Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 21 đến 24 - Hồ Thị Thanh Xuân

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 21 đến 24 - Hồ Thị Thanh Xuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng).

- Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo

2. Năng lực

a. Năng lực được hình thành chung:

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

 

docx 35 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 21 đến 24 - Hồ Thị Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11. TIẾT 21
BÀI 11: LỰC HẤP DẪN - ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này.
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý: 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Gv: Tranh vẽ chuyển động của các hành tinh xung quanh hệ mặt trời, máy tính chứa các hình ảnh về các hành tinh
2. Học sinh
- Ôn lại bài cũ, tìm hiểu trước lực hấp dẫn là gì?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: hs đọc phần mở bài
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV: Lực nào giữ cho mặt trăng chuyển động quanh trái đất. Lực nào giữ cho trái đất và các hành tinh chuyển động quanh mặt trời?
- HS trả lời
- GV đi vào bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI	
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực hấp dẫn ( 5 phút)
a) Mục tiêu: 
- Tìm hiểu luật hấp dẫn
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gv: Thả một vật nhỏ (cái hộp) rơi xuống đất.
- Lực gì đã làm cho vật rơi?
- Trái đất hút cho hộp rơi. Vậy hộp có hút trái đất không?
- Cho hs xem tranh hình 11.1
- Chuyển động của trái đất và mặt trăng có phải là chuyển động theo quán tính không?
- GV nhận xét
- Khái quát: mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau bằng 1 loại lực gọi là lực hấp dẫn.
- Lực này có đặc điểm gì khác với các loại lực đã được biết?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát rồi trả lời
- Suy nghĩ trả lời
- Quan sát tranh
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trình bày câu trả lời
- HS ghi nhận lực hấp dẫn
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chính xác hóa kiến thức.
I. Lực hấp dẫn
 Lực hấp dẫn là lực hút của mọi vật trong vũ trụ.
Hoạt động 2: Định luật vạn vật hấp dẫn ( 15 phút)
a) Mục tiêu: 
- Tìm hiểu định luật hấp dẫn và viết được hệ thức liên hệ của lực hấp dẫn (giới hạn áp dụng của công thức đó).
- Giải thích được một cách định tính sự rơi tự do và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn.
- Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như: lực điện, lực từ, lực ma sát,
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Cho 2 vật, khối lượng lần lượt là m1; m2, đặt cách nhau một khoảng r (hình vẽ)
a. Hãy vẽ các vectơ thể hiện lực hấp dẫn giữa 2 vật.
b. Nhận xét về đặc điểm của các vectơ lực vừa vẽ.
m1
r
- Viết công thức của lực hấp dẫn.
- Gọi 1 hs lên bảng viết
- Nhận xét về công thức hs vừa viết
- Trong đó: gọi là hằng số hấp dẫn
- Vì sao trong đời sống hàng ngày, ta không cảm thấy được lực hút giữa các vật thể thông thường?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV
- Dựa vào ĐL, tự viết công thức.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày kết quả
- GV nhận xét câu trả lời của HS
- HS đọc nội dung định luật 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá
- GV chốt kiến thức
- GV gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 
II. Định luật vạn vật hấp dẫn
1. Định luật
 Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoản cách giữa chúng.
m1 m2 
 r
2. Hệ thức
Trong đó: m1; m2 là khối lượng của 2 chất điểm. (kg)
r: khoảng cách giữa chúng (m)
: Gọi là hằng số hấp dẫn
Hoạt động 3: Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn (10 phút)
a) Mục tiêu: 
- Biết viết biểu thức của trọng lực theo ĐLVVHD
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Có thể hiểu trọng lực chính là gì?
- Điểm đặt của trọng lực ở đâu?
- Vậy trọng tâm của vật là gì? Dán hình 11.3
- GV hướng dẫn HS lập công thức tính gia tốc trọng trường.
- Trọng lực là lực hấp dẫn.
- Gọi hs lên bảng viết công thức. Gv nhận xét.
- Hãy viết công thức tính trọng lượng của vật theo ĐL II Niu-tơn
- Từ (1)và (2) chúng ta rút ra công thức tính g.
- Khi độ cao h càng lớn thì giá trị của g như thế nào?
- Viết công thức tính g ở gần mặt đất?
- Vậy tại một điểm nhất định g có giá trị như thế nào?
- Chú ý những nhận xét trên đây về trị số của g được rút ra từ ĐLVVHD và định luật II Niu-tơn. Chúng hoàn toàn phù hợp với thực nghiệm. Điều đó nói lên tính đúng đắn của các định luật đó.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS đọc sgk
- HS thảo luận tìm hiểu câu hỏi
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trình bày đáp án.
- HS Lắng nghe, ghi chú.
- HS nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
III. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn
 Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn giữa trái đất và vật đó.
 Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực của vật.
 Biểu thức của trọng lực theo ĐLVVHD: (1)
Trong đó: m là khối lượng của vật
h: độ cao của vật so với mặt đất
M: Khối lượng trái đất
R: Bán kính trái đât.
Theo ĐL II Niu-tơn:P = m.g (2)
Suy ra: 
Nếu vật ở gần mặt đất 
R
 m
 h
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5 phút)
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khi nói về lực hấp dẫn giữa hai chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?
    A. Lực hấp dẫn có phương trùng với đường thẳng nối hai chất điểm.
    B. Lực hấp dẫn có điểm đặt tại mỗi chất điểm.
 C. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực trực đối.
    D. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực cân bằng.
Câu 2: Một vài có khối lượng m đặ ở nơi cso gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?
    A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg.
    B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
    C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
    D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
Câu 3: Một viên đá đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào hòn đá có giá trị
 A. lớn hơn trọng lượng của hòn đá.
    B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.
    C. bằng trọng lượng của hòn đá
    D. bằng 0.
Câu 4: Hai quả cầu đồng chất có khối lượng 20 kg, bán kính 10 cm, khoảng cách giữa hia tâm của chúng là 50 cm. Biết rằng số hấp dẫn là G =
Độ lớn lực tương tác hấp dẫn giữa chúng là
    A. 1,0672.10-8 N.
    B. 1,0672.10-6 N.
    C. 1,0672.10-7 N.
    D. 1,0672.10-5 N.
Câu 5: Hai khối cầu giống nhau được đặt sao cho tâm cách nhau khoảng r thì lực hấp dẫn giữa chúng là F. Nếu thay một trong hai khối cầu trên bằng một khối cầu đồng chất khác nhưng có bán kính lớn gấp hai, vẫn giữ nguyên khoảng cách giữa hai tâm (hai khối cầu không chạm nhau) thì lực hấp dẫn giữa chùng lúc này là
    A. 2F.
    B. 16F.
    C. 8F.
    D. 4F.
Câu 6: Cho biết khoảng cách giữa tâm Mặt Trăng và tâm Trái Đấtlà 38.107m; khối lượng Mặt Trăng và Trái Đất tương ứng là 7,37.1022 kg và 6.1024kg; hằng số hấp dẫn G = 1,0672.10-8 N. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng có độ lớn là
    A. 0,204.1021 N.
    B. 2,04.1021 N.
    C. 22.1025 N.
    D. 2.1027 N.
Câu 7: Ở mặt đất, một vật có trọng lượng 10 N. Nếu chuyển vật này ở độ cao cách Trái Đât một khoảng R (R là bán kính Trái Đất) thì trọng lượng của vât bằng
    A. 1 N.
    B. 2,5 N.
    C. 5 N.
    D. 10 N.
Câu 8: Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và chân một ngọn núi lần lượt là 9,809 m/s2 và 9,810 m/s2. Coi Trái Đất là đồng chất và chân núi cách tâm Trái Đất 6370 km. Chiều cao ngọn núi này là
