Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 2, Bài 2: Các giới sinh vật

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 2, Bài 2: Các giới sinh vật

I, MỤC TIÊU:

1.Về kiến thức:

- Trình bày được thế nào là sinh giới

-Sơ đồ hóa và phân tích được sơ đồ hệ thống phân loại 5 giới

-Nắm được đặc điểm và đại diện của từng giới

2. Kỹ năng:

-Tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hóa

-Học tập: tự học, hợp tác , lập bảng, làm việc với phiếu học tập

-Quan sát, kỹ năng thực hành, phân loại

3. Thái độ:

-Học sinh có ý thức nghe giảng hiểu bài

4. Các năng lực hướng tới:

-Giải quyết vấn đề tự học, hợp tác

II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM, KHÁI NIỆM MỚI

1. Kiến thức trọng tâm: đặc điểm chính của mỗi giới

2. Khái niệm mới: giới, hệ thống phân loại 5 giới, thể giao tử, thể bào tử

III, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1, Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề , hoạt động nhóm

2, Phương tiện: Tranh vẽ phóng to hình 2 sách giáo khoa, sơ đồ phân loại cây sinh giới

IV, TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI MỚI:

1, Kiểm tra bài cũ:

• Câu 1: Có các cấp độ tổ chức sống nào?

• Câu 2: Vì sao nói tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống?

2, Tổ chức học bài mới:

 a, Đặt vấn đề: Trong thế giới sống của chúng ta có rất nhiều loài sinh vật đang sinh sống vậy làm sao để nhận biết và phân biệt được từng loại sinh vật chúng ta cùng đi vào bài hôm nay “Bài 2: Các giới sinh vật”

 

docx 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 2, Bài 2: Các giới sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 – Bài 2 CÁC GIỚI SINH VẬT
I, MỤC TIÊU:
1.Về kiến thức:
- Trình bày được thế nào là sinh giới 
-Sơ đồ hóa và phân tích được sơ đồ hệ thống phân loại 5 giới 
-Nắm được đặc điểm và đại diện của từng giới 
2. Kỹ năng:
-Tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hóa
-Học tập: tự học, hợp tác , lập bảng, làm việc với phiếu học tập
-Quan sát, kỹ năng thực hành, phân loại
3. Thái độ:
-Học sinh có ý thức nghe giảng hiểu bài
4. Các năng lực hướng tới: 
-Giải quyết vấn đề tự học, hợp tác 
II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM, KHÁI NIỆM MỚI 
Kiến thức trọng tâm: đặc điểm chính của mỗi giới
Khái niệm mới: giới, hệ thống phân loại 5 giới, thể giao tử, thể bào tử
III, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1, Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề , hoạt động nhóm
2, Phương tiện: Tranh vẽ phóng to hình 2 sách giáo khoa, sơ đồ phân loại cây sinh giới
IV, TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI MỚI:
1, Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Có các cấp độ tổ chức sống nào?
Câu 2: Vì sao nói tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống?
2, Tổ chức học bài mới:
 a, Đặt vấn đề: Trong thế giới sống của chúng ta có rất nhiều loài sinh vật đang sinh sống vậy làm sao để nhận biết và phân biệt được từng loại sinh vật chúng ta cùng đi vào bài hôm nay “Bài 2: Các giới sinh vật”
 b, Giảng bài mới 
Hoạt động 1: Xây dựng khái niệm về giới sinh vật
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Quan sát sơ đồ cho biết mối quan hệ giữa các đơn vị phân loại? 
Vậy giới là gì? Cho ví dụ?
Sinh giới được chia thành mấy giới là những giới nào?
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
I.Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
 a,Khái niệm giới: Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
 b,Hệ thống phân loại sinh giới: chia thành 5 giới:
Giới khởi sinh.
Giới nguyên sinh.
Giới nấm.
Giới thực vật.
Giới động vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chính các giới
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Nghiên cứu hình 2 sgk trang 10 cho biết toàn bộ sinh giới được chia thành bao nhiêu giới?
Chia học sinh thành 5 nhóm mỗi nhóm làm về 1 giới hoàn thành phiếu học tập sau	
Giới
Đặc điểm
Đại diện
Giáo viên lắng nghe, bổ sung và chốt kiến thức.
Học sinh trả lời
Học sinh thảo luận nhóm, sau đó lên bảng trình bày.
II. Đặc điểm chính của mỗi giới:
Giới khởi sinh(Monera):
Đặc điểm: Sv nhân sơ, kích thước nhỏ 1-5micrômet. Sống hoại sinh, kí sinh một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.
Đại diện: vi khuẩn, VSV cổ(Sống ở 00C-1000C, độ muối 25%).
Giới nguyên sinh:
Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, có loài có diệp lục. Sống dị dưỡng(Hoại sinh), hoặc tự dưỡng.
b) Đại diện: tảo, nấm nhầy, ĐV nguyên sinh(Trùng đé giày, trùng biến hình).
Giới nấm(Fungi):
Đặc điểm: Có nhân thật, cơ thể đơn bào hoặc đa bào. Cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi. Sống dị dưỡng kí sinh, cộng sinh, hoại sinh.
Đại diện: nấm men, nấm sợi, địa y.
Giới thực vật(Plantae):
Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đa bào, sống
 cố định, có khả năng cảm ứng chậm. Có khả năng quang hợp.
Đại diện: rêu, quyết trần, hạt trần, hạt kín.
Giới động vật(Animalia) 
Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đa bào, có khả năng di chuyển, khả năng phản ứng nhanh. Sống dị dưỡng. 
Đại diện: ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, ĐV có xương sống.
V, Củng cố:
Câu 1: Đặc điểm chung của các loài sinh vật là gì? 
A. Chúng đều có chung một tổ tiên.
B. Chúng sống trong những môi trường gần giống nhau. 
C. Chúng đều có cấu tạo tế bào. 
D. Cấp đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. 
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của giới thực vật? 
A. Thành tế bào có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và cảm ứng chậm.
B. Thành tế bào không có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và cảm ứng chậm. 
C. Thành tế bào có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, có khả năng di chuyển.
D. Thành tế bào không có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng.
VI. DẶN DÒ
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk
- Đọc mục “ Em có biết.”
- Đọc trước bài mới “Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước” ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_tiet_2_bai_2_cac_gioi_sinh_vat.docx