TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5, RA ĐỀ BÀI SỐ 6
(Học sinh làm ở nhà)
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
GiúpHS: + Ôn tập củng cố về văn thuyết minh
Đồng thời đánh giá, sửa chữa những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình từ đó có những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau.
B- PHƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Tuỳ từng đối tượng ở mỗi lớp có cách trả bài riêng. Cần nắm chắc đặc điểm của từng lớp để định ra nội dung cách thức trả bài sao cho các em có thể rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ ở những bài viết sau.
2. Tiến trình tổ chức dạy học
a.Nhắc lại và xác định yêu cầu của bài làm.
GV cho học sinh đọc lại đề bài
Đề 1: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của địa phương
Đề 2: Thuyết minh về một danh nhân, một sự vật hiện tượng đáng cho em suy ngẫm, quan tâm
Trả bài làm văn số 5, Ra đề bài số 6 (Học sinh làm ở nhà) mục tiêu bài học GiúpHS: + Ôn tập củng cố về văn thuyết minh Đồng thời đánh giá, sửa chữa những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình từ đó có những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau. B- Phơng pháp và tiến trình tổ chức dạy học 1. Phương pháp dạy học Tuỳ từng đối tượng ở mỗi lớp có cách trả bài riêng. Cần nắm chắc đặc điểm của từng lớp để định ra nội dung cách thức trả bài sao cho các em có thể rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ ở những bài viết sau. 2. Tiến trình tổ chức dạy học a.Nhắc lại và xác định yêu cầu của bài làm. GV cho học sinh đọc lại đề bài Đề 1: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của địa phương Đề 2: Thuyết minh về một danh nhân, một sự vật hiện tượng đáng cho em suy ngẫm, quan tâm Nhắc nhở: HS cần có thái độ khách quan khi nhận xét đánh giá, đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy chính xác. b. Nhận xét chung: Do tính chất tự do của đề bài nên không có một đáp án cụ thể nào. Gv chỉ có thể nhận xét chung thông qua một số nội dung cả bài tốt lẫn bài xấu. GV cũng cần khuyến khích động viên những bài viết có ý tưởng đúng đắn, độc lập và sáng tạo, sủa chữa những ý chưa đúng, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của các em. Cụ thể : Những bài viết tốt là: Em T. Nhung, H. Anh, H.Gấm(10A3); em: Như Anh, N. Hiền B, P. Dung, M.Hoàn (10A4) Những em có bài viết kém là: Ng. Yến , N. Hiệp, T. Bộ, N. Hoà(10A4), nhất là em Yến đã có bài viết kém nhất trong ba bài. Ngoài ra đa số các em còn mắc lỗi chính tả, có những em rất nghiêm trọng ( Thường là những em có điểm kém). Thầy giáo đã sửa trong bài viết, yêu cầu về nhà tự giác sửa lỗi, có kiểm tra. GV: Hướng dẫn HS tự đánh giá: + Tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của bài viết. + Mức độ vận dụng thành công các phương pháp thuyết minh. + Năng lực diễn đạt (dùng từ, đặt câu, dựng đoạn). c. Biểu dương và sửa lỗi: - Gv chọn một số bài, đoạn văn tiêu biểu có ý hay, sáng tạo, có cảm xúc đọc cho HS nghe cùng học và rút kinh nghiệm. - Cũng nên chọn một số bài mắc lỗi kiến thức, diễn đạt, chính tả đọc và cùng các em sửa , rút kinh nghiệm. d. Trả bài tổng kết GV trả bài cho HS và dành thời gian nhất định cho các em xem lại bài của mình để các em tự sửa bài viết. Đồng thời chủ động khuyến khích các em hỏi, giải đáp những thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc điểm đã cho. Ra đề bài viết số 6 Mục tiêu bài học Giúp HS: + Củng cố, ôn tập về kiểu bài văn thuyết minh và thuyết minh văn học. + Tích hợp với kiến thức văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế. + Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, nhận thức tốt về bản thân trong mối quan hệ với XH ở HS. phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học 1, Phương pháp dạy học SGK đã chỉ dẫn khá cụ thể những hoạt động của cả GV & HS. GV chỉ cần dựa vào đó để triển khai . Nhắc HS ôn lại đặc điểm chung của văn tự sự. Ôn lại những kiến thức đã học về lập dàn ý; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 2, Tiến trình thực hiện a. Giới thiệu đề bài GV cho HS chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Anh (chị) hãy đọc bài “Thơ Hai – Cư của Ba Sô” (SGK Ngữ Văn 10, tập 1, trang 155), sau đó viết một bài văn thuyết minh về thể thơ này ? Đề 2: Anh (chị) hãy đọc phần tiểu dẫn bài “Xuý Vân giả dại” (SGK Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao ngữ văn 10, trang 32), sau đó viết một bài văn thuyết minh về loại hình nghệ thuật chèo ? * GV: chép đề nên bảng, nêu rõ yêu cầu của bài viết số 2 ( văn tự sự và miêu tả) * HS cần hiểu được yêu cầu của đề, nếu chưa rõ phải hỏi. 3. Đáp án HS có thể tự chọn đề theo ý cá nhân. Nội dung có thể xem xét, đánh giá dựa trên kết quả các em trình bày trong bài viết. 4. Thang điểm: * Điểm 8,9: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu của mỗi đề. Có sáng tạo, cảm xúc. Có thể còn mắc 1,2 lỗi diễn đạt nhỏ. * Điểm 5,6,7: Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề. Diễn đạt chưa thật tốt, có thể còn mắc lỗi về chính tả nhưng không phải những từ cơ bản. Không sai kiến thức. * Điểm 3,4,2: Bài làm lan man sơ sài, có lỗi kiến thức cơ bản, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản. Sai nhiều chính tả. * Điểm 0,1: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt A.mục tiêu bài học + Nắm được những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ. + Vận dụng những yêu cầu đó vào việc nói, viết chuẩn mực và có hiệu quả. Từ đó có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. B. phương tiện thực hiện - S GK, SGV -Thiết kế bài học . C. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới Phương pháp Nội dung chính GV: Cho H/S cần đọc phần 1, chia 2 nhóm làm phần a và b. GVH: lần lượt gọi HS ở hai nhóm trả lời. GV: Cho HS trao đổi và thảo luận và trả lời. GV: Cho H/S cần đọc phần 1, chia 2 nhóm làm phần a, b, c. GV: Cho HS trao đổi và thảo luận và trả lời. GVH: Thơ Đỗ Phủ có nội dung như thế nào ? GVH: Dựa vào SGK, em hãy nêu một vài tác phẩm và nội dung của nó ? GV: Cho HS đọc ghi nhớ. GV: Yêu cầu HS đọc phần II trong SGK và trả lời các câu hỏi. GV: Giao cho HS chia nhóm làm tại lớp câu 1, 2, 3, 4 (04 tổ) GVH: Anh (chị) hãy trình bày câu trả lời cho câu hỏi 1,2,3,4 ? GV: Về nhà làm bài số 5 I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng việt 1. Về ngữ âm, chữ viết. HSĐ&TL: Phần a: giặc => giặt; dáo => ráo; lẽ, đỗi => lẻ, đổi. Phần b: Từ địa phương => Từ toàn dân. 2. Về từ ngữ: * Phần a: chót lọt => cuối cùng; truyền tụng=>truyền thụ; vì; Những bệnh nhân, mà sẽ được điều trị bằng những thứ thuốc đặc hiệu. * Phần b: yếu điểm=>điểm yếu; linh động=>sinh động. 3. Về ngữ pháp: * Phần a: Câu 1: thừa từ Qua nên không xác định được C – V. Câu 2: thiếu vị ngữ=> sửa là. * Phần b: Câu 1: mơ hồ vì không xác định được CN, có thể sửa như ba câu còn lại (vì cả ba câu đó đều đúng) * phần c: Do trật tự câu lộn xộn, có thể xếp lại. 4. Về phong cách ngôn ngữ: HSPB: *Phần a: Câu 1: thay từ hoàng hôn bằng buổi chiều (có thể cắt bỏ) vì đây là phong cách hành chính công vụ chứ không phải là PC nghệ thuật. Câu 2: hết sức là được dùng trong khẩu ngữ nên có thể bỏ trong PC văn nghị luận. * Phần b: Các từ xưng hô: bẩm, cụ, con. Các thành ngữ: Trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có. Có nhiều từ mang tính khẩu ngữ: có giám nói gian, quả, chả làm gì II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả gia tiếp cao. HSTL&PB Câu 1: Hai từ được dùng với nghĩa chuyển. Chết đứng là cái chết hiên ngang của những người có lí tưởng, sống quỳ là sống hèn hạ của những kẻ không có lí tưởng. Câu 2: từ có tính hình tượng và biểu cảm. Câu 3: Câu sử dụng phép đối, điệp tạo nen tính nhịp điệu phù hợp với không khí khẩn trương của văn bản. III. Luyện tập HSPB: Câu 1: bàng hoàng, chất phác, bàng quan Câu 2: Từ lớp: phân biệt theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu và ngược lại. Từ phải mang ý nghĩa bắt buộc, từ sẽ giảm nhẹ mức độ, chỉ sự thanh thản và tự nguyện. Câu 3: Chưa có liên kết chặt chẽ, chưa rõ nghĩa, viết lại Câu 4: Câu văn có tình hình tượng và biểu cảm là dùng cụm từ cảm thán biết bao nhiêu, dùng cụm từ miêu tả oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, dùng hình ảnh ẩn dụ quả ngọt trái sai đã thắm hang da dẻ chị. Câu 5: Theo hướng dẫn SGK và SGV.
Tài liệu đính kèm: