1. Kiến thức
- Nêu được một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến.
- Mô tả được ký hiệu phổ biến (∀), ký hiệu (∃).
- Trình bày được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
- Phân biệt được điều kiện cần, điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu thế nào là một
mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến và phân biệt được điều kiện cần, điều kiện đủ, giả
thiết, kết luận.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của giáo viên về mệnh đề; có
thể tự cho vài ví dụ cụ thể là 1 mệnh đề và không phải là 1 mệnh đề; hợp tác giải quyết bài tập
nhóm về các dạng của mệnh đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: cách thiết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh
đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.
2.2. Năng lực toán học:
- Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của
mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
- Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
- Biết được mệnh đề đảo của mệnh đề cho trước
- Sử dụng được các kí hiệu: , , ,
3. Phẩm chất
- Thông qua thực hiện bài học cung cấp cho học sinh kiến thức mở đầu về logic toán học. Các khái
niệm về mệnh đề giúp học sinh diễn đạt các nội dung toán học thêm rõ ràng và chính xác từ đó
giúp học sinh càng yêu thích môn toán
- Chăm học, chăm chỉ đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về mệnh đề, qua đó tìm hiểu các dạng khác của mệnh đề
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận thức và thực hiện nhiệm vụ làm bài tập
nhóm.
- Trung thực trong làm bài tập nhóm
GV: Đoàn Văn Tính – 0946069661 Website: giasutrongtin.vn 1 Trường: Trung Tâm Dạy Kèm Trọng Tín Tổ: TOÁN Ngày soạn:../../2022 Họ và tên giáo viên: Đoàn Văn Tính Chương I: MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP BÀI 1: MỆNH ĐỀ Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán – Đại số và một số yếu tố giải tích: 10 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến. - Mô tả được ký hiệu phổ biến (∀), ký hiệu (∃). - Trình bày được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương. - Phân biệt được điều kiện cần, điều kiện đủ, giả thiết và kết luận. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến và phân biệt được điều kiện cần, điều kiện đủ, giả thiết, kết luận... - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của giáo viên về mệnh đề; có thể tự cho vài ví dụ cụ thể là 1 mệnh đề và không phải là 1 mệnh đề; hợp tác giải quyết bài tập nhóm về các dạng của mệnh đề.... - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: cách thiết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương. 2.2. Năng lực toán học: - Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của mệnh đề trong những trường hợp đơn giản. - Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương. - Biết được mệnh đề đảo của mệnh đề cho trước - Sử dụng được các kí hiệu: , , , 3. Phẩm chất - Thông qua thực hiện bài học cung cấp cho học sinh kiến thức mở đầu về logic toán học. Các khái niệm về mệnh đề giúp học sinh diễn đạt các nội dung toán học thêm rõ ràng và chính xác từ đó giúp học sinh càng yêu thích môn toán - Chăm học, chăm chỉ đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về mệnh đề, qua đó tìm hiểu các dạng khác của mệnh đề - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận thức và thực hiện nhiệm vụ làm bài tập nhóm. - Trung thực trong làm bài tập nhóm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Các ví dụ về mệnh đề, bảng phụ Phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 2 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: GV: Đoàn Văn Tính – 0946069661 Website: giasutrongtin.vn 2 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Hình thành khái niệm về mệnh đề; các phép toán trên mệnh đề. b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi các kiến thức liên quan đến bài học H : Hãy chỉ ra các câu sau, câu nào là câu khẳng định, câu khẳng định có giá trị đúng, câu khẳng định có giá trị sai. 1) Văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 2) 2 8,96 3) 33 là số nguyên tố. 4) Hôm nay trời đẹp quá! 5) Chị ơi mấy giờ rồi? c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Câu khẳng định Câu khẳng định có giá trị đúng Câu khẳng định có giá trị sai 1) Văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại 1) Văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại 2) 2 8,96 2) 2 8,96 3) 33 là số nguyên tố 3) 33 là số nguyên tố d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên nêu câu hỏi bằng bảng phụ * Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trình bày sản phẩm ra bảng phụ. * Báo cáo và thảo luận: Một HS đại diện cho nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi và nêu nhận xét * Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - Giáo viên đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả. - Dẫn dắt bài mới: Bài học hôm nay liên quan đến những câu khẳng định có tính đúng hoặc sai. Vậy chúng ta hãy đi tìm hiểu. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 2.1. MỆNH ĐỀ. MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN a) Mục tiêu: Hình thành và nắm vững khái niệm Mệnh đề, mệnh đề chứa biến. Phân biệt rõ hai khái niệm này và lấy được ví dụ minh họa. b) Nội dung: GV yêu cầu đọc SGK, giải bài toán và áp dụng làm ví dụ H1: Hoạt động 1 SGK trang 4. Quan sát hai bức tranh, đọc và so sánh các câu trong hai bức tranh. H2: Nêu khái niệm mệnh đề?. H3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là mệnh đề? Nếu là mệnh đề, hãy cho biết đó là mệnh đề đúng hay sai ? a) 25 là số chẵn. b) Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. c) Các bạn phải tập trung vào bài học! d) Hình thang cân có hai góc ở đáy bằng nhau. H4: Hoạt động 2 SGK trang 5: Hãy lấy 1 ví dụ về mệnh đề, 1 ví dụ không là mệnh đề. GV: Đoàn Văn Tính – 0946069661 Website: giasutrongtin.vn 3 H5: Tìm hiểu và hình thành khái niệm mệnh đề chứa biến thông qua hai ví dụ về mệnh đề chứa biến trong SGK trang 4, 5. H6: Hoạt động 3 SGK trang 5: Xét câu “ 3x ” Hãy tìm hai giá trị thực của để từ câu đã cho nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. c) Sản phẩm: I. MỆNH ĐỀ. MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN 1. Mệnh đề. – Một mệnh đề là một câu khẳng định đúng hoặc sai. – Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai. - Người ta thường dùng các chữ cái như: A,B,C,P,Q,...để kí hiệu cho các mệnh đề. - Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là mệnh đề? Nếu là mệnh đề, hãy cho biết đó là mệnh đề đúng hay sai. a) 25 là số chẵn. – Mệnh đề sai. b) Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. – Mệnh đề đúng. c) Các bạn phải tập trung vào bài học! – Không phải mệnh đề. d) Hình thang cân có hai góc ở đáy bằng nhau. – Mệnh đề đúng. - Hãy lấy 1 ví dụ về mệnh đề, 1 ví dụ không là mệnh đề. - Ví dụ về mệnh đề: “Tổng ba góc trong của tam giác có số đo bằng 0180 ” - Ví dụ không phải mệnh đề mệnh đề: “Tổng ba góc trong của tam giác có số đo bằng bao nhiêu ? ” 2. Mệnh đề chứa biến. Mệnh đề chứa biến là một câu chứa biến, với mỗi giá trị của biến thuộc một tập nào đó, ta được một mệnh đề. HĐ3: Xét câu “ 3x ” Hãy tìm hai giá trị thực của để từ câu đã cho nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. - 6 6 3x . Mệnh đề đúng. - 2 2 3x . Mệnh đề sai. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao - GV trình chiếu hình vẽ trong SGK trang 4 → đặt vấn đề, nhận xét xem các câu đó, câu nào là câu khẳng định, câu hỏi, câu nghi vấn, hay câu cảm thán. - HS quan sát hình vẽ hình và trả lời câu hỏi. + Lấy ví dụ minh họa về mệnh đề và câu không phải mệnh đề.. - Tìm hiểu và hình thành khái niệm mệnh đề chứa biến thông qua hai ví dụ về mệnh đề chứa biến trong SGK trang 4, 5. + Tìm các giá trị của x để từ câu đã cho nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. + So sánh hai khái niệm mệnh đề và mệnh đề chứa biến. Thực hiện - HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn các nhóm Báo cáo thảo luận - HS nêu bật được mệnh đề là một câu khẳng định có tính chất đúng hoặc sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai. GV: Đoàn Văn Tính – 0946069661 Website: giasutrongtin.vn 4 - GV gọi 3 HS đứng tại chỗ trình bày lời giải cho H1, H2, H3, H4, H5 và H6. - HS khác theo dõi, nhận xét, hoàn thiện sản phẩm. Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo - Chốt kiến thức. 2.2. PHỦ ĐỊNH CỦA MỘT MỆNH ĐỀ a) Mục tiêu: Nêu được phủ định một mệnh đề là một mệnh đề mà tính đúng sai của nó trái ngược với mệnh đề ban đầu, nêu được cách thành lập phủ định của mệnh đề. b) Nội dung: H1: - Yêu cầu HS quan sát và đọc ví dụ 1 SGK (Trang 5) VD1: Nam và Minh tranh luận về loài Dơi. Nam nói: “Dơi là một loài chim” Minh phủ định: “Dơi không phải là một loài chim”. H2: - Phát biểu mệnh đề phủ định? H3: - Yêu cầu HS quan sát và đọc ví dụ 2 SGK (Trang 5) VD2: P : “3 là một số nguyên tố”. P : “3 không phải là một số nguyên tố” Q : “ 7 không chia hết cho 5”. Q : “7 chia hết cho 5” H4: HĐ4 SGK trang 6. Hãy phủ định các mệnh đề sau: :P “ là một số hữu tỉ” :Q “ Tổng hai cạnh của một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba” Xét tính đúng sai của các mệnh đề trên và mệnh đề phủ định của chúng. c) Sản phẩm: VD1: Nam và Minh tranh luận về loài Dơi. Nam nói: “Dơi là một loài chim” Minh nói: “Dơi không phải là một loài chim”. - Nam nói sai. - Minh nói đúng. “Dơi là một loài chim”. Là mệnh đề sai. “Dơi không phải là một loài chim”. Là mệnh đề đúng. - Nếu kí hiệu P là mệnh đề Nam nói thì mệnh đề của Minh có thể diễn đạt là “không phải P ”và được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề P - Kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là P . P đúng khi P sai, P sai khi P đúng. Để phủ định một mệnh đề ta thêm (hoặc bớt) từ “không” hoặc “không phải” vào trước vị ngữ của mệnh đề đó. HĐ 4 SGK trang 6. :P “ là một số hữu tỉ” là mệnh đề sai. Mệnh đề phủ định là: GV: Đoàn Văn Tính – 0946069661 Website: giasutrongtin.vn 5 :P “ không phải là một số hữu tỉ” – mệnh đề đúng. :Q “ Tổng hai cạnh của một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba” là mệnh đề đúng. Mệnh đề phủ định là: :Q “ Tổng hai cạnh của một tam giác không lớn hơn cạnh thứ ba”. Hoặc :Q “ Tổng hai cạnh của một tam giác bé hơn hoặc bằng cạnh thứ ba”. Mệnh đề sai. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao - GV: Yêu cầu học sinh nhận xét bạn nào nói đúng? Kiểm tra xem các câu của hai bạn nói có phải là mệnh đề không? Và có mối quan hệ gì với nhau. - Giáo viên hoàn thiện khái niệm phủ định của một mệnh đề. - Tổ chức cho học sinh thực hiện VD2; VD3. Thực hiện - HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm chưa hiểu nội dung các vấn đề nêu ra Báo cáo thảo luận - Các cặp thảo luận VD2. - Thực hiện được VD3 và viết câu trả lời vào bảng phụ. - Các nhóm khác nhận xét hoàn thành sản phẩm Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. - Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, GV kết luận, và dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức mới. 2.3. MỆNH ĐỀ KÉO THEO a) Mục tiêu: Trình bày được mệnh đề kéo theo, tính đúng sai của nó, các cách phát biểu. b) Nội dung: H1: Yêu cầu học sinh đọc nội dung VD3 SGK trang 6. H2: Nêu khái niệm mệnh đề kéo theo. H3: HĐ5 SGK trang 6. Từ các mệnh đề: :P “Gió mùa đông bắc về” :Q “Trời trở lạnh” Hãy phát biểu mệnh đề P Q H4: Xét tính đúng, sai của mệnh đề kéo theo P Q . H5: VD4: Cho MĐ A và B. Hãy phát biểu MĐ A B và cho biết MĐ này đúng hay sai. a) A : " Số 18 chia hết cho 9 ", B : " Số 18 là số chính phương". b) A : " Số nhỏ hơn số ", B : "Số lớn hơn số ". H6: HĐ 6 SGK trang 7: Cho hai mệnh đề: :P “Tam giác ABC có hai góc bằng 060 ” :Q “ ABC là một tam giác đều” Phát biểu định lí P Q . Nêu giả thiết kết luận và phát biểu định lí dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ. 2+ 3 5 7 2 5 GV: Đoàn Văn Tính – 0946069661 Website: giasutrongtin.vn 6 c) Sản phẩm: III. Mệnh đề kéo theo. - Cho 2 mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” đgl mệnh đề kéo theo, và kí hiệu P ... trung vị, tứ phân vị, mốt. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học: + Nhận biết, tìm được số trung bình và sử dụng số trung bình để so sánh từ hoạt động 1.1. + Nhận biết, tìm được số trung vị và tứ phân vị từ hoạt động 2.1, 2.2 + Nhận biết, tìm được Mốt từ hoạt động 3.1 - Năng lực mô hình hóa toán học: Thực hành tìm trung bình cộng, trung vị, tứ phân vị, mốt của số liệu cho bởi bảng tần số. - Năng lực tư duy và lập luận toán học: + Giải thích được cách tính khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị. + Giải thích được cách tính phương sai độ lệch chuẩn. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học: + Nhận biết được bảng số liệu . + Sử dụng kiến thức về các số đặc trưng để giải quyết bài toán. + Xác định được các số đặc trưng để nhận xét đánh giá bảng số liệu. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tự giải quyết các bài tập trắc nghiệm ở phần luyện tập và bài tập về nhà. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác. 2. Về phẩm chất: GV: Đoàn Văn Tính – 0946069661 Website: giasutrongtin.vn 248 - Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác. II. Thiết bị dạy học và học liệu: - Máy chiếu, phiếu học tập, giấy A0, bút lông, - Giáo án, sgk, III. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Đặt vấn đề a) Mục tiêu: - Tạo sự tò mò, gây hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về “Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu”. - Học sinh nhớ lại các kiến thức cơ bản về mẫu số liệu. b) Nội dung: Hoạt động 1. Luyện tập tìm chỗ sai trong bảng số liệu. a) Mục tiêu: Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết các vấn đề toán học thông qua việc học sinh tự ra bài toán. b) Nội dung: Bài tập 1. Bảng sau thống kê số lớp và số học sinh theo từng khối ở một trường Trung học phổ thông. Khối 10 11 12 Số lớp 9 8 8 Số học sinh 396 370 345 Hiệu trưởng trường đó cho biết sĩ số mỗi lớp trong trường đều không vượt quá 45 học sinh. Biết rằng trong bảng trên có một khối lớp bị thống kê sai, hãy tìm khối lớp đó. c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở. d) Tổ chức thực hiện:. Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV giao cho HS các bài tập (chiếu slide) và yêu cầu làm vào vở. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài tập, GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài. Bước 3: báo cáo, thảo luận: GV sửa bài tập, thảo luận và kết luận. Theo bảng thống kê đã cho, sĩ số trung bình của mỗi lớp theo từng khối cho ở bản sau: Khối 10 11 12 Sĩ số trung bình mỗi lớp 44 46,25 43,125 GV: Đoàn Văn Tính – 0946069661 Website: giasutrongtin.vn 249 Theo thông tin hiệu trưởng cung cấp thì thông tin Khối 11 đã bị thống kê sai vì Hiệu trưởng trường đó cho biết sĩ số mỗi lớp trong trường đều không vượt quá 45 học sinh nhưng khi thống kê thì sĩ số trung bình ở khối 11 là 46,25 Bước 4: kết luận, nhận định: HS tham gia trả lời đúng được cho điểm cộng (đánh giá quá trình) Hoạt động 2: Luyện tập so sánh giá trị tìm sự lựa chọn tốt nhất. a) Mục tiêu: Góp phần hình thành và phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc so sánh thành tích của hai nhóm học sinh b) Nội dung: Thời gian chạy 100 mét (đơn vị: giây) của các bạn học sinh ở hai nhóm A và B được ghi lại ở bảng sau: Nhóm A 12,2 13,5 12,7 13,1 12,5 12,9 13,2 12,8 Nhóm B 12,1 13,4 13,2 12,9 13,7 a) Theo em nhóm nào có thành tích chạy tốt hơn? Giải thích sự lựa chọn của em? b) Dùng kiến thức đã học, hãy xác định số trung bình, trung vị để so sánh. Giải thích sự lựa chọn của em. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS: Thời gian chạy trung bình của HS nhóm A và B lần lượt là 12,8625 và 13,06 . Trung vị là 12,8 và 13,2 . d) Tổ chức thực hiện: Chuyển giao GV giao bài tập cho HS ghi vào vở. Thực hiện HS làm bài tập ở nhà. Báo cáo, thảo luận HS đến lớp nộp vở bài làm của mình cho GV. Kết luận, nhận định GV chọn một số HS nộp bài làm vào buổi học tiếp theo; nhận xét (và có thể cho điểm cộng – đánh giá quá trình) GV tổng hợp từ một số bài nộp của HS và nhận xét, đánh giá chung để các HS khác tự xem lại bài của mình. Thông qua bảng kiểm: Đánh giá kết quả học tập thông qua bảng kiểm Bảng kiểm Yêu cầu Có Không Đánh giá năng lực Học sinh có tự giác làm bài tập ở nhà Tự học, tự chủ Có giải quyết được vấn đề Giải quyết vấn đề Xác định chân cột nằm ở đâu. GV: Đoàn Văn Tính – 0946069661 Website: giasutrongtin.vn 250 Hoạt động 3: Luyện tập tính phương sai và độ lệch chuẩn. a) Mục tiêu: Học sinh thực hành tính phương sai và độ lệch chuẩn của dữ liệu cho bởi bảng tần số. b) Nội dung: Bài tập 1. Điều tra số học sinh về số cái bánh chưng mà gia đình mỗi bạn tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán, kết quả được ghi lại ở bảng sau. Hãy tính số trung bình và độ lệch chuẩn của mẫu số liệu. Số cái bánh chưng 6 7 8 9 10 11 15 Số gia đình 5 7 10 8 5 4 1 Bài tập 2. Bảng dưới đây thống kê tổng số giờ nắng trong năm 2019 theo từng tháng được đo bởi hai trạm quan sát khí tượng đặt ở Tuyên Quang và Cà Mau. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tuyên Quang 25 89 72 117 106 177 156 203 227 146 117 145 Cà Mau 180 22 257 245 191 111 141 134 130 122 157 173 a) Hãy tính phương sai và độ lệch chuẩn của dữ liệu từng tỉnh. b) Nêu nhận xét về sự thay đổi tổng số giờ nắng theo tứng tháng ở mỗi tỉnh. c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở . d) Tổ chức thực hiện: PP đàm thoại – gợi mở, đánh giá bằng PP hỏi đáp, chấm vở. Chuyển giao GV giao cho HS các bài tập (chiếu slide) và yêu cầu làm vào vở. Thực hiện HS làm bài tập, GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài. Báo cáo, thảo luận GV sửa bài tập, thảo luận và kết luận (đưa đáp án đúng). Kết luận, nhận định HS tham gia trả lời đúng được cho điểm cộng (đánh giá quá trình) Giáo viên chốt và nhận xét hoạt động của học sinh: trình bày có khoa học không? Học sinh thuyết trình có tốt không? Học sinh giải đáp thắc mắc câu hỏi của các bạn khác có hợp lí không? Có lỗi sai về kiến thức không? Hoạt động 4: Vận dụng. a) Mục tiêu: Góp phần hình thành và phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc tìm thu thập số liệu thực tế. b) Nội dung: Hãy chọn ngẫu nhiên trong lớp ra 10 bạn nam và 10 bạn nữ rồi đo chiều cao các bạn đó. So sánh chiều chiều cao các bạn nam hay các bạn nữ đồng đều hơn. c) Sản phẩm: Chiều cao của 10 bạn nam và 10 bạn nữ. Kết luận chiều cao bạn nam hay nữ đồng đều hơn. d) Tổ chức thực hiện: Chuyển giao GV giao bài tập cho HS ghi vào vở. Thực hiện HS làm bài tập ở nhà. Báo cáo, thảo luận HS đến lớp nộp vở bài làm của mình cho GV. Kết luận, nhận định GV chọn một số HS nộp bài làm vào buổi học tiếp theo; nhận xét (và có thể cho điểm cộng – đánh giá quá trình) GV tổng hợp từ một số bài nộp của HS và nhận xét, đánh giá chung để các HS khác tự xem lại bài của mình. Thông qua bảng kiểm: Đánh giá kết quả học tập thông qua bảng kiểm Bảng kiểm Yêu cầu Có Không Đánh giá năng lực GV: Đoàn Văn Tính – 0946069661 Website: giasutrongtin.vn 251 Học sinh có tự giác làm bài tập ở nhà Tự học, tự chủ Có giải quyết được vấn đề Giải quyết vấn đề Xác định chân cột nằm ở đâu. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Công thức tính độ lệch chuẩn nếu biết phương sai 2S là A. 2S . B. 4S . C. 2S . D. S . Câu 2: Khoảng biến thiên của mẫu số liệu 6;7;9;4;7;5;6;6;7;9;5;6 là A. 3 . B. 4 . C. 5. D. 6. Câu 3: Điểm thi HK1 của một học sinh lớp 10 như sau: 9 9 7 8 9 7 10 8 8 Khoảng biến thiên của mẫu số liệu là A. 0 . B. 1 . C. 2. D. 3. Câu 4: Sản lượng gạo của Việt Nam từ năm 2007 đến 2017 được thống kê như sau: 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 4,53 4,68 6,05 6,75 7,18 7,72 6,68 6,32 6,57 4,89 5,77 Khoảng biến thiên của mẫu số liệu là A. 1,92. B. 2,82. . C. 3,11. D. 3,19. Câu 5: Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu 4;7;5;6;6;7;9;5 là A. 1. B. 1,5. C. 2. D. 2,5. Câu 6: Điểm thi HK2 của nhóm học sinh lớp 10 như sau: 4 5 5 9 9 8 7 10 7 7 8 6 Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là A. 2,5 . B. 3 . C. 3,5. D. 4. Câu 7: Mẫu số liệu sau đây cho biết chiều cao (đơn vị: cm) của một nhóm học sinh nữ lớp 10 151 152 153 154 155 160 160 162 163 165 165 165 166 167 167 Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là A. 9. B. 10. C. 11. D. 12. Câu 8: Phương sai của dãy số liệu 4;5;0;3;3;5;6;10 là A. 6,5. B. 6,75. C. 7. D. 7,25. Câu 9: Độ lệch chuẩn của dãy số liệu 4;5;0;3;3;5;6;10 là A. 1,64. B. 2,69. C. 6,5. D. 7,25. Câu 10: Độ lệch chuẩn của dãy số liệu 2;6;4;8;10 là A. 2,4. B. 2,8. C. 6. D. 8. Câu 11: Phương sai của dãy số liệu 9;8;9;7;6 là A. 1,25. B. 1,36. C. 1,45. D. 1,72. Câu 12: Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Nếu các giá trị của mẫu số liệu tập trung quanh giá trị trung bình thì độ lệch chuẩn càng lớn. B. Khoảng biến thiên chỉ sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất và bé nhất, bỏ qua thông tin của các giá trị còn lại. C. Khoảng tứ phân vị chỉ sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất. GV: Đoàn Văn Tính – 0946069661 Website: giasutrongtin.vn 252 D. Các số đo độ phân tán có thể âm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. Câu 1: Mốt của mẫu số liệu 4;5;6;7;8;9;5;4;3 là A. 3. B. 5. C. 7. D. 9. Câu 2: Mốt của mẫu số liệu 9;11;19;9;17;19;17;9;19;19 là A. 9. B. 11. C. 17. D. 19. Câu 3: Bảng sau ghi lại điểm của 40 học sinh trong bài kiểm tra giữa kì môn Toán 10 Điểm 3 4 5 6 7 8 9 10 Số học sinh 2 3 7 18 3 2 4 1 Số trung bình là? A. 5,2. B. 1,3. C. 6,1. D. 4,7. Câu 4: Thời gian chạy 50m của 20 học sinh được ghi lại trong bảng dưới đây: Thời gian (giây) 8,3 8,4 8,5 8,7 8,8 Tần số 2 3 9 5 1 Thời gian chạy trung bình của học sinh nhóm này là A. 8,54. B. 4. C. 8,50 . D. 8,53 . Câu 5: Một cửa hàng giày thể thao đã thống kê cỡ giày của một số khách hàng nữ được chọn ngẫu nhiên cho kết quả sau: Cỡ giày 35 36 37 38 39 Số lượng 3 11 5 2 1 Cỡ giày trung bình là A. 36,409. B. 37. C. 38,143. D. 39. Câu 6: Một cửa hàng giày thể thao đã thống kê cỡ giày của một số khách hàng nữ được chọn ngẫu nhiên cho kết quả sau: Cỡ giày 35 36 37 38 39 Số lượng 3 11 5 2 1 Cửa hàng nên nhập cỡ giày nào với số lượng nhiều nhất? A. 35 B. 36. C. 37 . D. 38. Câu 7: Trung vị của mẫu số liệu khi cho bảng tần số dưới đây là Giá trị 4 6 8 10 12 Tần số 1 4 9 5 2 A. 8. B. 6. C. 10. D. 12. Câu 8: Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu khi cho bảng tần số dưới đây là Giá trị 4 6 8 10 12 Tần số 1 4 9 5 2 A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 9: Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu khi cho bảng tần số dưới đây là Giá trị 4 6 8 10 12 Tần số 1 4 9 5 2 A. 8. B. 9. C. 10. D. 11. Ngày ...... tháng ....... năm 202 GV: Đoàn Văn Tính – 0946069661 Website: giasutrongtin.vn 253 Duyệt của ban Giám đốc Tổ trưởng chuyên môn ký duyệt GV biên soạn Đoàn Văn Tính
Tài liệu đính kèm: