Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 30

Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 30

TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh: + Ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng về văn thuyết minh nói chung, thuyết minh văn học nói riêng.

 + Đánh giá rút kinh nghiệm mức độ vận dụng các kiến thức đã học vào việc viết một bài văn cụ thể.

B- PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Tuỳ từng đối tượng ở mỗi lớp có cách trả bài riêng. Cần nắm chắc đặc điểm của từng lớp để định ra nội dung cách thức trả bài sao cho các em có thể rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ ở những bài viết sau.

2. Tiến trình tổ chức dạy học

a. Xác định yêu cầu của bài làm.

GV cho học sinh đọc lại đề bài

 

doc 5 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trả bài làm văn số 6
mục tiêu bài học
Giúp học sinh: + Ôn tập củng cố kiến thức và kĩ năng về văn thuyết minh nói chung, thuyết minh văn học nói riêng.
 + Đánh giá rút kinh nghiệm mức độ vận dụng các kiến thức đã học vào việc viết một bài văn cụ thể.
B- Phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học
1. Phương pháp dạy học
Tuỳ từng đối tượng ở mỗi lớp có cách trả bài riêng. Cần nắm chắc đặc điểm của từng lớp để định ra nội dung cách thức trả bài sao cho các em có thể rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ ở những bài viết sau.
2. Tiến trình tổ chức dạy học
a. Xác định yêu cầu của bài làm.
GV cho học sinh đọc lại đề bài 
Đề 1: Anh (chị) hãy thuyết minh về một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian mà anh chị quan tâm ?
Đề 2: Anh (chị) hãy đọc phần tiểu dẫn của bài Thơ Hai cư của Ba Sô, thuyết minh lại cho người thân, bạn bè về thể loại thơ Hai cư ?
Cả hai đề đều cần ở các em những tìm tòi, khám phá ngoài những nội dung được học ở trên lớp. Qua đó có thể đánh giá nỗ lực của các em qua bài viết.
b. Nhận xét chung:
Do tính chất tự do của đề bài nên không có một đáp án cụ thể nào. Gv chỉ có thể nhận xét chung thông qua một số nội dung cả bài tốt lẫn bài xấu. GV cũng cần khuyến khích động viên những bài viết có ý tưởng đúng đắn, độc lập và sáng tạo, sủa chữa những ý chưa đúng, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của các em.
Cụ thể : Những bài viết tốt là: Em T. Nhung, H. Anh, Tuyết, H.Gấm(10A3); em: Như Anh, N. Hiền B, P. Dung(10A4).
 Những em có bài viết kém là: N. Hiệp, T. Bộ, N. Hoà(10A4), nhất là em Hoàn đã có bài viết kém nhất trong ba bài.
 Ngoài ra đa số các em còn mắc lỗi chính tả, có những em rất nghiêm trọng ( Thường là những em có điểm kém). Thầy giáo đã sửa trong bài viết, yêu cầu về nhà tự giác sửa lỗi, có kiểm tra.
c. Biểu dương và sửa lỗi:
- Gv chọn một số bài, đoạn văn tiêu biểu có ý hay, sáng tạo, có cảm xúc đọc cho HS nghe cùng học và rút kinh nghiệm.
- Cũng nên chọn một số bài mắc lỗi kiến thức, diễn đạt, chính tả đọc và cùng các em sửa , rút kinh nghiệm.
d. Trả bài tổng kết
GV trả bài cho HS và dành thời gian nhất định cho các em xem lại bài của mình để các em tự sửa bài viết. Đồng thời chủ động khuyến khích các em hỏi, giải đáp những thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc điểm đã cho.
Tổng kết và nhắc các em chuẩn bị ôn tập cho bài viết kiểm tra học kì II trên lớp.
Chí khí anh hùng
 	 A.mục tiêu bài học 
 Hiểu được chí khí anh hùng của Từ Hải, một nhân vật được Nguyễn Du mến mộ gửi gắm. Qua đó cũng thể hiện bút pháp nghệ thuật của tác giả khi miêu tả nhân vật anh hùng lí tưởng.
 B. phương tiện thực hiện 
 	 - S GK, SGV
 	 -Thiết kế bài học .
 - Chân dung Từ Hải.
 C. tiến trình dạy học 
 	 1. Kiểm tra bài cũ 
 	 2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Cho H/S cần đọc phần tiểu dẫn
GVH: Anh (chị) hãy xác định vị trí, bố cục, chủ đề của đoạn trích qua phần tiểu dẫn ?
GVH: Anh (chị) hãy giới thiệu về Từ Hải qua đoạn trích Thuý Kiều gặp Từ Hải đã học ở THCS ?
GVH: Anh (chị) hiểu từ "Trượng phu" cụm từ "động lòng bốn phương" và "thanh gươm yên ngựa" nói nên tính cách gì của Từ Hải ?
GVH: Anh (chị) hãy phân tích câu nói của Kiều ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết Từ Hải đã bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Kiều như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết hình tượng Từ Hải theo cách miêu tả của Nguyễn Du có đặc điểm gì ?
GVH: Với vai trò là người chồng, Từ Hải tỏ ra là người bình thường, có tâm lí sâu sắc và gần gũi chân thực. Nhưng khi ra đi, chàng tỏ ra cương quyết và dứt khoát. Anh (chị) hãy phân tích hai câu cuối để thấy điều đó ?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK Tr 114.
I. Giới thiệu chung
1. Vị trí đoạn trích.
HSTL&PB : Theo tiểu dẫn
2. Bố cục - chủ đề:
HSĐ&TL:
* Đoạn trích gồm 18 câu được chia làm 03 phần:
 + 04 câu đầu: cuộc chia tay sau nửa năm chung sống.
 + 12 câu tiếp: cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải - thể hiện tính cách anh hùng của Từ Hải.
 + Hai câu cuối: Từ Hải dứt áo ra đi.
* Chủ đề: Thể hiện dáng dấp tráng chí của một bậc đại trượng phu anh hùng cái thế, một tráng sĩ anh hùng tung hoành trong thiên hạ, vừa có chí khí phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt. Đồng thời đoạn trích còn thể hiện ngòi bút đầy sáng tạo của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật.
II. Nội dung chính
1. Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải.
HSPB : Từ Hải xuất hiện như một nhân vật huyền thoại " Lầu thâu gió mát trăng thanh. Bỗng đâu có khách biên đùnh sang chơi". Sự xuất hiện của chàng giống như một vì sao sáng, cứu tinh của cuộc đời Kiều.
HSPB: + Trượng phu là chỉ người đàn ông có chí khí bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm khục, ngợi ca.
 + Động lòng bốn phương là một không gian khoáng đạt, chỉ có không gian như vậy mới có thể dung nạp được hoài bão to lớn của Từ Hải. Như vậy đây được xem như là lí tưởng của người anh hùng trung đại khi quyết mưu sự nghiệp lớn.
 + Thanh gươm yên ngựa là cảm hứng lên đường của người tráng sĩ quyết vì sự nghiệp công danh, sẵn sàng "da ngựa bọc thây" vì chí lớn.
2. Nỗi lòng tâm sự của Kiều và sự ân cần của Từ Hải.
HSPB: Kiều không chỉ yêu, hiểu mà còn rất khâm phục kính trọng Từ Hải. Theo quan niệm phong kiến: tam tòng tứ đức, Kiều đã nguyện gắn bó cuộc đời của nàng với Từ Hải. Sau những năm tháng khổ ải, lang thang nhục nhã, đây là thời gian hạnh phúc như mơ của nàng. Kiều không muốn xa rời người chồng yêu quý, không muốn sống cô đơn. Đó là tâm lí bình thường dễ hiễu.
HSPB: 
+ Câu nói của Kiều, yêu câu chính đáng của Kiều bị Từ Hải từ chối. Đó là điều bình thường cuả người anh hùng chân chính không bị xiêu lòng trước nữ sắc, gia đình làm vướng bận.
+ Từ Hải coi Kiều là "Tâm phúc tương tri" hơn hẳn người vợ bình thường nên chàng mới dứt khoát như vậy.
+ Quan niệm về người anh hùng theo Từ Hải là phải tạo dựng sự nghiệp lớn để thực hiện giấc mơ công lí. Vì thế sau hơn nửa năm gắn bó, khát vọng ấy đã thôi thúc trái tim chàng, chàng ý thức được đã đến lúc phải lên đường.
=> Từ Hải là một người đại diện cho ước mơ đông đảo của nhũng con người bị áp bức như Kiều. Với chàng việc lập lại công bằng trong thiên hạ là điều kiện tiên quyết, cái riêng phải đặt sau cái chung.
+ Đây là hình tượng có tính ước lệ, hình tượng mang tầm vóc vũ trụ. Vì thế Từ Hải trở lên phi thường xuất chúng.
3. Thái độ dứt áo ra đi.
+ Quyết lời dứt áo ra đi là thái độ, cử chỉ dứt khoát, không chần chừ ngần ngại hay do dự. Từ Hải đã không để tình cảm yếu đuối lung lạc, cảnh nhi nữ thường tình níu kéo, cản đường.
=> Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả ở nhiều phương diện:
 * Khí phách anh hùng.
 * Tính cách xả thân vì nghĩa.
 * Tư thế hiên ngang. Hình ảnh cánh chim bằng (đại bàng) lướt theo gió mây trên biển khơi bát ngát là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp. Đó chính là ước mơ của Nguyễn Du - ước mơ của con người và công lí gửi cả vào nhân vật lãng mạn Từ Hải.
III. Củng cố
HSTL&PB 
- Chép phần ghi nhớ (SGK)
Thề nguyền
(Đọc thêm)
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Gọi H/S đọc phần tiểu dẫn SGK
GVH: Trong phần tiểu dẫn SGK giới thiệu với ta vị trí đoạn trích như thế nào ? 
GVH: Anh (chị) hãy cho biết bố cục chủ đề của tác phẩm ?
GVH: Đoạn trích có những nội dung cơ bản nào ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết qua đoạn trích nói riêng, truyện Kiều nói chung, quan niệm về tình yêu của Kiều như thế nào ?
I. Hướng dẫn hs học bài.
HSĐ&TL:
1.Vị trí đoạn trích: 
HSPB : phần tiểu dẫn SGK Tr 115.
2. Bố cục - chủ đề:
HSPB: 
*Bố cục: chia làm bốn phần:
+ Từ câu 1 đến 4: Kiều sang nhà Kim Trọng.
+ Từ câu 5 đến 10: Tư thế và cảm giác của Kim khi thấy Thuý Kiều bước vào.
+ Từ câu 11 đến 14: Kiều giải thích lí do sang.
+ Từ câu 15 đến 22: Cảnh thề nguyền.
* Chủ đề: Bài ca về tình yêu lãng mạn lí tưởng, ước mơ táo bạo của Nguyễn Du về tự do lứa đôi.
3. Nội dung cần đạt:
HSPB:
 * Thái độ của Kiều khi sang nhà Kim Trọng: một ý tưởng táo bạo, xuất phát từ tình yêu say đắm, trong trắng, tự do của Kiều và Kim. Nó chứng tỏ ở Nguyễn Du có một tư tưởng mới mẻ, tiến bộ đi trước thời đại.
+ Các từ vội, xăm xăm, băng không chỉ diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều mà còn thể hiện sự khẩn trương, vội vã, đột xuất bất ngờ ngay với cả chính nàng.
+ Vì sao vậy ? Kiều phải tranh thủ thời gian. Nàng lo lắng, sợ cha mẹ sẽ quở trách về hành động chưa xin phép này. Nhưng sâu hơn cả là Kiều đã nghe theo tiếng gọi của trái tim mách bảo.
 * Không gian của đêm thề nguyền rất đẹp và thơ mộng: Kim đang thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt, có tiếng bước nhẹ của người trong mộng đến gần, chàng còn chưa tin hẳn vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều. Cả hai như lạc vào cõi mơ giữa đất trời bao la.
 * Cảnh thề nguyền của hai người diễn ra ngay sau đó với đủ các hình thức lễ nghi tuy vội vàng. Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và sự chung thuỷ của họ.
 HSPB: 
* Có cuộc thề nguyền này thì mới có những kỉ vật được đưa gửi trong đoạn trích Trao duyên
* Kiều chân thành và tôn thờ tình yêu của mình với Kim Trọng. Đó là một tình yêu cao đẹp Kiều gìn giữ suốt đời.
Nàng dám nghĩ, dám sống vì tình yêu, vì hạnh phúc lứa đôi tự do tiến bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc