Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 12: Bài toán và thuật toán (Tiết 1)

Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 12: Bài toán và thuật toán (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hiểu được bài toán trong tin học; Các thành phần của bài toán

- Hiểu được các bước của thuật toán.

2.Về kỹ năng

- xác định Input, output của bài toán.

- Biểu diễn thuật toán bằng 2 cách.

- Giải quyết được một số bài toán tương tự hoặc có ý tưởng liên quan.

3. Về thái độ

- Cẩn thận trong mọi công việc

- Tích cực, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức.

4. Năng lực

Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác nhóm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Máy chiếu, Máy tính; giáo án word, giáo án power point, phiếu trò chơi

2. Học sinh: Đọc trước bài; Sách vở, đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp dạy học cơ bản một cách linh hoạt nhằm giúp học sinh tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.

- Phương tiện: Bảng và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có).

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

*Ổn định lớp:

 

docx 3 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 12: Bài toán và thuật toán (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 12 	BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được bài toán trong tin học; Các thành phần của bài toán
- Hiểu được các bước của thuật toán.
2.Về kỹ năng
- xác định Input, output của bài toán.
- Biểu diễn thuật toán bằng 2 cách..
- Giải quyết được một số bài toán tương tự hoặc có ý tưởng liên quan.
3. Về thái độ
- Cẩn thận trong mọi công việc
- Tích cực, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức.
4. Năng lực
Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu, Máy tính; giáo án word, giáo án power point, phiếu trò chơi
2. Học sinh: Đọc trước bài; Sách vở, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp dạy học cơ bản một cách linh hoạt nhằm giúp học sinh tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
- Phương tiện: Bảng và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có).
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
*Ổn định lớp: 
Lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
Ngày giảng:
Sĩ số
HS vắng
KHỞI ĐỘNG 
-Kiểm tra bài cũ: không
* Mục tiêu: tạo hứng thú, giới thiệu nội dung bài mới.
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu:
Câu 1: Các em lấy máy tính cầm tay giải phương trình 3x2 + 7x - 4=0.
Câu 2: Em đã cung cấp cho máy tính thông tin gì?; máy tính trả lại cho em thông tin gì?
Giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài mới: vậy những thông tin các em đã đưa vào máy tính gọi là gì? Những thông tin các em lấy ra từ máy tính gọi là gì?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
MỤC TIÊU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: nêu khái niệm bài toán, các thành phần của bài toán.
 Mục tiêu: Học sinh đưa ra được khái niệm bài toán, Input và Output của bài toán.
 Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy xác định các thành phần của các bài toán sau?
+ Nhóm 1: Tìm UCLN của hai số nguyên dương N,M
+ Nhóm 2: Tìm ngiệm của phương trình bậc hai Ax2 + Bx + C = 0
+ Nhóm 3: Tìm giá trị lớn nhất của dãy số nguyên A gồm N phần tử a1..an
 HS quan sát ghi nhớ, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thuật toán.
 Mục tiêu: Hiểu khái niệm thuật toán.
 GV yêu cầu hs: Nhận xét cách giải bài toán sau trong toán học.
Giải phương trình x2 – 2x +1 =0
Cách 1 
B1: Tính ∆=22 – 4.1.1=0 
B2: So sánh ∆ với 0(∆ = 0) 
B3: Phương trình có nghiệm kép x=1; 
B4: Kết luận nghiệm
Cách 2
ó (x-1)2 =0 Vậy nghiệm của phương trình là x=1 
Nhận xét các cách giải trên
GV Đưa ra khái niệm thuật toán
-Thông báo: Qui ước các khối trong sơ đồ thuật toán.
- Lưu ý HS tính dừng, tính xác định và tính đúng đắn của thuật toán
 HS quan sát ghi nhớ, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm.
C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố các khái niệm về bài toán và thuật toán, biết xác định bài toán.
* B1: GV yêu cầu
- Hãy xác định Input và Output của mỗi bài toán sau:
 Nhóm 1,3: Cho ba cạnh a, b, c của tam giác ABC, tính diện tích S của tam giác đó.
 Nhóm 2,4 : Cho điểm I(x, y) trên mặt phẳng tọa độ và số thực R. Vẽ trên màn hình đường tròn tâm I, bán kính R.
* B2:
* B3:
* B4: Giáo viên nhận xét bổ sung và yêu cầu HS Xem mục 3 – VD 1, 2
- Chuẩn bị tiết sau
D. LUYỆN TẬP
*VD1: Cho ba cạnh a, b, c của tam giác ABC, tính diện tích S của tam giác đó.
Input: ba cạnh a, b, c của tam giác ABC
Output: diện tích S của tam giác ABC
*VD2: Cho điểm I(x, y) trên mặt phẳng tọa độ và số thực R. Vẽ trên màn hình đường tròn tâm I, bán kính R.
Input: x,y là tọa độ của điểm I trên mặt phẳng tọa độ và số thực R
Output: đường tròn tâm I, bán kính R vẽ trên màn hình
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_tiet_12_bai_toan_va_thuat_toan_tiet_1.docx