 10. Vè
 HSĐ&TL: Là tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo và bình luận.
 11. Truyện thơ
HSĐ&TL: Là những tác phẩm dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng của xã hội bị cưỡng đoạt.
11. Chèo
HSĐ&TL: Tác phẩm sâu khấu dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng ca ngợi những tấm gương đạo đức phê phán đả kích mặt trái của xã hội.
Đó là tuồng, sân khấu , cải lương, múa rối.
III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian.
1. Văn học dân gian là kho tri thức phong phú về đời sống của dân tộc
 * Nói tới tri thức của các dân tộc trên đất nước ta là nói tới kho tàng quý báu, vô tận về trí tuệ của con người đối với thiên nhiên và xã hội. Tri thức dân gian là nhận thức của nhân dân đối với cuộc sống quanh mình. Nó khác hẳn nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời về lịch sử, xã hội. Đó là những kinh nghiệm mà nhân dân dã đúc kết từ cuộc sống. 
2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắcvề đạo lí làm người.
HSPB: Tri thức ấy lại được trình bày bằng nghệ thuật ngôn từ của nhân dân nó cũng sinh động hấp dẫn người nghe. Trên đất nước ta có 54 dân tộc anh em nên vốn tri thức dân gian vô cùng rộng lớn và phong phú.
3. Giá trị nghệ thuật to lớn của văn học dân gian đóng vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc
HSPB: Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công.
 * Nói tới giá trị nghệ thuật của văn học dân gian ta phải kể tới từng thể loại:
+ Thần thoại sử dụng trí tưởng tượng 
+ Truyện cổ tích xây dựng những nhân vật thần kì.
+ Truyện cười tạo ra tiếng cười dựa vào những mâu thuẫn trong xã hội.
+ Cốt truyện của dòng tự sự bao gồm nhân vật và tình tiết hợp lại.
+ Thơ ca dân gian là sự sáng tạo ra lời ca mang đậm chất trữ tình. ở ca dao tận dụng triệt để thể phú ( phô bày, miêu tả), tỉ (so sánh), hứng ,(tức cảnh sinh tình) ... gì ở ca dao: Học ở giọng điệu trữ tình, xây dựng được nhân vật trữ tình, cảm nhận thơ ca trước đời sống.
Sử dụng ngôn từ sáng tạo của nhân dân trước cái đẹp.
HSPB: Học tập được xây dựng cốt truyện.
+ Nắm chắc những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, hiểu biết về các thể loại văn học dân gian. Đặc biệt là vai trò của nó đối với nền văn học dân tộc.
 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
(Tiếp theo)
GVH: 
 a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào ?
 b. Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
 c. Nhân vật anh nói về điều gì nhằm mục đích gì ?
 d. Cách nói ấy của nhân vật anh có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không ?
 e. Em có nhận xét gì về cách nói ấy của chàng trai ?
GVH: Trong cuộc giao tiếp trên đây, các nhân vật dẫ thực hiện bằng ngôn ngữ, những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì ?
GVH: Trong lời ông già, cả 3 câu đều có hình thức câu hỏi. Nhưng cả 3 câu có dùng để hỏi hay không ?
GVH: Lời nói của nhân vật đã bộc lộ tình cảm thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào ?
GVH: Hồ Xuân Hương giao tiếp với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì ? Bằng phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào?
GVH: Người đọc căn cứ vào đâu để tìm hiểu và cảm nhận bài thơ ?
4. Viết một đoạn thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân ngày môi trường thế giới (học sinh về nhà làm)
GVH: 
 a. Thư viết cho ai ? Người viết có tư cách và quan hệ như thế nào với người nhận ?
 b. Hoàn cảnh của người viết và người nhận thư khi đó như thế nào? 
 c. Thư viết về chuyện gì ? Nội dung gì ?
d. Thư viết để làm gì ?
e. Viết như thế nào ?
GVH: Qua 3 bài tập chúng ta rút ra được những gì khi thực hiện giao tiếp ?
II. Luyện tập
1. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao: “Đêm trăng thanh, anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng”
HSPB: 
+ Nhân vật giao tiếp là chàng trai, cô gái trong cuộc. Lứa tuổi vừa 18 và 20 họ khao khát tình yêu.
+ Đêm trăng sáng và thanh vắng. Hoàn cảnh ấy mới phù hợp với câu truyện tình của những dôi lứa yêu nhau
+ Nhân vật anh nói về “Tre non đủ lá” để tính chuyện “đan sàng” là có ngụ ý: Họ đã đến tuổi trưởng thành nên tính chuyện kết duyên. Chàng trai tỏ tình với cô gái.
+ Cách nói của nhân vật anh nói rất phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp. Đêm trăng sáng lại thanh vắng. họ ở lứa tuổi yêu đương, tuổi trưởng thành. Kết duyên giữa họ là phù hợp.
+ Chàng trai thật tế nhị. Cách nói làm duyên ví có ảnh hưởng lại đậm đà tình cảm dễ đi vào lòng người trong cuộc.
2. Đọc đoạn văn (SGK) và trả lời câu hỏi:
HSPB: Trong cuộc giao tiếp giữa A Cổ và ông, các nhân vật giao tiếp đã thực hiện hành động giao tiếp cụ thể là:
+ Chào (Cháu chào ông ạ)
+ Chào đáp lại (A Cổ hả)
+ Khen ( lớn tướng rồi nhỉ )
+ Hỏi ( Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không)
+ Trả lời (Thưa ông, có ạ)
- Cả 3 câu của ông già chỉ có một câu hỏi “Bố cháu có gửi pin dài lên cho ông không ?”.Các câu còn lại để chào và khen.
-Lời nói của 2 nhân vật giao tiếp bộc lộ tình cảm giữa ông và cháu. Cháu tỏ thái độ kính mến qua các từ thưa, ạ còn ông là tình cảm quý yêu trìu mến đối với cháu.
3. Đọc bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và trả lời các câu hỏi 
HSPB: Nữ sĩ Hồ Xuân Hươngđã miêu tả., giới thiệu bánh trôi nước với mọi người. Nhưng mục đích chính là giới thiệu thân phận của mình. Con người có hình thể đầy quyến rũ lại có số phận bất hạnh, không chủ động quyết định được hạnh phúc. Song trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ tấm lòng trong trắng, phẩm chất của mình, tất cả diễn tả bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh(trắng, tròn,bảy nổi ba chìm, lòng son).
HSPB: Căn cứ vào cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương để hiểu và cảm bài thơ này Xuân Hương có tài, có tình nhưng số phận trớ trêu đã dành cho bà sự bất hạnh. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần “cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm”.Rút cục Cổ Nguyệt Đường (nơi bà ở) vẫn lạnh tanh không hương sắc. Điều cảm phục ở bà dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ gìn phẩm chất của mình
- Yêu cầu viết thông báo ngắn, song phải có mở đầu, kết thúc.
- Đối tượng giao tiếp là HS toàn trường.
- Nội dung giao tiếp là làm sạch môi trường.
- Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh nhà trường và ngày môi trường thế giới.
5. Trích bức thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên tháng 9/1945 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (Học sinh đọc)
HSĐ&TL: 
HSPB: Bác Hồ với tư cách là chủ tịch nước viết thư gửi học sinh toàn quốc. Người nhận là học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Đất nước mới giành được độc lập học sinh đàu tiên đón nhận một nền giáo dục hoàn toàn mới Việt Nam. Vì vậy người viết giao nhiệm vụ, khẳng định quyền lợi cho học sinh.
- Nội dung giao tiếp
+ Bộc lộ niềm vui sướng vì học sinh thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống độc lập.
+ Nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước.
+ Sau cùng là lời chúc của Bác đối với học sinh.
- Đây là mục đích của giao tiếp: Chúc mừng học sinh nhân ngày tựu trường của đất nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của học sinh.
- Ngắn gọn: Lời lẽ chân tình ấm áp, Thể hiện sự gần gũi chăm lo, song lời lẽ trong bức thư nghiêm túc khi xác định trách nhiệm của học sinh.
III. Củng cố:
HSPB: Khi tham gia vào bất cứ hoạt động giao tiếp nào (nói hoặc viêt) ta phải chú ý:
+ Nhân vật, đối tượng giao tiếp (nói hoặc viết cho ai?)
+ Mục đích giao tiếp (Viết, nói,để làm gì)
+ Nội dung giao tiếp (Viết, nói về cài gì )
+ Giao tiếp bằng cách nào (Viết, nói như thế nào?)
Chú ý:phần ghi nhớ SGK 
Văn bản
A. mục tiÊu bài học 
1.Nắm được khái niệm và đặc điểm của văn bản.0
 2.Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản.
B. Phương tiện thực hiện:
SGK,SGV
Thiết kế bài học.
C. tiến trình dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Giới thiệu bài mới.
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Gọi học sinh đọc lần lượt các văn bản
GVH: Văn bản là gì ?
GVH: Mỗi văn bản được người nói tạo ra trong hành động nào? để đáp ứng nhu cầu gì? số câu (dung lượng) ở mỗi văn bản như thế nào ?
GVH: Mỗi văn bản đề cập tới vấn đề gì?Vấn đề đã có được triển khai nhất quán trong từng văn bản không ?
GVH: Văn bản 3 có bố cục như thế nào ?
GVH: Mỗi văn bản tạo ra nhằm mục đích gì ?
GVH: Về hình thức văn bản 3 có bố cục như thế nào ?
GVH: Qua các văn bản chúng ta rút ra những kết luận như thế nào về đặc điểm văn bản ?
GVH: Anh(chị) cho biết đã học những loại văn bản nào ?
GVH: Em có nhận xét gì về phạm vi sử dụng các loại văn bản ? Mục đích giao tiếp của mỗi loại văn bản như thế nào ?
GVH: Lớp từ ngữ riêng cho loại văn bản như thế nào ?
I. Khái niệm, đặc điểm
HSĐ&TL: 
HSPB: Là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và thường nhiều câu( cá biệt chỉ có một câu).
