BÀI 25. ĐỘNG NĂNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng.
- Nêu được điều kiện để động năng biến thiên.
2. Kĩ năng
- Vận dụng công thức của động năng và độ biến thiên động năng để giải được một số bài toán đơn giản.
- Lấy được ví dụ về những vật có động năng sinh công.
3. Thái độ
-
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tìm hiểu về mức độ kiến thức của khái niệm động năng đã dạy ở lớp 8.
GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY Ngày soạn: 07/02/2017 Ngày dạy: 10/02/2017 Lớp dạy: 10/3 Họ và tên GVHD: Hồ Văn Sa Họ và tên giáo sinh: Lê Thị Lý BÀI 25. ĐỘNG NĂNG Mục tiêu Kiến thức Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng. Nêu được điều kiện để động năng biến thiên. Kĩ năng Vận dụng công thức của động năng và độ biến thiên động năng để giải được một số bài toán đơn giản. Lấy được ví dụ về những vật có động năng sinh công. Thái độ Chuẩn bị Giáo viên Tìm hiểu về mức độ kiến thức của khái niệm động năng đã dạy ở lớp 8. Học sinh Ôn lại phần động năng đã học ở lớp 8. Ôn lại công thức tính công và công thức về chuyển động thẳng biến đổi đều. Tiến trình dạy học Ổn định lớp(1 phút) Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghe đến những trận lũ quét hay sóng thần có sức tàn phá rất mạnh. Dòng nước đã mang năng lượng dưới dạng nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.(1 phút) THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm năng lượng. 10 phút -Đặt vấn đề: Hằng ngày, ta hay nghe nhắc đến từ “năng lượng”. Vậy năng lượng là gì? Tồn tại dưới dạng nào? Sau đây ta sẽ làm rõ vấn đề đó. -Thông báo: Mọi vật đều mang năng lượng. Khi vật này tương tác với vật khác thì chúng có thể trao đổi năng lượng. -Yêu cầu học sinh kể tên các dạng trao đổi năng lượng giữa các vật. -Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời câu hỏi C1. -Nhận xét. - Lắng nghe. -Trả lời. I.Khái niệm động năng 1.Năng lượng -Mọi vật đều mang năng lượng. -Quá trình trao đổi năng lượng diễn ra dưới 3 dạng: +Thực hiện công +Truyền nhiệt +Phát ra các tia nhiệt Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm động năng 15 phút -Ví dụ: +Dòng nước đang chảy +Xe đang chạy Là những vật có động năng. -Theo em, động năng là gì? -Nhận xét câu trả lời và yêu cầu học sinh lấy ví dụ về động năng. -Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm động năng. -Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2. -Đưa ra nhận xét. +Viên đạn đang bay nó có động năng và sinh công làm cho nó có thể xuyên qua bức tường. +Búa đang chuyển động có động năng và sinh công có thể đóng đinh vào tường. +Dòng nước lũ đang chảy mạnh có động năng và sinh công có thể cuốn trôi các ngôi nhà. -Lắng nghe. -Trả lời: Là dạng năng lượng mà vật có được do có chuyển động. -Lấy ví dụ. -Trả lời. -Trả lời. +Có động năng + Có sinh công vì chúng tác dụng lực lên các vật làm các vật đó chuyển động. -Ghi nhận. 2.Động năng -Là dạng năng lượng của 1 vật có được do nó đang chuyển động. Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính động năng. 5 phút -Thông báo công thức: Wđ= mv2 Trong đó: + m là khối lượng của vật(kg) + v là vận tốc của vật(m/s) Đơn vị: J(Jun) Từ đó yêu cầu học sinh phát biểu công thức thành lời. -Thông báo: Động năng là đại lượng vô hướng và luôn dương. Và nó có tính tương đối, phụ thuộc vào hệ qui chiếu. -Dựa vào công thức đã nêu, yêu cầu học sinh xác định động năng của 1 vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? -Dẫn dắt : trong các vụ tai nạn giao thông, các em thấy xe có khối lượng lớn và đi với vận tốc nhanh thì tai nạn sẽ nghiêm trọng hơn. -Thông báo: Vậy vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. -Ghi nhận và trả lời. -Ghi nhận. -Trả lời: Động năng của 1 vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật. -Lắng nghe. -Ghi nhận. II.Công thức tính động năng Động năng của 1 vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng mà vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: Wđ= mv2 Đơn vị: J Hoạt động 4: Tìm hiểu mối liên hệ giữa công của ngoại lực và độ biến thiên động năng 8 phút -Xác định công thức tính công của lực: +Nếu vật có vận tốc v1 +Nếu vật có vận tốc v2 Từ đó xác định công thức tính công của lực khi vật chuyển động dưới tác dụng của lực từ vị trí có động năng W1 đến vị trí có động năng W2. -Rút ra hệ quả. -Trả lời. III.Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng -Công thức xác định mối liên hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng : -Hệ quả: Khi lực tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng tăng và ngược lại. Hoạt động 5: Tổng kết và dặn dò 5 phút -Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK tại lớp. -Yêu cầu học sinh làm bài tập trong SBT và chuẩn bị bài mới. -Trả lời. Rút kinh nghiệm Núi Thành, ngày.tháng..năm. Duyệt của GVHD Sinh viên thực hiện HỒ VĂN SA LÊ THỊ LÝ
Tài liệu đính kèm: