Giáo án Vật lý Lớp 10 - Chương 1.Bài 1+2

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Chương 1.Bài 1+2

1. Kiến thức:

● Nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí.

● Phân tích được ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống và đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Tự chủ và học tập: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học từ trung học cơ sở để giải quyết vấn đề. Cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu đối tượng, mục tiêu phương pháp nghiên cứu cũng như tầm ảnh hưởng của vật lí đối với thế giới tự nhiên.

● Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết tự giác và có tinh thần trách nhiệm hoàn thành phần việc được giao, đóng góp ý kiến điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung và thúc đẩy quá trình xây dựng kiến thức mới; tôn trọng, tiếp nhận và khiêm tốn học hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm.

- Năng lực môn vật lí:

● Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết và nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí. Trình bày, phân tích được những ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống cả ở khía cạnh vi mô và vĩ mô.

● Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học, các ví dụ thực tế để kiểm chứng kiến thức có trong bài.

3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ , tự giác chủ động nghiên cứu nội dung bài học cũng như lĩnh hội kiến thức mới.

 

docx 34 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Chương 1.Bài 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
BÀI 1. LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí.
Phân tích được ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống và đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
Tự chủ và học tập: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học từ trung học cơ sở để giải quyết vấn đề. Cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu đối tượng, mục tiêu phương pháp nghiên cứu cũng như tầm ảnh hưởng của vật lí đối với thế giới tự nhiên.
Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết tự giác và có tinh thần trách nhiệm hoàn thành phần việc được giao, đóng góp ý kiến điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung và thúc đẩy quá trình xây dựng kiến thức mới; tôn trọng, tiếp nhận và khiêm tốn học hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm.
- Năng lực môn vật lí: 
Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết và nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí. Trình bày, phân tích được những ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống cả ở khía cạnh vi mô và vĩ mô. 
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học, các ví dụ thực tế để kiểm chứng kiến thức có trong bài. 
3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ , tự giác chủ động nghiên cứu nội dung bài học cũng như lĩnh hội kiến thức mới. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
SGK, SGV, Giáo án.
Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh: 
SGK, bút, thước, vở ghi chép
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Quí thày cô xem và tải đủ bộ giáo án Vật lí 10 Chân trời sáng tạo này trực tiếp tại website: tailieugiaovien.edu.vn. Web có đủ giáo án SGK mới tất cả các khối lớp, đủ 3 bộ sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo. 
Kích thích sự hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung:
- GV đưa ra tình huống nhằm tạo sự hứng thú và dẫn dắt HS đi vào bài học.
- GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK
c. Sản phẩm học tập: HS biết vận dụng những kiến thức đã học từ cấp trung học cơ sở để trả lời câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi để HS trả lời: Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại kiến thức cấp trung học cơ sở để đưa ra câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mới 1 bạn đứng tại chỗ trả lời cho câu hỏi mở đầu.
Gợi ý: Các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở: lực, năng lượng, âm thanh, ánh sáng, điện, từ
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, đánh giá, nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài: Ở cấp trung học cơ sở, các em đã được học rất nhiều lĩnh vực thuộc bộ môn Vật lí. Có bao giờ các em tự đặt ra câu hỏi cho chính mình rằng: Vật lí nghiên cứu về cái gì? Nghiên cứu vật lí để làm gì và nghiên cứu bằng cách nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Chúng ta đi vào Bài 1. Làm quen với vật lí. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí
a. Mục tiêu: Quí thày cô xem và tải đủ bộ giáo án Vật lí 10 Chân trời sáng tạo này trực tiếp tại website: tailieugiaovien.edu.vn. Web có đủ giáo án SGK mới tất cả các khối lớp, đủ 3 bộ sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo. HS nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí
GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: 
- HS nêu được được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí và biết lấy ví dụ chứng minh.
- Biết làm bài tập vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của vật lí.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: 
CH: Theo em đối tượng nghiên cứu là gì? Lấy ví dụ trong môn ngữ văn?
- GV cho HS tự đọc phần đọc hiểu trong SGK và trả lời các câu hỏi: 
+ Đối tượng nghiên cứu của vật lý là gì? 
+ Vật lí là môn Khoa học tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Nó được phân thành rất nhiều lĩnh vực, nhiều phân ngành. Em hãy cho biết những lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
- GV chia lớp thành 4 nhóm rồi yêu cầu mỗi nhóm trả lời phần thảo luận 1. 
Thảo luận 1: Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của vật lí: cơ, ánh sáng, điện, từ.
GV giao nhiệm vụ:
+ Tổ 1. Trả lời đối với phân ngành cơ
+ Tổ 2. Trả lời đối với phân ngành ánh sáng
+ Tổ 3. Trả lời đối với phân ngành điện
+ Tổ 4. Trả lời đối với phân ngành từ. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và đặt vấn đề, nêu câu hỏi. 
+ Dựa vào dữ liệu được đưa ra ở SGK về công trình nghiên cứu đã đưa ra được biểu thức mô tả mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng. Em hãy cho biết, đối tượng nghiên cứu của công trình này là gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS giơ tay trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Đại diện của mỗi nhóm HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi ở phần thảo luận. 
- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu mục tiêu nghiên cứu của vật lí. 
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu mục tiêu nghiên cứu của vật lí.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và thảo luận theo cặp để nêu thế nào là cấp độ vi mô, cấp độ vĩ mô?
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK để nêu vai trò của vật lí: Qua những gì đọc được ở SGK, em hãy cho biết vai trò của vật lí đối với con người? 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, vận dụng cùng những kiến thức đã được học ở cấp trung học cơ sở để trả lời câu hỏi. 
- HS trao đổi thông tin trong phần thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời hợp lí nhất.
- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS hiểu và ghi chép vào vở về mục tiêu của vật lí. 
- HS đưa ra được các câu trả lời theo yêu cầu của GV.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu của vật lí.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn lời: “Phương pháp nghiên cứu của khoa học nói chung và của vật lí nói riêng được hình thành qua thời kì phát triển của nền văn minh nhân loại, bao gồm hai phương pháp chính là phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu phương pháp đầu tiên là phương pháp thực nghiệm.”
- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 1.3 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu cách mà Galilei đã làm thí nghiệm.
+ Kết quả của thí nghiệm có ý nghĩa gì?
=> Từ những kiến thức ở trên, em hãy cho biết phương pháp thực nghiệm là gì?
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số ví dụ khác để minh họa cho phương pháp thực nghiệm trong vật lí. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi sau: 
+ Lí thuyết vật lí được hình thành như thế nào?
+ Công trình dự đoán sự tồn tại của Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh trong hệ mặt trời hình 1.4 có ý nghĩa như thế nào?
- GV đưa ra khái niệm phương pháp lí thuyết. 
- GV yêu cầu HS trả lời thảo luận 4: Nêu nhận định về vai trò của thí nghiệm trong phương pháp thực nghiệm và xác định điểm cốt lõi của phương pháp lí thuyết. 
- GV đưa ra kết luận về mối liên hệ giữa phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết.
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. 
- GV đưa ra nhận định: Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu câu hỏi: Em hãy đọc SGK và cho biết quá trình này có tiến trình gồm những bước nào? 
- GV lập sơ đồ quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin sgk, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. 
- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trả lời được các câu hỏi , nêu được khái niệm phương pháp thực nghiệm, phương pháp lí thuyết và lấy được ví dụ minh họa. 
- HS trình bày được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Đối tượng nghiên cứu của vật lí. 
Trả lời: 
+ Theo em, đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Trong môn ngữ văn, đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm văn học, là các cấu trúc ngữ pháp. 
Trả lời:
Đối tượng nghiên cứu của vật lí là các dạng vận động của vật chất và năng lượng. 
Trả lời:
Những lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở: lực, năng lượng, âm thanh, ánh sáng, điện, từ ...
Trả lời:
- Phân ngành cơ có đối tượng nghiên cứu là: tốc độ, thời gian, quãng đường, lực, moment lực. 
- Phân ngành ánh sáng có đối tượng nghiên cứu là: hiện tượng phản xạ ánh sáng, khúc xạ ánh sáng, tán sắc ánh sáng; các loại quang cụ như gương, thấu kính, lăng kính. 
- Phân ngành điện có đối tượng nghiên cứu là: dòng điện, mạch điện.
- Phân ngành từ có đối tượng nghiên cứu là: nam châm, từ trường Trái đất, hiện tượng cảm ứng điện từ.
Trả lời:
Đối tượng nghiên cứu của công trình này là mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng. 
2. Mục tiêu của vật lí. 
* Mục tiêu của vật lí là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô và vĩ mô. 
Trả lời:
- Ở cấp độ vi mô (hình a): vật lý đi nghiên cứu các hạt có kích thước rất nhỏ, bé hơn 10-10 m như nguyên tử, proton, neutron, electron.
- Ở cấp độ vĩ mô (hình b): vật lý đi nghiên cứu những vật có kích thước lớn hơn nguyên tử như con người, đồ vật, các vật có kích thước rất lớn tầm cỡ hành tinh, thiên hà, vũ trụ...
Trả lời:
Vai trò của vật lí đối với con người:
+ Các định luật vật lí được tìm ra không những giúp con người giải thích mà còn tiên đoán được rất nhiều hiện tượng tự nhiên.
+ Việc vận dụng các định luật này rất đa dạng, phong phú có ý nghĩa thiết thực trong đời sống và nghiên cứu khoa học. 
+ Học tập môn vật lí giúp HS hi ... pháp an toàn. 
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về an toàn khi làm việc với chất phóng xạ. 
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dùng kĩ thuật XYZ để HS tìm hiểu hai vấn đề về chất phóng xạ và khám phá không gian được nêu trong SGK. 
Tùy vào sĩ số HS trong lớp mà GV chia lớp thành các nhóm. GV có thể tham khảo cách chia như sau:
+ Kĩ thuật XYZ tương ứng sẽ là 533: Tức là mỗi nhóm sẽ có 5 bạn HS, mỗi bạn đưa ra 3 ý kiến khác nhau trong khoảng thời gian 3 phút. 
- GV chiếu hình 2.1, tổ chức cho mỗi nhóm HS tìm hiểu và trả lời câu Thảo luận 1: Quan sát hình 2.1, trình bày hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của chất phóng xạ. Từ đó nêu những quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện chia nhóm theo yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm sẽ cử một bạn làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm sẽ làm việc độc lập.
- Các thành viên trong nhóm đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, tự suy nghĩ đưa ra câu trả lời câu hỏi. Trong 1 phút đầu tiên, ghi nhanh câu trả lời của mình. Sau đó sẽ tiến hành trao đổi, thảo luận nhóm. 
- Lần lượt từng HS trong nhóm sẽ có 3 phút để trình bày về câu trả lời của mình. (5 bạn sẽ mất 15 phút để trình bày).
- Cuối cùng, các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thảo luận để đi đến thống nhất câu trả lời (2 phút). 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Nhóm trưởng của mỗi nhóm lên bảng trình bày câu trả lời của nhóm mình.
- Các bạn ở nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận. 
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu vấn đề an toàn trong phòng thí nghiệm.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: “Trong vật lí, việc tiến hành học đi đôi với thực hành là cực kỳ quan trọng, nhằm kiểm chứng kiến thức, phát triển năng lực tìm hiểu thế giới của HS. Tuy nhiên cần phải bảo đảm an toàn khi tiến hành làm thí nghiệm vì đã có nhiều sự cố xảy ra cho người làm thí nghiệm.”
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Em hãy nêu một vài sự cố có thể xảy ra khi làm thực hành ở phòng thí nghiệm vật lí?
Câu 2. Quan sát hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.
Câu 3. Em hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, vận dụng cùng những kiến thức đã được học để đưa ra câu trả lời.
- Các thành viên trong nhóm liên tục đưa ra ý kiến.
- Sau đó tổng hợp lại và đưa ra ý kiến thống nhất chung.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Nhóm trưởng của mỗi nhóm lên trình bày đáp án của nhóm mình.
- Các nhóm khác đưa ra nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét
- GV chuẩn kiến thức, đưa ra kết luận, chuyển sang nội dung mới.
I. NHỮNG QUY TẮC AN TOÀN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ
1, An toàn khi làm việc với phóng xạ. 
Trả lời:
*Thảo luận 1:
- Tác hại của chất phóng xạ: 
+ Việc sử dụng chất phóng xạ không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
+ Chất phóng xạ gây tổn thương da, mang đến bệnh tật như ung thư
+ Đã có những trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng cho chính bản thân và các thế hệ sau: đột biến gen, dị tật, dị dạng, mắc các bệnh về thần kinh
- Lợi ích của chất phóng xạ:
+ Sử dụng y học để chẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.
+ Sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến, tạo ra giống cây trồng mới.
+ Sử dụng trong kiểm tra an ninh.
+ Sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu.
+ Sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
- Quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ:
+ Sử dụng găng tay và mặc đồ bảo hộ khi thực hiện thí nghiệm.
+ Không để chất phóng xạ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. Che chắn những cơ quan nhạy cảm với chất phóng xạ.
+ Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ.
+ Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ.
2. An toàn trong phòng thí nghiệm
Trả lời: 
Câu 1. Một vài sự cố có thể xảy ra khi làm thực hành ở phòng thí nghiệm vật lí:
+ HS có thể bị bỏng do sự cố chập cháy điện, hoặc cháy nổ do lửa, hóa chất. 
+ Có thể bị chấn thương khi bất cẩn sử dụng vật sắc nhọn.
+ Có thể bị điện giật.
Câu 2. Những điểm không an toàn trong hình:
- Người phụ nữ:
+ Cắm/ rút điện sai cách do cầm vào dây điện dễ dẫn tới bị giật khi dây điện hở.
+ Đưa nước uống vào phòng thí nghiệm. Sử dụng nước ngọt khi đang làm thí nghiệm.
- Người đàn ông:
+ Tay ướt cầm vào dây điện cắm vào ổ điện gây nguy cơ giật điện cao.
+ Không đeo găng tay bảo hộ.
- Trên bàn có:
+ Đặt vật nhọn và dẫn điện ngay trên dây điện dễ gây chập cháy.
+ Rác vứt bừa bộn.
+ Để các dụng cụ không phù hợp với hoạt động thí nghiệm.
+ Dụng cụ thí nghiệm không được sắp xếp ngăn nắp.
Câu 3. Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
+ Khi làm việc với nguồn điện cần đeo đồ bảo hộ đầy đủ như găng tay
+ Cần phải tách nguồn điện với hóa chất, nước để tránh nguy cơ chập cháy nổ.
+ Không đặt những vật có khả năng dẫn điện lên nguồn điện.
+ Sử dụng thiết bị điện đúng cách: ví dụ như cầm phích cắm điện đúng cách
=> Kết luận: Khi nghiên cứu và học tập vật lí, ta cần phải:
- Hiểu được thông tin liên quan đến rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra. 
- Tuân thủ và áp dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. 
- Quan tâm, gìn giữ môi trường xung quanh.
- Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bằng các biển báo. HS cần chú ý sự nhắc nhở của nhân viên phòng thí nghiệm và GV về các quy định an toàn. Ngoài ra các thiết bị bảo hộ cá nhân phải được trang bị đầy đủ. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học.
GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời đúng. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức hoạt động nhóm, yêu cầu HS trả lời:
Câu 1: Từ những kiến thức đã học được ở trên kết hợp với những hiểu biết thực tế, em hãy nêu biện pháp xử lí nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị rơi vỡ trong quá trình sử dụng đo thân nhiệt.
Câu 2. Quan sát hình 2.3, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo và công dụng của mỗi trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, suy nghĩ cách giải bài tập GV giao (mỗi thành viên trong một nhóm liên tục đưa ra ý kiến, sau 1 phút thảo luận, cả nhóm sẽ thống nhất lại ý kiến và trình bày trước lớp).
- HS hoàn thành nốt cột L trong bảng KWL để nộp lại cho GV.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả lời:
C1. Biện pháp xử lí nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị rơi vỡ trong quá trình sử dụng để đo thân nhiệt:
+ Di chuyển mọi người ra xa khu vực mà nhiệt kế thủy ngân bị rơi vỡ.
 + Mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay cao su, khẩu trang.
+ Dùng bột lưu huỳnh rải phía trên để ngăn cản thủy ngân bốc hơi
+ Dùng tăm bông thu dọn thủy ngân cùng mảnh vỡ vào lọ thủy tinh bịt kín cho vào thùng rác. 
+ Không lại gần khu vực có thủy ngân. Mở thoáng các cánh cửa (nếu là ở phòng kín) ít nhất là trong khoảng thời gian 2-3 tiếng.
+ Sau đó bỏ đi đồ bảo hộ.
C2. 
a. Biển cách báo hóa chất dễ cháy: Tránh gần các nguồn lửa gây nguy hiểm tránh nổ.
b. Biển cảnh báo hóa chất độc hại: Hóa chất độc đối với sức khỏe, chỉ sử dụng cho mục đích thí nghiệm.
c. Biển cảnh báo nguy hiểm về điện: Tránh xa vì có thể bị điện giật.
d. Biển cảnh báo chất phóng xạ: Cần đảm bảo an toàn khi lại gần hoặc sử dụng chất phóng xạ.
e. Đồ bảo hộ giúp bảo vệ người làm thí nghiệm tránh các rủi ro khi làm việc với các hóa chất hoặc chất dễ cháy làm mất an toàn đến sức khỏe con người. Ngoài ra áo choàng còn giúp phân biệt được người đang thực hiện thí nghiệm với người khác nhằm tăng tính chuyên nghiệm trong phòng thí nghiệm. 
f,g. Kính bảo hộ và găng tay bảo hộ có tác dụng tăng mức độ an toàn cho người làm thí nghiệm. Hạn chế sự tiếp xúc giữa mắt và tay của người làm thí nghiệm với hóa chất và các dụng cụ nguy hiểm khác như vụn sắt, vật sắc nhọn. 
Hoàn thành bảng KWL. 
K 
W 
L
- Khi sử dụng dụng cụ nghiên cứu, thực hành vật lí, cần phải cẩn thận, cần sử dụng đúng cách, đúng mục đích. 
- Có rất nhiều rủi ro khi nghiên cứu và thực hành thí nghiệm.
- Có các biển cảnh báo an toàn ở phòng thí nghiệm, hoặc trên các dụng cụ.
- Có bảng các quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
- Cần có các biện pháp bảo vệ an toàn khi có sự cố xảy ra.
- Khi nghiên cứu và học tập môn vật lí, cần làm gì để đảm bảo an toàn? Đặc biệt là khi làm việc với chất phóng xạ? 
- Những quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn vật lí là gì?
- Những rủi ro, khi làm việc trong phòng thí nghiệm là gì? 
- Những biện pháp an toàn đề phòng những rủi ro có thể có trong phòng thí nghiệm là gì?
- Những biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm là: cần chú ý đến những biển cảnh bảo, những quy định an toàn có sẵn phòng thí nghiệm.
- Cần sử dụng dụng cụ thí nghiệm đúng mục đích, đúng quy định. 
- Cần có đồ bảo hộ khi làm thí nghiệm dặc biệt là khi làm việc với chất phóng xạ.
- Những rủi ro trong khi làm thí nghiệm: bị điện giật, chập cháy nguồn điện, bị vật sắc nhọn gây tổn thương.
- Biện pháp an toàn: 
+ Trong quá trình làm thí nghiệm cần giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện. 
+ Mặc đồ bảo hộ khi làm việc với chất phóng xạ.
+ Cần hiểu rõ mục đích và cách sử dụng của từng dụng cụ để thao tác cho đúng, tránh gây sự cố không đáng có.
+ Sau khi làm thí nghiệm cần đặt để dụng cụ đúng vị trí, vệ sinh phòng thí nghiệm sạch sẽ.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành bài tập về nhà mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập và đầu giờ tiết sau nộp lại cho GV. 
BTVN : Hãy thiết kế bảng hướng dẫn quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm vật lí. 
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận trên lớp cùng các bạn rồi về nhà suy nghĩ thêm để hoàn thành bài tập về nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành đầu giờ sau nộp lại cho GV. 
(Gợi ý trả lời:
+ Luôn giữ khu vực làm thí nghiệm ngăn nắp, sạch sẽ
+ Không được tự ý khởi động hệ thống điện ở các bàn thí nghiệm. 
+ Sử dụng dụng cụ đúng quy định để đảm bảo tính an toàn. 
+ Luôn mặc đồ bảo hộ khi làm việc với chất phóng xạ.)
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học.
*Hướng dẫn về nhà:
Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học ở bài 2.
Hoàn thành bài tập SGK. 
Tìm hiểu nội dung bài 3. Đơn vị và sai số trong vật lí.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_chuong_1_bai_12.docx