Giáo án Thể dục Lớp 3 - Bài 1 đến 4 - Chủ đề: Đội hình đội ngũ

Giáo án Thể dục Lớp 3 - Bài 1 đến 4 - Chủ đề: Đội hình đội ngũ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết và thực hiện được biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hành dọc và ngược lại.

- Trung thực, giúp đỡ bạn khi tập luyện và tham gia trò chơi vận động.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Hiểu và có ý thức tự giác trong tập luyện để nâng cao sức khỏe bản than. Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành bài tập và trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ.

- Năng lực thể chất: Bước đầu biết lựa chọn môi trường phù hợp với nội dung luyện tập đó. Biết và thực hiện được các giai đoạn biến đổi đội hình một hàng dọc thành hai hàng dọc và ngược lại theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, hợp tác và biết giúp đỡ bạn trong tập luyện và tham gia trò chơi vận động.

docx 47 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thể dục Lớp 3 - Bài 1 đến 4 - Chủ đề: Đội hình đội ngũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ. ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
BÀI 1: BIẾN ĐỔI ĐỘI HÌNH TỪ MỘT HÀNG DỌC THÀNH HAI, BA HÀNG DỌC VÀ NGƯỢC LẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết và thực hiện được biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hành dọc và ngược lại.
Trung thực, giúp đỡ bạn khi tập luyện và tham gia trò chơi vận động.
2. Năng lực
Năng lực chung: Hiểu và có ý thức tự giác trong tập luyện để nâng cao sức khỏe bản than. Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành bài tập và trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ.
Năng lực thể chất: Bước đầu biết lựa chọn môi trường phù hợp với nội dung luyện tập đó. Biết và thực hiện được các giai đoạn biến đổi đội hình một hàng dọc thành hai hàng dọc và ngược lại theo hướng dẫn của giáo viên.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, hợp tác và biết giúp đỡ bạn trong tập luyện và tham gia trò chơi vận động.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Sân bãi sạch sẽ, không ẩm ướt hay trơn trượt
Đồng hồ bấm giờ, còi.
Khăn (cờ), phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS vận động cơ thể, làm nóng cơ thể, tạo tâm thế hứng thú trước khi bước vào tiết học.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV cho HS xếp thành hàng ngang thực hiện các động tác xoay các khớp kết hợp với nhịp đếm theo thứ tự : xoay cổ, xoay vai, xoay cánh tay, xoay khuỷu tay, xoay cổ tay, xoay hông, xoay gối, xoay cổ chân.
- GV cho HS đứng tại chỗ thực hiện động tác gập, duỗi gối: ép dẻo dọc, ép dẻo ngang.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Chạy nhanh theo số”.
- GV phổ biến luật chơi : GV chia lớp thành 2 – 4 nhóm, mỗi nhóm xếp thành hai hàng dọc sau vạch xuất phát. GV cho mỗi nhóm điểm số từ 1 đến hết. Bắt đầu trò chơi, GV hô to một số, ví dụ : số 2, HS mang số thứ tự 2 của mỗi nhóm sẽ chạy nhanh về đích. Ai về đích trước sẽ ghi điểm cho nhóm của mình. Cứ như thế giáo viên hô to một số (hoặc hai số) ở mỗi lượt chơi. Khi kết thúc, nhóm nào ghi được nhiều điểm nhất là chiến thắng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai hàng dọc và ngược lại.
a. Mục tiêu: HS nghe khẩu lệnh và biết cách biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai hàng dọc và ngược lại.
b. Cách thức thực hiện :
- GV cho lớp xếp thành đội hình 1 hàng dọc 
- GV cho HS điểm số theo 1 – 2; 1- 2; 
+ GV hô khẩu lệnh: ‘Theo 1 – 2, 1- 2,  Điểm số!”.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện động tác : Lần lượt từ bạn đầu hàng quay mặt sang trái ra sau và hô to số của mình theo thứ tự 1 – 2 rồi trở về tư thế ban đầu. Riêng bạn cuối hàng không quay mặt mà chỉ hô to số của mình và hô «hết».
* Biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai hàng dọc
- GV làm mẫu, GV mời 8 – 10 HS lên hỗ trợ thực hiện mẫu cho cả lớp quan sát. GV hô khẩu hiệu và hướng dẫn thực hiện.
+ GV hô khẩu lệnh: “Thành hai hàng dọc  Bước”.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện động tác : Bạn số 1 làm chuẩn, bạn số 2 bước tiến chân trái về bên trái bạn số 1 rồi thu chân phải về tư thế đứng nghiêm, đồng thời dóng hàng cho thẳng.
* Biến đổi đội hình từ hai hàng dọc thành một hàng dọc
- GV làm mẫu, GV sử dụng đội hình cũ thực hiện mẫu cho cả lớp quan sát. GV hô khẩu hiệu và hướng dẫn thực hiện
+ GV hô khẩu lệnh: “Về vị trí cũ  Bước”.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện động tác : Bạn số 1 làm chuẩn, bạn số 2 lùi chân phải về vị trí cũ rồi thu chân trái về tư thế đứng nghiêm, đồng thời dóng hàng cho thẳng.
- Sau khi làm mẫu, GV cho cả lớp thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai hàng dọc và ngược lại.
Hoạt động 2. Biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành ba hàng dọc và ngược lại
a. Mục tiêu: HS nghe khẩu lệnh và biết cách biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành ba hàng dọc và ngược lại.
b. Cách thức thực hiện:
- GV cho lớp xếp thành đội hình 1 hàng dọc (đứng nghiêm).
- GV cho HS điểm số theo 1 – 2 – 3; 1- 2 – 3.
+ GV hô khẩu lệnh: “Theo 1 – 2 – 3 , 1- 2 – 3,  Điểm số!”
+ GV hướng dẫn HS thực hiện động tác : Lần lượt từ bạn đầu hàng quay mặt sang trái ra sau và hô to số của mình theo thứ tự 1 – 2 – 3 rồi trở về tư thế ban đầu. Riêng bạn cuối hàng không quay mặt mà chỉ hô to số của mình và hô “hết”.
* Biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành ba hàng dọc
- GV làm mẫu, GV mời 9 HS lên hỗ trợ thực hiện mẫu cho cả lớp quan sát. GV hô khẩu hiệu và hướng dẫn thực hiện.
+ GV hô khẩu lệnh: “Thành ba hàng dọcBước”.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện động tác : Bạn số 2 làm chuẩn, bạn số 1 bước lùi chân phải về bên phải bạn số 2, đồng thời bạn số 3 bước tiến chân trái về bên trái bạn số 2. Sau đó bạn số 1 thu chân trái, bạn số 3 thu chân phải về tư thế đứng nghiêm, đồng thời dóng hàng cho thẳng.
* Biến đổi đội hình từ hai hàng dọc thành một hàng dọc
- GV làm mẫu, GV sử dụng đội hình cũ thực hiện mẫu cho cả lớp quan sát. GV hô khẩu hiệu và hướng dẫn thực hiện
+ GV hô khẩu lệnh: «Về vị trí cũBước».
+ GV hướng dẫn HS thực hiện động tác : Bạn số 2 làm chuẩn, bạn số 1 bước tiến chân trái, đồng thời bạn số 3 bước lùi chân phải về vị trí cũ. Sau đó, bạn số 1 thu chân phải, bạn số 3 thu chân trái về tư thế đứng nghiêm, đồng thời dóng hàng cho thẳng.
- Sau khi làm mẫu, GV cho cả lớp thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành ba hàng dọc và ngược lại.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS ôn lại nội dung biến đổi đội hình hàng dọc.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV cho cả lớp luyện tập đồng loạt (căn cứ vào số lượng HS của lớp mà cho tập hợp thành (2, 3 hoặc 4 hàng dọc)
- GV cho HS luyện tập theo nhóm :
+ Bước 1. GV chia lớp thành các nhóm (đủ số HS thực hiện 2 hàng dọc), phân công tổ trưởng, điều hành các bạn thực hiện biến đổi đội hình một hàng dọc thành 2 hàng dọc.
+ Bước 2. GV tiếp tục chia lớp thành các nhóm (đủ số HS thực hiện 3 hàng dọc), phân công tổ trưởng, điều hành các bạn thực hiện biến đổi đội hình một hàng dọc thành 3 hàng dọc.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: « Bắt đuổi »
- GV phổ biến luật chơi : GV chia lớp thành 2 – 4 nhóm. Mỗi lượt chơi sẽ có hai nhóm đứng đối diện nhau, mỗi nhóm cử ra một bạn nhóm trưởng, các HS còn lại đứng theo hàng dọc, bạn sau bám vào vai bạn phía trước. Khi có hiệu lệnh, nhóm trưởng của mỗi nhóm cố gắng chạm vào bạn cuối hàng của đối phương, còn các bạn trong hàng cố gắng bảo vệ bạn đứng cuối để không bị nhóm trưởng của đối phương chạm vào. Hàng nào có bạn cuối bị chạm hoặc bị đứt xem như thua cuộc.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ lại kiến thức đã học, áp dụng kiến thức vào thực tế để thực hiện.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV đặt câu hỏi : Em thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành ba hàng dọc sau khi nghe khẩu lệnh nào ?
A. Thành ba hàng dọc Tập hợp.
B. Thành hai hàng dọcBước
C. Thành ba hàng dọcBước
- GV nhận xét, đánh giá, yêu cầu HS vận dụng biến đổi đội hình cho phù hợp trong quá trình luyện tập.
*Củng cố, dặn dò :
- Yêu cầu HS về nhà rủ thêm bạn chơi biến đổi đội hình từ 1 hàng dọc thành 2, 3 hàng dọc.
- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được, tuyên dương và khuyến khích HS.
- HS khởi động xoay các khớp
- HS khởi động ép dẻo
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và tham gia trò chơi với tâm thế hào hứng.
- HS xếp thành một hàng dọc.
- HS quan sát, tập trung chú ý lắng nghe GV thực hiện mẫu.
- HS quan sát, tập trung chú ý lắng nghe GV thực hiện mẫu.
- HS quan sát, tập trung chú ý lắng nghe GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện 
- HS xếp thành đội hình 1 hàng dọc
- HS quan sát, tập trung chú ý lắng nghe GV thực hiện mẫu.
- HS quan sát, tập trung chú ý lắng nghe GV thực hiện mẫu.
- HS quan sát, tập trung chú ý lắng nghe GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện
- Cả lớp luyện tập
- HS chia nhóm luyện tập
- HS luyện tập biến đội đội hình 1 hàng dọc thành 2 hàng dọc.
- HS luyện tập biến đổi đội hình 1 hàng dọc thành 3 hàng dọc.
- HS nghe GV phổ biến luật chơi và tham gia chơi trò chơi.
- HS lắng nghe câu hỏi, xung phong trả lời.
Đáp án. C. Thành ba hàng dọcBước
- HS lắng nghe GV yêu cầu.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 2: BIẾN ĐỔI ĐỘI HÌNH TỪ MỘT HÀNG NGANG THÀNH HAI, BA HÀNG NGANG VÀ NGƯỢC LẠI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết và thực hiện được các giải đoạn biến đổi đội hình từ một hàng ngang thành hai, ba hàng ngang và ngược lại theo hướng dẫn của giáo viên.
Trung thực, chăm chỉ trong tập luyện để nâng cao sức khỏe bản thân và giúp đỡ bạn khi tham gia luyện tập theo nhóm, cặp đôi và trò chơi vận động.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ trong tập luyện và biết xem trước nội dung bài học. 
Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành bài tập và trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ. 
Có thể vận dụng các nội dung biến đổi đội hình hàng ngang trong luyện tập và ngoài giờ học.
Năng lực thể chất:
Bước đầu biết lựa chọn môi trường phù hợp với nội dung luyện tập. 
Biết và thực hiện được các giai đoạn biến đổi đội hình từ một hàng ngang thành hai, ba hàng ngang và ngược lại theo hướng dẫn của GV. 
3. Phẩm chất
Trung thực, chăm chỉ trong tập luyện để cao sức khỏe của bản thân.
Nâng cao tinh thần của đồng đội, giúp đỡ bạn bè khi tham gia tập luyện nhóm, luyện tập cặp đôi và trò chơi vận động. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án.
Sân bãi sạch sẽ, không trơn trượt, không ẩm ướt.
Đồng hồ bấm giờ, còi.
Vòng, phấn. 
b. Đối với học sinh
SHS.
Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu, đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học. 
b. Cách thức tiến hành: 
Khởi động
- Xoay các khớp: GV cho HS xếp thành hàng ngang để thực hiện động tác xoay các khớp kết hợp với nhịp điệu đếm theo thứ tự: xoay cổ, xoay vai, xoay cánh tay, xoay khuỷu tay, xoay cổ tay, xoay hông, xoay gối, xoay cổ chân
- Căng cơ: GV cho HS tại chỗ thực hiện động tác gập, duỗi gối; ép dẻo dọc; ép dẻo ngang. 
Trò chơi hỗ trợ khởi động
- GV chuẩn bị: sân bãi rộng rãi, còi, vòng tròn.
- GV phổ biến cho HS cách chơi trò chơi Trời nắng, trời mưa: 
+ GV cho HS xếp thành vòng tròn. Khi GV hô “Trời nắng”, HS sẽ đi theo vòng tròn, vừa đi, vừa vỗ tay theo nhịp. Khi GV hô “Trời mưa”, HS nhanh chóng tìm và chạy tới các vòng tròn gần nhất (đã được đặt sẵn trên sân) để bước vào (số lượng vòng tròn ít hơn số lượng HS tham gia). HS nào không bước vào kịp vòng tròn hoặc số lượng HS trong vòng tròn nhiều hơn quy định thì sẽ thua cuộc. 
+ GV quy định số lượng HS tối đa có thể đứng trong mỗi vòng tròn.
+ GV quy định thêm số lượng HS ít nhất trong mỗi vòng tròn, đặt vị trí các vòng tròn cách nhau xa hơn. 
- ... ổi vai trò cho HS đóng vai bắt (HS thứ ba sẽ bắt HS còn lại). 
+ Trong thời gian quy định, nếu HS nào bị bắt xem như thua cuộc.
- GV yêu cầu HS tham gia, thực hiện trò chơi. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng biến đổi đội hình vòng tròn khi tham gia các trò chơi vận động tập thể. 
b. Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Vận dụng biến đổi đội hình vòng tròn khi tham gia các trò chơi vận động tập thể. 
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá. 
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
- Yêu cầu HS đọc và chuẩn bị trước Bài 4 – Động tác đi đều, đứng lại
- HS thực hiện động tác xoay các khớp theo sự hướng dẫn của GV. 
- HS chạy tròn theo địa hình tự nhiên. 
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi. 
- HS chơi trò chơi. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS tập hợp đội hình một vòng tròn. 
- HS được phân công lên hỗ trợ thực hiện động tác mẫu. 
- HS lắng nghe, thực hiện theo khẩu lệnh của GV. 
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV. 
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS luyện tập điểm số theo 1-2, 1-2. 
- HS tập luyện mẫu trước lớp. 
- HS chỉnh sửa động tác. 
- HS được phân công lên hỗ trợ thực hiện động tác mẫu. 
- HS lắng nghe, thực hiện theo khẩu lệnh của GV. 
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV. 
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS luyện tập biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn.
- HS tập luyện mẫu trước lớp. 
- HS chỉnh sửa động tác. 
- HS được phân công lên hỗ trợ thực hiện động tác mẫu. 
- HS lắng nghe, thực hiện theo khẩu lệnh của GV. 
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV. 
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS luyện tập biến đổi đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn.
- HS tập luyện mẫu trước lớp. 
- HS chỉnh sửa động tác. 
- HS ôn lại. 
- HS quan sát. 
- HS lên điều khiển. 
- HS thực hiện đồng loạt. 
- HS chỉnh sửa động tác chưa đúng. 
- HS chia thành các nhóm, thực hiện biến đổi đội hình vòng tròn tại khu vực quy định. 
- HS trình diễn trước lớp. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS tham gia trò chơi. 
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS chăm chú lắng nghe
- HS ghi nhớ nhiệm vụ chuẩn bị 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 4 : ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết và thực hiện được động tác đi đều và đứng lại theo hướng dẫn của giáo viên.
Nâng cao sức khỏe bản thân và tinh thần đồng đội trong trò chơi vận động
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ trong tập luyện và biết xem trước nội dung bài học. 
Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành bài tập và trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ. 
Năng lực thể chất:
Bước đầu biết lựa chọn môi trường phù hợp với nội dung luyện tập. 
Biết và thực hiện được động tác đi đều và đứng lại theo hướng dẫn của GV. 
3. Phẩm chất
Chăm chỉ trong tập luyện để nâng cao sức khỏe bản thân, nâng cao tinh thần đồng đội.
Giúp đỡ bạn khi tham gia luyện tập theo nhóm, luyện tập cặp đôi và trò chơi vận động. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án.
Sân bãi sạch sẽ, không trơn trượt, không ẩm ướt.
Đồng hồ bấm giờ, còi.
Vòng, phấn. 
b. Đối với học sinh
SHS.
Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu, đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học. 
b. Cách thức tiến hành: 
Khởi động
- Xoay các khớp: GV cho HS xếp thành hàng ngang để thực hiện động tác xoay các khớp kết hợp với nhịp điệu đếm theo thứ tự: xoay cổ, xoay vai, xoay cánh tay, xoay khuỷu tay, xoay cổ tay, xoay hông, xoay gối, xoay cổ chân.
- Căng cơ: GV cho HS thực hiện động tác chạy tại chỗ; gập, duỗi gối; ép dẻo dọc, ép dẻo ngang.
Trò chơi hỗ trợ khởi động
- GV chuẩn bị: phấn, còi.
- GV phổ biến cho HS cách chơi trò chơi “Số chẵn, số lẻ”:
+ GV cho HS chia thành các nhóm xếp hàng ngang đứng trước vạch xuất phát, đồng thời thực hiện điểm số hàng ngang. 
+ GV hô số nào thì HS số đó sẽ chạy nhanh về đích. 
Ví dụ: GV hô “Số lẻ” thì các HS số lẻ (1, 3, 5) sẽ nhanh về đích. HS nào thực hiện sai thì sẽ thua cuộc. 
- GV yêu cầu HS tham gia trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và học cách thực hiện động tác mới, đó là động tác đi đều theo nhịp và đứng lại. Chúng ta hãy tích cực, tự chủ tham gia tập luyện và các trò chơi vận động nhé. Chúng ta cùng vào bài học – Bài 4: Động tác đi đều, đứng lại. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Động tác đi đều
a. Mục tiêu: HS nắm được tư thế chuẩn bị, khẩu lệnh và động tác đi đều. 
b. Cách thức tiến hành
- GV thực hiện mẫu toàn động tác để HS quan sát, nắm được biểu tượng khái quát ban đầu của động tác đi đều.
+ TTCB: Đứng nghiêm.
+ Khẩu lệnh: “Đi đều....bước”.
+ Động tác:
Nhịp 1: Bước chân trái ra trước ra trước khoảng 20-30 cm, chạm đất (đúng vào nhịp 1), đồng thời nâng đùi phải lên, tay phải đánh thẳng ra sau, tay trái gập trước ngực.
Nhịp 2: Tiếp theo nhịp 1, bước chân phải ra chạm đất (đúng vào nhịp 2), đồng thời nâng đùi trái lên, tay trái đánh thẳng ra sau, tay phải gập trước ngực. 
- GV thực hiện động tác kết hợp miêu tả, giải thích các bước tiến hành. Nhấn mạnh các lỗi sai mà HS dễ mắc phải khi thực hiện động tác (mũi chân, vị trí tay, khoảng cách bước chân,...).
- GV thực hiện lại để HS nắm vững toàn bộ động tác. Mời HS bất kì lên thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét và sửa lỗi sai. 
- GV lưu ý HS:
+ HS không co gối quá cao và đặt cả bàn chân chạm đất.
+ HS không cúi đầu khi thực hiện đi đều. 
+ Thực hiện đúng nhịp khi đi. 
+ Khoảng cách các bước chân phải đều nhau.
+ Không đi quá bước quy định. 
- GV chia lớp thành 2-4 nhóm, hô cho cả lớp thực hiện động tác đi đều bước, từ 2-3 lần để HS nắm vững động tác. 
- GV gọi 1 hàng, 1 tổ lên thực hiện mẫu động tác. 
- GV biểu dương HS làm đúng động tác và sửa động tác cho HS làm chưa đúng.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Động tác đứng lại
- GV thực hiện mẫu toàn động tác để HS quan sát, nắm được biểu tượng khái quát ban đầu của động tác đứng lại.
+ Khẩu lệnh: “Đứng lại....đứng”. 
+ Động tác: Dự lệnh “Đứng lại” khi bàn chân phải chạm đất đúng vào động lệnh “đứng”. Sau động lệnh, tiếp tục bước chân trái về trước một bước rồi thu chân phải về tư thế đứng nghiêm. 
- GV thực hiện động tác kết hợp miêu tả, giải thích các bước tiến hành. Nhấn mạnh các lỗi sai mà HS dễ mắc phải khi thực hiện động tác (mũi chân, vị trí tay, khoảng cách bước chân,...).
- GV thực hiện lại để HS nắm vững toàn bộ động tác. Mời HS bất kì lên thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét và sửa lỗi sai. 
- GV lưu ý HS:
+ HS thực hiện đúng nhịp khi đứng lại.
+ Khi đứng lại cơ thể không được lao về phía trước. 
- GV chia lớp thành 2-4 nhóm, hô cho cả lớp thực hiện động tác đứng lại, từ 2-3 lần để HS nắm vững động tác. 
- GV gọi 1 hàng, 1 tổ lên thực hiện mẫu động tác. 
- GV biểu dương HS làm đúng động tác và sửa động tác cho HS làm chưa đúng.
- GV nhận xét, đánh giá.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS ôn lại động tác giậm chân tại chỗ; thực hiện nội dung đi đều; chơi trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ Tìm người chỉ hủy, phát triển khả năng quan sát, tăng cường khả năng làm việc nhóm. 
b. Cách thực hiện
- GV cho HS ôn lại động tác giậm chân tại chỗ.
Luyện tập đồng loạt – theo nhóm 
Luyện tập đồng loạt
- GV cho HS tập hợp thành 3-4 hàng ngang, thực hiện động tác đi đều và đứng lại theo nhịp đếm. 
- GV hô chậm để HS xác định chân thực hiện động tác, sửa sai cho HS. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
Luyện tập theo nhóm
- GV chia cả lớp thành các nhóm từ 8-10 HS, HS lần lượt thay phiên nhau điều khiển nhóm thực hiện các động tác đi đều và đứng lại, 
- GV quan sát từng nhóm và sửa lỗi sai cho các nhóm. 
Luyện tập cá nhân – cặp đôi
- GV cho cả lớp tập theo hình thức cá nhân, bắt cặp với nhau.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. 
Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ
- GV chuẩn bị: khăn, còi, sân bãi rộng rãi. 
- GV phổ biến cho HS mục đích của trò chơi Tìm người chỉ huy: phát triển khả năng quan sát, chú ý và tăng cường khả năng làm việc nhóm của HS.
- GV phổ biến cho HS cách chơi: 
+ GV cho HS xếp hàng thành vòng tròn, mặt hướng tâm, một HS đứng vào trong vòng tròn (là người đi tìm chỉ huy) và bịt mắt lại.
+ GV chỉ định người chỉ huy (HS này làm gì thì cả lớp phải làm theo), HS đứng giữa vòng tròn sẽ mở mắt ra và đi lại trong vòng tròn để tìm người chỉ huy.
+ Khi HS làm người chỉ huy bị phát hiện sẽ được thay thế bằng HS khác trong vòng tròn để tiếp tục chơi.
+ Nếu trong thời gian quy định mà HS đi tìm không phát hiện ra người chỉ huy thì thua cuộc và phải thay bằng HS khác.
- GV yêu cầu HS tham gia, thực hiện chơi trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức đã học, tìm được đúng hình thể hiện động tác đi đều. 
b. Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát tranh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hình nào dưới đây thể hiện đúng động tác đi đều?
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận. 
* Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. 
- GV yêu cầu HS tích cực rèn luyện TDTT tại nhà và đọc và chuẩn bị trước Chủ đề Bài tâp thể dụng: Bài 1 – Động tác vươn thở và động tác tay
- HS xoay các khớp. 
- HS thực hiện các động tác căng cơ. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS tham gia trò chơi. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. 
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. 
- HS quan sát, thực hiện theo hướng dẫn của GV. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện mẫu trước lớp.
- HS chỉnh sửa động tác. 
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. 
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. 
- HS quan sát, thực hiện theo hướng dẫn của GV. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện mẫu trước lớp.
- HS chỉnh sửa động tác. 
- HS ôn lại động tác. 
- HS tập hợp, thực hiện đi đều và đứng lại. 
- HS chia thành các nhóm, thực hiện động tác đi đều và đứng lại. 
- HS luyện tập, quan sát các bạn khác để điều chỉnh động tác, nhận xét động tác của bạn tập cùng. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS tham gia, thực hiện chơi trò chơi. 
- HS quan sát tranh. 
- HS trả lời: Hình 2 thể hiện đúng động tác đi đều.
- HS lắng nghe và ghi chép
- HS tiếp thu nhiệm vụ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_the_duc_lop_3_bai_1_den_4_chu_de_doi_hinh_doi_ngu.docx