Giáo án Tự chọn Ngữ văn 10 Chủ đề 6 tiết 24-30 Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 10 Chủ đề 6 tiết 24-30 Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học

Chủ đề 6

Tiết 24-30

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Nắm được kỹ năng cơ bản của thao tác làm một bài văn nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm; một đoạn thơ, bài thơ.

 - Biết cách liên kết các đoạn văn lại với nhau trong bài văn nghị luận.

 2. Kỹ năng:

 - Tìm ý, lập ý trong văn nghị luận.

 - Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, một số dàn ý và bài văn mẫu

 2. Học sinh: Xem lại yêu cầu của đoạn văn, bài văn

 

doc 8 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 9875Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 10 Chủ đề 6 tiết 24-30 Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 6
Tiết 24-30
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Nắm được kỹ năng cơ bản của thao tác làm một bài văn nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm; một đoạn thơ, bài thơ...
	- Biết cách liên kết các đoạn văn lại với nhau trong bài văn nghị luận.
	2. Kỹ năng:
	- Tìm ý, lập ý trong văn nghị luận.
	- Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, một số dàn ý và bài văn mẫu
	2. Học sinh: Xem lại yêu cầu của đoạn văn, bài văn
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Thế nào là bài văn nghị luận.
- GV nhận xét, tổng hợp.
* Có thể gọi ý kiến là lý còn thái độ là tình. Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lý nữa.
*Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: Truyện ngắn, bài thơ, đoạn thơ,
- Khi làm bài cần văn nghị luận chú ý:
+ Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
+ Nắm kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,
+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
+ Đối với tác phẩm văn xuôi: chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,
HĐ2 
- Cách tiến hành làm bài nghị luận văn học?
- GV cho HS phát biểu, nhận xét.
- GV khái quát, khi làm bài cần chú ý đến bốn câu hỏi: 
* Có hai dạng đề:
- Đề nổi: các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
- Đề chìm: các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề.
* Dạng đề thường gặp:
- Phân tích một bài thơ.
- Phân tích một đoạn thơ.
- Phân tích nhân vật.
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân 
vật,
- Sau khi tìm hiểu đề thì ta cần làm gì?
- GV gợi ý chi HS phát biểu, nhận xét và đi đến tổng hợp khái quát.
- GV cho học sinh nhận xét phần kết thúc truyện Chí Phèo và Hai đứa trẻ để thấy được giá trị nội dung, tư tưởng mà tác giả Nam Cao và Thạch Lam muốn gởi gấm.
- Qua phần phát biểu GV gợi dẫn để diễn giảng về kết thúc truyện Vợ nhặt của Kim Lân để thấy được tầm ảnh hưởng của sự kiện lịch sử đến tư tưởng của các nhà văn.
*Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Các bước lập dàn ý?
- GV cho HS dựa trên các ý đã tìm được, phát họa dàn ý sơ lược; khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp.
*cần bám sát đề bài để giới thiệu luận đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề.
* Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3 hoặcý a, b,.. mà các thầy cô đã lưu bảng khi giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy.
- Các ý cơ bản trong phần kết bài?
- GV gợi ý: làm thế nào để liên kết các phần, các đoạn lại với nhau để trowe thành một chỉnh thể thống nhất.
* Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa); 
- GV gợi ý để HS tái hiện lại kến thức về đoạn.
- Các phép liên kết (câu, đoạn) đã học?
- HS phát biểu, nhận xét.
- Các từ ngữ thường xuất hiện nhiều trong liên kết:
+Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,; 
+Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,; 
+Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,; 
+Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,; 
+Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,; +Nhìn chung, nói tóm lại,
HĐ3
- Một số dạng đề nghị luận đã học?
- HS phát biểu ý kiến, bổ sung.
- GV gợi: Thường có các nội dung sau:
+ Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
- Các bước tiến hành?
- HS phát biểu, GV tổng hợp.
- Các bước tiến hành mà các em đã làm?
- HS phát biểu, bổ sung.
- GV gợi ý và tổng hợp.
- Một số dạng đề nghị luận về nhân vật mà em biết?
- HS phát biểu, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng hợp.
- HS hoạt động nhóm về một số đề nghị luận về giá trị (nhân đạo, hiện thực) của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV gợi ý và tổng hợp.
- GV giới thiệu một số đề về giá trị nhân đạo và hiện thực đã cho trong chương trình.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Văn nghị luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng. 
2. Yêu cầu:
- Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, trật tự, mạch lạc, trong sáng, sinh động, hấp dẫn và sáng tạo.
- Những thao tác chính của văn nghị luận: phân tích (giải thích, chứng minh), bình luận (bác bỏ, so sánh),
II. CÁCH LÀM BÀI NLVH:
1. Tìm hiểu đề:
1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại luận đề ra giấy.
2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? 
3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác chính?
4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
2. Tìm ý và lập dàn ý:
a. Tìm ý:
- Tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến.
- Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: 
->Tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?
->Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? 
->Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: 
->Để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; 
->Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; 
->Chi tiết nào, hình ảnh nào,làm em thích thú nhất? Vì sao? 
b. Lập dàn ý:
- Mở bài:
+ Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.
+ Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm. 
+ Giới thiệu luận đề cần giải quyết. 
- Thân bài:
+ Nêu luận điểm 1-> luận cứ 1-> luận cứ 2 (cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?)
+ Nêu luận điểm 2-> luận cứ 1-> luận cứ 2
+ Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời, hạn chế- nếu có) 
- Kết bài:
+ Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
+ Bài học nhận thức của bản thân. 
3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:
a. Tạo dựng đoạn:
- Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng.
- Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,
- Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.
b. Liên kết đoạn:
- Liên kết nội dung:
+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.
+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.
- Liên kết hình thức:
+ Cách liên kết hình thức giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.
+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.
III. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NLVH:
1. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
a. Yêu cầu:
- Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ để nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,
- Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt.
- Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?
b. Các bước tiến hành:
* Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?
- Thao tác lập luận.
- Phạm vi dẫn chứng.
* Lập dàn ý:
- Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,)
+ Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
- Thân bài:
+ Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. 
+ Bình luận về vị trí bài thơ, đoạn thơ.
- Kết bài:
+ Đánh giá vai trò và ý nghĩa bài thơ, đoạn thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
+ Cảm nghĩ của bản thân.
2. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:
a. Yêu cầu:
- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích.
- Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
b. Các bước tiến hành:
* Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.
- Các thao tác nghị luận.
- Phạm vi dẫn chứng.
*Tìm ý và lập dàn ý:
- Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,)
+ Dẫn nội dung nghị luận (luận đề).
- Thân bài:
+ Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm
+ Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề
+ Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
- Kết bài:
 Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)
3. Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
c. Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó
4. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:
a. Dàn bài giá trị nhân đạo:
* Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận.
* Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
* Kêt bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.
b. Dàn bài giá trị hiện thực:
* Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị hiện thực.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận.
* Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
* Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.
4. Hướng dẫn tự học:
	- Tìm ý phân tích phần đầu bài Bình Ngô đại cáo.
	- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn.
	- Phân tích tâm trạng Túy Kiều trong Nỗi Thương mình.
Ký duyệt: chủ đề 6 – 17/01/2011
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TC 10.doc