Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 14+15 - Hồ Thị Thanh Xuân

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 14+15 - Hồ Thị Thanh Xuân

1. Kiến thức

 Phát biểu được: Định nghĩa lực, cân bằng lực. cách biểu diễn một vec tơ lực

 Nắm được cách tổng hợp hai lực trong các trường hợp khác nhau

 Nêu được định lí cô sin trong tam giác thường

2. Năng lực

a. Năng lực được hình thành chung:

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

 

docx 12 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 14+15 - Hồ Thị Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6,7. TIẾT 12,13. CHỦ ĐỀ 3. THỰC HÀNH VÀ SAI SỐ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Nêu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lí. Phân biệt được phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.	
- Phát biểu được thế nào là sai số của phép đo các đại lượng vật lí.
- Nắm được hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên, sai số hệ thống (chỉ xét sai số dụng cụ).
Nắm được tính năng và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng công tắc đóng ngắt và cổng quang điện
Khắc sâu kiến thức về chuyển động nhanh dần đều và sự rơi tự do.
Nghiệm lại đặc điểm của sự rơi tự do để thấy được đồ thị biểu diễn quan hệ giữa s và t2
Xác định được gia tốc rơi tự do từ kết quả thí nghiệm.
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý: 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực tính toán, năng lực thực hành thí nghiệm
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
	- Các phiếu học tập 1, 2,3.
	- Dụng cụ: thước thẳng centimet.
	- Những thiết bị, học liệu khác cần cho bài học
2. Học sinh
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp, bảng báo cáo thực hành, đọc trước tài liệu... 
- Những nhiệm vụ khác do GV phân công liên quan đến bài học 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG (5 PHÚT)
Tạo tình huống học tập về sai số phép đo đại lượng vật lý
	a) Mục tiêu hoạt động: Thông qua việc mô tả trực tiếp bài thực hành đo các cạnh của một quyển sách vật lí 10 để tạo cho HS sự quan tâm đến cách xác định giá trị đo được và sai số của phép đo.
 b) Nội dung
 GV cho các nhóm học sinh tiến hành đo các cạnh của quyển sách giáo khoa. Qua nhiều lần đo, lần lượt ghi kết quả vào phiếu học tập số 1
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một quyển sách giáo khoa.
Các lần đo
Chiều dài
Chiều rộng
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
Lần 6
Đặt VĐ vào bài : Qua các lần đo, ta nhận thấy giá trị của đại lượng cần đo không giống nhau. Vậy làm thế nào để xác định chính xác giá trị của đại lượng vật lý? 
 c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của các nhóm, việc trình bày, thảo luận của các nhóm 
 d) Gợi ý tổ chức dạy học 
- Giáo viên yêu cầu các nhóm HS tiến hành đo .
- Các nhóm làm việc và ghi kết quả tương ứng vào phiếu. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả và GV dẫn dắt HS thống nhất câu hỏi nghiên cứu.
 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tiết 12. Sai số của phép đo các đại lượng vật lí
HOẠT ĐỘNG 1: Hình thành các kiến thức bằng con đường lý thuyết ( 15 PHÚT)
Tìm hiểu phép đo các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị SI
Mục tiêu hoạt động
 Học sinh nghiên cứu tài liệu và thảo luận nhóm nắm được định nghĩa phép đo đại lượng vật lý, phép đo trực tiếp, phép đo gián tiếp.
Nội dung:
GV cho HS thảo thảo luận nhóm, trả lời vào phiếu học tập 2
PHIẾU HỌC TẬP 2.
Thế nào là phép đo đại lượng vật lý?
Phương tiện để thực hiện công việc đó gọi là gì?
Phép đo trực tiếp là gì? Cho ví dụ
Phép đo gián tiếp là gì? Cho ví dụ
Hệ SI gồm những đơn vị cơ bản nào?
Sản phẩm hoạt động:
Phép đo các đại lượng vật lí.
Phép đo một đại lượng vật lí là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được qui ước làm đơn vị.
 + Công cụ để so sánh gọi là dụng cụ đo.
 + Đo trực tiếp : So sánh trực tiếp qua dụng cụ.
 + Đo gián tiếp : Đo một số đại lượng trực tiếp rồi suy ra đại lượng cần đo thông qua công thức.
 2. Đơn vị đo.
 Hệ đơn vị đo thông dụng hiện nay là hệ SI.
 Hệ SI qui định 7 đơn vị cơ bản : Độ dài : mét (m) ; thời gian : giây (s) ; khối lượng : kilôgam (kg) ; nhiệt độ : kenvin (K) ; cưòng độ dòng điện : ampe (A) ; cường độ sáng : canđêla (Cd) ; lượng chất : mol (mol)
Tổ chức hoạt động:
	- Học sinh làm việc nhóm, đọc sgk để trả lời vào phiếu học tập 2. 
	- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu.
	- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức về phép đo đại lượng vật lý.
Hoạt động 2. Tìm hiểu sai số phép đo ( 20 phút)
Mục tiêu hoạt động: 
- Phát biểu được thế nào là sai số của phép đo các đại lượng vật lí.
- Nắm được hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên, sai số hệ thống (chỉ xét sai số dụng cụ).
- Biết cách xác định sai số dụng cụ, sai số ngẫu nhiên.
- Biết tính sai số của phép đo trực tiếp.
- Biết tính sai số phép đo gián tiếp.
- Biết cách viết đúng kết quả phép đo, với số các chữ số có nghĩa cần thiết.
Nội dung
GV cho HS thảo thảo luận nhóm, trả lời vào phiếu học tập 3.
PHIẾU HỌC TẬP 3.
Sai số hệ thống là gì? Cách xác định sai số này?
Sai số ngẫu nhiên là gì?
Cách tính giá trị trung bình sau n lần đo?
Ý nghĩa của giá trị trung bình là gì?
Cách xác định sai số tuyệt đối ứng với 1 lần đo?
Cách xác định sai số tuyệt đối trung bình ứng với n lần đo?
Sai số của phép đo xác định bằng công thức nào?
Viết kết quả đo như thế nào?
Sai số tỉ đối là gì? Ý nghĩa?
Nêu các cách xác định sai số của phép đo gián tiếp?
Sản phẩm hoạt động
Hs hoàn thành tìm hiểu kiến thức, ghi nội dung vào vở
d.Tổ chức hoạt động
HS đọc SGK để tìm hiểu khái niệm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
- Thảo luận - trả lời
- Ghi nhớ
Từ việc đo kết quả chiều dài cuốn sách ở các tổ có khác nhau Yêu cầu HS trả lời tìm nguyên nhân tại sao sai số như vậy?
 HS đọc SGK mục II.1,2,3 để tìm hiểu khái niệm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
Sai số hệ thống là do đâu ?
Sai số ngẫu nhiên là do đâu ?
- Phân biệt 2 cụm từ: sai số trong khi đo và sai sót trong khi đo. Nếu là sai sót thì phải tiến hành đo lại.
Hs khá giỏi: tự đưa ra công thức
II.Sai số phép đo:
1).Sai số hệ thống:
- Là sai số do đặc điểm cấu tạo của dụng cụ hoặc do sơ suất của người đo gây ra.
2).Sai số ngẫu nhiên:
- Là sai số do hạn chế khả năng giác quan của con người dẫn đến thao tác đo không chuẩn, hoặc do điều kiện bên ngoài tác động gây ra.
3).Giá trị trung bình:
- Giá trị trung bình khi đo nhiều lần một đại lượng A: là giá trị gần đúng nhất với giá trị thực của đại lượng A.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
Đọc SGK để tìm hiểu thông tin.
Trả lời câu hỏi của GV.
Học sinh trả lời
HS trả lời
HS ghi nhớ
Các nhóm tính toán
HS thảo luận, trả lời
Yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu thông tin.
Thế nào là sai số tuyệt đối ứng với lần đo ?
Sai số tuyệt đối trung bình được tính theo công thức nào?
Cách viết kết quả đo một đại lượng A ?
Chữ số nào được coi là chữ số có nghĩa ?
Khi viết kết quả đo, sai số tuyệt đối thu được thường chỉ viết từ 1 đến tối đa là 2 chữ số có nghĩa.
Vậy dựa vào đâu để biết trong 2 phép đo đó thì phép đo nào chính xác hơn ?
Thông báo khái niệm sai số tỉ đối.
Lấy ví dụ: 
Khi đo cuốn sách: 
với 
Khi đo chiều dài lớp học: 
với 
Phép đo nào chính xác hơn?
4).Cách xác định sai số của phép đo:
a. Trị tuyết đối của hiệu số giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo gọi là sai số tuyệt đối ứng với lần đo đó 
∆A1 = A-A1
∆A2 = A-A2
Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo: 
b.Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ:
5).Cách viết kết quả đo:
Kết quả đo đại lượng A được viết dưới dạng: 
6).Sai số tỉ đối:
Sai số tỉ đối của phép đo là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm: 
Sai số tỉ đối càng nhỏ thì phép đo càng chính xác.
7).Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp:
Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.
Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số.
C. LUYỆN TẬP (Hệ thống hóa kiến thức và Luyện tập) ( 3 phút)
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng xác định kết quả của đại lượng đã đo được từ phiếu học tập 1.
b) Nội dung:
 Học sinh đọc tóm tắt kiến thức 
C) Sản phẩm:
 - Bảng báo cáo của nhóm và các phương án trả lời của học sinh.
c) Tổ chức hoạt động:
dọc bảng tóm tắc trang 43/sgk
D. VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hướng dẫn về nhà Giải bài tập thực hành trong SGK
 a) Mục tiêu hoạt động: giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lục mà các em sẽ thực hiện các mức độ khác nhau.
 b) Nội dung: Chọn hệ thống bài tập để học sinh tự tìm hiểu ngoài lớp học.
 c) Sản phẩm hoạt động: bài làm của học sinh.
 d) Tổ chức hoạt động
 Yêu cầu học sinh: Làm việc ở nhà bài 1,2,3/ sgk trang 44 
Tuần 7, tiết 13
Thực hành: KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG
RƠI TỰ DO. XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO
Hoạt động 3: Kiểm tra bài cũ và hệ thống hoá lại những kiến thức đã học ( 5 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hệ thống hoá lại những kiến thức đã học
b/ Nội dung: Học sinh làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức về sự rơi tự do.
Sự rơi tự do là gì? đặc điểm của sự rơi tự do? Công thức tính gia tốc rơi tự do?
Phát biểu khái niệm sự rơi tự do?
Mục đích của bài thực hành là gì?
Phương pháp tiến hành như thế nào?
c/Sản phẩm hoạt động: Bài làm của học sinh, nhóm học sinh.
d) Gợi ý tổ chức hoạt động
Giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, tóm tắt các kiến thức về sự rơi tự do.
Nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ tổng kết kiến thức.
Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các dụng cụ đo. ( 5 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu các dụng cụ đo.
b/ Nội dung: Tìm hiểu các dụng cụ đo.
Gv giới thiệu các dụng cụ đo. Giải thích cho hs rõ cách hoạt động của bộ đếm thời gian. Hướng dẫn hs cách điều chỉnh giá đỡ, cách xác định vị trí ban đầu và cách xác định quãng đường s. Chú ý: Sau khi động tác nhấn để ngắt điện vào nam châm cần nhả nút ngay lập tức trước khi vật rơi đến cổng E.
Cổng quang điện chỉ hoạt động khi nào?
c) Sản phẩm hoạt động: Trong vở ghi của HS
d) Gợi ý tổ chức hoạt động
Giáo viên giới thiệu các dụng cụ đo. 
Nhóm học sinh lắng nghe và ghi nhận.
Hoạt động 5: Tiến hành thí nghiệm. ( 30 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: Tiến hành thí nghiệm.
b/Nội dung: Tìm hiểu các dụng cụ đo.
c) Sản phẩm hoạt động: Trong vở ghi của HS
d) Gợi ý tổ chức hoạt động
Gv hướng dẫn các nhóm lắp ráp TN. (như SGK). Chú ý theo dõi các nhóm để chỉnh sửa kịp thời nếu cần. Nhất là thao tác làm thí nghiệm của hs, phải chú ý qui tắt an toàn.
Hs các nhóm lắp ráp TN, kiểm tra điều chỉnh thông số các thiết bị theo y ... ́c khi cất dụng cụ
c) Sản phẩm hoạt động: Trong vở ghi của HS
d) Gợi ý tổ chức hoạt động
Gv kiểm tra và ghi nhận kết quả của các nhóm.
Đánh giá giờ thực hành của từng nhóm và chung cả lớp.
Hs báo cáo kết quả TN. Thu gom dụng cụ, để lại đúng vị trí.
D. VẬN DỤNG. TÌM TÒI MỞ RỖNG
Giao nhiệm vụ về nhà
a) Mục tiêu: Chuẩn bị nội dung cho bài tiếp theo
bNội dung: Hệ thống kiến thức trong chương I, các dạng bài tập.
c) Sản phẩm hoạt động: SP của học sinh.
d) Tổ chức hoạt động
Yêu cầu học sinh: Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả.
Giáo viên: chú ý cách chọn tỉ lệ xích khi vẽ đồ thị
TUẦN 7,8. Tiết 14,15
Chương II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
 BÀI 9: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC - ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Phát biểu được: Định nghĩa lực, cân bằng lực. cách biểu diễn một vec tơ lực
Nắm được cách tổng hợp hai lực trong các trường hợp khác nhau
Nêu được định lí cô sin trong tam giác thường
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý: 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 	
1. Giáo viên
- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,
2. Học sinh 
- Ôn lại bài cũ. Chuẩn bị phần I trang 54/ sgk để báo cáo
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV: Lực có phải là nguyên nhân gây ra chuyển động hay không? Chương này sẽ cho ta biết câu tra lời
- Hs dự đoán và định hướng ND
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI	
Hoạt động 1: Lực. Cân bằng lực. ( 15 phút)
a) Mục tiêu: Tìm hiểu về lực và sự cân bằng lực
b) Nội dung: HS chuẩn bị và tự báo cáo theo SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Lực là gì? Đơn vị của lực? Tác dụng của 2 lực cân bằng? Lực là địa lượng vec tơ hay đại lượng vô hướng? Vì sao?
- Khi nào vật có gia tốc a = 0; và khi nào vật có a khác 0?
- Định nghĩa lực? 
- Gv tóm lại khái niệm lực:
- Các em hoàn thành C1, C2
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Hs trình bày bảng báo cáo 
- Hs thảo trả lời C1, C2
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trình bày câu trả lời.
- Các HS nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 
I. Lực. Cân bằng lực.
1. Lực là đại lượng vec tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
2. Các lực cân bằng là các lực khi tác dụng đồng thời vào cùng một vật thì không gây ra gia tốc cho vật.
A
B
3. Đường thẳng mang vec tơ lực gọi là giá của lực. Hai lực cân bằng là 2 lực cùng tác dụng lên cùng 1 vật, cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều. 
Hoạt động 2: Tổng hợp lực ( 20 phút)
a) Mục tiêu: Tìm hiểu thí nghiệm và biết được các định nghĩa
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Biểu diễn TN hình 9.5
- Gọi hs lên bảng vẽ lực căng 
- Các lực gây ra hiệu quả tổng hợp là: giữ cho chùm quả nặng C đứng cân bằng.
- Vẽ lực cân bằng với lực ?
- Lực có thể thay thế các lực trong việc giữ cho chùm quả nặng C đứng yên. Vậy là hợp lực của và 
+ Rút ra được kết luận gì về tính chất của lực?
Nhận xét xem giữa các lực và lực có mối liên quan gì?
- Gọi hs lên bảng nối các ngọn của với và của với ?
Quy tắc của phép tổng hợp lực đó là quy tắc HBH.
- Hướng dẫn hs hoàn thành C4
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát TN
- HS đọc sgk hoàn thành yêu cầu của GV
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Lên bảng biểu diễn lực 
- Hs lên bảng vẽ lực cân bằng với lực 
- Hs nhận xét (hình bình hành)
- Hs phát biểu quy tắc HBH.
- Làm C4 theo hướng dẫn
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động.
- GV chốt kiến thức.
II. Tổng hợp lực
1. Thí nghiệm
M
O
N
D
M
N
C
O
2. Định nghĩa
Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng 1 vật bằng 1 lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy. 
O 
Hoạt động 3: Điều kiện cân bằng của chất điểm ( 10 phút)
a) Mục tiêu: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của chất điểm
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- TN hình 9.5 vòng nhẫn chịu tác dụng của mấy lực? Là những lực nào?
- Các em hãy tìm hợp lực của 3 lực 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS đọc sgk tìm hiểu câu trả lời. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS phát biểu, lắng nghe, ghi chú. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 
- GV nhận xét, đánh giá
III. Điều kiện cân bằng của chất điểm
Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.
Hoạt động 4: Phân tích lực ( 15 phút)
a) Mục tiêu: Tìm hiểu định nghĩa của phân tích lực
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giải thích sự cân bằng của vòng nhẫn trong TN theo một cách khác?
- Em nào hãy cho biết định nghĩa của phép phân tích lực?
- Nhìn vào hình vẽ, các em thấy các lực liên hệ với nhau như thế nào?
Vậy muốn phân tích 1 lực thành 2 lực thành phần có phương đã biết thì làm như thế nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động thảo luận.
- GV quan sát và trợ giúp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS phát biểu ý kiến
- Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động.
- GV chốt kiến thức buổi học.
IV. Phân tích lực
1. Định nghĩa
 Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
 O
2. Chú ý: Để phân tích lực chúng ta cũng dùng quy tắc hình bình hành. Nhưng chỉ khi biết một lực có tác dụng cụ thể theo 2 phương nào đó thì ta mới phân tích lực đó theo 2 phương ấy.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 10 phút)
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?
    A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
    B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.
    D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
Câu 2: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 5 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là
A. 10 N.
    B. 20 N.
    C. 30 N.
    D. 40 N.
Câu 3: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực nàu có độ lớn là
    A. 7 N.
    B. 5 N.
    C. 1 N.
    D. 12 N.
Câu 4: Trên trục x’Ox có hai ô tô chuyển động với phương trinhg tọa độ lần lượt là x1(t) = -20 +100 và x2(t) = 10t – 50 (t tính bằng đơn vị giây (t > 0), còn x tính bằng đơn vị mét). Khoảng cách giữa hai ô tô lúc t=2 giây là
    A. 90 m.
    B. 0 m.
    C. 60 m.
    D. 30 m.
Câu 5: Cho đồ thị tọa độ – thời gian cuả một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B trên một đường thẳng (Hình 2.4). Dựa vào đồ thị, viết được phương trình chuyển động của ô tô là:
    A. x = 30t (km ; h).
    B. x = 30 + 5t (km ; h).
    C. x = 30 + 25t (km ; h).
    D. x = 30 + 39t (km ; h).
Câu 6: Một ô tô chạy trên đường thẳng. Ở 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 40 km/h, ở 2/3 đoạn sau của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là
    A. 120/7 km/h.
    B. 360/7 km/h.
    C. 55 km/h.
    D. 50 km/h.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 	
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.	
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 	
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
- GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
Em hãy đứng vào giữa hai chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em hãy làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn tay ra xa nhau một chút. Hãy báo cáo kinh nghiệm mà em thu được.
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ	
- Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập 5,6,7,8/ trang 58/ sgk
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau bài 10. đọc trước, làm trước thí nghiệm hình 10.1
* RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_tiet_1415_ho_thi_thanh_xuan.docx