Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tuần 3 - Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Huyền Trang

Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tuần 3 - Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Huyền Trang

1. Về kiến thức  Học sinh phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình).

 Học sinh nhận biết được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thơ thuộc hai nền văn hóa khác nhau.

 Học sinh nhận biết và sửa được lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ, biết cách sửa những lỗi đó.

2.1 Về năng lực chung Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, .

2.2 Về năng lực đặc thù  Học sinh viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghề thuật của một tác phẩm thơ.

 Học sinh thuyết trình về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ.

3. Về phẩm chất Học sinh yêu mến, trân trọng những vẻ đẹp của thơ ca và cuộc sống, biết nuôi dưỡng tâm hồn phong phú, có khả năng rung động trước cái đẹp.

 

docx 115 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 2152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tuần 3 - Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ: Ngữ văn
Ngày soạn 19/9/2022
Ngày dạy:25/9/2022
Giáo viên: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
Tuần: 3
Tiết: 12 - 21
BÀI 2 – VẺ ĐẸP CỦA THƠ CA
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 11 tiết
A. TỔNG QUAN 
MỤC TIÊU CHUNG
1. Về kiến thức
Học sinh phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình).
Học sinh nhận biết được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thơ thuộc hai nền văn hóa khác nhau. 
Học sinh nhận biết và sửa được lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ, biết cách sửa những lỗi đó. 
Về năng lực chung
Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,.
Về năng lực đặc thù 
Học sinh viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghề thuật của một tác phẩm thơ. 
Học sinh thuyết trình về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ. 
3. Về phẩm chất 
Học sinh yêu mến, trân trọng những vẻ đẹp của thơ ca và cuộc sống, biết nuôi dưỡng tâm hồn phong phú, có khả năng rung động trước cái đẹp.
NỘI DUNG BÀI HỌC 
Đọc 
Tri thức ngữ văn 
Chùm thơ Hai – cư Nhật Bản 
Thu hứng (Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ)
Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)
Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Chu Văn Sơn) 
Thực hành Tiếng Việt
Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa
Viết 
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Nói và nghe 
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
Củng cố mở rộng 
Văn bản Cánh đồng (Ngân hoa)
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Học sinh nhận biết được một số yếu tố: Thơ trữ tình, nhân vật trữ tình, hình ảnh thơ, vần thơ, nhịp điệu, đối, thi luật, thể thơ.
Học sinh phân tích được các yếu tố Thơ trữ tình, nhân vật trữ tình, hình ảnh thơ, vần thơ, nhịp điệu, đối, thi luật, thể thơ.
Học sinh đánh giá được chủ đề, nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm thơ.
2. Về năng lực
Học sinh thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật cơ bản của tác phẩm thơ.
Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,.
3. Về phẩm chất: Học sinh xác định vẻ đẹp của cuộc sống thông qua tác phẩm thơ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ 
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện: 
GV chuẩn bị câu hỏi khởi động: Em hãy đọc lại một bài thơ mà em đã được học từ chương trình THCS đến THPT.
Học sinh hoàn thành bảng K – W – L để tìm hiểu kiến thức về thơ và thơ trữ tình
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Học sinh suy nghĩ và dự trù câu trả lời
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh hoàn thiện phiếu K – W – L 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ kiến thức đã biết và mong muốn về bài học 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Phần chuẩn bị bài trình chiếu và phiếu của giáo viên. 
K
Điều em đã biết
W
Điều em muốn biết
L
em mong muốn biết thêm
Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Thơ ca là sáng tạo đặc biệt của con người. Nó là những sợi tơ rút ra từ cuộc sống và quay trở lại trang điểm cho cuộc sống bằng vẻ đẹp muôn màu của nó. Thơ ca đã có mặt cùng với sự phát triển của nhân loại suốt bao thời kì lịch sử và người ta cũng bắt đầu chú ý đến những vai trò, tác dụng kì diệu của nó đối với cuộc sống, đối với tâm hồn con người.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động: 
 Học sinh nhận biết được một số
 yếu tố: Thơ trữ tình, nhân vật trữ tình, hình ảnh thơ, vần thơ, nhịp điệu, đối, thi luật, thể thơ.
 Học sinh phân tích được các yếu tố Thơ trữ tình, nhân vật trữ tình, hình ảnh thơ, vần thơ, nhịp điệu, đối, thi luật, thể thơ.
 Học sinh đánh giá được chủ đề, nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm thơ.
b. Nội dung thực hiện: 
Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa 
Học sinh thảo luận nhóm và thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu về thơ và thơ trữ tình.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên cho HS lựa chọn nhiệm vụ phù hợp với năng lực và sở thích. Chia nhóm và thảo luận
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm thơ và phân loại thơ? Lấy VD 
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu khái niệm về thơ trữ tình các yếu tố của thơ trữ tình
Nhiệm vụ 3. Lựa chọn một bài thơ trữ tình và chỉ ra các yếu tố có trong bài thơ. 
Nhiệm vụ 4. Dựa vào các đặc trưng của thơ trữ tình, sáng tác một bài thơ/đoạn thơ ngắn và nêu ý nghĩa
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu 
Thời gian: 10 phút
Chia sẻ: 3 phút 
Phản biện và trao đổi: 2 phút 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về thần thoại và sử thi 
Phiếu học tập – Phụ lục 1,2,3
Phần chia sẻ của Học sinh
I. Thơ
1. Khái niệm 
Thơ là hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt, tuân theo một mô hình thi luật hoặc nhịp điệu nhất định. Mô hình này làm nổi bật mối quan hệ giữa âm điệu và ý nghĩa của ngôn từ thơ ca. Với hình thức ngôn từ như thế, thơ có khả năng diễn tả được những tình cảm mãnh liệt hoặc những ấn tượng, xúc động tinh tế của con người trước thế giới (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tr43) 
Ví dụ
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
 (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
 ( Đồng chí – Chính Hữu)
2. Phân loại thơ 
- Thơ trữ tình - thơ tự sự - thơ trào phúng
- Thơ cách uật – Thơ tự do – Thơ văn xuôi
II. Thơ trữ tình 
1. Khái niệm 
Thơ trữ tình là loại tác phẩm thơ thường có dung lượng nhỏ, thể hiện trực tiếp cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, tr43) 
2. Các yếu tố của thơ trữ tình 
a. Nhân vật trữ tình
- Nhân vật trữ tình (còn gọi là chủ thể trữ tình) là người trực tiếp bộc lộ rung động và tình cảm trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc sự tình nào đó. Nhân vật trữ tình có mối quan hệ mật thiết với tác giả song không hoàn toàn đồng nhất với tác giả.
b. Hình ảnh thơ
- Hình ảnh thơ là các sự vật, hiện tượng, trạng thái đời sống được tác tạo một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơi dậy cảm giác đặc biệt là những ấn tượng thị giác cũng như gợi ra những ý nghĩa tinh thần nhất định đối với người đọc.
c. Vần thơ, nhịp điệu, nhạc điệu, đối, thi luật, thể thơ:
- Vần thơ: Là sự cộng hưởng, hòa âm theo quy luật giữa một số âm tiết trong hay cuối dòng thơ. Vần có chức năng liên kết các dòng tho và góp phần tạo nên nhịp điệu, nhạc điệu cũng như giọng điệu của bài thơ.
- Nhịp điệu: Là những điểm ngắt hay ngừng theo chu kì nhất định trên văn bản do tác giả chủ động bố trí. Nhịp điệu chứa đựng sự lặp lại có biến đổi của các yếu tố ngôn ngữ và hình ảnh nhằm gợi ra cảm giác về sự vận động của sự sống và thể hiện cảm nhận thẩm mỹ về thế giới.
- Nhạc điệu: Là cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời văn gợi ra cảm giác về âm nhạc (âm hưởng, nhịp điệu). Trong thơ, những phương thức cơ bản để tạo nhạc điệu là gieo vần, điệp, phối hợp thanh điệu bằng – trắc.
- Đối: Là cách tổ chức lời văn thành hai vế cân xứng và sóng đôi với nhau cả về ý và lời. Căn cứ vào sự thuận chiều hay tương phản về ý và lời, có thể chia đôi thành hai loại: đối cân ( thuận chiều), đối chọi ( ngược chiều).
- Thi luật: Là toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trong thơ như gieo vần, ngắt nhịp, hòa thanh, đối, phân bố số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài thơ,
- Thể thơ: Là sự thống nhất giữa mô hình thi luật và loại hình nội dung của tác phẩm thơ. Các thể thơ đực hình thành và duy trì sự ổn định của chúng trong quá trinh phát triển của lịch sử văn học.
* Lưu ý các lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ trong câu
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu hoạt động: Dựa vào các bài thơ đã học hãy đọc một bài thơ và nêu được các yếu tố: thể thơ, nhân vật trữ tình, hình ảnh thơ, cách tổ chức nhịp điệu, gieo vần trong bài thơ đó
b. Nội dung thực hiện 
HS đọc tác phẩm thơ và liệt kê được các yếu tố đã được học.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên giao nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện đọc và ghi lại các yếu tố của tác phẩm thơ như: thể thơ, nhân vật trữ tình, hình ảnh thơ, cách tổ chức nhịp điệu, gieo vần
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh trình bày phần bài làm của mình 
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo 
GV và HS có thể tham khảo ví dụ sau
“Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và sáng đôi bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hòa.”
(Huy Cận) 
- Nhân vật trữ tình: Nhân dân Việt Nam với niềm tự hòa về truyền thống yêu nước, đấu tranh của dân tộc 
- Vần thơ: Hiệp vần chân “hoa” câu 2 và “hòa” câu 4 
- Nhịp điệu: Cách ngắt nhịp uyển chuyển
“Sống vững chãi/ bốn ngàn năm/ sừng sững
Lưng đeo gươm/ tay mềm mại bút hoa
Trong và thật sáng/ đôi bờ suy tưởng
Sống hiên ngang/ mà nhân ái, chan hòa.”
- Đối: Lưng đeo gươm – chiến đấu; tay mềm mại bút hoa – văn hóa; Sống hiên ngang – mạnh mẽ cứng rắn; nhân ái, chan hòa – tinh tế, dịu dàng, trọng tình nghĩa 
- Thi luật: Mỗi câu có 8 chữ bắt vần chân ở câu 2 và 4 
- Thể thơ: Thơ tự do 8 chữ 
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ 
a. Mục tiêu hoạt động: Dựa vào kiến thức đã học HS tự sáng tác một bài thơ theo thể thơ tự do.
b. Nội dung thực hiện: HS sáng tác một bài thơ chủ đề tự chọn theo thể thơ tự do.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên giao nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và thực hiện 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện sáng tác và đọc trước lớp
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh trình bày phần bài làm của mình 
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo 
HS sáng tạo theo nội dung tự chọn 
Phụ lục 1. Phiếu học tập tìm hiểu về thơ và thơ trữ tình
Phụ lục 2. Rubic đánh giá hoạt động nhóm tìm hiểu về thơ và thơ trữ tình
TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
ĐÃ LÀM TỐT
(5 – 7 điểm)
RẤT XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm 
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả 
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả 
2 điểm 
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo
Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu h ...  tà dương".
 Cây cối bắt đầu rụng lá trơ cành như đang "run rẩy", khẽ "rung rinh" trước những làn gió thu lành lạnh, se sắt. Khổ thơ thứ hai, chất thơ ấy là sự lay động xôn xao từ cảnh vật, từ hoa lá hơi may mà thấm vào hồn thi sĩ:
"Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.
Những luồng run rẩy, rung rinh lá,
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh".
 Các từ láy: "run rẩy", "rung rinh”, "mỏng manh" là những nét vẽ thần diệu gợi tả cái run rẩy, cái rùng mình của cây lá buổi chiều thu. Nghệ thuật sử dụng các phụ âm , “r" (rụng, rũa, run rẩy, rung rinh) và phụ âm "m" (một, màu, mỏng manh) với dụng ý thẩm mĩ trong gợi tả và biểu cảm đặc sắc. Đó cũng là một nét mới trong thi pháp của Xuân Diệu.
 Khổ thơ thứ 3, thi liệu vừa hiện thực vừa ước lệ tượng trưng, vừa kế thừa vừa cách tân sáng tạo. Cũng có trăng nhưng là "nàng trăng tự ngẩn ngơ" trên bầu trời. Không nói là trăng non đầu tháng, không hỏi "Trăng bao nhiêu tuổi trăng già" mà lại nói là "nàng trăng". Một hình ảnh đẹp, thơ mộng tả vầng trăng thu. Cũng ó núi, có non, lúc ẩn lúc hiện, "khởi sự" nhô lên cuối chân trời xa, qua lớp sương thu mờ. Trăng và núi trong thơ Xuân Diệu chứa đựng cái hồn thu muôn thuở của xứ sở quê hương, gần gũi và thân thuộc từ bao đời nay được vẽ lên thật đẹp:
"Thỉnh thoang nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ... "
 Hai tiếng "đã nghe", "đã vắng" gợi tả cái không gian bao la, vắng vẻ của những buổi chiều thu lành lạnh:
"Đã nghe rét mướt luồn trong gió,
Đã vắng người sang những chuyến đò”
 Cấu trúc câu thơ song hành và cách diễn tả cũng rất mới. Có chuyển đổi cảm giác giữa xúc giác và thính giác. Như vậy, sự cảm nhận của thi nhân về rét, về gió, về cái xa vắng không chỉ bằng giác quan mà còn bằng cả linh hồn nữa. Chữ "luồn" đã cụ thể hóa cái rét, cảm nhận được nó bằng trực giác. Rét mướt luồn trong gió thu hiu hắt chứ không phải là gió rét. Rõ ràng là chưa rét đậm, rét tê tái, đúng là cái rét, cái lành lạnh những chiều thu, những đêm tàn thu.
Khổ cuối là một bức tranh thu tuyệt đẹp. Có vẻ đẹp của thiên nhiên, của mây trời, cánh chim. Có vẻ đẹp thiếu nữ. Cảnh đẹp, người đẹp mà thoáng buồn mơ hồ mênh mông. Mây và cánh chim gợi lên nỗi buồn đẹp chia li như "bèo dạt mây trôi" của tình ca! Thi sĩ đã lấy cái "động" của cánh chim bay, của áng mây chiều trôi để đặc tả cái êm đềm, yên tĩnh của cõi vật và lòng người:
"Mây vẩn từng không chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia li"...
 Trong cái êm đềm, xa vắng ấy hiện lên hình ảnh thiếu nữ "ít nhiều" chưa xác định. Buồn tương tư, "buồn không nói". Một dáng điệu "tựa cửa nhìn xa", một tâm hồn "nghĩ ngợi gì" rất mơ hồ, xa xăm:
"Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì"
 	Là mùa xuân hay mùa thu, là mùa hè hay mùa đông, giữa thiên nhiên trăm sắc nghìn hương ấy, hình ảnh thiếu nữ đa tình, duyên dáng luôn luôn thấp thoáng qua những vần thơ của Xuân Diệu. Thi sĩ đa tình nên thiếu nữ cũng đa tình?
"Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm
Hây hây thục nữ mắt như thuyền".
("Nụ cười xuân" - Thơ thơ)
 Trong chùm thơ thu của Yên Đổ, tình thu buồn thấm thía cô đơn được thể hiện qua hình ảnh một ông lão, lúc đang "tựa gối ôm cần" trên một chiếc thuyền câu "bé tẻo teo" giữa chiếc ao thu "lạnh lẽo", lúc là một cụ già đang ngồi uống rượu ngà ngà say trong đêm sâu, có lúc lại là một nhà nho đang lặng ngắm cảnh thu, muốn cầm bút đề thơ mà phân vân, lưỡng lự... Còn trong thơ thu của Xuân Diệu là hình bóng một giai nhân trong tương tư, đang mộng tưởng. Đó cũng là một nét mới nói về mùa thu trong thơ Xuân Diệu. Có thể nói trạng thái buồn mơ hồ, buồn không rõ nguyên cớ là một nét tâm trạng rất điển hình của hồn thơ Xuân Diệu:
"Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói... "
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...".
 “Đây mùa thu tới" là một bài thơ thu tuyệt bút của Xuân Điệu. Bao nhiêu nét thu là bấy nhiêu nét vẽ tài hoa. Dáng thu, sắc thu, tình thu đều đẹp mà buồn, bao nên cái hồn thu mênh mang, xao xuyến. Đáng yêu nhất là hình ảnh thiếu nữ, một dáng thu yêu kiều mộng tưởng "Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì". Một trái tim đa tình, một ngòi bút tài hoa. Cách cảm và cách diễn tả rất mới, rất thơ. Đằng sau những sắc thu của đất trời, hoa lá, cây cỏ, của núi xa, của nàng trăng, của làn gió thu se lạnh,... là tiếng thu xôn xao, rung động trong tâm hồn thi sĩ tuổi đôi mươi và trong lòng thiếu nữ tuổi trăng tròn. Bài thơ cho ta nhiều ngẩn ngơ say cái hương sắc mùa thu xưa, mùa thu Hà Nội hơn nữa.
TIẾT 10. THỰC HÀNH ĐỌC 
CÁNH ĐỒNG (NGÂN HOA) 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Học sinh cảm nhận sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sự dụng công trong cách tổ chức mạch thơ. 
Học sinh lắng nghe dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca 
2. Về năng lực
Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ và năng lực cảm thụ để đọc hiểu văn bản 
3. Về phẩm chất: Yêu thơ ca, trân trọng các giá trị tốt đẹp và liên hệ với các vấn đề của cuộc sống 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ 
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện: 
GV đặt câu hỏi: Trong thời gian 1 phút, con hãy liệt kê tất cả những sự vật, hình ảnh, từ ngữ về mùa xuân. 
HS nào liệt kê được nhiều nhất thì chiến thắng. 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
GV đặt câu hỏi 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và trả lời 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
Gợi ý đáp án
Màu xanh, non, mơn mởn, hoa lá,.
Sự sống, tình yêu,. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động: 
Học sinh cảm nhận sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sự dụng công trong cách tổ chức mạch thơ. 
Học sinh lắng nghe dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca 
b. Nội dung thực hiện: Học sinh hoàn thiên phiếu học tập để tìm hiểu bài thơ 
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên phát phiếu HS suy ngẫm và thực hiện 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hành làm phiếu học tập 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần bài làm 
Bước 4. Kết luận, nhận định 
Giáo viên chốt những kiến thức 
1. Bố cục: Bài thơ được chia làm 3 phần
- Từ đầu đến rực rỡ: Giới thiệu cánh đồng mùa xuân 
- Tiếp theo đến dưới đất cày: Mùa xuân với những sức sống mới 
- Hai câu cuối: Cảm xúc của nhân vật trữ tình 
2. Nhịp điệu và ngôn từ bài thơ có gì đặc biệt? 
- Nhiều phép điệp tạo nên sự nhịp nhàng trong từng câu thơ 
“Chạm vào em một chiếc lá già nua, một nụ hoa bé bỏng, một hơi thở run run, một làn sương ẩm ướt
Chạm vào em một lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ.” 
🡪 Điệp “chạm vào em” “một + cụm danh từ/tính từ” 
“Em gọi tên những loài hoa chưa kịp mọc 
Em gọi tên những trái cây chưa kịp ra đời” 
🡪 Điệp “Em gọi tên” “chưa kịp + động từ” 
“Những trái cây đang ngủ trong hạt mầm vừa nứt
Đang ngủ trong đóa hoa nấp dưới đất cày” 
🡪 Điệp “đang ngủ” 
- Nhiều từ láy, các tính từ miêu tả âm thanh, hình ảnh, các động từ thể hiện sức sống đang diễn ra trong cảnh vật 
+ Từ láy: bé bỏng, run run, lảnh lót, nức nở, rực rỡ,. 
+ Tính từ được sắp xếp đăng đối: trong veo – trầm đục; âm u – rực rỡ; nức nở - lặng câm; lảnh lót – vang rền 
+ Động từ chỉ trạng thái: “mọc” “ra đời” “đang ngủ” “nứt” “nấp” 
Các câu thơ và từ ngữ được sắp xếp như một lời hát, có thăng có trầm, bộc lộ được cảm xúc đang trào dâng trong lòng tác giả. Nếu như khổ đầu tiên là những hình ảnh thể hiện cho sự lụi tàn – sức sống đan xen, thì khổ thứ hai tác giả khẳng định tất cả đang đều lúc mới “mầm” “chồi”, lúc chớm nở, tươi mới, và đang chờ vươn mình phát triển. Ta hiểu cảnh xuân ở đây không phải là mùa xuân với muôn vàn sắc thắm, mà chính là khoảnh khắc mọi vật đang đợi vươn mình, bung tỏa thể hiện sức sống của mùa xuân. Ta lại nhớ đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh, giống như việc tác giả không miêu tả mùa thu, mà đang diễn tả lại khoảnh khắc giao mùa, khoảnh khắc mà mọi vật đang chờ đợi đón chờ sự thay đổi của thời gian và không gian, của bốn mùa luân chuyển. 
3. Hình ảnh và biện pháp tu từ của bài thơ có gì đặc biệt? 
- Hình ảnh “Những đóa hoa cúc hái về từ cánh đồng mùa xuân rộng lớn”. Câu thơ đầu tiên đã gợi lên trong người đọc nhiều mâu thuẫn “hoa cúc” là dấu hiệu của mùa thu, vậy tại sao lại được hái về từ “cánh đồng mùa xuân rộng lớn”? 
- Câu thơ thứ hai lí giải cụ thể hơn “Tỏa sáng trên chiếc bình gốm sẫm màu”. Ở đây, có thể hiểu là hình ảnh hoa cúc trên bình gốm, hay hoa cúc được cắm trong chiếc bình hay chỉ đơn giản là tưởng tượng của tác giả. Liên kết hai câu thơ đầu tiên, có thể đó là những bông hoa cúc được hái từ vườn và được cắm trên chiếc bình gốm sẫm màu. Đó có thể là những đẹp đẽ cuối cùng của mùa thu, nhân vật trữ tình tận hưởng vẻ đẹp của hoa cúc, của sắc hoa và mong chờ mua xuân tới. 
- Đại từ “em” được nhắc đến trong cả hai khổ thơ, “em” có thể hiểu là nhân vật trữ tình, người con gái đang tràn đầy tình yêu đời, yêu sống. “Em” ở trong nhiều trạng thái là “chiếc là già nua” nhưng cũng là “nụ hoa bé bỏng”; là “hơi thở run run” nhưng cũng là “làn sương ẩm ướt”; là “lảnh lót trong veo” nhưng cũng là “vang rền trầm đục”; là “nức nở âm u” nhưng cũng là “lặng câm rực rỡ”. Các trạng thái nếu để ý kĩ có phần đối lập nhau, nếu như một bên là sự già cỗi, trầm buồn “già nua” “run run” “trầm đục” “âm u” thì một bên sẽ là “nụ hoa” “làn sương” “trong veo” “rực rỡ”. Trạng thái đối lập đó của “em” thể hiện sự biến hóa, xoay chuyển của trạng thái tinh thần. Đó có thể là sự tiếc nuối, cũng có thể là những rung cảm trước sự đón nhận mùa xuân sang. Cái cũ qua đi thì cái mới sẽ đến, sự sống sẽ hình thành. Sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, cho thấy tác giả cảm nhận mùa xuân và sự chuyển động bằng tất cả các giác quan 
- Đến khổ thứ hai, các hình ảnh thể hiện cho sức sống sắp bung tỏa “loài hoa chưa kịp mọc” “trái cây chưa kịp ra đời” “hạt mần vừa nứt” “hoa nấp dưới đất cày” tất cả đều là “chưa kịp” “vừa” “nấp” Chỉ chờ đợi có cơ hội thì sự sống sẽ thực sự bung tỏa 
- Hai câu kết “Dưới lớp đất cày có những chiếc bình gốm. Chưa kịp thành hình chờ đợi các loài hoa”. Nếu như đóa hoa cúc của mùa thu đang rực rỡ trong những chiếc bình, thì dưới lớp đất cày, những chiếc bình gốm cũng sẽ hình thành, chờ đợi sự sinh sổi nảy nở của các loài hoa. Đó là sự luân chuyển đầu cuối thể hiện cho sự sống luân phiên tồn tại. Sau khoảng động, thơ trở lại yên tĩnh để lắng khí đất, khí trời, sự hiến dâng luân chuyển sinh sôi, sự trở về chất chứa. Bài thơ là dòng luân chuyển không dứt.
Phụ lục. Phiếu học tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tuan_3_bai_2_ve_dep_cua_tho_ca_nam_ho.docx