Giáo án Tin Học lớp 10 cả năm

Giáo án Tin Học lớp 10 cả năm

Chương I : MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC

 Bài 1 : TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

Biết Tin học là một ngành khoa học, các đặc trưng của máy tính, một số ứng dụng của Tin học và máy tính điện tử trong đời sống và phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu xã hội.

2. Thái độ : học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong khi học

II/ Đồ dùng dạy học :

Chuẩn bị của GV : nội dung bài dạy, đĩa mềm, đĩa CD, Flash

Chuẩn bị của HS : SGK, vở

 

doc 54 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 11414Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin Học lớp 10 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :03/09/2009
Tiết 1
Chương I : MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
 Bài 1 : TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
Biết Tin học là một ngành khoa học, các đặc trưng của máy tính, một số ứng dụng của Tin học và máy tính điện tử trong đời sống và phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu xã hội.
2. Thái độ : học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong khi học
II/ Đồ dùng dạy học :
Chuẩn bị của GV : nội dung bài dạy, đĩa mềm, đĩa CD, Flash
Chuẩn bị của HS : SGK, vở 
III/ Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A/ Ổn định tổ chức lớp :
Ổ định lớp, giới thiệu, làm quen
Giới thiệu qua về môn học, chương trình
B/ Bài mới :
Hoạt động 1:
- YC học sinh đọc nội dung mục 1 SGK và trả lời các câu hỏi sau: 
Cho biết một số đặc điểm nổi bật của sự phát triển XH ngày nay ?
Thế nào là một ngành khoa học 
( những đặc điểm của một ngành khoa học ) ?
- GV phân tích thêm và kết luận
Hoạt động 2:
Trong vài thập niên gần đây, sự phát triển vũ bão của Tin học, với những sáng tạo mang tính vượt bậc đã giúp đỡ rất lớn cho con người trong cuộc sống hiện đại. Câu hỏi đặt ra là vì sao nó lại phát triển nhanh và mang lại nhiều lợi ích cho con người đến thế ?
- Chia lớp thành6 nhóm, nghiên cứu nội dung mục 2 SGK và trả lời các câu hỏi sau 
Đặc tính của MTĐT ?
Vai trò của MTĐT ?
* Lưu ý :
Không đồng nhất Tin học với máy tính ( sử dụng máy tính là sử dụng công cụ còn Tin học là ngành KH nghiên cứu về tri thức khoa học)
Từ những nội dung đã tìm hiểu ở trên, các em hãy cho biết Tin học là gì ?
Tóm tắt ý chính và ghi lên bảng.
Giới thiệu cán sự lớp, báo các sĩ số 
Nghiên cứu nội dung mục 1 SGK trong 5 phút
Trả lời các câu hỏi của GV, nhận xét, bổ sung
Nghiên cứu nội dung mục 2 SGK
Thảo luận và trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập
Một vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm còn lại bổ sung,nhận xét 
HS : Đọc phần in nghiên trong SGK và trả lời câu hỏi. 
1. Sự hình thành và phát triển của Tin học :
Từ những năm đầu thế kỷ XX ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập, với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
Ngành Tin học có đặc thù riêng so với các ngành KH khác đó là quá trình nghiên cứu và phát triển các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng MTĐT
2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử :
* Đặc tính của MTĐT :
Làm việc liên tục ( không mệt mỏi)
Tốc độ, độ chính xác cao
Khả năng lưu trữ lớn
Giá thành ngày càng hạ, gọn nhẹ, tiện dụng 
Liên kết thành mạng
* Vai trò của MTĐT:
Công cụ lao động phổ biến ( trợ giúp trong việc lưu trữ, tìm kiếm thông Tin) 
Hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người (Đòi hỏi người sử dụng có tri thức)
3. Thuật ngữ Tin học
(SGK)
IV/ Đánh giá:
Ngày soạn :30/08/2009
Tiết 2
 	 Bài 2 THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
Biết một số khái niệm về thông Tin, các dạng biểu diễn thông Tin trong máy tính 
Hiểu đơn vị đo thông Tin là Bit và các đơn vị tính khác
2. Kỹ năng : lấy được một số ví dụ về thông Tin và phân biệt được dạng
3. Thái độ : học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong khi học
II/ Đồ dùng dạy học :
Chuẩn bị của GV : nội dung bài dạy
Chuẩn bị của HS : xem trước bài mới. 
III/ Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A/ Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 học sinh lên bảng, nêu câu hỏi.Đánh giá, nhận xét, cho điểm.
B/ Bài mới :
Hoạt động 1 :
- Hiện nay một số công ty không tuyển công nhân chưa tốt nghiệp THPT
- Thông Tin vừa đưa đến các em giúp các em biết được điều gì ?
- Em hãy nêu một số thông Tin mà em biết
- Qua các ví dụ vừa nêu, em hãy cho biết thế nào là thông Tin ?
- Đối với máy tính, chúng có được thông Tin là được đưa vào máy và gọi là dữ liệu.
Hoạt động 2 :
Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm lấy một số ví dụ về thông Tin mà các em biết và cho biết nó được thể hiện ở dạng nào ?
nhận xét và kết luận về các dạng thông Tin thường gặp
GV : gợi ý, kết luận
Hoạt động 3 :
Để biểu diễn thông Tin người ta mã hoá các thông Tin thành các số 0 và 1. Để lưu trữ các số 0 hoặc 1 người ta sử dụng đơn vị lưu trữ là Bit
C/ Củng cố :
Chia lớp thành 6 nhóm, YC làm bài tập 1.7/ 9 sách bài tập
Hướng dẫn giải
Lên bảng trả lời câu hỏi
HS : trả lời câu hỏi
HS nêu một số thông Tin
Mà các em biết
Các em đóng góp ý kiến, nhận xét, đánh giá lẫn nhau
Làm việc theo nhóm
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Nhận xét
Tự lấy một số ví dụ minh hoạ cho mỗi dạng thông Tin
Tham khảo bảng tóm tắt SGK trang 8
Các nhóm làm bài tập
1.7/ 9 sách bài tập
báo cáo kết quả
nhận xét, đánh giá.
Tự đánh giá
Câu 1 : Nêu đặc tính và vai trò của MTĐT ?
Câu 2 : Nêu thuật ngữ Tin học ? Cho biết việc nghiên cứu chế tạo máy có thuộc lĩnh vực Tin học hay không ?
1. Khái niệm thông Tin và dữ liệu:
Thông Tin : Thông Tin của một thực thể (hiện tượng, sự vật) là những hiểu biết có thể có được về thực thể đó.
Dữ liệu : là thông Tin đã được đưa vào máy tính
2. Các dạng thông Tin :
Thông Tin thường được thể hiện ở hai loại số và phi số. 
Các dạng thông Tin loại phi số thường gặp trong cuộc sống :
Dạng văn bản : báo chí, sách vở, . 
Dạng hình ảnh : bức tranh, bảng đồ, . . .
Dạng âm thanh : tiếng nói, tiếng chim hót, . . 
3. Đơn vị đo thông Tin :
Bit là đơn vị nhỏ nhất để đo lượng thông Tin
Ngoài ra người ta còn dùng các đơn vị tính khác 
(sgk)
IV/ Đánh giá:
Ngày soạn :30/08/2009 
Tiết 3
 	 Bài 2 THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (tt)
I/ Mục tiêu :
Kiến thức :
 Biết cách mã hoá thông Tin trong máy tính hệ điếm cơ số 2,16 trong biểu diễn thông Tin.
2. Kỹ năng : bước đầu mã hoá được thông Tin đơn giản thành dãy bit
II/ Đồ dùng dạy học :
Chuẩn bị của GV : nội dung bài dạy
Chuẩn bị của HS : xem trước bài mới. 
III/ Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A/ Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ :
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 
Gọi học sinh lên bảng
Đánh giá, nhận xét và cho điểm.
B/ Bài mới :
Hoạt động 1 :
Chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm nghiên cứu mục 4 SGK . Thảo luận và trả lời các câu hỏi :
Tại sao phải mã hoá thông Tin thành dãy bit ?
Tại sao phải có bộ mã ?
Hoạt động 2 :
- Trong các năm học trước, các em đa õđược học những hệ đếm nào ? GV gợi ý thêm
VD : 546,3 được biểu diễn
5.102 + 4.101 + 6.100 + 3.10-1
GV : làm mẫu ví dụ. 
Nếu gọi các số 10 là cơ số b, số cần chuyển đổi là N và d là thứ tự lần lược các số của N thì số n được biểu diễn như thế nào ?
VD : 100101102 = 1.27 + 0.26 +0.25 + 1.24 +0.23+ 1.22+ 1.21 + 0.20 = 16010
VD : 1AF16 = 1.162 + 10.161 +15.160 = 20710
Hoạt động 3 :
Chia lớp thành 6 nhóm, YC làm bài tập
Tuỳ vào độ lớn của số nguyên mà người ta có thể lấy 1byte, 2byte, 4byte, . . để biểu diễn. Trong bài này ta chỉ xét số nguyên với 1byte
VD : 12,4 = 0.124x102
0,00356 = 0.356x10-2
YC học sinh chuyển các số thực sau sang dạng dấu phảy động
C/ Dặn dò :
Lên bảng trả lời câu hỏi
HS khác nhận xét câu trả lời của bạn
HS : làm việc theo nhóm, các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Nhận xét, đánh giá lẫn nhau
Trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV
 HS đứng tại chỗ làm một số ví dụ
572,4; 692
Cho biết dạng tổng quát theo gợi ý của GV
Chuyển các số sau sang hệ thập phân
100000012; 111111112, 101100112, A7D16; ADF316; BADF16
Làm việc theo nhóm, các nhóm báo cáo kết quả. Nhận xét , đánh giá lẫn nhau 
VD : 100101102 = -( 0.26 +0.25 + 1.24 +0.23+ 1.22+ 1.21 + 0.20)= - 86
134,23 = 0.13423x103
- 12,57 = - 0.1257x102
Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập
Thông Tin ? Nêu một vài ví dụ về thông Tin, mỗi thông Tin hãy cho biết dạng của nó.
4. Mã hoá thông Tin trong máy tính :
Là quá trình chuyển đổi thông Tin thành một dãy bit. 
Để mã hoá thông Tin dạng văn bản, ta chỉ cần mã hoá các ký tự.
Bộ mã ASCII sử dụng 8 bit để mã hoá ký tự.
Bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá ký tự.
5. Biểu diễn thông Tin :
a)Thông Tin loại số : 
Hệ đếm : 
+ Hệ la mã : sử dụng các chữ cái : I, V, X, L, C , D, M để biểu diễn và xác định giá trị.
VD : IX có giá trị là 9
+ Hệ thập phân : sử dụng các số 0, 1, 2,. . . 9 để biểu diễn giá trị.
Dạng tổng quát :
N = dn.bn + dn-1.bn-1 +... d0.b0 + d-1.b-1 +  d-m.b-m
Trong đó :
b : hệ đếm cơ số b
n +1 là các chữ số bên trái, m là các chữ số bên phải dấu phân chia phần nguyên và phần phân của số N
di thoã mãn điều kiện 0 <= di <b
Các hệ đếm thường dùng trong Tin học :
+ Hệ nhị phân : là hệ chỉ dùng 2 ký hiệu là chữ số 0 và 1
+ Hệ cơ số 16 (hệ hexa) : dùng các số 0, 1, 2 . . . 9, A, B, C, D, E, F để biểu diễn. Trong đó A, B, C, D, E, F tương ứng với 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân
Lưu ý : khi cần phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào thì người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của cơ số đó. Ngoại trừ hệ thâïp phân, có thể có hoặc không
Biểu diễn số nguyên dạng bit :
Biểu diễn số nguyên với 1byte như sau
Bit 7 Bit 6 Bit 5 Bit 4 Bit 3 Bit 2 Bit 1 Bit 0
 Các bit cao các bit thấp
Bit 7 dùng để xác định số nguyên đó là âm hay dương với quy định 1 là âm, 0 là dương.
Biểu diễn số thực :
Mọi số thực đều có thể biểu diễn dưới dạng ±Mx10 ±K(được gọi là dạng dấu phẩy động)
Trong đó :
0,1 <= M < 1 :phần định trị
K :phần bậc
b) Thông Tin loại phi số (xem SGK)
IV/ Đánh giá:
Ngày soạn : 6/9/2009
Tiết 4
 	Bài tập và thực hành 1
 LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HOÁ THÔNG TIN
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : củng cố hiểu biết ban đầu về Tin học, máy tính
2. Kỹ năng : sử dụng bộ mã ASC ...  hiện các thao tác trên màn hình.
Mô tả lại các bước thực hiện
Chọn Insert \ Page Numbers
Xuất hiện hộp thoại 
+ Postion : chọn vị trí đánh số trang 
(Header : đầu trang, Footer : cuối trang)
+ Alignment : chọn cách căn lề cho trang
Theo dõi GV thực hiện các thao tác trên màn hình.
Mô tả lại các bước thực hiện
File \ Print
All : in tất cả
Current page : in trang hiện tại
Page : gõ số trang cần in
1/ Định dạng kiểu danh sách :
Cách 1: Dùng lệnh Format\ Bullets and Numbering  để mở hộp thoại
+ Bullets : dạng ký hiệu
+ Numbering : dạng số
Cách 2 : Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng
+ (Bullets) : dạng ký hiệu
+ (Numbering) : dạng số
Để bỏ định dạng kiểu danh sách của một phâng văn bản, ta chỉ cần chọn phần văn bản đó rồi nháy nút lệnh tương ứng
Lưu ý : để định dạng cho điều đoạn cùng kiểu danh sách, ta có thể định dạng nhanh bằng cách lựa chọn cùng lúc nhiều đoạn rồi tiến hành định dạng.
2/ Ngắt trang và đánh số trang :
a) Ngắt trang : 
- Đặt con trỏ tại ví trí cần ngắt trang
Chọn lệnh Insert \ Break. Chọn Page Break
Nháy OK
b) Đánh số trang :
- Chọn Insert \ Page Numbers
Xuất hiện hộp thoại 
+ Postion : chọn vị trí đánh số trang 
(Header : đầu trang, Footer : cuối trang)
+ Alignment : chọn cách căn lề cho trang
+ Chọn (hoặc bỏ chọn) Show number on first page để hiện thị (hoặc không hiển thị số trang ở trang đầu tiên)
3/ In văn bản :
a) Xem trước khi in :
Cách 1 : chọn lệnh File \ Print View
Cách 2 : nháy nút lệnh Print View
b) In văn bản :
Cách 1 : chọn lệnh File \ Print 
Cách 2 : nhấn tổ hợp phím Ctrl + P
Cách 3 : nháy nút lệnh Print
Lưu ý : với 2 cách đầu, hộp thoại Print xuất hiện, cho phép ta lựa chọn các tham số trước khi in.
- All : in tất cả
- Current page : in trang hiện tại
- Page : gõ số trang cần in
IV/ Đánh giá:
Ngày soạn : 25/02/08	 
Tiết : 48 
Bài dạy:
Bài 18 CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
Biết khái niệm và các thao tác tìm kiếm, thay thế
Hiểu được ý nghĩa của ý nghĩa của chức năng tự động sửa trong word
2. Kỹ năng : có thể lập danh sách các từ gõ tắt và sử dụng để tăng tốc độ gõ.
II/ Đồ dùng dạy học : máy chiếu
III/ Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A/ Ổn định tổ chức lớp 
B/ kiểm tra bài cũ :
Trình chiếu một đoạn văn bản đã chuẩn bị sẵn.
Gọi HS lên thực hiện định dạng kiểu danh sách
C/ Bài mới :
Hoạt động 1 :
Trong quá trình làm việc với văn bản, đôi khi chúng ta cần tìm kiếm một từ hoặc một cụm từ nào đó, ta thực hiện bằng cách :
- Sử dụng máy chiếu mô phỏng.
Thông thường sau khi tìm kiếm ta có nhu cầu thay thế, muốn thay thế ta thực hiện 
- Sử dụng máy chiếu mô phỏng.
- Gọi HS lên thực hành
- YC học sinh mô tả lại cách thực hiện
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2 :
Ngoài chức năng thay thế, word còn cho phép gõ tắt và sửa lỗi
Sử dụng máy chiếu mô phỏng cách tạo gõ tắt
Gọi HS nêu lại cách làm
Nhận xét, kết luận.
D/ Dặn dò :
Về nhà học bài, xem lại các bài đã học
Lên thực hiện các thao tác định dạng kiểu danh sách
Theo dõi GV thực hiện các thao tác trên màn hình.
Lên thực hành tìm kiếm và thay thế
+ Edit \ Find
Gõ cụm từ cần tìm vào ô Find what
Edit \ Replace
Gõ cụm từ cần tìm vào ô Find what và gõ cụm từ cần thay thế vào ô Replace with
Theo dõi GV thực hiện các thao tác trên màn hình.
Mô tả lại các bước thực hiện
Tạo nội dung cần định nghĩa
Quét chọn
Chọn Tool\Autocorrect 
Gõ ký tự thay thế vào Replace
1/ Tìm kiếm và thay thế :
a) Tìm kiếm :
Edit \ Find, xuất hiện hộp thoại
Gõ cụm từ cần tìm vào ô Find what
Nháy chuột vào nút Find next để tìm kiếm. 
Nhấn Cancel để đóng
Lưu ý : cụm từ tìm được (nếu có) sẽ được hiển thị dưới dạng “bôi đen”
b) Thay thế :
Edit \ Replace xuất hiện hộp thoại
Gõ cụm từ cần tìm vào ô Find what và gõ cụm từ cần thay thế vào ô Replace with
Nháy chuột vào nút Find next để tìm kiếm. 
Nháy chuột vào nút Replace nếu muốn thay thế từng cụm từ hay Replace all thay thế tất cả.
Nhấn Close để đóng
c) Một số tùy chọn trong tìm kiếm và thay thế :
Match case : phân biệt chữ hoa, chữ thường
Find whole words only : từ cần tìm là từ nguyên vẹn.
2/ Gõ tắt và sửa lỗi :
Gõ tắt là chức năng cho phép người dùng sử dụng một vài ký tự tắt để tự động gõ được cả một cụm từ dài.
Sửa lỗi : hệ soạn thảo văn bản tự động sửa các lỗi chính tả khi người dùng gõ văn bản.
* Cách tạo :
Tạo nội dung cần định nghĩa
Quét chọn
Chọn Tool\ Autocorrect Options
Gõ ký tự hoặc cum từ thay thế vào Replace
* Sử dụng :
Gõ ký tự hay cụm từ gợi nhớ, bấm phím cách thì sẽ xuất hiện nội dung đã định nghĩa
IV/ Đánh giá:
Ngày soạn : 2/03/08	 
Tiết : 49 
Bài dạy:	 	 BÀI TẬP
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : củng cố lại các kiến thức đã học về lề trang in, lề đoạn, các loại định dạng
2. Kỹ năng : biết cách xác định các chức năng định dạng đang được sử dụng trên đoạn văn bản
II/ Đồ dùng dạy học : máy chiếu
III/ Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A/ Ổn định tổ chức lớp 
B/ kiểm tra bài cũ :
Gọi HS lên thực hiện thao tác tạo và sử dụng chức năng thay thế
C/ Bài mới :
Hoạt động 1 :
* Đặt câu hỏi, yêu cầu HS liên hệ lại kiến thức đã học, trả lời câu hỏi
- Sử dụng máy chiếu mô phỏng. YC học sinh xác định lề trang, lề đoạn, cách tạo lề trang, lề đoạn
- Nhận xét, kết luận.
* Trình chiếu một đoạn văn bản đã chuẩn bị
Xác định trong đoạn văn bản trên, có những chức năng định dạng nào đang được áp dụng ?
Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2 :
Các em hãy nêu những vướng mắc mà bản thân chưa giải quyết được
Gọi HS khác trả lời, nhận xét, đánh giá
GV nhận xét, kết luận 
D/ Dặn dò :
Về nhà học bài, xem lại các bài đã học tiết sau thực hành
Lên thực hiện các thao tác tạo và sử dụng chức năng thay thế
Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Lề trang văn bản áp dụng cho toàn bộ trang. 
- Lề đoạn văn bản áp dụng cho từng đoạn văn bản và được tính tương đối so với lề trang.
- Xác định lề trang, lề đoạn
- Thực hiện các thao tác định lề.
Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả thảo luận
Nêu câu hỏi, các thắc mắc
Trả lời, giải đáp 
1/ Phân biệt lề trang văn bản và lề đoạn văn bản ? Cách định dạng lề trang văn bản, lề đoạn văn bản ?
2/ Xác định trong đoạn văn bản trên, có những chức năng định dạng nào đang được áp dụng ?
IV/ Đánh giá:
Ngày soạn : 25/02/08	 
Tiết : 50
Bài tập và thực hành 8 : 
 SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ SOẠN THẢO
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
Thực hành định dạng kiểu danh sách
Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo 
2. Kỹ năng : định dạng kiểu danh sách, sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo.
 II/ Đồ dùng dạy học : máy vi tính, máy chiếu
III/ Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Ổn định tổ chức lớp 
B/ Kiểm tra bài cũ :
C/ Nội dung thực hành :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn mở đầu
- Để thực hiện được như mẫu tại câu a, chúng ta phải làm như thế nào ?
- Để làm được câu b, chúng ta thực hiện chức năng gì ?
- Để thực hiện được việc tìm kiếm và sửa lỗi như yêu cầu tại câu c/ sgk trang 123 thì :
Tìm kiếm cái gì ?
Thay thế bằng cái gì ?
Hoạt động 2 :
Yêu cầu HS Thực hiện việc khởi động máy, khởi động word. Tiến hành thực hiện các câu hỏi đã được hướng dẫn
D/ Củng cố:
Theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn bổ sung
Đánh giá, nhận xét cuối buổi.
E/ Dặn dò :
Về nhà xem và chuẩn bị trước phần TH còn lại
Báo cáo sĩ số
- Soạn thảo
- Quét chọn các dòng cần tạo kiểu danh sách
- Chọn Format\ Bullets and Numbering  để mở hộp thoại, chọn Bullets, chọn dạng ký hiệu
- Ok
Tìm kiếm và thay thế
Để sửa lỗi:
+ Luôn có một dấu cách ở phía trước dấu chấm:
- Find what : gõ phím cách và dấu chấm
- Replace : gõ dấu chấm
+ Sau dấu phẩy bao giờ cũng viết liền
- Find what : gõ dấu phẩy
- Replace : gõ dấu phẩy và phím cách
- Thực hiện việc khởi động máy, khởi động word. Tiến hành gõ và trình bày theo mẫu câu a/ sgk trang 122.
- Mở văn bản “Đơn xin nhập học”. Thực hiện việc thay thế các tên riêng bằng các tên khác do em tự nghĩ
- Gõ một đoạn văn có các lỗi tương tự, thực hiện chức năng tìm kiếm và thay thế.
IV/ Đánh giá: 
Ngày soạn : 25/02/08	 
Tiết :51
Bài tập và thực hành 8 : 
SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ SOẠN THẢO
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
Thực hành soạn thảo, đánh số trang và in văn bản
Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo 
2. Kỹ năng : Thực hành soạn thảo, đánh số trang và in văn bản
 II/ Đồ dùng dạy học : máy vi tính, máy chiếu
III/ Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Ổn định tổ chức lớp 
B/ Kiểm tra bài cũ :
C/ Bài mới :
Hoạt động 1 :
Em hãy sử dụng chức năng gõ tắt để tạo các từ gõ tắt ở câu d/ sgk trang 123
Để tạo từ gõ tắt cho từ xũ trụ ta làm như thế nào ?
Em có nhận xét gì về đoạn văn bản mẫu ở câu c (Font chữ ) ?
Để thực hiện được như mẫu ta phải làm như thế nào ?
Nội dung văn bản gồm những loại định dạng gì ?
Hoạt động 2 :
Yêu cầu HS Thực hiện việc khởi động máy, khởi động word. Tiến hành thực hiện các câu hỏi đã được hướng dẫn
D/ Củng cố:
Theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn bổ sung
Đánh giá, nhận xét cuối buổi.
E/ Dặn dò :
Về nhà ôn lại bài chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra một tiết thực hành.
Báo cáo sĩ số
Gõ : vũ trụ
Quét chọn
Chọn Tools\ Autocorrect Options
Gõ : vt vào Relace
Nhấn Add\ Ok
Có 2 loại Font chữ khác nhau
Soạn thảo
Tiến hành định dạnh cho tiêu đề
Tiến hành định dạng cho nội dung văn bản
Font chữ, lề cho dòng đầu tiên trong đoạn, khoảng cách giữa các đoạn.
Tiến hành khởi động máy, khởi động word. Thực hành lại các câu c, d/ sgk trang 123
IV/ Đánh giá: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctin 1o.doc