Giáo án Tin lớp 12 - Đặng Thế Phong

Giáo án Tin lớp 12 - Đặng Thế Phong

I. Mục đích yêu cầu

a) Mục đích, yêu cầu: HS hiểu được bài tóan minh họa, hệ thống hóa các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một hoạt động nào đó, lập được các bảng chứa thông tin theo yêu cầu.

b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẳn .

c) Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh

II. Nội dung bài mới

 

doc 95 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2166Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin lớp 12 - Đặng Thế Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc chương 1 :7(5,0,2,0)
Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Tiết 1,2,3: §1. Khái niệm về cơ sở dữ liêu
Chương 1:Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Tiết 1 §1. Khái niệm về cơ sở dữ liêu (1tiết/3 tiết)
I. Mục đích yêu cầu
Mục đích, yêu cầu: HS hiểu được bài tóan minh họa, hệ thống hóa các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một hoạt động nào đó, lập được các bảng chứa thông tin theo yêu cầu.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẳn .
Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
II. Nội dung bài mới
Stt
Lớp
SS học sinh
Họ tên Gv chủ nhiệm
Họ tên lớp trưởng
Ghi chú
1
12A
2
12B
3
12C
4
12D
5
12E
6
12F
7
12G
8
12H
9
12I
10
12K
11
12M
12
12N
stt
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Đoàn viên
Tóan
Lý
Hóa
Văn
Tin
1
Nguyễn An
12/08/89
1
C
7,8
5,0
6,5
6,0
8,5
2
Trần Văn Giang
23/07/88
1
R
6,5
6,5
7,0
5,5
7,5
3
Lê Thị Minh Châu
03/05/87
0
R
7,5
6,5
7,5
7,0
6,5
4
Dõan Thu Cúc
12/05/89
0
R
6,5
6,4
7,1
8,2
7,3
5
Hồ Minh Hải
30/07/89
1
C
7,5
6,7
8,3
8,1
7,5
Hình 1. Ví dụ hồ sơ học sinh 
(1:Nam, 0: Nữ - C: chưa vào Đoàn, R: đã vào Đoàn) 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
Tiết 1:
Câu 1:Muốn quản lý thông tin về điểm học sinh của lớp ta nên lập danh sách chứa các cột nào? Gợi ý:Để đơn giản vấn đề cột điểm nên tượng trưng một vài môn.
Stt,hoten,ngaysinh,giới tính,đòan viên, tóan,lý,hóa,văn,tin
GV: Em hãy nêu lên các công việc thường gặp khi quản lý thông tin của một đối tượng nào đó ?
Câu3: Đây chính là biểu bảng được lập ra với mục đích quản lý các thông tin đặt trưng của đối tượng cần quản lý, đặt điểm tất cả mọi thông tin đều chứa cùng một bảng dẫn đến hệ quả:một bảng thông tin đồ sộ chứa quá nhiều dữ liệu trên một bảng, chủ yếu được viết và lưu lên giấy?
HS1: cột Họ tên, giới tính,ngày sinh,địa chỉ, tổ,điểm tóan, điểm văn, điểm tin... 
§1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu
Bài tóan quản lý:
Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để chứa các thông tin cần quản lý.
a) Một trong những biểu bảng được thiết lập để lưu trữ thông tin về điểm của hs như sau
b) Các công việc thường gặp khi quản lý thông tin của một đối tượng nào đó:
Tạo lập hồ sơ về các đối tượng cần quản lí;
Cập nhật hồ sơ (thêm, xóa, sửa hồ sơ);
Tìm kiếm;
Sắp xếp;
Thống kê;
Tổng hợp, phân nhóm hồ sơ;
Tổ chức in ấn
III. Câu hỏi củng cố và bài tập về nhà 
Câu 1: Các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó?
Câu 2: Lập bảng thứ 1 trên giấy gồm hai cột, cột 1 đặt tên là Tên môn học để liệt kê tất cả các môn học mà em đang học, cột 2 đặt tên Mã môn học, dùng ký hiệu 1,2,3.... để đặt tên cho từng môn học. Đặt tên cho bảng Môn học.
Câu 3: Lập bảng thứ 2, gồm các cột sau:Mã học sinh, họ tên, ngày sinh,giới tính, địa chỉ, tổ. Chỉ ghi tượng trưng 5 học sinh. Trong đó mỗi học sinh có một mã học sinh duy nhất, có thể đặt A1, A2... Đặt tên bảng DSHS.
Câu 4: Lập bảng thứ 3, gồm các cột sau:Mã học sinh, mã môn học, ngày kiểm tra, điểm. Mỗi học sinh có thể kiểm tra nhiều môn. Đặt tên là Bảng điểm.
4. Dặn dò: 
5. Rút kinh nghiệm:
Chương1: Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Tiết 2 §1. Khái niệm về cơ sở dữ liêu (tiết 2/2 tiết)
Mục đích, yêu cầu: HS nắm được khái niệm CSDL là gì? Biết vai trò của CSDL trong học tập và đời sống? Nắm khái niệm hệ QTCSDL, hệ CSDL, sự tương tác giữa các thành phần trong hệ CSDL.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẳn hình 1, hình 2 .(xem phụ lục 1, giáo án)
Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
Các bước lên lớp
Ổn định tổ chức: Nắm sơ tình hình:cán bộ lớp, gv chủ nhiệm.
Kiểm tra miệng: Kiểm tra vở làm bài tập ở nhà của 3 học sinh. Ba HS ghi kết quả làm bài tập tiết 1 lên bảng cùng một lần.
3. Đáp án:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
csdl
Hình 2(cáchkhác)
csdl
GV: Muốn vẽ sơ đồ theo hệ CSDL, chỉ cần vẽ thêm một số ký hiệu hình nhân nằm ngoài và các mũi tên hai chiều là được.
GV: CSDL lưu trên giấy khác CSDL lưu trên máy tính ở điểm nào?
GV: Phần mềm giúp người sử dụng có thể tạo CSDL trên máy tính gọi là gì? (hệ qtcsdl)
GV: Hiện nay có bao nhiêu hệ quản trị CSDL?
Các hệ quản trị CSDL phổ biến được nhiều người biết đến là MySQL, Oracle, PostgreSQL, SQL Server, DB2, v.v. Phần lớn các hệ quản trị CSDL kể trên hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Unix và MacOS ngoại trừ SQL Server của Microsoft chỉ chạy trên hệ điều hành Windows.
GV: dùng phần mềm ứng dụng quản lý học sinh với hệ QTCSDL : MS Access để minh họa cho sự tương tác 
của hệ CSDL, lưu ý đến vai trò của phần mềm ứng dụng và hệ QTCSDL (phần mềm ứng dụng giúp người dùng có thể giao tiếp một cách dễ dàng với csdl thông qua các thao tác đơn giản).
GV: 
Gán 1->CSDL, 
2->phần mềm ứng dụng
3->Hệ QTCSDL
 Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên của các thành phần trên dựa vào vai trò của nó trong hệ CSDL. Giải thích vì sao em sắp xếp như vậy? (Xem Hình 2)
Dùng sơ đồ tương tác ở trên (H2) để phát triển khái niệm: Hệ thống CSDL là gì?
GV: yêu cầu HS căn cứ trên sơ đồ trên để đưa thêm tác nhân : Con người, là thành phần rất quan trọng trong hệ thống CSDL, một thành phần mà sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống CSDL đều phải phụ thuộc vào nó. 
GV: cho HS phát triển thêm sơ đồ. Gọi HS lên bảng để vẽ.
Hình 3. Hs về nhà vẽ bằng bút chì xem như một bài tập.(hai cách, cách1:sơ đồ hình tròn đồng tâm, cách2: sơ đồ nhân quả )
2. Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu (CSDL-Database) là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một đối tượng nào đó (như trường học, bệnh viện, ngân hàng, nhà máy...), được lưu trữ trên bộ nhớ máy tính để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Ví dụ1: lấy lại ví dụ Hình 1
3. Sự cần thiết phải có các CSDL:
Thông tin ngày càng nhiều và phức tạp, việc quản lý và khai thác csdl trên giấy có nhiều bất tiện, vì thế việc tạo csdl trên máy tính giúp người dùng tạo lập , khai thác thông tin của CSDL một cách có hiệu quả .Trong đó đó cần phải kể đến vai trò không thể nào thiếu được của phần mềm máy tính dựa trên công cụ máy tính điện tử.
4. Hệ quản trị CSDL:
Là phần mềm cung cấp mô trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và tìm kiếm thông tin của CSDL, được gọi là hệ quản trị CSDL (hệ QTCSDL-DataBase Manegement System)-
Như vậy, để tạo lập và khai thác 
một csdl cần phải có:
-Hệ QTCSDL
-Các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng máy tính...)
-Ngoài ra, các phần mềm ứng dụng được xây dựng trên hệ QTCSDL giúp thuận lợi cho người sử dụng khi muốn tạo lập và khai thác CSDL
Hình 2: Sơ đồ tương tác giữa phần mềm ứng dụng, hệ QTCSDL và CSDL
Phần mềm ứng dụng
Hệ QTCSDL
 CSDL
5. Hệ thống CSDL:
Người ta dùng thuật ngữ hệ thống CSDL (hay hệ CSDL) để chỉ :
- Con người
- Hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL 
- CSDL
Hình 3:
Sự tương tác giữa các thành phần của hệ CSDL
Con người 
Phần mềm ứng dụng
Hệ QTCSDL
CSDL
2. Củng cố, hướng dẫn HS làm các bài tập sau đây:
Câu 1: Hãy nêu một số hoạt động có sử dụng CSDL mà em biết?

Câu 2: Điền vào ô trống dưới đây:
CSDL
Hệ QTCSDL
Tiếng Anh là gì?
Là gì?
Chọn câu trả lời để mô tả mối quan hệ giữa các thành phần
Trả lời:
a)1-3-2, b)1-2-3, c)2-1-3
d) 3-1-2
Hệ QTCSDL(3)
CSDL(2)
Chứa trong (1)
Bỏ thành phần số 1, vẽ sơ đồ mô tả quan hệ giữa 2 thành phần còn lại.
Vẽ sơ đồ tương tác giữa CSDL và hệ QTCSDL có đề cập đến vai trò phần mềm ứng dụng trong mối quan hệ đó
Vẽ sơ đồ tương tác giữa CSDL và hệ QTCSDL có đề cập đến vai trò con người, phần mềm ứng dụng trong mối quan hệ đó
Câu 3: Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lý mượn, trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư.
Câu 4: Phân biệt CSDL với hệ QTCSDL (Tìm điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chúng).
3.Dặn dò: HS lưu ý Hình 3 trong bài mô tả sự tương tác giữa các thành phần của hệ CSDL, có thể trình bày bằng 2 cách,cách 1: bằng các vòng tròn đồng tâm như câu 2 phần bài tập đã ra, cách 2: bằng sơ đồ nhân quả (mũi tên, tên các thành phần). Chú ý các cách trình bày để vẽ theo yêu cầu của GV.
Suy nghĩ về vai trò của phần mềm ứng dụng trong mối tương tác giữa các thành phần của hệ CSDL
4. Rút kinh nghiệm:
Chương 1:Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Tiết 3 §1. Khái niệm về cơ sở dữ liêu (tiết 3/ 3 tiết)
I. Mục đích yêu cầu
a) Mục đích, yêu cầu: Nắm các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẳn.
c) Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
II. Nội dung bài mới
1. Ổn định tổ chức: Nắm sơ tình hình lớp: điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 02 HS.
Câu 1: Vẽ sơ đồ tương tác giữa CSDL và hệ QTCSDL nêu vai trò Con người và phần mềm ứng dụng trong mối quan hệ đó.
Câu 2: Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lý mượn, trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư.
Từ sai sót của HS khi trả lời câu 2 GV phân tích một số sai lầm cơ bản của việc tạo các cột chứa dữ liệu của bảng tương ứng để dẫn dắt đến việc phải hình thành vấn đề : Một số yêu cầu cơ bản của hệ CSDL (phần lớn liên quan đến CSDL).
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
Thế nào là cấu trúc của một CSDL?
Tính toàn vẹn?
Ví dụ 
Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trên cột điểm, sao cho điểm nhập vào theo thang điểm 10 , các điểm của môn học phải đặt ràng buộc giá trị nhập vào: >=0 và <=10. ( Gọi là ràng buộc vùng)
Tính không dư thừa?
Ví dụ : Một CSDL đã có cột ngày sinh, thì không cần có cột tuổi. 
Vì năm sau thì tuổi sẽ khác đi, trong khi giá trị của tuổi lại không được cập nhật tự động vì thế nếu không sửa chữa số tuổi cho phù hợp thì dẫn đến tuổi và năm sinh thiếu tính nhất quán.
Ví dụ khác: Đã có cột soluong và dongia, thì không cần phải có cột thành tiền. (=soluong*dongia). 
Chính vì sự dư thừa nên khi sửa đổi dữ liệu thường hay sai sót, và dẫn đến sự thiếu tính nhất quán trong csdl. 
Tính an toàn và bảo mật thông tin?:
Ví dụ về tính an toàn thông tin: Học sinh có thể vào mạng để xem điểm của mình trong CSDL của nhà trường, nhưng hệ thống sẽ ngăn chận nếu HS cố tình muốn sửa điểm. Hoặc khi điện bị cắt đột ngột, máy tính hoặc phần mềm bị hỏng thì hệ thống phải khôi phục được CSDL.
Ví dụ về tính bảo mật: Hệ thống phải ngăn chặn được mọi truy cập bất hợp pháp đến CSDL
6. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL:
a)Tính cấu trúc ... ẫn: Trong cửa sổ chọn trường phân nhóm:
4) Dặn dò: Tiết sau thực hành ôn tập chương I và II
Chương II:31 (15,10,2,4)
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access
Tiết 33-BÀI TẬP – ÔN TẬP
CÁC LỆNH CƠ SỞ-QUERY-FORM-REPORT
(tiết 1/ 1 tiết)
a) Mục đích, yêu cầu: 
 Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng về thiết kế bảng, vấn tin, biểu mẫu và báo cáo bằng phương pháp Wizard, lưu trữ. Qua đây GV bộ môn nắm lại trình độ tiếp thu của hs, từ đó phân loại hs, điều chỉnh bài tập cách dạy phù hợp, rà soát lại phương pháp giảng dạy, nội dung kiến thức truyền đạt rút kinh nghiệm cho bài thi HK1.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: HS có sách bài tập gv soạn. Chuẩn bị phòng thực hành. Copy các tệp CSDL làm csdl cho bài tập
c) Phương pháp giảng dạy: Thực hành.
d) Các bước lên lớp:
Ổn định tổ chức: Điểm danh
Kiểm tra bài cũ: 
Nội dung:
Câu 1: Tạo tập tin CSDL có tên ONTAP.MDB nằm trong thư mục My Document
Thiết kế các Tables sau: DIEM và SOBAODANH. Tạo mối quan hệ giữa hai Table này ? Sau đó nhập dữ liệu theo nội dung bên dưới (T1) và (T2).
 (T1)
(T2)
Câu 2: Lập danh sách chứa các trường So_bao_danh, Ho_ten, Ngay_sinh, Toan,Van,Tinhoc, Phongthi và tạo thêm trường mới DiemTB theo công thức 
DiemTB=(2*Toan+2*Van+Tinhoc)/5. Sắp xếp trường SO_BAO_DANH theo chiều tăng dần, đặt tên Query này là: Q_DIEMTB
Câu 3: Lập danh sách đếm số lượng các loại điểm thi môn Toan lớn hơn 7
H dẫn: Chọn vào lưới QBE truờng điểm TOAN hai lần, 
Đổi tên Field thành Điểm Tóan
Đổi tên Field thành Số lượng
Câu 4: Tạo Form chứa 3 trường SO_BAO_DANH, HO_TEN, NGAY_SINH trong Form này có chứa một Form khác chứa các thông tin như sau: SO_BAO_DANH, TOAN, VAN,TINHOC,DIEMTB
Câu 5: Hãy sử dụng kiến thức đã học hãy lập bảng báo cáo trong đó chứa các thông tin về Phòng thi, số báo danh, Tóan, Văn, Tin học, Điểm TB. Thỏa mãn các yêu cầu sau:
Phân nhóm trên trường Phòng thi
Trong nhóm sắp xếp tăng dần trên trường Số báo danh
Trên cột Điểm TB tính trị trung bình, thấp nhất, cao nhất.
Kết quả: Bảng báo cáo có nội dung sau đây
3) Câu hỏi về nhà :
4) Dặn dò:
Chương II:31 (15,10,2,4)
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access
BÀI THỰC HÀNH TỔNG HỢP
Tiết 31&32 (tiết 1&2/2 tiết )
a) Mục đích, yêu cầu: 
 Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng về tạo REPORT bằng phương pháp Wizard, lưu trữ. Qua đây GV bộ môn nắm lại trình độ tiếp thu của hs, từ đó phân loại hs, điều chỉnh bài tập cách dạy phù hợp, rà soát lại phương pháp giảng dạy, nội dung kiến thức truyền đạt rút kinh nghiệm cho bài sau.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: HS có sách bài tập gv soạn. Chuẩn bị phòng thực hành. Copy các tệp CSDL làm csdl cho bài tập
c) Phương pháp giảng dạy: Thực hành phòng Hi class
d) Các bước lên lớp:
Ổn định tổ chức: Điểm danh
Kiểm tra bài cũ: 
Nội dung:
 Tiết 31 - Đề bài thực hành (lấy lại bài thức hành ở tiết 30)
Học sinh làm lại các câu 1-câu 5 ở tiết 30, Học sinh với tư cách là người : học sinh mẫu, và trợ giảng để hướng dẫn học sinh khác trên hệ thống máy Hi class
Rút kinh nghiệm:
Tiết 32 –GV rút kinh nghiệm qua tiết thực hành, khắc phục các yếu điểm của học sinh qua bài thực hành:
Tiếp tục sử dụng phương pháp như trên để phát hiện các thắc mắc của học sinh, cuối cùng đảm bảo rằng tất cả học sinh đều hiểu được và làm được , mọi nghi ngờ về các vấn đề còn mơ hồ trong bài phải được giải quyết trong tiết này.
Rút kinh nghiệm:
Chương II:31 (15,10,2,4)
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access
KIỂM TRA HỌC KỲ I (TRÊN MÁY)
TIẾT 33&34 (2 TIẾT)
a) Mục đích, yêu cầu: 
 Về kỹ năng: Nắm cách thiết kế Table, lập mối quan hệ giữa các bảng, nhập dữ liệu. Lạp danh sách bằng mẩu hỏi. Thiết kế biểu mẫu (Form) bằng Wizard tạo Form chính, phụ. Lập báo cáo (Report) để phân nhóm. Qua đây GV bộ môn nắm lại trình độ tiếp thu của hs, từ đó phân loại hs, điều chỉnh bài tập cách dạy phù hợp, rà soát lại phương pháp giảng dạy, nội dung kiến thức truyền đạt rút kinh nghiệm cho HK2.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Chuẩn bị phòng thực hành. 
c) Phương pháp giảng dạy: Thực hành phòng Hi class, chia làm 2 đợt, đợt 2 dành cho những hs nghỉ học có phép, những hs lần kiểm tra trước bị hỏng máy.
d) Các bước lên lớp:
Ổn định tổ chức: Điểm danh
Kiểm tra bài cũ: 
Nội dung:
Đề kiểm tra học kỳ 1:
Đề 1 (dành cho hs trung bình trở xuống) - 1tiết
Đề thi trắc nghiệm Lý thuyết – 30 phút - chọn 30 câu trắc nghiệm đã ra ở chương 1 và 2 (chiếm 30% tổng điểm của HK1).
Đề thi thực hành – 45 phút - chiếm 70% tông điểm của HK1)
Đề kiểm tra học kỳ 1- Thực hành - Tham khảo
Đề 1 (dành cho hs trung bình trở xuống) – 1 tiết
Câu 1 (1đ): Tạo một tệp CSDL có tên THIHK1.MDB lưu tại thư mục My Computer, thiết kế 3 Tables như sau được mô tả như sau:
Tên bảng
Tên trường
Khóa chính
Kiểu dữ liệu
Ghi chú
HOC_SINH
Ma_hoc_sinh
Ho_dem
Ten
Text
Text
Text
MON_HOC
Ma_mon_hoc
Ten_mon_hoc
Text
Text
BANG_DIEM
ID
Ma_hoc_sinh
Ma_mon_hoc
Ngay_kiem_tra
Diem_so
AutoNumber
Text
Text
Date/Time
Number 
Ở thuộc tính Field Size chọn Single (số thực)
Format:Fixed
Decimal place:1
Câu 2(1đ): Thiết lập mối quan hệ giữa bảng HOC_SINH với BANG_DIEM qua trường Ma_hoc_sinh, giữa bảng MON_HOC với BANG_DIEM qua trường Ma_mon_hoc để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu
Câu 3: (1đ)Nội dung dữ liệu nhập vào cho các bảng như sau:
Câu 4: (2 đ) Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng 2 bảng một lần:HOC_SINH và 
BANG_DIEM (form chính và phụ)
Câu 5: (5 đ) Thiết kế một số mẫu hỏi theo yêu cầu sau đây:
a) Thống kê (điểm trung bình, điểm cao nhất, điểm thấp nhất ) theo từng học sinh trong lớp. Danh sách hiển thị học sinh theo 05 cột: họ đệm,tên, cột điểm trung bình, cột điểm cao nhất, cột điểm thấp nhất. Đặt tên Q1
b) Thống kê theo từng môn học, trên trường điểm , để biết trị trung bình, cao nhất, thấp nhất . Danh sách hiển thị 04 cột : tên môn học, và 3 cột thống kê. Đặt tên Q2
c) Hiển thị danh sách gồm 04 cột, họ đệm, tên, tên môn học và điểm số. Đặt tên Q3
d) Như câu c) nhưng có thêm ngày kiểm tra. Đặt tên Q4
e) Hiển thị danh sách gồm các điểm của tất cả học sinh trong lớp theo một môn học nào đó (họ đệm, tên và điểm). Đặt tên Q5
g) Hiển thị danh sách gồm các cột: Ten_mon_hoc, Diem_so, Ngay_kiem_tra, ngày chỉ định lọc ra là 1/1/2005. Đặt tên Q6
H dẫn: Trong cửa sổ thiết kế q6, ở hàng lọc (criteria) & cột Ngay_kiem_tra, nhập vào ngày chỉ định: 1/1/2005
Hết
Đề kiểm tra học kỳ 1- Thực hành -Tham khảo
Đề 2 (Dành cho Học Sinh Khá trở lên)-1 tiết
Câu 1: Để quản lý việc nhập hàng hóa, người ta đã tạo một tệp CSDL có tên HANGHOA.MDB lưu tại thư mục My Computer, thiết kế 3 Tables như sau được mô tả như sau:
Tên bảng
Tên trường
Khóa chính
Kiểu dữ liệu
Ghi chú
NHAN_VIEN
Ma_nhan_vien
Ho_dem
Ten
Ng_sinh
Text
Text
Text
Date/Time
HANG_HOA
Ma_hang_hoa
Ten_hang_hoa
Don_gia
Text
Text
Number
Ở thuộc tính Field Size chọn Single (số thực)
Format:Fixed
NHAP_HANG
ID
Ma_nhan_vien
Ma_hang_hoa
Ngay_nhap_hang
So_luong
AutoNumber
Text
Text
Date/Time
Number 
Ở thuộc tính Field Size chọn Integer (số nguyên)
Format: Standard
Câu 2: Thiết lập mối quan hệ giữa bảng NHAN_VIEN với NHAP_HANG qua trường Ma_nhan_vien, giữa bảng HANG_HOA với NHAP_HANG trên trường Ma_hang_hoa để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.
Câu 3: Nhập dữ liệu với nội dung dưới đây
Câu 4: Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho 2 bảng một lần: NHAN_VIEN và NHAP_HANG (tạo form chính và form phụ)
Câu 5: Thiết kế một số mẫu hỏi theo yêu cầu sau đây:
a) Thống kê (Số lượng trung bình, cao nhất, thấp nhất ) theo từng nhân viên trong công ty. Danh sách hiển thị nhân viên theo 05 cột: họ đệm,tên, số lượng hàng nhập trung bình, cao nhất, thấp nhất. Đặt tên Q1
b) Thống kê theo từng tên hàng hóa, trên trường số lượng , để biết trị trung bình, cao nhất, thấp nhất . Danh sách hiển thị 04 cột : tên hàng hóa, và 3 cột thống kê trên trường số lượng. Đặt tên Q2
c) Hiển thị danh sách gồm 04 cột, họ đệm, tên, tên hàng hóa vào số lượng nhập hàng. Đặt tên Q3
d) Danh sách gồm họ tên nhân viên và hàng được nhập và ngày nhập hàng. Đặt tên Q4
e) Hiển thị danh sách gồm các họ đệm, tên nhân viên, tên hàng hóa, ngày nhập hàng, tên trường mới: Thành tiền (=So_luong*Don_gia, giá trị tiền của hàng hóa) Đặt tên Q5
g) Như câu e, nhưng ngày nhập hàng là ngày được chọn trước : ngày 1/3/2006.
H dẫn: Trong cửa sổ thiết kế Q6, ở hàng lọc (criteria) & cột Ngay_nhap_hang, nhập vào ngày chỉ định: 1/3/2006
Hết
Phụ lục các thông báo lỗi thường gặp
A) Lỗi khi thiết lập mối quan hệ:
1. Lỗi về sai khác dữ liệu ở đầu bảng quan hệ với bảng chính trên trường quan hệ:
Khi thiết lập thuộc tính vẹn tòan giữa hai bảng trên trường MAHS
Nhưng trước đó đã nhập dữ liệu cho hai bảng rồi, xuất hiện thông báo lỗi:
- Lỗi này do một số dữ liệu đang tồn tại trong bảng quan hệ OO (bảng phụ) không thỏa mãn với bảng quan hệ 1 (bảng chính). Có nghĩa là đã có ít nhất một mã học sinh trong bảng BANG_DIEM chưa được khai báo trong bảng DSHS trên trường MAHSà không hợp lý, không thỏa mãn về điều kiện đảm bảo mối vẹn tòan dữ liệu giữa hai bảng này.
 Khắc phục: Mở bảng quan hệ dò tìm MAHS lạ để khai báo lại cho phù hợp.
Lỗi khi trường tham gia quan hệ không cùng kiểu dữ liệu?
Thông báo xuất hiện khi tạo mối quan hệ giữa hai truờng
Lỗi này do 2 trường tham gia quan hệ không cùng kiểu dữ liệu, ví dụ: một trường kiểu Text , trường kia kiểu Number, hoặc trường này kiểu Number, truờng kia kiểu Date/time.
Lỗi này cũng xãy ra khi hai trường cùng kiểu Number nhưng lại khác Field Size (kích cỡ trường), ví dụ một trường có field size: Single, truờng kia field size:Integer. Nhưng nếu là trường kiểu Text cho dù khác Field size thì vẫn tạo được mối quan hệ
B) Lỗi khi nhập dữ liệu:
1) Lỗi nhập dữ liệu sai kiểu
Lỗi do:người dùng đã nhập vào giá trị không tuơng thích với kiểu dữ liệu của truờng đã khai báo, ví dụ: đã khai báo trường kiểu Date/Time nhưng lại gõ chữ cái hoặc không gõ đầy đủ ngày, tháng, năm..
Khắc phục: Kích vào OK để nhập lại giá trị đúng đến khi không xuất hiện thông báo lỗi này.
2) Không nhập hoặc để trống giá trị trường khóa chính
Người dùng không nhập hoặc để trống giá trị trường khóa chính. Đã là trường khóa chính luôn yêu cầu phải nhập giá trị cho trường này
Khắc phục: Nhập lại giá trị cho trường khóa chính sao cho đúng, đủ và không bị trùng với giá trị đã nhập.
3) Không nhập giá trị cho trường có thuộc tính bắt buộc nhập (Required=yes)
Giả sử trường TO (tổ) đã thiết lập thuộc tính Required:yes, nếu bản ghi vừa nhập dữ liệu nhưng để trống trường TO, xuất hiện thông báo lỗi sau:
Khắc phục: Phải nhập đầy đủ cho các trường có thuộc tính Required:yes
4) Nhập một giá trị trên trường quan hệ ở đầu bảng quan hệ (có thiết lập thuộc tính vẹn toàn) không phù hợp với giá trị trên trường quan hệ ở đầu bảng chính 
Giả sử ta nối trường MAHS từ bảng chính (DSHS) đến bảng quan hệ (BANG_DIEM) nhưng vì giá trị nằm trên trường MAHS của BANG_DIEM có ít nhất 1 giá trị mà đầu bảng chínởctên trường MAHS chưa được khai báo!!
Khắc phục: Tìm và nhập cho đúng giá trị phù hợp với giá trị ở bảng chính trên trường quan hệ

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 12 Thuc hanh 3 Lam quen voi he dieu hanh.doc