Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 16 đến 20 - Hồ Thị Thanh Xuân

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 16 đến 20 - Hồ Thị Thanh Xuân

1. Kiến thức:

- Ôn lại kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do, chuyển động tròn, tính tương đối của chuyển động.

2. Năng lực

a. Năng lực được hình thành chung:

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

 

docx 51 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 16 đến 20 - Hồ Thị Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8. Tiết 16
ÔN TẬP THI GIỮA KÌ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do, chuyển động tròn, tính tương đối của chuyển động.
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý: 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Một số bài tập về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, công thức cộng vận tốc.
2. Học sinh
- Ôn lại toàn bộ kiến thức của các bài để phục vụ cho việc giải bài tập, giải trước các bài tập ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, bước vào các bài tập của ôn tập
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: GV nhắc lại một số kiến thức trọng tâm của bài 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Ôn lại kiến thức có liên quan ( 10 phút)
a) Mục tiêu: Giải được các bài tập, nhớ lại các kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
H1: CT tính quãng đường đi được của CĐTĐ?
H2: PT chuyển động của chuyển động thẳng đều?
H3: CT tính gia tốc của CĐT biến đổi đều?
H4: CT tính vận tốc của CĐT biến đổi đều?
H5: Ct tính quãng đường của CĐ thẳng biến đổi đều?
H6: PT của CĐ thẳng biến đổi đều?
H6:Các em hãy cho biết công thức tính vận tốc trong chuyển động rơi tự do?
H7: Công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động rơi tự do được viết ntn? Trong đó g được gọi là gì?
H8: Thế nào được gọi là chuyển động tròn đều?
H9: Công thức tính tốc độ dài, tốc độ góc trong chuyển động tròn đều được viết ntn?
H10 : Chu kì, tần số và mối liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc được tính theo công thức như thế nào?
H11 : Cho biết các đặc điểm của gia tốc hướng tâm? Công thức tính độ lớn của nó?
H12 : Hãy cho biết công thức công vận tốc trong chuyển động tương đối (cùng phương cùng chiều, ngược chiều)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS ôn lại kiến thức để trả lời các câu hỏi của GV
- HS tham khảo sgk để trả lời
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS tham gia trả lời các câu hỏi của GV
- HS xung phong lên bảng 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
s = v.t
x = x0 + v.t
a=v-v0t-t0
v = v0 + at
+ v và a cùng dấu khi CĐ thẳng ndđ.
+ v và a ngược dấu khi CĐ thẳng cdđ.
s = v0t + 12at2
x = x0 + v0t + 12at2
v = g.t
Trong đó g gọi là gia tốc rơi tự do (m/s2)
 (m/s)
 (rad/s)
 (s)
 (Hz)
 (m/s2)
Cùng phương, ngược chiều:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (25 phút)
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: 
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Mức độ nhớ:
BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Câu 1. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng ?
Chuyển động cơ là: 
A.sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.	
B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.	 
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian .	
D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian .
Câu 2. Hãy chọn câu đúng.
A. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
B. Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 5. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A.Có phương, chiều và độ lớn không đổi.
B.Tăng đều theo thời gian.
C.Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
D.Chỉ có độ lớn không đổi.
Câu 6. Trong các câu dưới đây câu nào sai?
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. 
B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian. 
C. Gia tốc là đại lượng không đổi. 
D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
Câu 7. Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu).	B. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dầu).
C. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ). 	D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).
Câu 8. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:
A. s = v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu ). 	B. s = v0t + at2/2. ( a và v0 trái dấu ).
C. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ). 	D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).
Câu 9. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là: 
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 10. Chọn đáp án sai.
A. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.	
B. Trong chuyển động nhanh dần đều gia tốc cùng dấu với vận tốc v0.
C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.	
D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần đều.
Câu 11. Hãy chỉ ra câu sai? 
Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:
A. Quỹ đạo là đường tròn.	B. Tốc độ dài không đổi. 
C. Tốc độ góc không đổi. 	D. Vectơ gia tốc không đổi.
Câu 12. Trong các câu dưới đây câu nào sai?
Véctơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có đặc điểm:
A. Đặt vào vật chuyển động.	B. Phương tiếp tuyến quỹ đạo.
C. Chiều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo.	D. Độ lớn .
Câu 13. Các công thức liên hệ giữa vận tốc dài với vận tốc góc, và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:
A. .	B. .	
C. .	D. 
Câu 14. Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc w với chu kỳ T và giữa tốc độ góc w với tần số f trong chuyển động tròn đều là:
A. . B. .	C. .	D. .
Mức độ hiểu:
Câu 16. Trường hợp nào sau đây không thể coi vật như là chất điểm?	
A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một toà nhà xuống mặt đất.
D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 17. Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?
A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.
B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất.
D. Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất.
Câu 18. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h) 
Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h. B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.
C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5khm/h.	D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.
Câu 19. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều , điều kiện nào dưới đây là đúng?
A. a > 0; v > v0.	B. a 0; v v0.
Câu 20. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Chuyển động nhanh dần đều.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Công thức tính vận tốc v = g.t2
Câu 21. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
Câu 22. Tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì :	
A. Hai vật rơi với cùng vận tốc. B. Vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ.
C. Vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ. D. Vận tốc của hai vật không đổi.
Câu 23. Câu nào đúng?
A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bánh kính quỹ đạo.
B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
C. Với v và w cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
D. Với v và w cho trước, gia tốc hướng tâm không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
Mức độ áp dụng:
Câu 27. Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe là: A.v = 34 km/h.	B. v = 35 km/h.	C. v = 30 km/h.	D. v = 40 km/h
Câu 28. Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là: 
A. 4,5 km.	B. 2 km.	C. 6 km.	D. 8 km.
Câu 29. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng:(x:m; t:s).
Vận tốc tức thời của chất điểm lúc t= 2s là: A. 28 m/s.	B. 18 m/s	C. 26 m/s	D. 16 m/s
Câu 30. Một ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3km. Chọn bến xe làm vật mốc, thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là: A. x = 3 +80t. 	B. x = ( 80 -3 )t.	C. x =3 – 80t. 	D. x = 80t.
Câu 31. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh,xe chuyển động chậm dần với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là: A.s = 19 m; 	B. s = 20m; 	C.s = 18 m; 	D. s = 21m; .
Câu 32. Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 36km/h là: A. t = 360s.	B. t = 200s.	C. t = 300s.	D. t = 100s.
 Câu 33. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là: 
A. v = 9,8 m/s. 	B. .	C. v = 1,0 m/s. 	D. .
Câu 34. Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2.
A. t = 1s.	B. t = 2s.	C. t = 3 s.	D. t = 4 s. 
Câu 35. Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20m xuống tới đất sẽ là : A.vtb = 15m/s. B. vtb = 8m/s. C. vtb =10m/s.	D. vtb = 1m/s.
Câu 36. Bán kính vành ngoài c ... ản lực và lực tác dụng.
-Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý: 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 	
1. Giáo viên: 
- Thí nghiệm về hai xe lăn, một xe có gắn lò xo ở một đầu.
- Thí nghiệm về hai hòn bi như hình 10.2 SGK.
2. Học sinh: 
- Ôn tập về trọng lực, trọng lượng, công thức tính trọng lượng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
- Gv: Một hộp phấn đặt trên bàn, làm thế nào để biết bàn tác dụng lực lên hộp phấn? Hay chỉ có hộp phấn tác dụng lực lên bàn. Chúng ta sẽ cùng tim hiểu trong bài học hôm nay.
- HS định hướng ND
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: khi ta đập mạnh tay vào bàn thì tay ta có cảm giác như thế nào?
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: hs giơ tay trả lời tại chỗ
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI	
Hoạt động 1: Trọng lực. Trọng lượng ( 10 phút)
a) Mục tiêu: Tìm hiểu trọng lực và trọng lượng
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Ở lớp 6 em đã biết trọng lực. Vậy trọng lực là gì?
- Trọng lượng là gì? 
- Chú ý trọng lực gây ra gia tốc rơi tự do.
- Nêu hệ thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng?
- Do đâu mà có hệ thức đó?
- Hãy vận dụng ĐL II vào chuyển động rơi tự do của vật.
- Nhận xét: g = 9,8m/s2 nếu vật có khối lượng m = 1kg thì P = 9,8N.
- Hãy giải thích tại sao ở cùng một nơi trên mặt đất la luôn có: 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Hs vận dụng kiến thức để chứng minh.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trình bày câu trả lời
- Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 
3. Trọng lực. Trọng lượng
a. trọng lực() là lực của trái đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. 
b. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng, kí hiệu P. Trọng lượng được đo bằng lực kế.
c. Công thức tính trọng lực
- Trọng lực là lực hút của trái đất đặt vào vật, có phương thẳng đứng có chiều từ trên xuống.
Hoạt động 2: Định luật III Niu-tơn ( 25 phút)
a) Mục tiêu: Tìm hiểu trọng lực và trọng lượng
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Cho 2 hòn bi va chạm. Em có nhận xét gì về chuyển động của hòn bi A và B
- Như vậy qua va chạm cả A và B đều thu được gia tốc. Theo em những lực nào gây ra gia tốc đó?
- Vậy khi A va chạm vào B không những A tác dụng lực lên B mà ngược lại, B cũng tác dụng lực lên A
- Giới thiệu và phân tích các ví dụ (H10.3, 10.4)
- Qua tất cả ví vụ trên, hãy rút ra kết luận khái quát?
- Hai lực này giá, chiều, độ lớn như thế nào?
- Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Hs quan sát rồi trả lời câu hỏi 
- HS tìm hiểu cho ví dụ
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trình bày câu trả lời
- HS khác nhận xét 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá, nhận xét
- GV chốt kiến thức.
III. Định luật III Niu-tơn
A
B
TƯƠNG TÁC
B tác dụng lên A
A tác dụng lên B
1. Sự tương tác giữa các vật
2. Định luật
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Hoạt động 2: Lực và phản lực ( 5 phút)
a) Mục tiêu: Tìm hiểu về đặc điểm, ví dụ của lực và phản lực
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Các em hãy đọc C5.
- Có phải búa tác dụng lực lên đinh còn đinh không tác dụng lực lên búa? Nói cách khác lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không?
- Nếu đinh tác dụng lên búa 1 lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh thì tại sao búa lại hầu như đứng yên? Nói cách khác cặp lực và phản lực có cân bằng nhau không?
+ Không. Đinh cũng tác dụng lên búa một lực.
+ Không. Lực bao giờ cũng xuất hiện từng cặp trực đối.
+ Vì búa có khối lượng lớn.
+ Không. Đinh cũng tác dụng lên búa một lực.
+ Không. Lực bao giờ cũng xuất hiện từng cặp trực đối.
- Gv nêu ví dụ:
- Muốn bước đi trên mặt đất, chân ta phải làm thế nào?
- Vì sao trái đất hầu như đứng yên, còn ta đi được về phía trước?
- VD: Một quả bóng đặp vào tường, lực nào làm cho quả bóng bật ra? Vì sao hầu như tường vẫn đứng yên?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS đọc sgk, cho ví dụ và tìm hiểu câu trả lời
- GV quan sát và trợ giúp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS phát biểu câu trả lời.
- Các HS khác nêu ý kiến nhận xét. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
3. Lực và phản lực
a. Đặc điểm
- Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời
- Lực và phản lực cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là 2 lực trực đối.
- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau.
b. Ví dụ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 20 phút)
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Câu 11: Dưới tác dụng của một lực 20 N thì một vật chuyển động với gia tốc 0,4 m/s2. Nếu tác dụng vào vật này một lực 50 N thì vật này chuyển động với gia tốc bằng
    A. 1 m/s2.
    B. 0,5 m/s2.
C. 2 m/s2.
    D. 4 m/s2.
Câu 12: Một vật khối lượng 5 kg được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc ban đầu 2 m/s từ độ cao 30 m. Vật này rơi chạm đất sau 3 s sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lấy g = 10 m/s2. Lực cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng
    A. 23,35 N.
    B. 20 N.
    C. 73,34 N.
    D. 62,5 N.
Câu 13: Một viên bi A có khối lượng 300 g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng 600 g đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian va cham 0,2 s, bi B chuyển động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tốc đọ chuyển động của bi A ngay sau va chạm là
    A. 1 m/s.
    B. 3 m/s.
    C. 4 m/s.
    D. 2 m/s.
Câu 14: Hai xe A và B cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu xe A có gắn mộ lò xo nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi buông nhẹ để hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Tính từ lúc thả tay, xe A và B đi được quãng đường lần lượt là 1 m và 2 m trong cùng một khoảng thời gian. Biết lực cản của môi trường tỉ lệ với khối lượng của xe. Tỉ số khối lương của xe A và xe B là
    A. 2.
    B. 0,5.
    C. 4.
    D. 0,25.
Câu 15: Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động thì chịu tác dụng của lực hãm F và chuyển động thẳng biến đổi đều. Kể từ lúc hãm, ô tô đi được đoạn đường AB = 36 m và tốc độ của ô tô giảm đi 14,4 km/h. Sau khi tiếp tục đi thêmđoạn đường BC = 28 m, tốc độ của ô tô lịa giảm thêm 4 m/s. Độ lớn lực hãm và quãng đường ô tô chuyển động từ C đến khi dừng hẳn lần lượt là
    A. 800 N và 64 m.
    B. 1000 N và 18 m.
    C. 1500 N và 100 m.
    D. 2000 N và 36 m.
Câu 16: Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, xe máy chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 25 m. Thời gian để xe máy này đi hết đoạn đường 4 m cuối cùng trước khi dừng hẳn là
    A. 0,5 s.
    B. 4 s.
    C. 1,0 s.
    D. 2 s.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
11
12
13
14
15
16
Đáp án
A
A
D
A
D
D
d) Tổ chức thực hiện: 	
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.	
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 25 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Bài 10.7 trang 26 Sách bài tập Vật Lí 10: Điều gì sẽ xảy ra với người lái xe máy chạy ngay sau một xe tải nếu xe tải đột ngột dừng lại ?
Hs làm bài tập 12,13/ sgk
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
* Đáp án:
Xe máy sẽ đâm vào phía sau xe tải
- Do phản xạ của người lái xe máy là không tức thời mà cần có một khoảng thời gian dù rất ngắn để nhận ra xe tải đã dừng và ấn chân vào phanh
- Do xe có quán tính, nên dù đã chịu lực hãm cũng không thể dừng lại ngay mà cần có thời gian để dừng hẳn.
Trong hai khoảng thời gian nêu trên, xe máy kịp đi hết khoảng cách giữa hai xe và đâm vào xe tải.
Bài 12/sgk
Cho biết:
m = 0,50 kg
F = 250N
t = 0,020s
v = ?
Hướng dẫn:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động
Áp dụng định luật II Niu-tơn ta có: 
 F = ma
Chiếu lên chiều dương chuyển động: 
 F = ma ⟹ a = Fm = 2500,50 = 500 m/s2
Áp dụng công thức: V = V0 + at
⟹ V = 500.0,020 = 10 m/s
Vậy ta chọn đáp án D
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
- HS thào luận nhóm và làm theo HD của GV
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ	
- GV tóm lại nội dung chính của bài.
- Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập14,15/t 65/sgk
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau bài 11. Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
* RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_tiet_16_den_20_ho_thi_thanh_xuan.docx