Giáo án Toán Đại số Lớp 10 - Học kỳ I - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Đại số Lớp 10 - Học kỳ I - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức: Nắm vững các khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, hai mệnh đề tương đương, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ.

 Biết kí hiệu với mọi ( ) và tồn tại ( ).

- Kĩ năng: Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của 1 mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.

 Xác định được tính đúng sai của mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.

 Biết sử dụng các kí hiệu ,  trong các suy luận toán học.

- Thái độ: Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.

 Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.

2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.

- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.

- Năng lực thuyết trình báo cáo: Phát huy khả năng thuyết trình, báo cáo trước tập thể.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, dụng cụ dạy học.

2. Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc trước bài mới. Dụng cụ học tập.

 

doc 92 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Đại số Lớp 10 - Học kỳ I - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/9/2021
MỆNH ĐỀ
Tổng số tiết : 02 – từ tiết 01 đến tiết 02
Giới thiệu chung chủ đề: Trang bị kỷ năng luyện tập mệnh đề trong toán học. Củng cố và mở rộng lý thuyết mệnh đề chứa biến, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương và xác định được tính đúng sai. Trang bị thêm hai kí hiệu thường dùng trong toán học là với mọi () và tồn tại ().
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ	
- Kiến thức: Nắm vững các khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, hai mệnh đề tương đương, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ.
 Biết kí hiệu với mọi () và tồn tại ().
- Kĩ năng: Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của 1 mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
 Xác định được tính đúng sai của mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
 Biết sử dụng các kí hiệu ", $ trong các suy luận toán học.
- Thái độ: Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.
 Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.
- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.
- Năng lực thuyết trình báo cáo: Phát huy khả năng thuyết trình, báo cáo trước tập thể.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, dụng cụ dạy học.
2. Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc trước bài mới. Dụng cụ học tập.
III. Tiến trình tiết dạy:	
MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ
Nội dung
Nhận thức
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến
- Hiểu được câu nào là mệnh đề, câu nào không phải là mệnh đề.
- Hiểu được thế nào là mệnh đề chứa biến.
- Phân biệt được được mệnh đề và mệnh đề chứa biến.
- Lấy được Ví dụ về mệnh đề, mệnh đề chứa biến.
- Xác định được giá trị đúng, sai của một mệnh đề.
- Biết gán giá trị cho biến và xác định tính đúng, sai.
Phủ định của một mệnh đề
- Hiểu được mệnh đề phủ định và kí hiệu.
- Xác định được tính đúng, sai của mệnh đề.
Lập được mệnh đề phủ định
Mệnh đề kéo theo
- Hiểu được khái niệm mệnh đề kéo theo.
- Xác định trong định lý đâu là điều kiện cần, điều kiện đủ
- Lập được mệnh đề kéo theo khi biết trước hai mệnh đề liên quan.
-Phát biểu định lý Toán học dưới dạng mệnh đề kéo theo
- Xác định được tính đúng sai của mệnh đề kéo theo.
- Phát biểu được định lý Toán học dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ.
Mệnh đề đảo hai mệnh đề tương đương
Hiểu được khái niệm mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương.
- Lập được mệnh đề đảo của mệnh đề, của một mệnh đề kéo theo cho trước.
- Xác định được tính Đúng, Sai của mệnh đề: kéo theo, mệnh đề đảo.
- Phát biểu được hai mệnh đề tương đương dưới ba dạng: tương đương; điều kiện cần, điều kiện đủ; khi và chỉ khi.
Kí hiệu , 
Hiểu được ý nghĩa cách đọc của hai kí hiệu 
Lập được mệnh đề chứa hai kí hiệu 
Lập được mệnh đề phủ định của mệnh đề chứa hai kí hiệu 
Xác định được tính đúng, sai của mệnh đề chứa kí hiệu 
Tập hợp và phần tử
Học sinh nắm được khái niệm tập hợp
Học sinh lấy được ví dụ về tập hợp,số phần tử của tập hợp,biết sử dụng kí hiệu
Cách xác định tập hợp
Học sinh biết được xác định tập hợp có mấy cách
Học sinh sử dụng được hai cách để xác định một tập hợp
Học sinh liệt kê được các phần tử của một tập hợp
Học sinh chỉ ra được tính chất đặc trưng của một tập hợp cho trước
Tập rỗng
Học sinh nắm được định nghĩa
 Học sinh biết sử dụng các kí hiệu 
Tập hợp con
Học sinh nắm được khái niệm tập con
Học sinh hiểu được khái niệm tập con. Sử dụng được các kí hiệu .
Học sinh xác định được tập con của một tập hợp.
Học sinh chứng minh được tập này là con của tập kia.
Tập hợp bằng nhau
Nắm được khái niệm hai tập hợp bằng nhau
Hiểu được khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
Xác định được hai tập hợp bằng nhau
Chứng minh được hai tập hợp bằng nhau.
Giao của hai tập hợp
Nắm được khái niệm giao của hai tập hợp
Hiểu được phép toán giao của hai tập hợp
Xác định được giao của hai tập hợp
Hợp của hai tập hợp
Nắm được khái niệm hợp của hai tập hợp
Hiểu được phép toán hợp của hai tập hợp
Xác định được hợp của hai tập hợp
Hiệu và phần bù của hai tập hợp
Nắm được khái niệm hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con
Hiểu được phép toán hiệu của hai tập hợp
Xác định được hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con.
Các tập hợp số đã học
Nhắc lại các tập số N, Z, Q, R
 Các tập con thường dùng của R
Nắm được và hiểu kí hiệu khoảng, đoạn, nửa khoảng 
Biểu diễn trên trục số tim các phép toán: giao hợp, hiệu
Số gần đúng
Nhận biết được những số đo trong thực tế như khoảng cách từ nhà đến trường, giá trị , năng suất lúa 2 tạ/ha  đều là những số gần đúng
- Lấy được ví dụ về những số gần đúng khác trong thực tế ở các lĩnh vực khoa học khác nhau:
Sai số tuyệt đối (không dạy)
HS tự đọc
 Quy tròn số gần đúng
Hiểu được cách quy tròn số đã được học lớp 7
Hiểu được các số quy tròn đến hàng phần chục, hàng phần trăm, hàng phần nghìn.
Quy tròn được số theo yêu cầu hàng quy tròn
Hoạt động 1 : Tình huống xuất phát/khởi động ( 10 phút)
Mục tiêu hoạt động: Hình thành khái niệm về mệnh đề, mệnh đề chứa biến
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
* Phương thức: Phân lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đặt 3 câu.
* Thảo luận và báo cáo: Một học sinh đại diện cho nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi và ra câu hỏi thảo luận.
* Câu hỏi 1: 
Nhóm 1 đặt 3 câu có khẳng định đúng.
Nhóm 2 đặt 3 câu có khẳng định sai.
Nhóm 3 đặt 3 câu hỏi.
Nhóm 4 đặt 3 câu cảm thán.
Khẳng định các câu của nhóm 1 và 2 là mệnh đề, nhóm 3 và 4 không là mệnh đề. Từ đó đưa ra khái niệm.
* Câu hỏi 2: Xét tính đúng, sai của các câu sau. Khi nào được mệnh đề đúng hay sai.
a) “n chia hết cho 3”
b) “2 + n = 5”
 Tính đúng sai phụ thuộc vào giá trị của n. Nó được gọi là mệnh đề chứa biến.
* Trả lời 1: 
Nhóm 1
a) Quy Nhơn là thành phố của Bình Định
b) 8 > 7
c) 3 là số nguyên tố.
Nhóm 2
a) 2 + 3 = 6
b) Đập Đá thuộc Gia Lai
c) 2 > 3
Nhóm 3
a) Chị ơi, mấy giờ rồi?
b) Chiều có đi học không Lan?
c) Có mấy cây bút, An?
Nhóm 4
a) Đói bụng quá!
b) Mệt quá! 
c) Hôm nay trời đẹp quá!
* Trả lời 2: Chưa khẳng định được tính đúng sai
a) n=6: đúng, n=4:sai
b) n=3: đúng, n=1: sai
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức ( 50 phút)
Mục tiêu hoạt động: - Nắm được khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến.
Phát biểu được mệnh đề phủ định và xác định được tính đúng sai
Phát biểu được mệnh đề kéo theo
Tìm hiểu khái niệm mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương
Hiểu được các kí hiệu " và $
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
a) Nội dung 1: Mệnh đề, mệnh đề chứa biến
* Phương thức: Từ ví dụ trên hãy đưa ra khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến và lấy ví dụ minh họa.
Học sinh phát biểu khái niệm về mệnh đề, mệnh đề chứa biến. Lấy ví dụ về mệnh đề.
Học sinh theo dõi câu trả lời của bạn và nhận xét, chốt kiến thức.
Chốt kiến thức: 
- Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.
- Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
- Tính đúng sai của mệnh đề chứa biến phụ thuộc vào giá trị của biến.
* Trả lời
- Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.
- Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
- Tính đúng sai của mệnh đề chứa biến phụ thuộc vào giá trị của biến.
b) Nội dung 2: Phủ định của một mệnh đề.
* Phương thức: Giáo viên cho một số ví dụ mệnh đề phủ định. Từ đó hướng dẫn cách viết mệnh đề phủ định của một mệnh đề. HS theo dõi và ghi nhận
Giáo viên nhận xét về tính đúng sai.
* Ví dụ: a) P: “2 là một số nguyên tố”
: “2 không phải là số ngtố”
b) Q: “6 không chia hết cho 3”
: “6 chia hết cho 3”
Chốt kiến thức: Kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là .
 đúng khi P sai
 sai khi P đúng
* Luyện tập: Cho học sinh làm hoạt động 4 sgk trang 6:
Hãy phủ định các mệnh đề sau
P: “ là một số hữu tỉ”.
Q: “Tổng hai cạnh của tam giác lớn hơn cạnh thứ ba”
Xét tính đúng sai của các mệnh đề trên và mệnh đề phủ định.
* Trả lời: P đúng, sai
Q sai, đúng
* Trả lời:
: “ không phải là một số hữu tỉ”
 : "Tổng 2 cạnh của tam giác không lớn hơn cạnh thứ ba”
P: Sai : Đúng
Q: Đúng : Sai
c) Nội dung 3: Mệnh đề kéo theo
* Phương thức: Giáo viên đưa ra câu hỏi học sinh trả lời. Từ đó phát biểu mệnh đề kéo theo dưới dạng tổng quát. 
Câu hỏi 1: Cho hai mệnh đề:
P: “Tứ giác ABCD là hình bình hành”
Q: “Nó có các cặp cạnh đối song song.”
Lập mệnh đề nếu P thì Q?
Chốt kiến thức: 
- Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo và kí hiệu là P Q
- Mệnh đề P Q chỉ sai khi P đúng và Q sai
+ Chú ý: Mệnh đề P Q còn được phát biểu là “P kéo theo Q” hay “từ P suy ra Q”
Học sinh tự nêu một số ví dụ về mệnh đề kéo theo vào vở.
+ Hướng dẫn cách xác định tính đúng sai của: Mệnh đề P Þ Q chỉ sai khi P đúng và Q sai.
Ví dụ: a) “Tam giác ABC cân tại A thì 
AB = AC” ( đúng )
 b) “Nếu a là số nguyên thì a chia hết cho 3” ( Sai )
· Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng 
P Þ Q. Khi đó, ta nói:
P là giả thiết, Q là kết luận.
P là điều kiện đủ để có Q.
Q là điều kiện cần để có P.
* Luyện tập: ( Hoạt động nhóm )
HĐ6/SGK: Cho tam giác ABC. Xét mệnh đề: 
P: “Tam giác ABC có hai góc bằng 600
Q: “ABC là một tam giác đều”
 Phát biều định lí P Q. Nêu giả thiết, kết luận và phát biểu định lý dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ.
TL1: “Nếu tứ giác ABCD là hình bình hành thì nó có các cặp cạnh đối song song.”
- Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo và kí hiệu là 
P Q
TL:
+ Nếu tam giác ABC có hai góc bằng 600 thì ABC là một tam giác đều.
+ GT: Tam giác ABC có hai góc bằng 600.
+ KL : ABC là một tam giác đều 
+ Điều kiện đủ để tam giác ABC đều là tam giác ABC có hai góc bằng 600
+ Điều kiện cần để tam giác ABC có hai góc bằng 600 là tam giác ABC đều.
d) Nội dung 4: Mệnh đề đảo – hai mệnh đề tương đương
* Phương thức:
- Cho các nhóm làm hoạt động 7 SGK/T7
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Trong các mệnh đề vừa lập, tìm các cặp PÞQ, QÞP đều đúng. Từ đó dẫn đến khái niệm hai mệnh đề tương đương.
· Chốt kiến thức:
- Mệnh đề QÞP đgl mệnh đề đảo của mệnh đề PÞQ.
- Nếu cả hai mệnh đề PÞQ và QÞP đều đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương.
Kí hiệu: PÛQ
Đọc là: P tương đương Q
hoặc P là điều kiện cần và đủ để có Q
hoặc P khi và chỉ khi Q.
TL:
a) “Nếu ABC cân thì ABC là tam giác đều” (sai )
b) “Nếu ABC cân và có một góc bằng 600 thì ABC đều” (đúng )
Mệnh đề của câu b đúng nên được gọi là 2 mệnh đề tương đương
e) Nội dung 5: kí hiệu " và $
* Phương thức: 
- GV đưa ra một số mệnh đề có sử dụng các kí hiệu: ", $.
- Cho các nhóm làm hoạt động 8 ,9 SGK/T8
- GV đưa ra các mệnh đề có chứa các kí hiệu ", $. Hướng dẫn HS lập các mệnh đề phủ định.
Ví dụ 1: “Bình phương của mọi số thực đều khác 0” là một mệnh đề sai 
Phủ định là: “Có một số thực mà bình phương bằng 0” là mệnh đề đúng 
Ví dụ 2: 
P: 
Q:
Chốt kiến thức: Kí ... g làm
Các nhóm khác nhận xét
Ghi điểm nếu đúng
Bài 4. Giải phương trình:
a) 
b) 
c) 
d) 
Học sinh tích cực hoạt động và làm bài
a) 
Û 
Vậy: nghiệm của phương trình là 
x = 15.
b) 
Vậy: nghiệm của phương trình là 
c) 
Vậy nghiệm của phương trình là: 
x = 1.
Học sinh tích cực hoạt động và lên bảng làm bài 
Vậy nghiệm của phương trình là: x = 1. 
Vậy phương trình vô nghiệm 
Vậy nghiệm của phương trình là: 
d) 
Thử lại nghiệm x = 3 là nghiệm của phương trình
Bài 5. Giải các phương trình sau:
a) 
b) 
*Phương thức: Theo nhóm - Tại lớp
Giáo viên gợi ý và cho học sinh thảo luận
Đại diện lên bảng làm
Các nhóm khác nhận xét
Ghi điểm nếu đúng
HDa: Nó đã đúng dạng chưa. Chuyển về đúng dạng rồi giải. Xác định f(x), g(x). Xác định điều kiện là gì?
Giải bất phương trình đơn giản
 Dựa và điều kiện để chọn nghiệm
HDb: Đặt điều kiện cho cả hai vế.
Bình phương hai vế và giải.
Tiếp tục bình phương hai vế để mất dấu căn. 
Học sinh tích cực hoạt động và làm bài
a) 
Vậy phương trình có nghiệm là 
x = 8/9 
b) 
Û 
Û
Vậy phương trình có nghiệm là 
x = –1
IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Ôn tập: Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai
Nhận dạng các phương trình 
Tìm tập xác định, nhận dạng phương trình tương đương
Giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn
Tìm điều kiện m để phương trình có nghiệm
2. Câu hỏi/Bài tập
1. Mức độ nhận biết: ( 5 phút)
Câu 1: . Trong các khẳng định sau, phép biến đổi nào là tương đương :
 D. Cả a , b , c đều sai .
Câu 2: Hai phương trình được gọi là tương đương khi :
A. Có cùng dạng phương trình B. Có cùng tập xác địn C. Có cùng tập hợp nghiệm D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 3:. Xác định các cặp phương trình tương đương.
A. B. 
C. D.
2. Mức độ thông hiểu:
Câu 4: Điều kiện xác định của phương trình 
A. B. C. D. 
Câu 5: Điều kiện xác định của phương trình 
A. B. C. D. 
Câu 6: Điều kiện xác định của phương trình 
A. B. C. D. 
3. Mức độ vận dụng:
Câu 7: Phương trình có nghiệm là
A. B. C. D. Tất cả đều sai
Câu8: giải PT 
A. B. C. D. Tất cả đều sai
Câu 9: Tập nghiệm của phương trình Là :
A. . B. . C. . D. .
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 10: Cho phương trình (2m-3)x+1-4m = 0, với m = thì phương trình :
A. có 1 nghiệm B. có hai nghiệm C. có hai nghiệm phân biệt 	 D. vô nghiệm. 
Câu 11: Giá trị m để hai phương trình và tương đương là :
A. m = -2 ; 	B. m = 1 ; 	 	 C. m = 2; 	D. m = -1
Câu 12. Phương trình có nghiệm duy nhất khi:
A. 	B. 	C. và 	D. và 
Câu 13. Phương trình có bao nhiêu nghiệm?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 14. Tập nghiệm của phương trình là:
A. 	B. 	C. 	D. 
V. Phụ lục: Không 
Ngày soạn: 22/12/2021
Chủ đề: ÔN TẬP HỌC KÌ 1
Tổng số tiết: 1 tiết 28
Giới thiệu chung : Tiết học trước ta đã ôn tập chuyên đề 1 về mệnh đề và tập hợp. Tiết học hôm nay ta kiểm tra viết với thời gian 45 phút.
Thời lượng dự kiến: 1 tiết
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a.Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về mệnh đề, tập hợp, các phép toán tập hợp và cách làm tròn số. Nhận thức được tầm quan trọng của số gần đúng, ý nghĩa của số gần đúng.Nắm được độ chính xác của số gần đúng, biết cách qui tròn số gần đúng.
b. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh.
c. Thái độ: Hình thành thái độ tự giác, nghiêm túc trong kiểm tra cho học sinh. Cẩn thận, chính xác
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Đề bài và đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh: Học bài và làm các bài tập.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 
- Ma trận đề:
MÔ TẢ CHI TIẾT
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 6,0 điểm).
Câu 1. NB. Hiểu được khái niệm mệnh đề.
Câu 2. NB. Hiểu được khái niệm mệnh đề.
Câu 3. NB. Nhận biết về tập hợp.
Câu 4. NB. Nhận biết các cách cho một tập hợp.
Câu 5. NB. Nhận biết các phép toán về tập hợp.
Câu 6. NB. Nhận biết các phép toán về tập hợp.
Câu 7. NB. Quy tròn số khi biết độ chính xác.
Câu 8. NB. Quy tròn một số đến một hàng nào đó.
Câu 9. TH. Lập mệnh đề đảo của một mệnh đề.
Câu 10. TH. Lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
Câu 11. TH. Xác định kết quả phép toán trên tập hợp.
Câu 12. TH. Xác định số quy tròn số khi biết độ chính xác.
Câu 13. TH. Quan hệ bao hàm trên tập hợp.
Câu 14. TH. Quan hệ bao hàm và quan hệ liên thuộc trên tập hợp.
Câu 15. TH. Xác định số tập hợp con của một tập hữu hạn.
Câu 16. TH. Xác định số quy tròn trong kết quả một phép tính.	
Câu 17. VD. Xét tính đúng, sai của một mệnh đề.
Câu 18. VD. Liệt kê các phần tử của một tập hợp.
Câu 19. VDC. Xác định tham số để giao hai tập hợp khác rỗng.
Câu 20. VDC. Xác định số tập hợp con gồm k phần tử của một tập hữu hạn.
B. PHẦN TỰ LUẬN( 4,0 điểm).
Bài 1: (2đ) a) Lập mệnh đề phủ định của mệnh đề 
 b) Xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định vừa lập ở câu a ( sử dụng kí hiệu với mọi và tồn tại).
 c) Cho tập hợp với dạng liệt kê sau đó yêu cầu viết dưới dạng đặc trưng ( vận dụng cao)
Bài 2: (2đ) Cho 2 tập hợp dưới dạng khoảng, đoạn sau đó yêu cầu học sinh xét các phép toán giao, hợp, hiệu, phần bù của hai tập hợp và biểu diễn trên trục số.
 4. Đề kiểm tra: 
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 6,0 điểm).
Câu 1. Trong các câu sau, 
a) Hải Phòng là một thành phố ở miền nam
b) Sông Hồng chảy qua thành phố Hà Nội 
c) Hãy trả lời câu hỏi này !
d) 2+37=39
e) 5+40=70
f) Bạn có rỗi tối nay không ?
g) +2=11
Số câu là mệnh đề trong các câu trên là :
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 2. Trong các câu sau, câu nào không phải là mệnh đề?
A. Số 2 là số nguyên tố. 	 B. Chúc bạn gặp nhiều may mắn!
C. Số 10 chia hết cho 3. D. 5+5 > 10
Câu 3. Tập hợp A = có bao nhiêu phần tử?
 A. 3 B. 4 C. 5	 D. 6
Câu 4. Cho tập hợp B = . Các phần tử của tập hợp B là
A.B = A. B = C. B = D. B = 
Câu 5. Mệnh đề nào sau đây tương đương với ?
A. B. 
C. D. 
Câu 6. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau : 
Câu 7. Cho số gần đúng a= 2929103 độ với chính xác d=300. Số quy tròn của a là:
A. 2929100 B. 2929000 C. 2920000 D. 2929200
Câu 8. Số quy tròn đến hàng phần trăm của39,0806 là:
A. 39,08 B. 39,086 C. 39,09 D. 39,085
Câu 9. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng:
 A. Nếu một số tận cùng bằng 0 thì số đó chia hết cho 5
 B. Nếu hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau
 C. Nếu a và b chia hết cho c thì a + b chia hết cho c
 D. Nếu a chia hết cho 3 thì a chia hết cho 9
Câu 10. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào có mệnh đề đảo là đúng? 
	A) Nếu a và b cùng chia hết cho c thì a+b chia hết cho c
	B) Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật thì nó có ba góc vuông
	C) Nếu 2 tam giác bằng nhau thì diện tích bằng nhau
	D) Nếu một số tận cùng bằng 0 thì số đó chia hết cho 5
Câu 11. Cho hai tập hợp: và . Mệnh đề nào sau đây đúng?
 A. 	B. 
	 C. 	D. 
Câu 12. Số qui tròn của số gần đúng đến hàng phần trăm của a = 12,4253 là :
 A. 12,4	 B. 12,43	 C. 12	 D. 12,426
Câu 13. Cho các số thực a, b,c ,d và a < b < c < d . Phương án nào sau đây đúng 
Câu 14. Cho tập hợp . Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau ?
 A. 	 B. 	 C. D. 
Câu 15. Tập hợp có bao nhiêu tập con ?
 A. 12	 B. 13	 C. 14	 D. 15
Câu 16. Cho biểu thức Giá trị của (làm tròn đến 4 chữ số thập phân) khi là:
 A. 0,9985.	 B. 0,9980.	 C. 0,9983.	 D. 0,9984.
Câu 17. Cho mệnh đề P(x) = “ xR / ”. Mệnh đề phủ định của mệnh đề trên là : 
xR / C. xR / 
xR / D. xR / 
Câu 18. Cho tập hợp B = . Các phần tử của tập hợp B là
A.B = A. B = C. B = D. B = 
Câu19. Cho số thực a < 0. Điều kiện cần và đủ để hai khoảng và có giao khác tập rỗng là :A. B. C. D. 
. 
Câu 20. Cho tập hợp A = . Các phần tử của tập hợp A là 
A = B.A = C.A = D. A= 
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 4,0 điểm).
Bài 1: (2.0đ) Cho mệnh đề P(x) = “ xR / x.x = -1”
a) Lập mệnh đề phủ định mệnh đề P(x). Mệnh đề phủ định của P( x) đúng hay sai ?
 b) Tìm một tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp sau :B = 
Bài 2 : (2đ) Cho A = (-1 ; 5 ) ; B = ( 3; 7 )
Xác định AB , AB , A\ B , B\ A và biểu diễn chúng trên trục số ?
Đáp án :
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 6,0 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/án
D
B
D
A
A
D
B
C
D
B
A
B
D
A
D
D
D
A
C
A
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 4,0 điểm).
Bài 1
 a. Mệnh đề phủ định mệnh đề P là : xR / x.x -1”( Mệnh đề sai)
b. B = nN / 
1.0đ
 1.0đ
Bài 2
AB = (-1 ; 7) và biểu diễn đúng trên trục số 
AB = ( 3 ; 5) và biểu diễn đúng trên trục số 
A\ B = ( -1 ; 3và biểu diễn đúng trên trục số 
A\ B = và biểu diễn đúng trên trục số 
 0.5đ
 0.5đ
 0.5đ
 0.5đ
 Kết quả:
Lớp
Sĩ số
0 - < 2
 2 - < 4
4 - < 5
 5 - < 7
7 - < 8
8 – 10 
10A4
35
 IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
-RÚT KINH NGHIỆM :
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.
..
V. PHỤ LỤC:Không
Ngày soạn: 22/12/2021
BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Tổng số tiết: 01 tiết – tiết 29
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
Củng cố và khắc sâu cho học sinh về các kiến thức: tập xác định, chiều biến thiên, đồ thị hàm số bậc nhất và bậc hai ,phương trình, đại cương về phương trình, phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai.
b. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng trình bày lời giải các dạng toán: tìm tập xác định, xét sự biến thiên của hàm số, vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và bậc hai, tập xác định , phương trình, đại cương về phương trình, phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai
- Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm.
c. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Có ý thức làm bài kiểm tra nghiêm túc.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
+ Giáo án, phiếu học tập, phấn, thước kẻ, máy chiếu, đề kiểm tra .
2. Học sinh
+ Học bài, kiểm tra tập trung
II. Bảng mô tả ma trận đề : Theo ma trận chung của trường
III. ĐỀ KIỂM TRA : Theo đề thi chung của trường
IV. Đáp án và hướng dẫn chấm : Theo đáp án đề thi chung của trường
V. Thống kê kết quả
Lớp
Số bài
0→ < 2
2→ < 3,5
3.5→< 5
5→< 6,5
6.5→< 8
8 →10
TB trở lên
10A4
IV. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_dai_so_lop_10_hoc_ky_i_nam_hoc_2021_2022.doc