Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 21: Mjang thông tin toàn cầu internet (Tiết 2)

Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 21: Mjang thông tin toàn cầu internet (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài dạy:

Sau khi học xong bài học sinh sẽ đạt được:

1. Về kiến thức:

 - Trình bày được cách thức giao tiếp của máy tính qua TCP/ IP.

 - Trình bày được sự khác biệt giữa giao thức TCP và giao thức IP.

 - Nhận biết được các địa chỉ IP.

2. Về kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và trình bày trước lớp, tăng khả năng giao tiếp trước đám đông.

 - Kỹ năng làm việc nhóm.

 - Kỹ năng trình bày trước lớp.

3. Về thái độ:

 - Học tập, vui chơi lành mạnh, sử dụng Internet một cách hiệu quả và không chia sẻ những điều tối kỵ lên mạng xã hội.

 - Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng.

 - Tích cực chủ động tham gia làm việc nhóm.

 - Có thái độ tích cực trong học tập.

II. Nội dung trọng tâm.

 - Sử dụng bộ giao thức TCP/ IP.

III. Chuẩn bị cho bài dạy.

1. Giáo viên :

 - Chuẩn bị phiếu học tập.

 - Chuẩn bị slide bài giảng, máy tính có kết nối mạng, máy chiếu.

 - GV đã đưa tài liệu lên group lớp cho HS tìm hiểu trước ở nhà.

2. Học sinh :

 - Đọc trước bài 21 “Mạng thông tin toàn cầu Internet” SGK/ 141 và đọc thêm “Sự hình thành và phát triển Internet” SGK/ 164.

 - Ôn tập phần 1, 2 bài 21.

 - Đọc trước phần 3 bài 21 “Mạng thông tin toàn cầu internet”.

IV. Phương pháp và phương tiện dạy học.

1. Phương pháp:

 - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phương pháp thảo luận, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp sơ đồ tư duy.

 - Kết hợp giữa phương pháp dùng lời, phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc nhóm và trình bày trước lớp.

2. Phương tiện dạy học:

 Máy chiếu, phiếu học tập.

 

docx 11 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1033Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 21: Mjang thông tin toàn cầu internet (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Khoa Công Nghệ Thông Tin
TIN HỌC LỚP 10
CHƯƠNG IV: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
BÀI 21: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET
(Tiết 2 )
I. Mục tiêu bài dạy:
Sau khi học xong bài học sinh sẽ đạt được:
1. Về kiến thức:
 - Trình bày được cách thức giao tiếp của máy tính qua TCP/ IP.
 - Trình bày được sự khác biệt giữa giao thức TCP và giao thức IP. 
 - Nhận biết được các địa chỉ IP.
2. Về kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và trình bày trước lớp, tăng khả năng giao tiếp trước đám đông.
 - Kỹ năng làm việc nhóm.
 - Kỹ năng trình bày trước lớp.
3. Về thái độ:
 - Học tập, vui chơi lành mạnh, sử dụng Internet một cách hiệu quả và không chia sẻ những điều tối kỵ lên mạng xã hội.
 - Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng.
 - Tích cực chủ động tham gia làm việc nhóm.
 - Có thái độ tích cực trong học tập.
II. Nội dung trọng tâm. 
 - Sử dụng bộ giao thức TCP/ IP.
III. Chuẩn bị cho bài dạy.
1. Giáo viên :
 - Chuẩn bị phiếu học tập.
 - Chuẩn bị slide bài giảng, máy tính có kết nối mạng, máy chiếu.
 - GV đã đưa tài liệu lên group lớp cho HS tìm hiểu trước ở nhà.
2. Học sinh : 
 - Đọc trước bài 21 “Mạng thông tin toàn cầu Internet” SGK/ 141 và đọc thêm “Sự hình thành và phát triển Internet” SGK/ 164.
 - Ôn tập phần 1, 2 bài 21.
 - Đọc trước phần 3 bài 21 “Mạng thông tin toàn cầu internet”.
IV. Phương pháp và phương tiện dạy học.
1. Phương pháp:
 - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phương pháp thảo luận, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp sơ đồ tư duy.
 - Kết hợp giữa phương pháp dùng lời, phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc nhóm và trình bày trước lớp.
2. Phương tiện dạy học:
 Máy chiếu, phiếu học tập.
V. Tiến trình thực hiện.
1. Kiểm tra bài cũ.
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ( 5 phút)
 Câu hỏi:
 1. Hãy trình bày khái niệm Internet?
 2. Kết nối internet bằng những cách nào? Nêu ưu điểm của từng cách kết nối?
Trả lời:
 1. Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư điện tử và nhiều khả năng khác nữa.
 2. Kết nối Internet bằng 3 cách:
 Cách 1: Sử dụng môđem qua đường điện thoại
 Cách này thuận tiện cho người dùng nhưng tốc độ đường truyền không cao
 Cách 2: Sử dụng đường truyền riêng
 Ưu điểm là tốc độ kết nối cao.
 Cách 3: +Một số phương thức kết nối khác: đường truyền ADSL. Giá thành sử dụng hạ và tốc độ truyền dữ liệu cao hơn.
 +Trong công nghệ không dây, Wifi là phương thức kết nối Internet mới nhất, thuận tiện nhất.
2. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về giao thức TCP/ IP.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu về giao thức TCP/ IP.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
Nội dung
Khái niệm địa chỉ IP.
Đặt vấn đề: Làm cách nào để các máy tính đặt xa nhau mà vẫn có thể giao tiếp được với nhau?
àGiao thức TCP/ IP.
-Vậy giao thức TCP/ IP là gì? Các em hãy tìm hiểu khái niệm TCP/ IP?
àGV nhận xét, chốt lại vấn đề.
-HS chia làm 4 nhóm thảo luận: 
Câu hỏi: Vậy giao thức TCP và giao thức IP là giao thức như thế nào?
Đặt vấn đề: Tại sao phải chia các gói tin thành các gói nhỏ?
Theo dõi vấn đề của giáo viên đặt ra.
àTrả lời theo sự hiểu biết của bản thân.
-HS chia nhóm để tìm hiểu về khái niệm.
à Cử đại diện nhóm nên trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
-HS ghi bài vào vở.
-HS giơ tay trả lời theo cách hiểu biết của mình.
-HS ghi chép bài vào vở.
-Các máy tính trong internet hoạt động và trao đổi với nhau được là do chúng cùng sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/ IP.
-Bộ giao thức TCP/ IP là tập hợp các quy định về khuôn dạng dữ liệu và phương thức truyền dữ liệu giữa các thiết bị mạng.
-Gồm nhiều giao thức khác nhau, trong đó hai giao thức chính là giao thức TCP và giao thức IP.
 +Giao thức TCP:
Chia các dòng dữ liệu( đã đóng gói) hoặc thông tin cần tuyển và đảm bảo việc phân chia dữ liệu ở máy gửi thành các gói tin nhỏ hơn có khuôn dạng và kích thước xác định.
Khi chia gói tin thành các gói nhỏ thì việc truyền tin sẽ dễ dàng hơn, kiểm tra khắc phục lỗi dễ dàng hơn, chi phí thấp. Ngoài ra còn tránh tắc nghẽn đường truyền trên mạng.
Các gói tin được đánh số xác định nhằm tổng hợp một cách đúng đắn ở máy nhận.
 +Giao thức IP:
Đánh địa chỉ nhận và địa chỉ gửi để đảm bảo gói tin đến đúng máy nhận.
Khi truyền tin, nếu có lỗi không khắc phục được, gói tin sẽ được truyền lại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
Nội dung
Câu hỏi: Khi truyền thông tin nếu có lỗi thì bộ giao thức TCP/ IP sẽ xử lý như thế nào?
àGV nhận xét và chốt kiến thức.
-HS suy nghĩ câu trả lời.
-Hs ghi chép bài vào vở.
Hoạt động 3: Địa chỉ IP
Mục tiêu: 
Trình bày được khái niệm địa chỉ IP.
Nhận biết được các dạng địa chỉ IP.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
Nội dung
Đặt vấn đề: Khi các em muốn gửi thư cho người khác thì em cần phải làm gì để bức thư đến được với đúng người nhận?
àĐi đến vấn đề: Trong cuộc sống thì như thế. Vậy trong máy tính thì nó sẽ xử lý như thế nào?
-HS theo dõi vấn đề, suy nghĩ và trả lời vấn đề.
-HS chú ý theo dõi.
-Suy nghĩ và giơ tay trả lời.
-HS theo dõi ví dụ.
-HS chú ý theo dõi hình ảnh.
-Cần phải ghi rõ và chính xác địa chỉ người nhận thư.
-Để một gói tin đến đúng máy nhận thì trong gói tin phải có thông tin để máy xác định.
-Do vậy, mỗi máy tính tham gia vào mạng đều có địa chỉ duy nhất, được gọi là địa chỉ IP.
-Địa chỉ IP là địa chỉ dùng để xác định vùng duy nhất của mạng, một máy tính hay đối tượng cụ thể nào đó trên mạng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
Nội dung
Câu hỏi: khái niệm địa chỉ IP?
Đặt vấn đề: Các em đã từng sử dụng các địa chỉ IP này để học tập. Vậy hãy kể tên một số địa chỉ IP mà các em biết?
Địa chỉ IP dạng số:
-GV nêu ví dụ về địa chỉ IP.
Vd: 172.154.32.1, 172.154.56.5
-Câu hỏi: Các em có nhận xét gì về sự giống nhau của các địa chỉ IP trên?
- GV chiếu hình ảnh về địa chỉ cho HS xem.
 -GV giải thích thêm về địa chỉ IP.
c. Địa chỉ IP dạng kí tự- tên miền.
-Hỏi: Địa chỉ IP dạng kí tự là gì?
Cho ví dụ minh họa và giải thích?
àGV nhận xét.
Hỏi: các em theo dõi ví dụ:
-Địa chỉ IP dạng số:
172.154.56.5
-Địa chỉ IP dạng kí tự:
https://hocmai.vn/
Địa chỉ IP nào dễ nhớ và thuận tiện sử dụng hơn?
àGV nhận xét chốt lại kiến thức
-HS suy nghĩ câu trả lời.
-HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-HS chú ý theo dõi và lắng nghe.
-HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-HS chú ý lắng nghe và ghi bài vào vở.
-Có 2 dạng địa chỉ IP: địa chỉ IP dạng số và dạng kí tự.
Trả lời: Địa chỉ IP được lưu hành dưới dạng bốn số nguyên phân cách bởi dấu chấm (.).
-Các máy tính sử dụng địa chỉ IP của mình. Khi muốn truyền gói tin tới máy tính nào thì trong gói tin đó phải có thông tin chính xác của máy tính lúc đó việc truyền tin mới diễn ra thành công.
-Địa chỉ IP dạng kí tự là địa chỉ được truyền từ địa chỉ IP dạng số sang dạng kí tự bởi một số máy chủ DNS.
-Địa chỉ IP dạng kí tự dễ nhớ và thuận tiện cho người dùng hơn địa chỉ IP dạng số.
Hoạt động 4: củng cố lại kiến thức.
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức cho học sinh.
Cách thức tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
Nội dung
-GV củng cố lại kiến thức phần 3 bài 21.
-GV phát phiếu học tập cho HS trả lời các câu hỏi phía trong phiếu học tập.
-GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài 21. Sau đó chia lớp làm 2 nhóm để HS lên bảng hệ thống kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy.
-Nhóm nào vẽ nhanh và đẹp hơn sẽ giành được điểm cộng.
-Các thành viên trong nhóm sẽ lên hỗ trợ bạn đại diện.
Thực hiện bài tập trong phiếu học tập.
Lắng nghe giáo viên hệ thống lại kiến thức.
Làm việc nhóm sau đó lên bảng vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức bài học.
Theo dõi giáo viên nhận xét và ghi chú lại những kiến thức quan trọng.
-Các máy tính trong internet hoạt động và trao đổi với nhau được là do chúng cùng sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.
-Bộ giao thức TCP/IP là tập hợp các quy định về khuôn dạng dữ liệu và phương thức truyền dữ liệu giữa các thiết bị mạng.
-Mỗi máy tính tham gia vào mạng đều có địa chỉ duy nhất, được gọi là địa chỉ IP.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_bai_21_mjang_thong_tin_toan_cau_inter.docx