HSPB: Văn bản một tạo ra trong hoạt động giao tiếp chung. Đây là kinh nghiệm của nhiều người với mọi người. Đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm cuộc sống.Đó là mối quan hệ giữa con người với con người, gần người tốt thì ảnh hưởng cái tốt và ngược lại. Văn bản sử dụng một câu.
HSPB: Văn bản hai tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa cô gái và mọi người. Nó là lời than thân của cô gái , gồm 4 câu.
HSPB: Văn bản ba tạo ra trong hoạt động giao giữa vị Chủ tịch nước với toàn thể quốc dân đồng bào, là nguyện vọng khẩn thiết và khẳng định quyết tâm lớn của dân tộc trong việc giữ gìn, bảo vệ độc lập tự do. Văn bản gồm 15 câu.
HSPB: Văn bản 1,2,3 đều đặt ra vấn đề cụ thể và triển khai nhất quán trong từng văn bản.Văn bản một là quan hệ giữa người với người trong cuộc sống cách đặt ra vấn đề và giải quyết rất rõ ràng. Văn bản 2 là lời than thân của cô gái. Cô gái trong xã hội cũ như hạt mưa rơi xuống bất kể chỗ nào đều phải cam chịu. Tự cô gái không thể quyết định được. Cách thể hiện hết sức nhất quán, rõ ràng . Văn bản 3 là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, nó thể hiện:
+ Lập trường chính nghĩa của ta và dã tâm của thực dân pháp. Nêu chân lí đời sống dân tộc: Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
+ Kêu gọi mọi người đứng lên đánh giặc bằng tất cả vũ khí có trong tay. Đã là người Việt Nam phải đứng lên đánh Pháp. Kêu gọi binh sĩ, tự vệ dân quân(lực lượng chủ chốt)
+ Sau cùng khẳng định nước Việt Nam độc lập, thắng lợi nhất định về ta. 
Phần mở đầu: “Hỡi đồng bào toàn quốc”. 
Thân bài: “Chúng ta muốn hoà bình nhất định về dân tộc ta”. 
Kết bài: phần còn lại.
-Mục đích văn bản một: Truyền đạt kinh nghiệm sống
- Mục đích văn bản hai: Lời than thân để gợi sự hiểu biết và cảm thông của mọi người với số phận của người phụ nữ.
- Mục đích văn bản ba : Kêu gọi , khích lệ, thể hiện quyết tâm của mọi người trong kháng chiến chống thực dân pháp.
Bố cục rõ ràng, cách lập luận chặt chẽ
Mở bài: Nhân tố cần giao tiếp (đồng bào toàn quốc ).
Thân bài: Nêu lập trường chính nghĩa của ta và dã tâm của thực dân Pháp. Vì thế chúng ta phải đứng lên chiến đấu để giữ vững lập trường chính nghĩa, bảo vệ độc lập tự do. Bác nêu rõ đánh bằng cách nào, đánh đến bao giờ.
Kết bài: Khẳng định nước Việt Nam và kháng chiến thắng lợi
- Mỗi văn bản đều tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, cả văn bản theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản thể hiện mục đích nhất định, có hình thức bố cục riêng chú ý phần ghi nhớ (SGK).
II, Các loại văn bản
Trong đời sống xã hội ta có những loại văn bản sau:
1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
2. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gọt giũa ( gồm năm loại):
a. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (truyện thơ kịch).
b. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (văn học phổ cập , báo chí, tạp chí, khoa học sách giáo khoa, khoa học chuyên sâu).
c. Văn bản thuộc phong cách chính luận
d. Văn bẳn thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ.
e. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Phạm vi sử dụng rộng rãi tất cả các loại văn bản trong đời sống xã hội, không trừ một loại văn bản nào.
- Văn bản nghệ thuật: Giao tiếp với tất cả mọi công chúng bạn đọc.
- Văn bản khoa học: chuyên sâu dành riêng cho các nghành khoa học như SGK do các tiến sĩ, giáo sư đầu ngành biên soạn. Khoa học phổ thông do các hãng thông tin đại chúng
- Văn bản chính luận: Những bài xã luận của các cơ quan lớn đăng tải trên báo trên các lĩnh vực chính trị xã hội, văn học nghệ thuật, tranh luận về vấn đề nào đó. Sử dụng rộng rãi.
- Văn bản hành chính công vụ: Dành cho tất cả mọi người trong đời sống.
- Văn bản báo chí:Dành cho các phóng viên giao tiếp với tất cả mọi người.
- Ngôn ngữ hình tượng giàu sắc thái biểu cảm cho văn bản nghệ thuật.
- Ngôn ngữ rõ ràng, chặt chẽ cho văn bản chính luận.
- Ngôn ngữ và nghệ thuật khoa học cho văn bản khoa học.
- Ngôn ngữ sử dụng theo khuân mẫu cho văn bản hành chính công vụ.
- Ngôn ngữ sử dụng chính xác, rõ ràng cho văn bản báo chí.(ngôn ngữ, không gian địa diểm, sự việc thật minh bạch rõ ràng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc