Giáo án Vật lí 10 Tiết 49 Bài 30: Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-Lơ

Giáo án Vật lí 10 Tiết 49 Bài 30: Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-Lơ

Bài 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH - ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ

I. MUC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Nêu được thế nào là quá trình đẳng tích

- Phát biểu được định luật Sác Lơ

- Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì

- Nêu được P, V , T xác định trạng thái của một lượng khí

2. Kĩ năng và năng lực:

a. Kĩ năng:

 - Vận dụng được thuyết động học phân tử để giải thích đặc điểm về hình dạng, thể tích của các chất khí ở thể rắn, lỏng, khí.

- Vẽ được các đường đẳng tích trong hệ toạ độ ( p, V)

- Vận dụng được Đl Sac-lơ để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự.

 

doc 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 3006Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 10 Tiết 49 Bài 30: Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-Lơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 	NGÀY SOẠN: 20/02/2016
TIẾT 49 	NGÀY DẠY: 22/02/2016
Bài 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH - ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ
I. MUC TIÊU:	
1.Kiến thức:
- Nêu được thế nào là quá trình đẳng tích
- Phát biểu được định luật Sác Lơ
- Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì
- Nêu được P, V , T xác định trạng thái của một lượng khí
2. Kĩ năng và năng lực:
a. Kĩ năng:
 - Vận dụng được thuyết động học phân tử để giải thích đặc điểm về hình dạng, thể tích của các chất khí ở thể rắn, lỏng, khí.
- Vẽ được các đường đẳng tích trong hệ toạ độ ( p, V)
- Vận dụng được Đl Sac-lơ để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự.
 b. Năng lực:
 - Kiến thức :K1,K2, K3
 - Phương pháp:P2,P3
 -Trao đổi thông tin: X5,X6, X7,X8
 - Cá thể: C1
 3. Thái độ: 
 	-Có ý thức vận dụng những kiến thức vật lý vào đời sống.
4. Trọng tâm:
- Định luật Sác-Lơ
5. Tích hợp :
Chỉ mục II. Định luật Sác- Lơ
	- Chế tạo bóng đèn sợi đốt cần nghiên cứu kích cở hay là bề dày của bóng đủ để khi chịu tác dụng của quá trình đẳng nhiệt không làm bóng đèn bị nổ
II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên :
- Dụng cụ thí nghiệm hình 30.2 SGK
- Dụng cụ để vẽ đồ thị
 2.Học sinh :
- Ôn lại nội dung kiến thức của bài 29
III. PHƯƠNG PHÁP:
 -Đặt vấn đề
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Vấn đáp
IV. TIEÁN TRÌNH DAÏY – HOÏC
 1. Ổn định tổ chức:(5 Phút)
 - Kiểm tra sĩ số
 - Kiểm tra bài cũ:
 + Phát biểu và viết biểu thức của định luận Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?
 	+ Vận dụng bài tập 8 trang 159 sgk
 - Giới thiệu bài mới
 2. Tiến trình dạy và học:(40 phút)
 Hoạt động 1 ( 5 phút ) : Tìm hiểu quá trình đẳng tích
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
K1-K2-K3: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí, Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí, Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập→để lời kiến thức cũ Thế nào là đẳng quá trình ? Có các đẳng quá trình nào ?
- Quá trình đẳng nhiệt là gì?
- Quá trình đẳng tích là gì? Hãy lấy 1 ví dụ về quá trình đẳng tích?
- Thế nào là đẳng quá trình ? Có các đẳng quá trình nào ?
- Quá trình đẳng nhiệt là gì?
- Quá trình đẳng tích là gì? Hãy lấy 1 ví dụ về quá trình đẳng tích?
- Xác nhận câu trả lời đúng của học sinh 
- Học sinh trả lời kiến thức cũ
- Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi. VD: Đun nóng khí trong xilanh kín; phơi năng một bình thủy tinh chứa khí và đậy kín.
- Hs tiếp thu, ghi nhận
I. Quá trình đẳng tích
Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích.
Hoạt động 2( 20 phút ): Xây dựng định luật Sác-lơ.
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
X5-X6: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ), trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp→để tiếp thu ví dụ làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV .
X7-X8: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí, tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí→để đề suất các phương án, dụng cụ TN, và cùng nhau thảo luận.
P2-P3: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó, Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí→để trả lời p có tỉ lệ thuận với T hay không?và nhận xét được 
- Ví dụ: khi đặt 1 ly thủy tinh lên tấm kính thủy tinh với góc nghiêng đủ lớn kính khi có lực tác động nhẹ. để ly có thể trượt trên tấm kính.
+ Hiện tượng nào xảy ra ?
+ Vì sao ?
HD: Dựa vào thuyết động học phân tử chất khí để giải thích ?
+ Vậy trong quá trình biến đổi thể tích không thay đổi thì nhiệt độ và áp suất có quan hệ như thế nào với nhau ?
- GV kết luận về nhận định: Khi thể tích không thay đổi nhiệt độ tăng thì làm áp suất tăng.
- Để biết sự tăng nhiệt độ kéo theo tăng áp suất có thực sự tỉ lệ thuận với nhau không ta tiến hành thí nghiêm để kiểm tra dự đoán.
- Để làm TN này cần có những dụng cụ nào? Và bố trí như thế nào?
 + Mục đích TN cần xác định các đại lượng nào ? Dụng cụ để đo?
- Hướng dẫn tìm phương án.
+ Cần có một bình kín chứa lượng khí m.
+ Có áp kế gắn vào bình để đo áp suất khí trong bình; nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước trong bình.
+ Làm thay đổi nhiệt độ của khí trong bình mà khí không tràn ra ngoài.
- Với các dụng cụ đã có chúng ta tiến hành TN như thế nào ?
- Tiến hành thí nghiệm
- Kết quả thí nghiệm.
- Yêu cầu HS nhận xét kết quả thí nghệm ? 
- Trong quá trình đẳng tích p và T liên hệ nhau thế nào?
- Vậy phải lập tỉ lệ nào đối với hai thông số tỉ lệ thuận ?
- Nếu học sinh không tự xử lý số liệu được có thể gợi ý:
+ Muốn biết p có tỉ lệ thuận với T hay không thì ta xét tỉ số p/T
+ Nếu p/T không đổi, cho phép kết luận có tỉ lệ thuận với T.
- Xác nhận và chỉnh sửa câu trả lời của hs.
- Nếu lặp lại TN với khối lượng khí thì có thay đổi không?
- Vì thời gian có hạn nên chúng ta chỉ tiến hành 1 TN; Sác-lơ và nhiều nhà khoa học khác đã tiến hành làm TN và đưa ra nhận xét: Trong quá trình đẳng tích, nhưng độ lớn của hằng số phụ thuộc vào khối lượng khí và thể tích khí.
- Kết luận này là nội dung của định luật Sác-lơ
- Có thể phát biểu ĐL Sác-lơ như thế nào?
Lưu ý: Phạm vi áp dụng của định luật: Áp dụng cho khí lí tưởng hoặc khí thực loãng và không cần độ chính xác cao. Áp dung ở nhiệt độ thường nhiệt độ quá thấp thì chất khí hóa lỏng định luật không còn đúng.
-GV giới thiệu về nhiệt độ tuyệt đối T
- HS tiếp thu ví dụ
Làm việc cá nhân để trả lời (khi nhiệt độ tăng, các phân tử va chạm vào thành bình mạnh hơn nên áp suất tăng và ngược lại)
- HS trả lời các vấn đề
- HS tiếp thu vấn đề
- Hs trả lời.
- Đề suất các phương án, dụng cụ TN;
- Thảo luận
- Quan sát quá trình thí nghiệm
- Tiến hành TN: (đun khí trong bình, đọc p và T ghi vào bảng)
Nhiệt độ (K)
Áp suất (105Pa)
- Quan sát rồi ghi kết quả TN vào bảng
- Dựa vào kết quả thu được sẽ tìm ra được p có tỉ lệ thuận với T hay không.
- Nhận xét được 
- HS trả lời
- Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
-HS tiếp thu
II. Định luật Sác-
1. Thí nghiệm:
 (SGK)
2. Định luật Sác-lơ
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
 hay P1/T1 = P2/T2
Hoạt động 3( 10 phút ): Vẽ đường đẳng tích và chỉ ra đặc điểm của nó.
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm )→để ghi nhận khái niệm sau đó vẽ đường đẳng tích.
- Thông báo khái niệm đường đẳng tích.
- Dựa vào kết quả TN hãy vẽ đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p, T)
- Kiểm tra kết quả của hs. Dán hình vẽ lên bảng, nhấn mạnh đường đẳng tích nếu kéo dài sẽ qua gốc tọa độ. Không được vẽ thẳng qua gốc tọa độ vì T = 0 và p = 0 là đều không thể có được.
- Vẽ thêm đường đẳng tích V2 so sánh V1 và V2
- Gợi ý: Vẽ đường đẳng nhiệt cắt đường đẳng tích V1 tại A và cắt đường đẳng tích V2 tại B.
+ So sánh p1 với p2
+ So sánh V1 với V2
- Các em trả lời C3
Ghi nhận khái niệm
-Vẽ đường đẳng tích.
- Sửa kết quả
III. Đường đẳng tích
Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.
 Đường trên ứng với thể tích nhỏ hơn.
Hoạt động 4 ( 5 phút ): Củng cố,giao nhiệm vụ về nhà:
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí→để củng cố kiến thức và ghi nhận nhiệm vụ.
- Thế nào là quá trình đẳng tích? Hãy giải thích định luật Sác lơ theo thuyết động học phân tử
- Các em đọc lại phần ghi nhớ, gọi sinh lên bảng giải BT số 8 SGK.
- Các em về nhà học và làm lại các BT của 2 bài trước để chuẩn bị cho tiết sau.
- Trả lời câu hỏi
- Dựa vào kiến thức đã học giải thích
- Ghi nhận nhiệm vụ
V : PHỤ LỤC :
ôCÂU HỎI TRẮC NGHIỆM :
1. Một bình kín chứa 1mol khí Nitơ ở áp suất p1 = 1 atm, T1 = 27 0 C. Sau khi nung nóng, áp suất khí trong bình là p2 = 5 atm. Tính nhiệt độ khí trong bình
a. 1500 0 K	b. 1500 0 C	c. 150 0 K	d. 150 0 C
2.Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27 0 C và áp suất là 0,6 at. Khi đèn cháy sáng áp suất trong đèn là 1 at và không làm vỡ bóng đèn . Tìm nhiệt độ khí trong đèn khi cháy sáng
a. 227 0 C	b. 22 0 C	c. 150 0 C	d. 27 0 C
VI.RÚT KINH NGHIÊM TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 25-tiết49lí10.doc