Giáo án theo chủ đề môn Công nghệ Lớp 10 - Chủ đề: Sử dụng và sản xuất phân bón

Giáo án theo chủ đề môn Công nghệ Lớp 10 - Chủ đề: Sử dụng và sản xuất phân bón

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1, Về kiến thức

*Kiến thức:

 - Biết được một số loại phân bón, đặc điểm tính chất, kĩ thuật sữ dụng một số loại phân vô cơ, phân hữu cơ thường dùng trong sản xuất nông nghiệp

 - Biết được nguyên lý sản xuất và lợi ích của việc sử dụng phân vi sinh ; đặc điểm, tính chất và cách sử dụng một số loại phân vi sinh trong sản xuất nông , lâm nghiệp

2, Về kỹ năng

 - Phân biệt được một số loại phân bón thông thường qua đặc điểm, kĩ thuật sử dụng

 - Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống sử dụng phân bón trong thực tế

3, Về thái độ

- Sử dụng phân bón một cách hợp lí, đồng thời có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

4, Các năng lực hướng tới

- Năng lực tự học: Đánh giá và điều chỉnh công việc cho phù hợp thực tế.

 - Năng lực giải quyết vấn đề: Chọn được loại phân bón cho phù hợp với điều kiện gia đình, địa phương.

 - Năng lực sáng tạo: Xây dựng và thực hiện cách sử dụng phân bón cho phù hợp.

 - Năng lực tính toán: Lập kế hoạch sản xuất, sử dụng phân bón.

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Trình bày được ý tưởng trước tập thể.

 - Năng lực giao tiếp: Tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền.

 - Năng lực tiêu dùng và kinh doanh: Giảm chi phí trong sản xuất nông, lâm nghiệp tăng thêm lợi nhuận.

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật: Đọc hiểu được những thuật ngữ kinh tế, xây dựng quy trình sản xuất phù hợp.

 - Năng lực hành thành ý tưởng và thiết kế công nghệ: Xây dựng được mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện gia đình, địa phương đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

 

docx 9 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1336Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án theo chủ đề môn Công nghệ Lớp 10 - Chủ đề: Sử dụng và sản xuất phân bón", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn ngày 29 tháng 09 năm 2017 
 Ngày dạy: 
TIẾT 12+13 CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG VÀ SẢN XUẤT PHÂN BÓN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Về kiến thức
*Kiến thức: 
	- Biết được một số loại phân bón, đặc điểm tính chất, kĩ thuật sữ dụng một số loại phân vô cơ, phân hữu cơ thường dùng trong sản xuất nông nghiệp
	- Biết được nguyên lý sản xuất và lợi ích của việc sử dụng phân vi sinh ; đặc điểm, tính chất và cách sử dụng một số loại phân vi sinh trong sản xuất nông , lâm nghiệp 
2, Về kỹ năng
	- Phân biệt được một số loại phân bón thông thường qua đặc điểm, kĩ thuật sử dụng
	- Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống sử dụng phân bón trong thực tế
3, Về thái độ
Sử dụng phân bón một cách hợp lí, đồng thời có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
4, Các năng lực hướng tới
- Năng lực tự học: Đánh giá và điều chỉnh công việc cho phù hợp thực tế.
	- Năng lực giải quyết vấn đề: Chọn được loại phân bón cho phù hợp với điều kiện gia đình, địa phương.
	- Năng lực sáng tạo: Xây dựng và thực hiện cách sử dụng phân bón cho phù hợp.
	- Năng lực tính toán: Lập kế hoạch sản xuất, sử dụng phân bón.
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Trình bày được ý tưởng trước tập thể.
	- Năng lực giao tiếp: Tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền.
	- Năng lực tiêu dùng và kinh doanh: Giảm chi phí trong sản xuất nông, lâm nghiệp tăng thêm lợi nhuận.
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật: Đọc hiểu được những thuật ngữ kinh tế, xây dựng quy trình sản xuất phù hợp.
	- Năng lực hành thành ý tưởng và thiết kế công nghệ: Xây dựng được mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện gia đình, địa phương đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY – HỌC
1, Đối với giáo viên
-Bài thiết kế chuyên đề và các phiếu học tập
-Thông tin bổ sung, internet
- Tranh ảnh minh họa 
-Liên hệ thực tế ở địa phương
2, Đối với học sinh
-Tài liệu học tập (SGK)
-Liên hệ một số ví dụ về phân bón, đặc điểm từng loại và cho biết cách sử dụng chúng gia đình và địa phương đồng thơi đưa ra nhận xét trên cơ sở đã học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (HĐ KHỞI ĐỘNG)
1, Mục tiêu 
+ Tạo hứng thú cho học sinh với nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu trong tiết học
+ Giới thiệu cho học sinh nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu trong tiết học
2, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả phần bài tập về nhà đã hướng dẫn cho HS ở tiết trước:
Về nhà tìm hiểu thông tin thực tế và hoàn thành
phiếu học tập số 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Em hãy kể tên một số loại một số loại phân bón thường được sử dụng ở gia đình, địa phương mà em biết .
- GV đặt vấn đề: Gia đình Bác A có trồng 3 cây ổi cùng giống trên cùng loại đất:
 Cây 1: Không bón phân; Cây 2: bón phân không hợp lí; Cây 3: bón phân hợp lí
(?) Chúng ta có nhận xét gì về năng suất, chất lượng của 3 cây cà chua nói trên?
(?) Vậy theo em bón phân như thế nào mới hợp lí?
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
 HS về nhà tìm hiểu thông tin thực tế để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
HS đại diện trả lời nhanh.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
GV nhận xét ngắn gọn và dẫn dắt qua hoạt động 2.
3, Gợi ý sản phẩm
Mỗi HS có trình bày một sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(Hoạt động nhóm, GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 8-10 học sinh)
Hoạt động 1: I. PHÂN HÓA HỌC
1, Mục tiêu 
Biết được một số loại phân bón, đặc điểm tính chất, kĩ thuật sữ dụng một số loại phân vô cơ thường dùng trong sản xuất nông nghiệp 
2, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GVyêu cầu HS dựa trên những ví dụ mà em đã nêu và xem nội dung bài 12 sgk trang 38,39,40 hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 2
1. Phân hóa học là gì? Phân hóa học có mấy loại? cho VD:
2. Phân hóa học có đặc điểm, tính chất như thế nào? Cho VD minh họa 
3. Tại sao bón phân đạm, kali liên tục nhiều năm lại gây chua đất?
4. Phân hóa học được sử dụng như thế nào? 
5. Vì sao khi dùng phân đạm, kali bón lót phải bón lượng nhỏ? Nếu bón lượng lớn thì sao?
6. Tại sao vào giai đoạn trước 1 tuần khi thu hoạch quả dưa hấu, nông dân lại bón lót thêm phân kali chứ không bón phân đạm?
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm ( 2 bàn / nhóm)
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
Đại diện nhóm trả lời nhanh.
Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét ngắn gọn và dẫn dắt qua hoạt động 2.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức, đưa ra những nội dung chính: 
- Khái niệm phân hóa học
- Đặc điểm, tính chất
- Cách sử dụng
3, Gợi ý sản phẩm
1. Phân hóa học là gì?
	Phân hóa học là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, gồm có phân đơn lượng (urê, kali..) và phân đa lương (hổn hợp NP; NPK; NPKS.)
2.Đặc điểm, tính chất
	- Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
	VD: Ure chứa 46% đạm (N).
	- Dễ hòa tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh.
	- Bón phân N,K liên tục nhiều năm làm đất hóa chua.
3. Cách sử dụng
	- Phân N,K dùng để bón thúc là chính, nhưng củng có thể bón lót với lượng nhỏ.
	- Bón phân N,K liên tục nhiều năm cần bón vôi để cải tạo đất.
	- Phân lân dùng để bón lót.
	- Phân hổn hợp NPK có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc (tùy thuộc vào loại đất, loại cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.)
Hoạt động 2: II. PHÂN HỮU CƠ
1, Mục tiêu
Biết được một số loại phân bón, đặc điểm tính chất, kĩ thuật sữ dụng một số loại phân hữu cơ thường dùng trong sản xuất nông nghiệp 
2, Phương thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS dựa trên những ví dụ mà em đã nêu và xem nội dung bài 12 sgk trang 38,39,40 hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 3
1. Phân hữu cơ là gì? Phân hóa học có mấy loại? cho VD:
2. Phân hóa học có đặc điểm, tính chất như thế nào? Cho VD minh họa 
3. Phân hữu cơ được sử dụng như thế nào? 
4. Bón phân ntn được gọi là bón lót? Tại sao phân hữu cơ cần phải ủ hoai mục rồi mới bón? 
5. Vận dụng kiến thức đã học, em hãy cho biết lợi ích của việc bón phân hóa học và phân hữu cơ để cải tạo môi trường đất?
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm ( 2 bàn / nhóm)
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét ngắn gọn và dẫn dắt qua hoạt động 3.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức, đưa ra những nội dung chính:
- Khái niệm phân hữu cơ
- Đặc điểm, tính chất
- Cách sử dụng 
3, Gợi ý sản phẩm
1. Phân hữu cơ là gì? 
	 Tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu ccuar đất, đảm bảo cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt được gọi là phân hữu cơ.
	VD: 1. Phân xanh; 2. Phân chuồng; 3. Phân bắc; 4. Phân rác
2. Đặc điểm, tính chất phân hữu cơ
	- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp.
	- Chậm hòa tan trong môi trường.
	- Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất.
3. Kĩ thuật sử dụng
	Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính (cần ủ hoai mục).
Hoạt động 3: III. PHÂN VI SINH VẬT
1, Mục tiêu
	- Biết được nguyên lý sản xuất và lợi ích của việc sử dụng phân vi sinh ; đặc điểm, tính chất và cách sử dụng một số loại phân vi sinh trong sản xuất nông , lâm nghiệp 
2, Phương thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS dựa trên những ví dụ mà em đã nêu và xem nội dung bài 13 sgk trang 41.42 hoàn thành phiếu học tập sau:
	Phiếu học tập số 4
1. Phân VSV là gì? Phân VSV có mấy loại? cho VD:
2. Dựa vào nguyên lí nào để sản xuất phân VSV ?
2. Phân VSV có đặc điểm, tính chất như thế nào? 
3. Phân VSV cố định đạm là gì? Thành phần và cách sử dụng ntn?
4. Phân VSV chuyển hóa lân là gì? Thành phần và cách sử dụng ntn?
5. Phân VSV phân giải chất hữu cơ là gì? Thành phần và cách sử dụng ntn?
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm ( 2 bàn / nhóm)
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
Đại diện nhóm trả lời nhanh.
Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét ngắn gọn và dẫn dắt qua hoạt động 3.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức, đưa ra những nội dung chính:
- Khái niệm phân vi sinh vật, nguyên lí sản xuất và đặc điểm.
- Môt số loại phân vi sinh vật thường dùng: khái niệm, thành phần, cách sử dụng.
3, Gợi ý sản phẩm
1. Phân vi sinh vật là gì?
	 Phân VSV là loại phân bón có chứa VSV sống như phân VSV cố định đạm, chuyể hóa lân, phân giải chất hữu cơ.
2. Nguyên lí sản xuất: 
	“ Muốn sản xuất một loại phân VSV nào đó trước tiên người ta nhân, sau đó phối trộn chủng VSV đặc hiệu với một chất nền”.
3. Đặc điểm, tính chất của phân VSV
	- Chứa nhiều VSV sống. Do đó thời gian sống của VSV (sử dụng) phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh tác động.
	- Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
	- Bón phân VSV liên tục nhiều năm không làm hại đất.
4. Một số loại phân VSV thường dùng
	4.1. Phân VSV cố định đạm
	a. Khái niệm: Phân VSV cố định đạm là loại phân bón có chứa các nhóm VSV cố định N tự do sống cộng sinh với cây họ đậu, sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác.
	b. Thành phần
	- VSV cố định đạm (VSV nốt sần cây họ đậu).
	- Than bùn
	- Chất khoáng và các nguyên tố vi lượng.
	c. Cách sử dụng: Tẩm vào hạt giống trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất.
	4.2. Phân VSV chuyển hóa lân
	a. Khái niệm: Phân VSV chuyển hóa lân là loại phaan bón có chứa VSV chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ, hoặc chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan.
	b. Thành phần
	- VSV chuyển hóa học chuyển hóa lân.
	- Than bùn.
	- Bột photphoric hoặc apatit.
	- Chất khoáng và nguyên tố vi lượng.
	c. Cách sử dụng: Tẩm vào hạt giống trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất.
	4.3. Phân VSV phân giải chất hữu cơ
	a. Khái niệm: Phân VSV phân giải chất hữu cơ là loại phân bón có chứa nhóm VSV phân giải chất hữu cơ.
	b. Thành phần
	- VSV phân giải chất hữu cơ.
	- Chất hữu cơ.
	- Chất khoáng và nguyên tố vi lượng.
c. Cách sử dụng: Bón trực tiếp vào đất
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1, Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức (mục tiêu ban đầu của bài học)
2,Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
 Nhiệm vụ HS trả lời các câu hỏi sau	
Câu 1.So sánh đặc điểm, cách sử dụng của phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật?
Câu 2. Nêu đặc điểm và cách sử dụng của phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân, phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
*Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
3, Gợi ý sản phẩm
Câu 1
Phân hóa học
Phân hữu cơ
Phân vi sinh vật
Đặc điểm
	- Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
	VD: Ure chứa 46% đạm (N).
	- Dễ hòa tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh.
	- Bón phân N,K liên tục nhiều năm làm đất hóa chua.
- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp.
	- Chậm hòa tan trong môi trường.
	- Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất.
- Chứa nhiều VSV sống. Do đó thời gian sống của VSV (sử dụng) phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh tác động.
	- Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
	- Bón phân VSV liên tục nhiều năm không làm hại đất.
Cách sử dụng
	- Phân N,K dùng để bón thúc là chính, nhưng củng có thể bón lót với lượng nhỏ.
	- Bón phân N,K liên tục nhiều năm cần bón vôi để cải tạo đất.
	- Phân lân dùng để bón lót.
	- Phân hổn hợp NPK có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc (tùy thuộc vào loại đất, loại cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.)
	Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính (cần ủ hoai mục).
Bón trực tiếp vào đất
Tẩm hạt giống trước khi gieo
Câu 2
Phân vsv cố định đạm
Phân vsv chuyển hóa lân
Phân vsv phân giải chất hữu cơ
Thành phần
- VSV cố định đạm (VSV nốt sần cây họ đậu).
	- Than bùn
	- Chất khoáng và các nguyên tố vi lượng.
- VSV chuyển hóa học chuyển hóa lân.
	- Than bùn.
	- Bột photphoric hoặc apatit.
	- Chất khoáng và nguyên tố vi lượng.
- VSV phân giải chất hữu cơ.
	- Chất hữu cơ.
	- Chất khoáng và nguyên tố vi lượng.
Cách sử dụng
Tẩm vào hạt giống trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất.
Tẩm vào hạt giống trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất.
Bón trực tiếp vào đất
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1, Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội về đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng để đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lí cũng như có ý thức sử dụng theo hướng bảo vệ môi trường ở địa phương
2, Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Gv hướng dẫn yêu cầu HS về nhà thực hiện những công việc sau:
Tìm hiểu xem ở gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những loại phân bón nào, loại phân đó có những đặc điểm, tính chất ra sao và sử dụng như thế nào? 
Có thể giải thích cho mọi người về sự cần thiết phải tăng cường sản xuất, sử dụng phân phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ cần phái ủ hoai mục để bón cho cây trồng, đồng ruộng
Cùng với mọi người trong gia đình, cộng đồng thu gom và ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng và đồng ruộng, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, phân công hoàn thành câu hỏi.
Giáo viên
- Nhắc nhở HS về nhà thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Gv gợi ý cách thức tìm hiểu các vấn đề nêu trên tại địa phương
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên kiểm tra việc phân công của nhóm học sinh, chốt yêu cầu theo nhóm.
3, Gợi ý sản phẩm (tiến hành vào tiết sau)
	1. HS nêu một số đề xuất cụ thể, giáo viên bổ xung hoàn chỉnh.
	2. HS nêu một số cách sử dụng phân bón tại địa phương.
E. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ngày..tháng..năm 2017
 Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_theo_chu_de_mon_cong_nghe_lop_10_chu_de_su_dung_va_s.docx