I. Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề
Chuyên đề này đưa ra nhằm phát biểu được các nội dung và biểu thức của ba định luật Newton. Từ đó giải thích được số số hiện tượng trong đời sống và giải một số bài tập có liên quan.
II. Nội dung
1. Nội dung 1: Định luật I, II Newton
2. Nội dung 2: Định luật III Newton
3. Bài tập
II. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức
- Định nghĩa được quán tính
- Phát biểu được định luật I,II,III Newton
- Định nghĩa được khối lượng và tính chất của khối lượng.
- Viết được biểu thức của ba định luật Newton, chỉ ra được mối quan hệ giữa quán tính và khối lượng, chỉ ra mối quan hệ giữa lực tác dụng và gia tốc của vật.
- Năm được ý nghĩa của định luật I, II,III Newton
- Phát biểu được cặp lực và phản lực.
Tiết 17+18+19 CHỦ ĐỀ 1: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON I. Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề Chuyên đề này đưa ra nhằm phát biểu được các nội dung và biểu thức của ba định luật Newton. Từ đó giải thích được số số hiện tượng trong đời sống và giải một số bài tập có liên quan. II. Nội dung 1. Nội dung 1: Định luật I, II Newton 2. Nội dung 2: Định luật III Newton 3. Bài tập II. Mục tiêu dạy học 1. Kiến thức - Định nghĩa được quán tính - Phát biểu được định luật I,II,III Newton - Định nghĩa được khối lượng và tính chất của khối lượng. - Viết được biểu thức của ba định luật Newton, chỉ ra được mối quan hệ giữa quán tính và khối lượng, chỉ ra mối quan hệ giữa lực tác dụng và gia tốc của vật. - Năm được ý nghĩa của định luật I, II,III Newton - Phát biểu được cặp lực và phản lực. 2. Kĩ năng - Vận dụng định luật I Newton để giải thích một số hiện tượng về quán tính. - Vận dụng định luật II Newton để giải một số bài tập liên quan. - Phân biệt cặp “ lực và phản lực” với hai lực cân bằng. 3. Thái độ - Tham gia tích cực trong hoạt động học tập. - Mạnh dạn đưa ra các ý kiến cá nhân trong thảo luận. - Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu. - Tiếp cận khoa học kỹ thuật và hình thành ý tưởng cải tiến kỹ thuật trong tương lai. 4. Định hướng các năng lực được hình hành - Năng lực tìm kiếm và chọn lọc thông tin trên mạng. - Năng lực trao đổi và tổng hợp thông tin: thực hiện trao đổi, thảo luận với các bạn để thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực diễn đạt và truyền tải thông tin. 5. Năng lực có thể phát triển - Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề Nhóm năng lực thành phần Năng lực thành phần trong dạy học Vật lý Các năng lực có thể phát triển trong dạy học nội dung kiến thức cụ thể Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức Vật lý K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí. - Nêu nội dung ba định luật Niutơn. - Nêu tính chất lực và phản lực. - Trình bày được mối quan hệ giữa khối lượng và quán tính. K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức Vật lý. - Mối quan hệ giữa gia tốc với lực và khối lượng; mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính; mối quan hệ giữa lực và phản lực. K3: Sử dụng kiến thức Vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Giải các bài tập về cân bằng và chuyển động của vật, hệ vật. K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp) kiến thức Vật lý và các tình huống thực tiễn. - Nêu các ví dụ về các hiện tượng quán tính trong thực tế. - So sánh được mức quán tính của các vật. - Giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kỹ thuật liên quan đến quán tính. Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa). P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí. - Tại sao khi xe dừng (hoặc tăng tốc) đột ngột thì người ngồi trên xe lại bị lao về phía trước (hoặc ngả về phía sau)?... - Tại sao máy bay phải chạy trên đường băng dài trước khi cất cánh? P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ Vật lý và chỉ ra các quy luật Vật lý trong hiện tượng đó. - Khi tay đấm vào tường thì tay bị đau là do tương tác giữa tay và tường gây ra cảm giác đau đó P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập Vật lý. - Tìm kiếm, xử lý thông tin về vai trò của các định luật Niutơn trong lịch sử Vật lý, vai trò của quán tính trong đời sống và kỹ thuật; khẳng định lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật mà chỉ làm thay đổi vận tốc của vật, tương tác có tính chất hai chiều. P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập Vật lý - Sử dụng các công cụ toán học như vectơ, phép chiếu vectơ, hệ phương trình hai ẩn để giải các bài toán hệ vật. P6: Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của hiện tượng Vật lý - Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của định luật I, II Niutơn: trong HQC quán tính P7; P8: Đề xuất được giả thuyết, đề xuất phương án, lắp ráp thí nghiệm, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm. - Đề xuất phương án tiến hành thí nghiệm kiểm chứng các định luật Niutơn. P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm kiểm chứng đã tiến hành. - Biện luận được kết quả thu được từ thí nghiệm, khẳng định tính đúng đắn của định luật. Nhóm NLTP trao đổi thông tin X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng Vật lý bằng ngôn ngữ Vật lý và các cách diễn tả đặc thù của Vật lý. - Phân biệt được khái niệm khối lượng, trọng lượng, trọng lực. Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm Vật lý trong các trường hợp cụ thể trong và ngoài môn Vật lý. - Chỉ ra việc lưu ý đến quán tính của vật trong giao thông. C6: Nhận ra được ảnh hưởng Vật lý lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử. - Trình bày được tầm quan trọng của các định luật Niutơn trong sự phát triển của Vật lý. IV. Tiến trình dạy học: Tiết 17: Định luật I và II Newton ( hết II.2) 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp 2. Hoạt động 2: giới thiệu nội dung tiết học, phân công của các nhóm. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu “ Định luật I, II Newton”. Nội dung 1(10 phút): Nhóm 1: Mô tả thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê, đưa ra định luật I Newton STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc nhóm chuẩn bị thuyết trình, nội dung bài thuyết trình bao gồm các nội dung sau: 1) Đặt ra câu hỏi : Vì sao khi ta ngừng đẩy quyển sách thì quyển sách dừng lại? Vậy lực có cần thiết để duy trì chuyển động hay không? Ta sẽ tiến hành thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê để hiểu rõ hơn. 2) Nghiên cứu để tiến hành làm thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê ? 3) Việc thay đổi độ nghiêng của máng 2 có tác dụng gì? 4) Ông đã tiên đoán điều gì? 5) Kết luận về thí nghiệm của Ga-li-lê? 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 1 chuẩn bị trước ở nhà, chọn đại diện nhóm lên thuyết trình 1) Các nhóm còn lại trả lời: do lực ngừng tác dụng. 2) Tiến hành làm thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê 3)Thay đổi độ nghiêng của máng 2 sẽ làm cho viên bi chuyển động dài hơn nhưng không lên tới chiều cao lúc đầu. 4) Nếu không có ma sát và 2 máng nằm ngang thì viên bi sẽ lăn mãi mãi 5) Vậy sau khi thực hiện xong thí nghiệm ta rút ra kết luận: Có 1 lực giấu mặt, đó là lực ma sát 3 Báo cáo, thảo luận -Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV kết luận lại nội dung của nhóm 1 và giải đáp thắc mắc của HS. Trong thí nghiệm của Ga-li-lê thì khi vật chuyển động trên sàn nằm ngang thì viên bi chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau là lực hút của Trái đất và phản lực do mặt sàn tác dụng. Và dưới tác dụng của hai lực cân bằng thì một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật chuyển động sẽ tiếp tục CĐTĐ -HS tiếp thu. Nội dung 2(10 phút): Nhóm 2: Giới thiệu định luật I Newton, tìm hiểu quán tính. STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc nhóm chuẩn bị thuyết trình, nội dung bài thuyết trình bao gồm các nội dung sau: 1) Diển giải để phát biểu định luật I Newton? 2) Từ định luật I Newton thì ta đã phát hiện tính chất gì của mọi vật ? 3) Đưa ra khái niệm quán tính? 4) Giải thích câu hỏi C1: Tại sao xe đạp chạy theo một đoạn nữa mặc dù ta đã ngừng đạp? Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống, ta phải gập chân lại? 5)Giải bài tập số 7/sgk: 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 1 chuẩn bị trước ở nhà, chọn đại diện nhóm lên thuyết trình 1) Từ thí nghiệm của Ga-li-lê và với cả thí nghiệm của mình, Newton đã đưa ra định luật I Newton. Giới thiệu nội dung định luật. 2) Từ định luật I Newton thì ta phát hiện tính chất quán tính của mọi vật 3) Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. 4) Vì khi ta dừng đạp thì vẫn còn quán tính nên xe vẫn chạy được một quãng nữa mới dừng lại. Khi nhảy từ trên cao xuống bàn chân bị dừng đột ngột trong khi thân người tiếp tục chuyển động do có quán tính làm cho chân bị gập lại. 5) Đ/A: D: 3 Báo cáo, thảo luận -Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV kết luận lại nội dung của nhóm 2 và giải đáp thắc mắc của HS. Từ những khái quát và kết quả thu được Newton đã đưa ra định luật I Newton nói về tính chất chuyển động của một vật khi không chịu tác dụng của lực hoặc hợp lực tác dụng lên bằng 0, qua đó đưa ra khái niệm về tính quán tính của vật trong chuyển động. Đưa ra một số bài tập trắc nghiệm liên quan Câu 1: Chọn câu đúng: A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật B. lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật C. vật không thể chuyển động được nếu không có lực tác dụng vào nó D. vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng lên nó Câu 2: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng lên nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì: A. Vật lập tức dừng lại B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại C. Vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều D. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều Câu 3: Khi xe ô tô rẽ quặt sang phải, người ngồi trong xe ô tô bị: A. ngồi yên B. bị ngã về phía bên phải C. bị ngã về phía bên trái D. bị ngã về phía trước -HS tiếp thu. Nội dung 3(10 phút): Nhóm 3+4 : Giới thiệu định luật II Newton STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc nhóm chuẩn bị thuyết trình, nội dung bài thuyết trình bao gồm các nội dung sau: 1) Đưa ra ví dụ về mối quan hệ giữa lực tác dụng và gia tốc của vật, giữa khối lượng và gia tốc của vật. 2) Rút ra mối quan hệ giữa lực tác dụng và gia tốc, giữa khối lượng và gia tốc của vật 3) Từ Định luật II Newton, ta sẽ định nghĩa lại khối lượng, tính chất của khối lượng ? 4) Giải thích câu hỏi C3: Tại sao máy bay phải chạy một quãng đường dài trên đường băng mới cất cánh được ? 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 1 chuẩn bị trước ở nhà, chọn đại diện nhóm lên thuyết trình 1) VD1: Có một chiếc xe ô tô bị hỏng giữa đường: khi có ít người đẩy thì xe khó chuyển động , vậy gia tốc lực gây ra cho xe nhỏ. Ngược lại nếu nhiều người cùng đẩy thì xe dễ dàng chạy hơn, khi đó gia tốc lực gây cho xe lớn. Vậy gia tốc của xe tỉ lệ thuận với lực tác dụng. VD2: Khi một lượng người đẩy 2 xe có khối lượng khác nhau, nếu xe nào có khối lượng lớn hơn thì sẽ khó chuyển động hơn xe còn lại, tức gia tốc sẽ nhỏ hơn, từ đó ta thấy gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng vật. 2) Gia tốc của một vật khi chuyển động tỉ lệ thuận với lực tác dụng, tỉ lệ nghịch với khối lượng vật. 3) Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Tính chất của khối lượng: + Là đại lượng vô hướng, dương, và không đổi với mỗi vật. + Khối lượng có tính chất cộng. 4) Vì máy bay có khối lượng rất lớn nên khi có mức quán tính rấ ... nhưng ngược chiều. Biểu thức: 3 Báo cáo, thảo luận -Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV kết luận lại nội dung của nhóm 2 và giải đáp thắc mắc của HS. -HS tiếp thu. Nội dung 3( 10 phút): Nhóm 3: Tìm hiểu lực và phản lực STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc nhóm chuẩn bị thuyết trình, nội dung bài thuyết trình bao gồm các nội dung sau: 1) Định nghĩa lực và phản lực. 2) Nêu đặc điểm của lực và phản lực. 3) Giải thích câu hỏi C5:Dùng búa đóng đinh vào khúc gỗ.( hình 10.5/sgk 63) - Có phải búa tác dụng lực lên đinh còn đinh không tác dụng lực lên búa ? Nói cách khác, lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không ? - Nếu đinh tác dụng lên búa một lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh thì tại sao đinh lại không đứng yên ? Nói một cách khác “ cặp lực và phản lực”có cân bằng nhau không ? 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 3 chuẩn bị trước ở nhà, chọn đại diện nhóm lên thuyết trình 1) Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực. 2) Đặc điểm: +Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện ( hoặc mất đi) đồng thời +Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối. +Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau 3) – Không, vì đinh cũng tác dụng lên búa một lực - Không, vì bao giờ cũng xuất hiện từng cặp trực đối. 3 Báo cáo, thảo luận -Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV kết luận lại nội dung của nhóm 3 và giải đáp thắc mắc của HS. Phần này ta tìm hiểu về cặp lực và phản lực, chúng là hai lực có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều nhưng đặc ở hai vật khác nhau nên không phải là hai lực cân bằng mà gọi là hai lực trực đối. -HS tiếp thu. Nội dung 4( 12 phút): Nhóm 4: Áp dụng định luật III Newton STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ HS làm việc nhóm chuẩn bị thuyết trình, nội dung bài thuyết trình bao gồm các nội dung sau: 1) Trả lời câu hỏi 13/sgk 65 2) Trả lời câu hỏi 14/sgk 65 3) Trả lời câu hỏi số 15/sgk 65 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 3 chuẩn bị trước ở nhà, chọn đại diện nhóm lên thuyết trình 1) Hai ô tô chịu tác dụng lực bằng nhau. Ô tô con nhận gia tốc lớn hơn do có khối lượng nhỏ hơn ô tô tải. 2) a. 40N b.Hướng xuống dưới c.Phản lực tác dụng lên tay. d. Túi đựng thức ăn 3) a.Lực của ô tô tác dụng lên thanh chắn đường và phản lực của thanh chắn tác dụng lên ô tô b.Lực của tay thủ môn tác dụng vào quả bóng và phản lực của quả bóng tác dụng vào tay thủ môn c.Lực của gió tác dụng vào cánh cửa và phản lực của cánh cửa tác dụng vào gió 3 Báo cáo, thảo luận -Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV kết luận lại nội dung của nhóm 3 và giải đáp thắc mắc của HS. Nhận xét các câu trả lời -HS tiếp thu. Nội dung 5(5 phút): Giáo viên kiểm tra, đánh giá. - Đánh giá thông qua các hoạt động của cá nhân, nhóm thông qua sự đầu tư cho bài thuyết trình bao gồm bản đánh máy nội dung thuyết trình, thuyết trình và phần trả lời phản biện từ các nhóm khác. - Kết luận bài học. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tiết 19: BÀI TẬP 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp 2. Hoạt động 2: giới thiệu nội dung tiết học, phân công của các nhóm. 3. Hoạt động 3: Giải một số bài tập trắc nghiệm và tự luận. Nội dung 1( 10 phút): Giải bài tập trắc nghiệm STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ Học sinh giải các câu trắc nghiệm cuối bài học “ Ba định luật Newton”, một số câu trắc nghiệm trong tài liệu phụ đạo trang 17,18,19,20. 2 Thực hiện nhiệm vụ Các em lần lượt giải tìm đáp án các bài tập trắc nghiệm. Bài tập sách giáo khoa: Câu 7/65: D; Câu 8/65: D; Câu 10/65: C; Câu 11/65: B; Câu 12/65:D; 3 Báo cáo, thảo luận -Học sinh đọc câu hỏi và chọn câu trả trời đúng. -Các học sinh khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV kết luận lại nội dung của nhóm 4 và giải đáp thắc mắc của HS. -HS tiếp thu. Nội dung 2( 10 phút): Nhóm 1+2 : Làm bài tập về định luật II Newton STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ HS hai nhóm giải bài tập số 1/TLPĐ trang 13; thực hiện các nhiệm vụ sau 1) Đọc đề, tóm tắt đề 2) Đưa ra phương án giải, các công thức có thể được sử dụng để làm 3) Tính toán theo yêu cầu đề bài. 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 1+2 làm bài lên bảng nhóm đã chuẩn bị trong vòng 10 phút. 1) m=4kg;F=20N;t=2s s,v? 2)Trước hết ta cần tìm gia tốc từ công thức ĐL II Newton , sau đó áp dụng các công thức của CĐTBĐĐ để tìm s,v:. 3) Theo định luật II Newton, ta có: Quãng đường vật đi được sau 2s: Vận tốc vật đạt được sau 2s: 3 Báo cáo, thảo luận -Đại diện nhóm 1 hoặc 2 trình bày bài giải -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Hợp thức hóa kiến thức GV nhận xét các bước giải, kết quải nội dung của nhóm 3,4 và giải đáp thắc mắc của HS. -HS tiếp thu. Nội dung 3( 8 phút): Nhóm 3+4: Giải bài tập về định luật III Newton STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ Gv hướng dẫn, đưa ra phương pháp giải dạng bài tập Định luật III Newton HS hai nhóm giải bài tập số 11/TLPĐ trang 14; thực hiện các nhiệm vụ sau 1) Đọc đề, tóm tắt đề 2) Đưa ra phương án giải, các công thức có thể được sử dụng để làm 3) Tính toán theo yêu cầu đề bài. 2 Thực hiện nhiệm vụ Nhóm 1+2 làm bài lên bảng nhóm đã chuẩn bị trong vòng 10 phút. 1) m1=0,5kg;v1=5m/s;v1’=1m/s;v2’=3m/s m2? 2)Trước hết ta cần xác định lực và phản lực. Viết được công thức đại số của cặp lực và phản lực khi biết chiều chuyển động trước và sau khi tương tác, áp dụng định luật II Newton cho từng vật . 3)Theo định luật III Newton, ta có: Mà sau khi tương tác, hai vật chuyển động theo hướng cũ nên: 3 Báo cáo, thảo luận -Đại diện nhóm 3 hoặc 4 trình bày bài giải -Các nhóm khác lắng nghe, phản biện và nhận xét -GV xác nhận kiến thức đúng, bổ sung và sửa chữa (nếu cần) 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức -GV nhận xét các bước giải, kết quải nội dung của nhóm 3,4 và giải đáp thắc mắc của HS. -HS tiếp thu. Nội dung 4(5 phút): Giáo viên kiểm tra, đánh giá. - Đánh giá thông qua các hoạt động của cá nhân, nhóm thông qua sự đầu tư cho bài thuyết trình bao gồm bản đánh máy nội dung thuyết trình, thuyết trình và phần trả lời phản biện từ các nhóm khác. - Kết luận bài học. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Một số bài tập trắc nghiệm và tự luận I.Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Hai lực cân bằng là 2 lực: A. tác dụng vào cùng một vật B. không bằng nhau về độ lớn C. bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá D. có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều và tác dụng vào cùng một vật Câu 2: Chọn câu đúng: A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật B. lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật C. vật không thể chuyển động được nếu không có lực tác dụng vào nó D. vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng lên nó Câu 3: Phép phân tích lực cho phép ta : A. thay thế một lực bằng một lực khác B. thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần C. thay thế nhiều lực bằng một lực duy nhất D. thay thế các vectơ lực bằng vectơ gia tốc Câu 4: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng lên nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì: A. Vật lập tức dừng lại B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại C. Vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều D. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều Câu 5: Khi xe ô tô rẽ quặt sang phải, người ngồi trong xe ô tô bị: A. ngồi yên B. bị ngã về phía bên phải C. bị ngã về phía bên trái D. bị ngã về phía trước Câu 6: Trong một tai nạn giao thông ôtô tải đâm vào ôtô con đang chạy ngược chiều. Câu nào sau đây là đúng A. lực mà ôtô tải tác dụng lên ôtô con lớn hơn lực mà ôtô con tác dụng lên ôtô tải B. lực mà ôtô tải tác dụng lên ôtô con nhỏ hơn lực mà ôtô con tác dụng lên ôtô tải C. ôtô tải nhận được gia tốc lớn hơn ôtô con D. ôtô con nhận được gia tốc lớn hơn ôtô tải Câu 7: Khi khối lượng của mỗi vật tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng cũng tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ thay đổi như thế nào ? A. Giảm đi 2 lần B. Tăng lên 2 lần C. giữ nguyên như cũ D. tăng lên 4 lần Câu 8: Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực ? A. Trọng lực được xác định bởi biểu thức P= mg B. trọng lực tác dụng lên vật thay đổi theo vị trí của vật trên trái đất C. trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng D. trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật Câu 9: Lực đàn hồi xuất hiện khi : A. vật đứng yên B. vật chuyển động có gia tốc C. vật đặt gần mặt đất D. vật có tính đàn hồi bị biến dạng Câu 11 : Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Kết luận nào sau đây là đúng ? A. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực B. không có lực nào tác dụng lên vật, hoặc là có các lực tác dụng lên vật nhưng chúng cân bằng nhau C. vật không chịu tác dụng của lực ma sát D. gia tốc của vật không thay đổi II.Bài tập tự luận : Bài 1: Tác dụng vào vật có khối lượng 5kg đang nằm yên một lực 20 N. Sau 10 s kể từ lúc chịu tác dụng của lực, vật đi được quãng đường là bao nhiêu và vận tốc vật đạt được khi đó ? Bài 2: Một vật chuyển động với gia tốc 0,5 m/s2 dưới tác dụng của một lực 50 N . Vật đó sẽ chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng là 150 N ? Bài 3: Một xe ô tô sau khi khởi hành được 10s trên đường thẳng thì đạt vận tốc 36km/h. Bỏ qua lực ma sát Biết lực kéo của ô tô là 2000N. Tính khối lượng của ô tô Giảm lực kéo 2 lần thì sau khi khởi hành 10s ô tô có vận tốc bao nhiêu ? Bài 4: Một vật có khối lượng 2kg đang chuyển động trên đường nằm ngang, không ma sát với vận tốc v0 = 10m/s thì chịu tác dụng của lực F = 4N ngược với hướng chuyển động của vật Tính gia tốc của vật Sau bao lâu thì vật dừng lại (kể từ khi vật chịu tác dụng của lực ) Bài 5: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm yên trên sân cỏ. Sau khi bị đá, nó có vận tốc 12 m/s . Tính lực đá của cầu thủ biết rằng khoảng thời gian va chạm với bóng là 0,05s ? Bài 6: Một ô tô đang chạy trên đường nằm ngang với vận tốc 54km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều, sau 40 giây thì dừng lại Tính gia tốc của xe Biết khối lượng của ô tô là 900kg. Tính lực hãm của ô tô Bài 7: Một ô tô có khối lượng 3 tấn, sau khi khởi hành được 10 s thì đi được quãng đường 50 m Tính lực phát động của động cơ xe ? Bỏ qua ma sát Tính vận tốc và quãng đường xe đi được sau 20s
Tài liệu đính kèm: