CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Thấy được phẩm chất khẳng khái, dũng cảm, chính trực, trọng công lí của Tử Văn, người đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà. Qua đó củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính, vai trò của yếu tố kì ảo đối với việc phản ánh hiện thực cuộc sống XH đương thời.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
--SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Chuyện chức phán sự đền tản viên mục tiêu bài học Giúp HS: - Thấy được phẩm chất khẳng khái, dũng cảm, chính trực, trọng công lí của Tử Văn, người đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà. Qua đó củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt. - Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính, vai trò của yếu tố kì ảo đối với việc phản ánh hiện thực cuộc sống XH đương thời. phương tiện thực hiện --SGK, SGV. - Thiết kế bài học. c. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Cho H/S đọc tiểu dẫn SGK GVH: Anh (chị) hãy cho biết phần tiểu dẫn SGK có những nội dung gì ? GV: Cho H/S đọc hai văn bản SGK, có thể phân nhóm để đọc. GVH: Anh (chị) hãy tóm tắt văn bản ? GVH: Ngay từ đầu truyện, nhân vật chính được giới thiệu như thế nào ?cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì ? GVH: Anh (chị) phân tích nguyên nhân Ngô Tử Văn đốt đền, chàng đã làm việc đó như thế nào ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết hậu quả của việc đốt đền ? phân tích hình ảnh và lời nói của cư sĩ ? GVH: cử chỉ và thái độ của Tử Văn ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết cuộc gặp gỡ thứ hai tiếp sau đó và câu chuyện với ông già thổ công có tác dụng gì đến sự phát triển của cốt truyện và nhân vật chính ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết tinh thần, thái độ và lời nói của Ngô Tử Văn trên đường bị quỷ sứ bắt mang đi và trong điện, trước Diêm Vương như thế nào ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết kết quả của việc xử kiện, điều đó có ý nghĩa gì ? GVH: Bên cạnh việc đề cao chàng nho sĩ kiên cường vì dân trừ tà, truyện còn phê phán những ai và những hiện tượng vấn đề gì trong xã hội ? GVH: Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với yếu tố kì ảo được biểu hiện và có tác dụng như thế nào ? GVH: Chi tiết người quen cũ gặp quan tân phán sự gợi cho em chi tiết nào trong chuyện “Người con giá Nam Xương” , ý nghĩa ? I. Giới thiệu chung 1. Tác giả HSĐ&TL: - Nguyễn Dữ (?-?) người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Ông sống vào khoảng thế kỉ thứ XVI, từng thi đỗ nhưng không ra làm quan mà lui về ở ẩn. 2. Tác phẩm HSĐ&TL: * Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện. Cốt truyện hầu hết ở thời Lý Trần, Hồ và Lê Sơ hoặc từ VHDG. * Truyền kì mạn lục thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về văn hiến Đại Việt, đề cao đạo đức, lòng nhân hậu thuỷ chung và đã được Vũ Khâm Lân (Thế kỉ XVII) khen tặng là Thiên cổ kì bút, được dịch ra nhiều thứ tiếng. * Tóm tắt nội dung truyện: + Mở truyện: Giới thiệu Ngô Tử Văn. + Thân truyện: Tử Văn đốt đền => Tử Văn gặp Bách hộ thôi và Thổ thần => Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương => Tử Văn thắng lợi trở về, nhận lời tiến cử làm phán sự ở đền Tản Viên. + Kết truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa quan phán sự đền Tản Viên với người quen cũ => lời bình. II. Nội dung chính 1, Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn A, Phẩm chất của Ngô Tử Văn HSĐ&TL - Được giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn tên họ quê quán cụ thể, đặc biệt là tính tình, phẩm chất bằng những từ ngữ khẳng định, khen ngợi: khẳng khái, nóng nảy . - Cách giới thiệu như vậy đã định hướng cho người đọc câu chuyện tiếp theo về Ngô Tử Văn với những hành động phù hợp với tính cách nhân vật. - Tử Văn đốt đền vì tức giận, không chịu được cảnh tác yêu tác quái của kẻ hại dân . Đồng thời thể hiện tính khảng khái, cương trực, dũng cảm của một kẻ sĩ vì dân trừ hại. - Tử Văn cũng bày tỏ quan điểm, thái độ của người trí thức muốn đả phá vào sự mê tín của dân chúng. - Chàng đã làm việc ghê gớm này một cách cẩn trọng, công khai, đàng hoàng, quyết liệt: tắm gội, khấn trời, châm lửa đốt => tự tin vào hành động chính nghĩa của bản thân, tỏ thái độ chân thành trong sạch mong được trời đồng tình. - Hồn ma cư sĩ bách hộ họ Thôi bị mất chỗ nương náu đã làm cho Tử Văn sốt nóng, sốt rét, buông lời mắng mỏ chàng sao dám khinh nhờn quỷ thần huỷ tượng, đốt đền. Hắn đe doạ sẽ kiện chàng ở dưới âm phủ (Phong Đô). => Rõ ràng ở đây tà đội lốt chính, ác lại nhân danh thiện cao giọng giảng giải đạo đức (khi con cáo lên giọng).Bởi lẽ lúc sống tên họ Thôi này đã theo gót Mộc Thạnh xâm lược nứơc ta, tàn hại dân ta. Khi bị bỏ xác trên chiến trường, y lại tiếp tục cậy mạnh, đánh đuổi, chiếm đền của thổ thần, lừa dối hưởng huyết thực của nhân dân. Do vậy ta thấy hắn thật xảo trá, quen thói lừa lọc, cậy thế làm càn, tham hung. - Tử Văn: sau khi biết rõ sự thật, tự tin vào việc mình làm, vốn tính cương cường, chàng coi thường, vẫn ngồi tự nhiên ngất ngưởng, không coi những lời đe doạ của tên đội mũ trụ kia là gì - Cuộc gặp gỡ đã tạo ra sự logíc của câu truyện: Thổ công (nạn nhân yếu đuối vì già cả) được giúp đỡ đã cảm kích nói rõ sự thật, cung cấp chứng cớ mong Tử Văn làm việc nghĩa đến cùng. - Đồng thời chuyện còn phản ánh một thực tế đã được kì ảo hoá: việc các thần thánh ở các đền miếu xung quanh tham ăn của đút lên bênh tên họ Thôi. Đồng thời người làm việc nghĩa cũng có người giúp đỡ, ủng hộ. B. Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh - Tử Văn điềm nhiên không hề khiếp sợ trước cảnh địa ngục rùng rợn, quỷ sứ đe doạBị vu oan, tội ác sâu nặng, không được khoan giảm, bị gông trói và giải đi rất nhanh. Tử Văn vẫn một mực kêu oan, đòi được phán xét minh bạch, công khai, lại bị kết thêm tội bướng bỉnh, ngoan cố, bị Diêm Vương mắng hỏiBấy nhiêu sự đe doạ của cường quyền không hề làm chàng nhụt chí hay khiếp sợ. Tự tin vào sự thật, chính nghĩa, chàng cứ giãi bày trung thực, lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường, tranh biện trực tiếp với tên đội mũ trụ. - Cuối cùng Tử Văn đã chiến thắng. Cái thiện – chính nghĩa đã thắng cái ác – gian tà. Tên họ Thôi bị trừng trị đích đáng, dân gian được bình an, Thổ công được trả lại đền. - Tử Văn không chỉ được hưởng xôi lợn của dân cúng tế (chia đôi với Thổ công) mà còn được vị này biết ơn, tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên, một phần thưởng xứng đáng. 2, Những ngụ ý phê phán - Phê phán hồn ma tướng Minh giả mạo Thổ thần. Sống, chết đều hung ác, xảo quyệt, tham lam, hại dân, hại thần và bị Diêm Vương (đại diện công lí) trừng trị đích đáng. - Nói lên hiện tượng oan trái, bất công: kẻ ác làm càn được bao che, thánh thần ở cõi âm cũng tham nhũng để cái ác được lộng hành. Kẻ bề trên còn quan liêu. xa dân, để bao người tốt chịu oan ức, bất công ngang trái. 3, Nghệ thuật kể chuyện và vai trò của yếu tố kì ảo - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn. Yếu tố kì ảo dày đặc, xen lẫn chuyện người, chuyện thần, chuyện ma, thế giới thực ảo, trần thế, địa ngụclàm cho câu chuyện càng trở lên hấp dẫn. Kì ảo là phương thức đặc biệt để chuyên chở nội dung và cảm hứng hiện thực. - Cách kể chuyện từng đoạn theo trình tự thời gian đầy li kì biến hoá mà vẫn tự nhiên, logíc, có thắt – mở nút. - Một đằng là cái nhìn tiếc nuối, khắc khoải ân hận của Trương Sinh, còn ở đây là sự khao khát công lí, công bằng trong XH. III. Củng cố - Tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK. Luyện tập Viết đoạn văn thuyết minh mục tiêu bài học Giúp HS: - Ôn tập và củng cố những kiến thức về đoạn văn đã học ở THCS. Thấy được mối quan hệ mật thiết giữa việc viết đoạn văn với việc lập dàn ý. - Tích hợp các kiến thức về văn, tiếng Việt và tích hợp với vốn sống thực tế để viết một đoạn văn thuyết minh. Qua đó cũng rèn luyện kĩ năng để viết đoạn văn có liên kết câu và đúng kiểu bài văn thuyết minh. B. phương tiện thực hiện --SGK, SGV. - Thiết kế bài học. c. Tiến trìng dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Cho H/S đọc SGK GVH: Thế nào là đoạn văn ?so sánh đoạn văn tự sự và văn thuyết minh ? GVH: Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm mấy phần chính ? GVH: Tìm các ý chính để tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản ? I. Đoạn văn thuyết minh 1. Thế nào là đoạn văn HSPB: - Đoạn văn là phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản. - So sánh: + Giống nhau: đều đảm bảo cấu trúc thường gặp của một đoạn văn. + Khác nhau: đoạn văn tự sự thường có những yếu tố biểu cảm và miêu tả rất hấp dẫn xúc động. Còn đoạn văn thuyết minh chỉ cung cấp tri thức, không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm như đoạn văn tự sự. + Văn bản thuyết minh nặng về tư duy khoa học. 2. Kết cấu của đoạn văn thuyết minh HSPB: Muốn viết được một đoạn văn thuyết minh, chúng ta cần có mấy bước chuẩn bị: * Xác định đối tượng cần phải thuyết minh * Xây dựng dàn ý. * Viết từng đoạn văn theo dàn ý * Lắp ráp các đoạn văn thành bài văn và kiểm tra, sửa chữa, bổ sung. - Đoạn văn thuyết minh có thể trình bày theo những thao tác thường được sử dụng như diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp. II. Luyện tập Viết đoạn văn thuyết minh III. Củng cố - Tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK.
Tài liệu đính kèm: