Giáo án Toán Đại số Lớp 10 - Tiết 1 đến 32 - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Đại số Lớp 10 - Tiết 1 đến 32 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

– Hiểu các khái niệm mệnh đề, MĐ phủ định, MĐ kéo theo;

– Biết khái niệm MĐ chứa biến.

 Kĩ năng:

– Biết lập MĐ phủ định của 1của;

– Biết phát biểu mệnh đề kéo theo.

 Thái độ:

– Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.

– Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.

Định hướng phát triển:

– Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động;

– Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống;

– Năng lực giải quyết vấn đề;

– Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể,.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Kế hoạch dạy học, phiếu học tập

 Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập một số kiến thức đã học ở lớp dưới.

Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề

 

docx 110 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Đại số Lớp 10 - Tiết 1 đến 32 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/09/2021 
Ngày dạy : /../2021
	Chương I: MỆNH ĐỀ – TẬP HỢP 
Tiết dạy: 01	 Bài 1: MỆNH ĐỀ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Hiểu các khái niệm mệnh đề, MĐ phủ định, MĐ kéo theo;
Biết khái niệm MĐ chứa biến.	
	Kĩ năng: 
Biết lập MĐ phủ định của 1của;
Biết phát biểu mệnh đề kéo theo.
	Thái độ: 
Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.
Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.
Định hướng phát triển:
Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động;
Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống;
Năng lực giải quyết vấn đề; 
Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể,...
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Kế hoạch dạy học, phiếu học tập
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập một số kiến thức đã học ở lớp dưới. 
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giới thiệu chung.
STT
Các bước 
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời gian dự kiến
1
Khởi động
Hoạt động 1
Hoạt động khởi động
5p
2
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu khái niệm Mệnh đề, Mệnh đề chứa biến
10p
Hoạt động 3
Tìm hiểu mệnh đề phủ định của một mệnh đề
10p
Hoạt động 4
Tìm hiểu khái niệm mệnh đề kéo theo
10p
3
Luyện tập
Hoạt động 5
Luyện tập
5p
4
Vận dụng 
Hoạt động 
Hướng dẫn học ở nhà.
5p
5
Tìm tòi mở rộng
2. Chi tiết các hoạt động.
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: HS biết được các kiến thức sẽ tìm hiểu trong chương trình đại số 10 kì 1
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
G: Khái lược các kiến thức sẽ tìm hiểu trong chương trình đại số 10 kì 1:
Chương 1: Mệnh đề. Tập hợp
Tìm hiểu thế nào là mệnh đề, tập hợp, các phép toán trên tập hợp. Tập hợp số. Số gần đúng, sai số.
Đại số 10
 kì 1
Chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai
Tìm hiểu hàm số bậc nhất, bậc hai: tập xác định của hàm số, các cách cho hàm số, đồ thị, sự biến thiên, tính chẵn lẻ của hàm số,.
Chương 3: Phương trình, Hệ phương trình
Tìm hiểu về các dạng phương trình, cách giải phương trình, giải hệ phương trình
H: Chú ý theo dõi GV hướng dẫn.
c.Sản phẩm: Nội dung vở ghi của học sinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm Mệnh đề, Mệnh đề chứa biến 
a.Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là mệnh đề, mệnh đề chứa biến, phân biệt được đâu là mệnh đề, lấy được ví dụ về mệnh đề và mệnh đề chứa biến.
b.Phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
· GV đưa ra 1 số câu và cho HS xét tính Đ–S của các câu đó:
a) “Phan–xi–păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam.”
b) “ < 9,86”
c) “”
d) “Hôm nay trời đẹp quá!”
e)“Bạn Nam mặc áo màu trắng”
f) “Hôm nay là thứ mấy?”
· HS thực hiện yêu cầu.
a) Đ; b) S; c) Đ
d) không biết
e) Đ
f) không biết
=> Câu khẳng định có tính đúng sai là mệnh đề. Câu cảm thán, câu hỏi, không phải là mệnh đề.
· GV cho các nhóm nêu một số câu. Xét xem câu nào là mệnh đề và tính Đ–S của các mệnh đề.
· HS: lấy ví dụ và xét tính đúng sai
G: Tiếp tục đưa ra một vài ví dụ về mệnh đề
· Xét tính Đ–S của các câu:
a) “n chia hết cho 3”; b) “2 + n = 5”
· Các nhóm thực hiện yêu cầu: Tính Đ–S phụ thuộc vào giá trị của n.
=> GV đưa ra khái niệm những mệnh đề chứa biến.
· Cho các nhóm nêu một số mệnh đề chứa biến (hằng đẳng thức,..)
GV: Nhắc nhở hs ghi bài đầy đủ vào vở
HS: Ghi bài
I. Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến.
1. Mệnh đề.
– Một mệnh đề là một câu khẳng định đúng hoặc sai.
– Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
2. Mệnh đề chứa biến.
Mệnh đề chứa biến là một câu chứa biến, với mỗi giá trị của biến thuộc một tập nào đó, ta được một mệnh đề.
c. Sản phẩm: Học sinh hiểu được khái niệm và lấy được ví dụ
Hoạt động 3: Tìm hiểu mệnh đề phủ định của một mệnh đề
a. Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm mệnh đề phủ định, biết cách phủ định 1 mệnh đề
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
· GV đưa ra một số cặp mệnh đề phủ định nhau để cho HS nhận xét về tính Đ–S.
a) P: “3 là một số nguyên tố”
: “3 không phải là số ngtố”
b) Q: “7 không chia hết cho 5”
: “7 chia hết cho 5”
· HS trả lời tính Đ–S của các mệnh đề.
G: Dẫn dắt đưa ra khái niệm mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
H: Chú ý theo dõi
· G: Cho các nhóm nêu một số mệnh đề và lập mệnh đề phủ định.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
G: Chính xác hóa
H: Sửa lỗi sai, ghi bài đầy đủ.
II. Phủ định của 1 mệnh đề.
Kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là .
 đúng khi P sai
 sai khi P đúng
c.Sản phẩm: học sinh hiểu được khái niệm và biết cách lấy phủ định 1 mệnh đề
Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm mệnh đề kéo theo
a.Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là mệnh đề kéo theo, khi nào mệnh đề kéo theo đúng. Điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
b.Phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
· GV đưa ra một số mệnh đề được phát biểu dưới dạng “Nếu P thì Q”.
a) “Nếu n là số chẵn thì n chia hết cho 2.”
b) “Nếu tứ giác ABCD là hbh thì nó có các cặp cạnh đối song song.”
· Chú ý theo dõi
G: Dẫn dắt đưa ra khái niệm mệnh đề kéo theo
· G: Cho các nhóm nêu một số VD về mệnh đề kéo theo.
+ Cho P, Q. Lập P Þ Q.
+ Cho P Þ Q. Tìm P, Q.
· H: Các nhóm thực hiện yêu cầu.
· G: Cho các nhóm phát biểu một số định lí dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ.
H: Phát biểu
G: Chính xác hóa
H: Ghi bài đầy đủ vào vở.
III. Mệnh đề kéo theo.
Cho 2 mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” đgl mệnh đề kéo theo, và kí hiệu P Þ Q.
Mệnh đề P Þ Q chỉ sai khi P đúng và Q sai.
Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng P Þ Q. Khi đó, ta nói:
P là giả thiết, Q là kết luận.
P là điều kiện đủ để có Q.
Q là điều kiện cần để có P.
c. Sản phẩm: Học sinh hiểu được khái niệm và lấy được ví dụ
IV. Kiểm tra, đánh giá
* Hoạt động 5: Luyện tập.
a. Mục tiêu: HS biết cách nhận dạng mệnh đề, lấy phủ định 1 mệnh đề và xét tính đúng sai của các mệnh đề đó.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
Câu hỏi kiểm tra đánh giá:
c. Sản phẩm: học sinh làm được bài tập.
V. Phụ lục: Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà.
GV: yêu cầu HS về nhà giải thành thạo các bài tập sau và kiểm tra bài tập của HS vào đầu giờ học sau (kiểm tra miệng): BT Làm các bài tập 1, 2, 3 SGK trang 9.
Ngày soạn: 01/09/2021 
Ngày dạy : /../2021
Tiết dạy: 02	
Bài 1: MỆNH ĐỀ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Hiểu rõ các khái niệm mệnh đề đảo, hai MĐ tương đương, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ.
	Kĩ năng: 
Biết sử dụng các kí hiệu ", $ trong các suy luận toán học.
Biết xác định mệnh đề phủ định của các mệnh đề chứa kí hiệu ", $
	Thái độ: 
Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.
Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.
Định hướng phát triển năng lực
Năng lực hợp tác: tổ chức nhóm hs hợp tác giải các bài tập.
Năng lực tự học,tự nghiên cứu: hs tự giác tìm tòi,lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu toán học.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Kế hoạch dạy học, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu. Bài tập luyện tập
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã tìm hiểu bài trước 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Giới thiệu chung.
STT
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời gian dự kiến
1
Khởi động
Hoạt động 1
Hoạt động khởi động
5p
2
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu khái niệm mệnh đề đảo – hai mệnh đề tương đương
10p
Hoạt động 3
Tìm hiểu các kí hiệu " và $
10p
1
Hoạt động 4
Mệnh đề phủ định của các mệnh đề có chứa kí hiệu ", $
7p
3
Luyện tập
Hoạt động 5
Luyện tập
8p
4
Vận dụng 
Hoạt động 6
Hướng dẫn học ở nhà.
5p
5
Tìm tòi mở rộng
2. Chi tiết các hoạt động.
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: HS nhớ lại các kiến thức về mệnh đề, phủ định 1 mệnh đề.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
G: Trình chiếu bài tập trắc nghiệm cho hs trả lời
H: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm mệnh đề đảo – hai mệnh đề tương đương
a. Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương, biết xác định mệnh đề đảo của 1 mệnh đề.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
· GV: Dẫn dắt QÞP đgl mệnh đề đảo của PÞQ.
· GV: Cho các nhóm nêu một số mệnh đề và lập mệnh đề đảo của chúng, rồi xét tính Đ–S của các mệnh đề đó.
· HS: Các nhóm thực hiện yêu cầu xác định mệnh đề đảo của 1 mệnh đề
· GV: Trong các mệnh đề vừa lập, tìm các cặp PÞQ, QÞP đều đúng. Từ đó dẫn đến khái niệm hai mệnh đề tương đương.
H: Chú ý theo dõi
· GV: Cho các nhóm tìm các cặp mệnh đề tương đương và phát biểu chúng bằng nhiều cách khác nhau.
· HS: Các nhóm thực hiện yêu cầu.
G: Nhắc nhở hs ghi bài đầy đủ
H: Chú ý theo dõi, ghi chép bài đầy đủ.
IV. Mệnh đề đảo – hai mệnh đề tương đương.
· Mệnh đề QÞP đgl mệnh đề đảo của mệnh đề PÞQ.
· Nếu cả hai mệnh đề PÞQ và QÞP đều đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương.
Kí hiệu: PÛQ
Đọc là: P tương đương Q
hoặc P là đk cần và đủ để có Q
hoặc P khi và chỉ khi Q.
c. Sản phẩm: Học sinh hiểu được khái niệm và lấy được ví dụ
Hoạt động 3: Tìm hiểu các kí hiệu " và $
a. Mục tiêu: HS biết cách sử dụng các kí hiệu " và $
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
· GV đưa ra một số mệnh đề có sử dụng các lượng hoá: ", $.
a) “Bình phương của mọi số thực đều lớn hơn hoặc bằng 0”.
–> "xÎR: x2 ≥ 0
b) “Có một số nguyên nhỏ hơn 0”.
–> $n Î Z: n < 0.
H: Chú ý theo dõi ví dụ của GV
· Cho các nhóm phát biểu các mệnh đề có sử dụng các lượng hoá: ", $. (Phát biểu bằng lời và viết bằng kí hiệu)
Mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
H: Lên bảng trình bày kết quả thảo luận
G: Chữa bài, nhận xét cho điểm.
H: Sửa lỗi sai và ghi chép bài đầy đủ
V. Kí hiệu " và $.
": với mọi.
$: có một (tồn tại một), có ít nhất một (tồn tại ít nhất một)
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm và nội dung vở ghi của hs
Hoạt động 4: Mệnh đề phủ định của các mệnh đề có chứa kí hiệu ", $
a. Mục tiêu: HS biết cách xác định mệnh đề phủ định của các mệnh đề có chứa kí hiệu ", $
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
· GV đưa ra các mệnh đề có chứa các kí hiệu ", $. Hướng dẫn HS lập các mệnh đề phủ định.
a) A: “"xÎR: x2 ≥ 0”
–> : “$x Î R: x2 < 0”.
b) B: “$n Î Z: n < 0”
–> : “"n Î Z: n ≥ 0”.
H: Chú ý theo dõi, làm bài theo hướng dẫn của GV
· GV: Cho các nhóm phát biểu các mệnh đề có chứa các kí hiệu ", $, rồi lập các mệnh đề phủ định của chúng.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
G: Nhắc nhở hs ghi bài
H: Sửa lỗi sai, ghi bài.
· 
· 
c.Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm và nội dung vở ghi của HS
IV. Kiểm tra, đánh giá
* Hoạt động 6: Luyện tập.
· Nhấn mạnh các ... Bảng xét dấu 
x 0 
2x - 0 + +
2x-1 - - 0 + 
f(x) + 0 - || +
KL: f(x) > 0 khi x 
f(x) < 0 khi 0 < x< 
f(x) = 0 khi x = 0
f(x) không xác định khi x = 
H: - Các nhóm nhận xét lẫn nhau
- Sửa lỗi sai, ghi chép bài đầy đủ vào vở.
II) Xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất
- Định lí
- Ví dụ áp dụng: Xét dấu : 
1) f(x) = x – x2 
2) f(x) = 
- Ví dụ áp dụng: Xét dấu : 
1) f(x) = x – x2 
2) f(x) = 
c.Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm và nội dung vở bài của HS.
IV. Kiểm tra, đánh giá
Hoạt động 5: Luyện tập
 a) Mục tiêu: Học sinh biết làm bài tập
 b) Phương thức tổ chức hoạt động:
G: Cho bài tập củng cố: 
Câu 1: Xét dấu các nhị thức bậc nhất sau:
Câu 2: Xét dấu các nhị thức bậc nhất:
H: Trao đổi thảo luận nhóm làm bài.
c) Sản phẩn hoạt động: Học sinh biết làm bài tập
V. Phụ lục: Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà:
G: Giao nhiệm vụ về nhà: Học bài cũ + Làm bài tập 1,2,3 SGK tr94.
H: Ghi nhiệm vụ về nhà.
Tiết dạy : 31	Ngày soạn: 01/12/2021
Ngày dạy: //2021
Bài 3: DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHẤT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết xét dấu một nhị thức bậc nhất, xét dấu một tích, thương của nhiều nhị thức bậc nhất.
- Khắc sâu phương pháp bảng, phương pháp khoảng.
2. Kĩ năng
- Xét được dấu của nhị thức bậc nhất.
- Sử dụng thành thạo pp bảng và pp khoảng.
- Vận dụng một cách linh hoạt việc xét dấu để giải các BPT và xét dấu các biểu thức đại số khác.
3.Thái độ, tư duy
- Diễn đạt vấn đề rõ ràng, trong sáng. 
- Tư duy năng động, sáng tạo.
4. Định hướng phát triển năng lực: Qua bài học định hướng cho hs phát triển 1 số năng lực: Năng lực hợp tác, làm việc nhóm; Năng lực tự học, tự nghiên cứu; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu toán học,...
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Kế hoạch dạy học. SGK. Hệ thống các câu hỏi gợi mở vấn đáp, bài tập áp dụng.
Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập các kiến thức đã học về xét dấu của nhị thức bậc nhất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu chung.
STT 
Các bước 
Hoạt động 
Tên hoạt động 
Thời lượng dự kiến 
1 
Tình huống xuất phát (Khởi động)
Hoạt động 1
Hoạt động khởi động
5 phút
2 
Hình thành kiến thức 
Hoạt động 2
Áp dụng giải bất phương trình tích, bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức
20 phút
Hoạt động 3
Áp dụng giải bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối
10 phút
3 
Luyện tập 
Hoạt động 4
Hệ thống hóa kiến thức 
5 phút
4 
Vận dụng 
Hoạt động 5
Phụ lục
3 phút
5 
Tìm tòi mở rộng 
2. Chi tiết các hoạt động.
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Hs nhớ lại kiến thức cũ.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
G: Gọi 2 hs lên bảng: Xét dấu của của các biểu thức sau:
HS1: f(x) = x(x + 1)( x – 1)
HS2: g(x) = 
H: Suy nghĩ làm bài
c. Sản phẩm hoạt động: Nội dung vở ghi của hs.
* Hoạt động 2: Áp dụng giải bất phương trình tích, bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức
a. Mục tiêu hoạt động: H biết giải bất phương trình tích, bất phương trình chứa ẩn ở mẫu bằng cách áp dụng xét dấu của nhị thức bậc nhất
b. Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
 G: Thế nào là phương trình tích?
G: Giới thiệu dạng bất phương trình tích	
G: Đưa ra ví dụ 1 : Giải bất phương trình tích.
Hướng dẫn HS biến đổi về bất phương trình tích.
* Ví dụ 1: Giải bất phương trình: x – x3 > 0
G: Yêu cầu HS lập bảng xét dấu
G: Mời hs lên bảng trình bày.
G: Gọi HS xác định tập nghiệm.
G: Chữa bài
G: Cho hs thực hiện hoạt động 4
G: Cho hs thảo luận làm ví dụ 2:
* Ví dụ 2: Giải bất phương trình: 
H: Thảo luận trong bàn làm bài
G: Gợi ý: Cho HS nhận dạng bất phương trình.
Để giải bất phương trình ta phải lm gì ?
Hướng dẫn HS quy đồng.
H: Nêu khái niệm phương trình tích
H: Nhận dạng bất phương trình tích.	
H: Ghi ví dụ.
Biến đổi về bất phương trình tích: x – x3 > 0
=> x(x + 1)( x – 1) > 0
H: Lập bảng xét dấu biểu thức 
x(x + 1)( x – 1)
x
- -1 0 1 +
x
–
 – 0 +
+
x+ 1
 – 0 +
+
+
x – 1 
–
 –
 – 0 +
x–x3
 – 0 + 0 – 0 +
H: Tìm tập nghiệm của bất phương trình
x 
H: Thảo luận trong bàn làm hoạt động 4
H: Trình bày lời giải:
ĐK: 
x
- 2 +
–2x +5
 +
 + 0 –
x – 2 
 – 0 +
+
 –
 + 0 –
Vậy 
III) Áp dụng vào giải bất phương trình
Bất phương trình tích, bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức
* Ví dụ 1: Giải bất phương trình: x – x3 > 0
=> x(x + 1)( x – 1) > 0
Vậy x 
* Ví dụ 2: Giải bất phương trình: 
ĐK: 
Vậy 
c.Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm và nội dung vở ghi của HS.
* Hoạt động 3: Áp dụng giải bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối 
a. Mục tiêu hoạt động: H biết cách giải bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối áp dụng xét dấu nhị thức bậc nhất.
b. Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
G: Giới thiệu ví dụ 3.
* Ví dụ 3: Giải bất phương trình: 
- Cho HS phá dấu giá trị tuyệt đối.
- Yêu cầu HS xét từng điều kiện và giải các bất phương trình tương ứng.
G: - Mời hs lên bảng làm bài
- GV quan sát hs dưới lớp thảo luận, trợ giúp nếu cần
- Mời hs nhận xét bài làm lẫn nhau
- Chữa bài.
H: Phá dấu giá trị tuyệt đối.
Xét trường hợp x , lập và giải bất phương trình: 
Xét trường hợp x , lập và giải bất phương trình:
Tìm tập nghiệm của bất phương trình.
H: Trình bày lời giải
- Nhận xét bài làm lẫn nhau, sửa lỗi sai, ghi chép bài đầy đủ.
Bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối
* Ví dụ 3: Giải bất phương trình
+ Nếu x , ta có:
Suy ra : x [ 2 ; 5 ]
+ Nếu x < 2, ta cĩ:
Suy ra: x [1 ; 2 )
Vậy x [ 1 ; 5 ]
* Kết luận: ( SGK)
c.Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm và nội dung vở ghi của HS.
IV. Kiểm tra, đánh giá
Hoạt động 4: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh biết làm bài tập
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
G: Giao bài tập trắc nghiệm: PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Giải bất phương trình sau: 
Câu 2: Xét dấu các biểu thức sau:
H: Nhận phiếu học tập thảo luận làm bài.
c) Sản phẩn hoạt động: Học sinh nhớ được toàn bộ kiến thức trong bài
V. Phụ lục: Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
G: Giao nhiệm vụ về nhà: Học bài cũ + Làm bài tập 1, 2, 3 tr94. 
PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Ngày.tháng...năm2021
Hà Viết Cường
NGƯỜI SOẠN
( Kí và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hằng
H: Ghi nhiệm vụ về nhà.
Tiết dạy : 32	Ngày soạn: 01/12/2021
Ngày dạy: //2021
LUYỆN TẬP: DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHẤT
 I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
 - Biết xét dấu một nhị thức bậc nhất, xét dấu một tích, thương của nhiều nhị thức bậc nhất.
 - Khắc sâu phương pháp bảng, phương pháp khoảng.
 2. Về kĩ năng
- Xét được dấu của nhị thức bậc nhất.
 - Sử dụng thành thạo pp bảng và pp khoảng.
 - Vận dụng một cách linh hoạt việc xét dấu để giải các BPT và xét dấu các biểu thức đại số khác.
 3. Thái độ
 - HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, hăng hái phát biểu xây dựng bài,
 4. Định hướng phát triển năng lực
 - Tự giác chủ động trong xác định và thực hiện nhiệm vụ học tập.
 - Hiểu được các thuật ngữ và các kí hiệu trong học tập.
 - Tính toán, tư duy logic trong giải bất phương trình.
 - Diễn đạt các vấn đề toán học mạch lạc, phát triển tư duy v sng tạo
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Kế hoạch dạy học, Sgk, Sbt, đồ dùng dạy học
+ Các câu hỏi gợi mở, vấn đáp hs, bài tập áp dụng.
- Chuẩn bị của học sinh: 
+ SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
+ Học bài cũ, làm trước bài tập ở nhà.
- Phương pháp dạy học: Luyện tập, gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Giới thiệu chung.
STT 
Các bước 
Hoạt động 
Tên hoạt động 
Thời lượng dự kiến 
1 
Tình huống xuất phát (Khởi động)
Hoạt động 1
Hoạt động khởi động
5 phút
2 
Hình thành kiến thức 
Hoạt động 2
Luyện tập xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất
15 phút
Hoạt động 3
Luyện tập giải bất phương trình áp dụng xét dấu các nhị thức bậc nhất
15 phút
3 
Luyện tập 
Hoạt động 4
Luyện tập 
5 phút
4 
Vận dụng 
Hoạt động 5
Phụ lục
3 phút
5 
Tìm tòi mở rộng 
2. Chi tiết các hoạt động.
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Hs nhớ lại kiến thức cũ.
b. Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động
G: Gọi 2 hs lên bảng: Xét dấu của biểu thức sau: f(x) = x(x + 1)( x – 1).
H: Suy nghĩ làm bài.
c. Sản phẩm hoạt động: Nội dung vở ghi của hs.
* Hoạt động 2: Luyện tập xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất 
a. Mục tiêu hoạt động: H thành thạo việc xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất.
b. Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
G: Chuyển giao nhiệm vụ
Cho hs thảo luận trong bàn làm bài tập 1 SGk trang 94
Mời hs lên bảng trình bày
G: Quan sát học sinh trên bảng làm bài, trợ giúp các hs khác nếu cần
G: Mời hs chữa bài lẫn nhau, nhận xét, cho điểm.
H: Chú ý theo dõi, thảo luận nhóm làm BT1
Trình bày lời giải:
a)
b) 
d) 
Nhận xét bài làm lẫn nhau
Sửa lỗi sai, ghi chép bài đầy đủ vào vở.
Bài 1(Tr94): Xét dấu các biểu thức:
c.Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm và nội dung vở bài tập của HS.
* Hoạt động 3: Luyện tập giải bất phương trình áp dụng xét dấu các nhị thức bậc nhất 
a. Mục tiêu hoạt động: H thành thạo áp dụng xét dấu của nhị thức bậc nhất giải BPT.
b. Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
G: Giao bài tập 2 SGK tr94.
- GV phân công các nhóm làm các bài a, b, c, d.
- GV hướng dẫn: chuyển vế rồi quy đồng đưa về bất phương trình chứa ẩn ở mẫu.
- Cho học sinh làm theo nhóm 5 phút.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- Gv nhận xét, sửa sai. 
- Xem bài tập 2 trang 94.
- Cho 3 – x = 0 => x = 3
 x – 1 = 0 => x = 1
 2x – 1 = 0 => x =
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Làm bài tập theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
H: Nhận xét bài làm lẫn nhau. Sửa lỗi sai, ghi bài đầy đủ.
Bài 2(Tr94): giải các bất phương trình:
c.Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm và nội dung vở bài tập của HS.
IV. Kiểm tra, đánh giá
Hoạt động 4: Luyện tập
 a) Mục tiêu: Học sinh biết làm bài tập
 b) Phương thức tổ chức hoạt động:
G: Cho bài tập củng cố: 
 Cho tam thức bậc hai: f(x) = x2 – bx + 3. Với giá trị nào của b thì tam thức 	f(x) có hai nghiệm?
	a) b Î [–2; 2]	b) b Î(–2; 2)
	c) b Î (–¥; –2] È [2; +¥ )	d) b Î (–¥; –2) È (2; +¥)
 Giá trị nào của m thì phương trình : x2 – mx +1 –3m = 0 có 2 nghiệm trái 	dấu?
	a) m > 	b) m 2	d) m < 2
 Gía trị nào của m thì pt: (m–1)x2 – 2(m–2)x + m – 3 = 0 có 2 nghiệm trái dấu?
	a) m 2	c) m > 3	d) 1 < m < 3
 Giá trị nào của m thì phương trình sau có hai nghiệm phân biệt?
	(m – 3)x2 + (m + 3)x – (m + 1) = 0 (1)
	a) m Î (–¥;)È(1; +¥) \ {3}	b) m Î (; 1)
	c) m Î (; +¥)	d) m Î Â \ {3}
H: Trao đổi thảo luận nhóm làm bài.
c) Sản phẩn hoạt động: Học sinh biết làm bài tập
V. Phụ lục: Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
G: Giao nhiệm vụ về nhà: Học bài cũ + Làm bài tập còn lại.
H: Ghi nhiệm vụ về nhà.
PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Ngày.tháng...năm2021
Hà Viết Cường
NGƯỜI SOẠN
( Kí và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_dai_so_lop_10_tiet_1_den_32_nam_hoc_2021_2022.docx