Giáo án Sinh học 10 - Trần Thị Phương Anh

Giáo án Sinh học 10 - Trần Thị Phương Anh

I. Mục tiêu

1 Kiến thức:

- Trình bày được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao

2 Kĩ năng:

- Sưu tầm tài liệu trình bày về đa dạng sinh học.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ

- Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa kiến thức

3 Thái độ:

- Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.

4. Kiến thức trọng tâm:

- Các cấp tổ chức của thế giới sống

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung

 

doc 57 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 984Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Trần Thị Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1-; Tiết KHDH: 1; Ngày soạn: 18/08/2016 ; Ngày dạy: 22/08/2016 
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
I. Mục tiêu
1 Kiến thức:
- Trình bày được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao
2 Kĩ năng:
- Sưu tầm tài liệu trình bày về đa dạng sinh học.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ
- Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa kiến thức
3 Thái độ:
- Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.
4. Kiến thức trọng tâm:
- Các cấp tổ chức của thế giới sống
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Năng lực tự học
- HS biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thông tin về các giới sinh vật.
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Xác định được tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên thế giới sống. 
Năng lực tư duy
Phát triển năng lực tư duy thông qua phân biệt được sự khác nhau của các cấp tổ chức sống từ đó rút đăc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
Năng lực giao tiếp hợp tác
HS phát triển ngôn ngữ nói viết khi tham gia tranh luận trong nhóm về các vấn đề: nguyên tề: nguyên tăc thứ bậc, hệ thống mở, tự điều chỉnh...
Năng lực sử dụng CNTT
HS biết sử dụng phần mềm word, thu thập thông tin tranh ảnh qua mạng internet.
- Năng lực chuyên biệt
+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến các cấp tỏ chức của thế giới ống
+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những hành động thiết thực nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học.
II. Chuẩn bị:
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ h1, h2 sgk và những tranh ảnh có liên quan đến bài học như tế bào, cấu tạo lông ruột, cấu tạo tim, hệ sinh thái
- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về các cấp tổ chức của thế giới sống.
- Tranh vẽ phóng to h2 sgk.
- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Chuẩn bị các mẫu vật sưu tầm.
III. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan
IV. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp(2p)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới(37p)	
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NL hình thành
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống
- Các cấp tổ chức của thế giới sống từ cấp nhỏ nhất đến cấp lớn nhất:
Phân tử à bào quan à tế bào à mô à cq àhệ cq à cơ thể à quần thể à quần xã à hệ sinh thái à sinh quyển.
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống là:
 tế bào à cơ thể à quần thể à quần xã à hệ sinh thái à sinh quyển.
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
GV : hướng dẫn HS quan sát tv h1sgk và yêu cầu.
Quan sát h1 sgk cho biết:
 - Tổ chức thế giới sống bao gồm những cấp tổ chức nào?
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống?
- Nêu đặc điểm của từng cấp tổ chức?
GV nhận xét
? Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
GV đánh giá, hoàn thiện 
- HS: quan sát tranh vẽ yêu cầu nêu được :
+ Các cấp tổ chức của thế giới sống từ nhỏ nhất đến lớn nhất.
+ Các cấp độ tổ chức cơ bản
- HS thảo luận trả lời
NL GQVĐ
NL ngôn ngữ
4. Củng cố: ( 4p)
Câu 1: Vật chất sống trong tế bào được xắp xếp theo trình tự nào ?
Phân tử vô cơ - đại phân tử - phân tử hữu cơ – siêu phân tử - bào quan.
Phân tử hữu cơ - phân tử vô cơ - đại phân tử - siêu phân tử - bào quan.
Phân tử vô cơ - phân tử hữu cơ - đại phân tử - siêu phân tử - bào quan. x
Phân tử vô cơ - đại phân tử - phân tử hữu cơ - siêu phân tử - bào quan.
Câu 2: Thế giới sống được sắp xếp theo các cấp tổ chức chính như thế nào ?
Tế bào - cơ thể - quần xã - quần thể - hệ sinh thái - sinh quyển.
Tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển. x
Tế bào - bào quan - cơ thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển.
Tế bào - cơ thể - quần thể - loài - hệ sinh thái - sinh quyển.
5. HDVN: ( 2p)
Học bài theo nộidung câu hỏi sách giáo khoa.
Đọc trước bài mới sách giáo khoa .
Tuần: 2-; Tiết KHDH: 2; Ngày soạn: 25/08/2016 ; Ngày dạy: 29/08/2016 
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG(tiếp theo)
I. Mục tiêu
1 Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức của thế giới sống 
2 Kĩ năng:
- Sưu tầm tài liệu trình bày về đa dạng sinh học.
- Vẽ được sơ đồ phát sinh giới Thực vật, giới Động vật
- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ
- Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa kiến thức
3 Thái độ:
- Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.
4. Kiến thức trọng tâm:
- Đăc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Năng lực tự học
- HS biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. 
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Phân loại được các sinh vật theo hệ thống phân loại năm giới, sưu tầm tranh ảnh minh họa.
Năng lực tư duy
Phát triển năng lực tư duy thông qua phân biệt được sự khác nhau của các cấp tổ chức sống từ đó rút đăc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
Năng lực giao tiếp hợp tác
HS phát triển ngôn ngữ nói viết khi tham gia tranh luận trong nhóm về các vấn đề: nguyên tề: nguyên tăc thứ bậc, hệ thống mở, tự điều chỉnh...
Năng lực sử dụng CNTT
HS biết sử dụng phần mềm word, thu thập thông tin tranh ảnh qua mạng internet.
- Năng lực chuyên biệt
+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến hệ thống phân loại 5 giới
+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những hành động thiết thực nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học.
II. Chuẩn bị:
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ và những tranh ảnh có liên quan đến bài học như đại diện của sinh giới.
- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về các giới sinh vật..
- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Chuẩn bị các mẫu vật sưu tầm.
III. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan
IV. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp(1p)
2. Kiểm tra bài cũ(5p)
- Trình bày các cấp tổ chức của thế giới sống?
3. Bài mới(33p)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NL hình thành
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Nguyên tắc thứ bậc là tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. 
- Đặc điểm nội trội là đặc điểm của 1 cấp tổ chức nào đó được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu tạo nên chúng. Đặc điểm này không có ở cấp tổ chức nhỏ hơn. 
- Những đặc điểm nội trội đặc trưng cho thế giới sống như tđc và nl, st và pt, cảm ứng,knăng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với MT sống
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
* Hệ thống mở: SV ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
- SV không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
* Khả năng tự điều chỉnh:
- Mọi cấp tổ chức sống từ thấp đến cao của thế giới sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống tồn tại và phát triển
3 Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Các sinh vật trên trái đất có chung nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú nhưng lại thống nhất.
GV chuyển mục II: tuy thế giới sống rất đa dạng bao gồm các cấp tổ chức sống khác nhau song vẫn mang những đặc điểm chung.
GV nêu nhiệm vụ: 
- Em hãy cho biết đặc điểm chung của thế giới sống?
- Nguyên tắc thứ bậc là gì? 
- Thế nào là đặc tính nội trội ? cho ví dụ? Đặc tính nội trội do đâu mà có?
- Hệ thống mở là gì? cho vd?
- Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác?
- GV để lớp trao đổi ý kiến rồi đánh giá và yêu cầu HS khái quát kiến thức.
* Liên hệ: 
- Làm thế nào để sinh vật có thể sinh trưởng phát triển tốt nhất trong môi trường?
- Tại sao ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh?
- GV đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức
- HS: nghiên cứu SGK trang 8.
- Trao đổi nhanh trong nhóm trả lời câu hỏi
- Lấy 1 vài VD để phân tích
- HS đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
Hs thảo luận trả lời.
NL GQVĐ
NL hợp tác
NL ngôn ngữ
4. Củng cố: ( 4p)
Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
5. HDVN: ( 2p)
Học bài theo nộidung câu hỏi sách giáo khoa.
Đọc trước bài mới sách giáo khoa .
V. Câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá năng lực HS
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
(MĐ1)
Thông hiểu
(MĐ2)
Vận dụng
(MĐ3)
Vận dụng cao
MĐ4
1. Các cấp tổ chức của thế giới sống
- Liệt kê được các cấp tổ chức của thế giới sống
- Trình bày được đăc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
- Nêu được các cấp tổ chức sống cơ bản.
- Giải thích được vì sao tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên thế giới sống.
-Giải thích được về nguyên tăc thứ bậc và đăc tính nổi trội.
- Giải thích được vì sao thế giới thế giới sinh vật có nhiều đăc điểm chung nhưng cũng vô cùng đa dạng.
- Phân biệt được các cấp tổ chức sống
- Nêu được ví dụ chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung nhưng đã tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau.
- Nêu được các ví dụ về các cấp tổ chức của thế giới sống
2. Hệ thống câu hỏi, bài tập
 *Tự luận
Câu 1. Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản? 
Câu 2. Tại sao nói hệ sống là hệ thống mở và tự điểu chỉnh? Cho ví dụ
Câu 3. Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.	
Câu 4. Trình bày đặc điểm chung của các tổ chức sống.
Câu 5. Tại sao tế bào được xem là tổ chức cơ bản của cơ thể sống ?
Câu 6. Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và Sinh quyển?
Câu 7. Tại sao TB vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đvị chức năng?
Câu 8. Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh? Cơ quan nào trong cơ thể người giữ vai trò chủ đạo trong điều khiển cân bằng nội môi?
* trắc nghiệm khách quan
1. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại ?
a. Quần thể	b. Quần xã 	c. Cơ thể	d. Hệ sinh thái 
2. Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là : 
a. Sinh quyến	b. Hệ sinh thái 	c. Loài	d. Hệ cơ quan 
3. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành :
a. Hệ cơ quan	b. Mô 	c. Cơ thể	d. Cơ quan 
4. Tổ chức sống nào sau đây là bào quan ?
a. Tim	b. Phổi 	c. Ribôxôm	d. Não bộ 
5. Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên ?
a. Quần thể 	c. Quần xã 	b. Loài 	d. Sinh quyển 
6. Hoạt động nào sau đây xảy ra ở tế bào sống ? 
a. Trao đổi chất 	b. Sinh trưởng và phát triển 
c. Cảm ứng và sinh trưởng 	d. Tất cả các hoạt động nói trên 
7. Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào ?
a. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống 
b. Là đơn vị chức năng của tế bào sống 
c. Được cấu tạo từ các mô 
d. Được cấu tạo từ các phân tử , đại phân tử vào bào quan 
8. Tập hợp các cơ quan , bộ phận của cơ thể cùng thực hiện mộ ... ăng lượng trong tb? (MĐ4)
Tuần : 15- Tiết KHDH: 15; Ngày soạn: 26/11/2016 ; Ngày dạy: 28/11/2016
Chuyên đề: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Nêu được vai trò của enzim trong tế bào, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Điều hoà hoạt động trao đổi chất
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ tư duy phân tích - tổng hợp, khái quát hóa. 
3 Thái độ:
- Nhận thấy vai trò của TV trong hệ sinh thái, có ý thức bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường.
- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học.
- Biết liên hệ kiến thức với thực tế, ăn uống đủ chất, khoa học.
4. Trọng tâm:
- Cấu trúc enzim và vai trò của enzim, thiết kế thí ngiệm về enzim.
5. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Năng lực tự học
- Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. 
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm quang hợp và hô hấp, cần xúc tác là enzim. 
NL nghiên cứu khoa học
+ Đưa ra tiên đoán khi cơ thể thiếu các enzim chuyển hóa một chất nào đó thì hậu quả như thế nào.
Năng lực giao tiếp hợp tác
Học sinh hình thành năng lực giao tiếp, phát triển ngôn ngữ nói, viết khi tranh luận trong nhóm về các thuật ngữ có trong bài học
NL quản lí
Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.
- NL chuyên biệt
+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên:
- Tranh vẽ sgk và những tranh ảnh có liên quan đến bài học như enzim
- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về cơ chế hoạt động của enzim.
- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm
2 Học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Chuẩn bị các mẫu vật.
3. Phương pháp: 
- Dạy học hợp tác: vận dụng để dạy: enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu cấu trúc và chức năng của ATP?
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
NL hình thành
Nội dung 1: khái quát về enzim (30 phút)
I. Enzim: 
- Enzim là chất xúc tác sinh học, có bản chất prôtêin, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đôỉ sau phản ứng.
 - Cấu trúc của enzim: Enzim gồm 2 loại: 
Enzim 1 thành phần (chỉ là prôtêin) và enzim 2 thành phần (ngoài prôtêin còn liên kết với chất khác không phải prôtêin).
 Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.
- Vai trò của enzim: 
 Làm giảm năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ phản ứng.
 Tế bào điều hoà hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế. 
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến enzim
Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim, nồng độ enzim (SGK).
- Lấy VD minh họa về enzim. Yêu cầu HS tìm hiểu các vấn đề sau:
+ Enzim là gì? Hãy kể 1 vài enzim mà em biết.
+ Enzim có cấu trúc ntn?
+ Cơ chất là gì?
+ Trình bày cơ chế tác động của enzim?
+ Giải thích tại sao enzim có tính đặc thù? lấy vd( chìa khóa và ổ khóa)
- GV nhận xét, đánh giá và giúp các em hoàn thiện kiến thức.
+ Enzim+ cơ chấtà phức hợp enzim-cơchất àsảnphẩm+ enzim
GV yêu cầu HS nghiên cứu trả lời các vấn đề sau:
- Hoạt tính của enzim là gì?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
- Trình bày sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động của enzim.
- Giả thích hiện tượng ức chế ngược
GV đánh giá, bổ sung.
HS nghiên cứu thông tin SGK trang 57, kết hợp với kiến thức sinh học lớp 8 trả lời. 
+ Thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến.
+ Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS nghiên cứu , vận dụng kiến thức mới và kiến thức của bài 6 trả lời.
Hs khác bổ sung.
NL quản lý
NL giao tiếp
NL tư duy
NL GQVĐ
Nội dung 2 Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất (10 phút)
III. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
Tế bào có thể điều hòa quá trình chvc thông qua điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế.
GV yêu cầu HS tìm hiểu vai trò của ez trong quá trình CHVC
Giải thích hiện tượng ức chế ngược
* Liên hệ: cần ăn uống hợp lí bổ sung đủ các loại chất để tránh gây hiện tượng bệnh lí rối loạn chuyển hóa.
HS nghiên cứu sgk trả lời
NL quản lý
NL tư duy
4. Củng cố, dặn dò(5 phút )
- GV yêu cầu HS giải thích các hiện tượng thực tế:
Tại sao ăn thịt bò khô với nộm đu đủ thì lại dễ tiêu hóa hơn là khi ăn thịt bò khô riêng?
Đáp án: Vì trong đu đủ có enzim phân giải prôtêin
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị cho bài thực hành 15
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
(MĐ1)
Thông hiểu
(MĐ2)
Vận dụng
(MĐ3)
Vận dụng cao
MĐ4
2. Enzim và vai trò của enzim
- Nêu được vai trò của enzim trong tế bào, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Điều hoà hoạt động trao đổi chất
- Mô tả cấu trúc của enzim
Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
Giải thích được vai trò của enzim trong quá trình chvc
- Giải thích được một số quá trình liên quan đến enzim (làm sữa chua, một số bệnh ở người do thiếu enzim)
2. Câu hỏi và bài tập củng cố dặn dò
Câu 1. Thành phần cơ bản của ezim là (MĐ1)
A. lipit.	B. axit nucleic.	C. cacbon hiđrat. 	D. protein. 
Câu 2. Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với (MĐ1)
A. cofactơ.	B. protein.	C. coenzim.	D. trung tâm hoạt động.
Câu 3. Tế bào cơ thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng bằng việc tăng giảm (MĐ2)
A. nhiệt độ tế bào. 	B. độ pH của tế bào. 
C. nồng độ cơ chất 	D. nồng độ enzim trong tế bào. 
Câu 4: Giải thích sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ pH đến hoạt tính enzim? (MĐ2)
Tuần : 16- Tiết KHDH: 16; Ngày soạn: 26/11/2016 ; Ngày dạy: 05/12/2016
THỰC HÀNH: Một số thí nghiệm về enzim
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt tính của ezim catalaza.
2. Kĩ năng:
- Làm được một số thí nghiệm về enzim
3 Thái độ:
- Nhận thấy vai trò của TV trong hệ sinh thái, có ý thức bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường.
- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học.
- Biết liên hệ kiến thức với thực tế, ăn uống đủ chất, khoa học.
4. Trọng tâm: thiết kế thí ngiệm về enzim.
5. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Năng lực tự học
- Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. 
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm quang hợp và hô hấp, cần xúc tác là enzim. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.
NL nghiên cứu khoa học
+ Học sinh biết cách bố trí thí nghiệm thực hành, quan sát các thí nghiệm về enzim.
+ Đưa ra tiên đoán khi cơ thể thiếu các enzim chuyển hóa một chất nào đó thì hậu quả như thế nào.
Năng lực giao tiếp hợp tác
Học sinh hình thành năng lực giao tiếp, phát triển ngôn ngữ nói, viết khi tranh luận trong nhóm về các thuật ngữ có trong bài
NL quản lí
Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.
- NL chuyên biệt
+ Thiết kế thí nghiệm: HS hoàn thành theo quy trình thí nghiệm về enzim.
+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên:
- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm
2 Học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Chuẩn bị các mẫu vật.
3. Phương pháp: 
- Dạy học dự án: Được vận dụng để dạy thực hành.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (5p )
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
NL hình thành
Nội dung 1: THÍ NGHIỆM VỚI ENZIM CATALAZA (20 phút)
I. Quan sát hiện tượng thấy được ở
 3 miếng khoai tây sau khi nhỏ H2O2
Mẫu vật
Khoai tây sống
Khoai tây chín
KT lạnh
tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
- Trả lời câu hỏi
GV gới thiệu tác dụng của enzim catalaza
 H2O22 H2O + O2
- GV chia HS theo nhóm để tiến hành thí nghiệm(4 nhóm/ lớp
- GV giao dụng cụ, mẫu vật, hóa chất
- GV yêu cầu:
+ Tiến hành thí nghiệm vớim enzim atalaza.
+ Trình bày kết quả thí nghiệm và giải thích.
- GV: hướng dẫn HS thao tác thí nghiệm như SGK.
- GV theo các nhóm thao tác và nhắc nhở cắt lát khoai mỏng khoảng 5 mm. chỉ nhỏ 1 giọt dung dịch H2O2 lên mỗi miếng khoai tây.
- Sau khi các nhóm tiến hành xong thí nghiệm GV yêu cầu các nhóm giới thiệu kết quả và giải thích.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV yêu cầu viết thu hoạch ( theo mẫu)và trả lời 1 số câu hỏi.
- Các nhóm nhận dụng cụ.
- Cử thư kí ghi chép.
- Từng nhóm tiến hành các thí nghiệm.
1. Tiến hành thí nghiệm
- Từng nhóm tiến hành các thí nghiệm như SGK trang 61.
+ Nhỏ giọt dung dịch H2O2 lên 3 lát khoai.
+ Quan sát hiện tượng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
2. Báo cáo thu hoọach và trả lời 1 số câu hỏi:
- Viết thu hoạch 
NL quản lý
NL giao tiếp
NL tư duy
NL GQVĐ
NL thiết kế TN
Nội dung 2 
THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG ENZIM TRONG QUẢ DỨA TƯƠI ĐẺ TÁCH CHIẾT ADN (20 phút)
II. TN tách chiết ADN
+ Cho nước rửa chén bát vào dịch nghiền nhằm phá vỡ màng sinh chất vì màng có bản chất là lipit.
+ Dùng enzim trong quả dứa để thủy phân prôtêin và giải phóng AND ra khỏi prôtêin.
GV yêu cầu:
+ Tiến hành thí nghiệm.
+ Thấy được phân tử AND và tách được AND.
- GV bao quát lớp nhắc nhở các nhóm về các thao tác ở bước 2 đó là: lấy đúng tỷ lệ khối lượng của nước rửa chén và nước cốt dứa.
- GV kiểm tra kết quả của nhóm bằng cách xem có các sợi trắng đục lơ lửng trong lớp cồn hay không và phổ biến để HS kiểm tra kết quả.
- GV yêu cầu viết bài thu hoạch và trả lời câu hỏi:
1. Tiến hành thí nghiệm
- Mỗi nhóm phân công các thành viên thực hiện theo 4 bước như SGK trang 62.
- Lưu ý một số thao tác như nghiền mẫu dịch, lọc nước cốt dứa, khuấy nhẹ hợp chất trong ống nghiệm
2. Báo cáo thu hoạch
- HS viết trường trình về các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.
- HS vận dụng lí thuyết để giải thích thí nghiệm mà các em vừa tiến hành.
- Thảo luận trả lời các câu hỏi
NL quản lý
NL giao tiếp
NL thiết kế TN
NL GQVĐ
Tuần : 17- Tiết KHDH: 17; Ngày soạn: 26/11/2016 ; Ngày dạy: 05/12/2016
	ÔN TẬP HỌC KÌ I
Tuần : 18- Tiết KHDH: 18; Ngày soạn: 26/11/2016 ; Ngày dạy: 05/12/2016
	KIỂM TRA HỌC KÌ I

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sih_10_phat_trien_nang_luc.doc