    A. 324,7 m.
    B. 640 m.
    C. 649,4 m.
    D. 325 m.
Câu 9: Coi khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng gấp 60 lần bán kính Trái Đất; khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần. Xét vật M nằm trên đường thẳng nối tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng mà ở đó có lực hấp dẫn của Trái Đất và của Mặt Trăng cân bằng nhau. So với bán kính Trái Đất, khoảng cách tự M đền tâm Trái Đất gấp
    A. 56,5 lần.
    B. 54 lần.
    C. 48 lần.
    D. 32 lần.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp
án
D
C
C
C
C
A
B
A
B
d) Tổ chức thực hiện: 	
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.	
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
1. Tại sao hằng ngày ta không cảm nhận được lực hấp dẫn giữa ta với các vật xung quanh như bàn,ghế,tủ,?
1. Hàng ngày ta không cảm nhận được lực hấp dẫn giữa ta với các vật xung quanh là vì lực này vô cùng nhỏ so với lực hút (lực hấp dẫn) của trái đất tác dụng lên chúng ta.
2. Vì sao chỉ chú ý đến trường hấp dẫn xung quanh những vật thể có khối lượng rất lớn (mặt trời, trái đất,)?
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
2. Lực hấp dẫn giữa các vật thông thường trong đời sống hàng ngày là rất nhỏ, không đáng kể. Lực hấp dẫn giữa các vật với trái đất, giữa các hành tinh với nha ...  các kiến thức trọng tâm trong bài.	
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
1. Vì sao bôi dầu mỡ lại giảm được ma sát?
2. Tại sao muốn xách một quả mít nặng phải nắm chặt tay vào cuống quả mít?
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
1. Khi bôi dầu mỡ lên mặt tiếp xúc giữa hai vật sẽ làm cho tính chất mặt tiếp xúc thay đổi, hai vật không còn cọ sát trực tiếp nhau. Vì hệ số ma sát của vật liệu nhớt là rất nhỏ nên lực ma sát được giảm đi đáng kể so với không bôi dầu mỡ nhớt.
2. Muốn quả mít không bị tụt khi xách thì lực mà sát nghỉ giữa bàn tay và cuống quả mít phải đủ lớn để cân bằng với trọng lượng quả mít. Nắm chặt tay vào cuống là để tăng áp lực lên chỗ tiếp xúc nhằm tăng lực ma sát nghỉ thỏa mãn điều kiện nói trên
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ	
- GV tóm lại nội dung chính của bài.
- Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập 4,6,7/sgk trang 78. - Đọc mục "Em có biết?" ở SGK - Ôn lại kiến thức về định luật II, III Niu tơn, chuyển động tròn đều và lực hướng tâm
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. Bài14 lực hướng tâm. Chuẩn bị trả lời câu hỏi ở đầu bài trang 80 sgk
* RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................
Tuần 11,12. Tiết 22,23,24.
CHỦ ĐỀ 4. CÁC LỰC CƠ HỌC
TIẾT 24. BÀI 14: LỰC HƯỚNG TÂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là hợp lực tác dụng lên vật và viết được công thức F= = mw2r
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý: 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên
- Hình vẽ mô tả lực hướng tâm
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức trong bài chuyển động tròn đều
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV: Tại sao ở những chỗ đường cong người ta phải là mặt đường hơi nghiêng?
Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay để trả lời cho câu hỏi
- HS trả lời
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI	
Hoạt động 1: lực hướng tâm ( 30 phút)
a) Mục tiêu: Định nghĩa và viết được biểu thức tính lực hướng tâm.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV cầm một đầu dâu có buộc quả nặng quay nhanh trong mặt phẳng nằm ngang.
- Cái gì đã giữ cho quả nặng chuyển động tròn?
- Nếu coi quả nặng chuyển động tròn đều thì gia tốc của nó có chiều và độ lớn như thế nào?
- Gọi HS lên bảng vẽ 
- Vậy lực hướng tâm có chiều như thế nào?
- Theo ĐL II thì phải có lực tác dụng lên vật để gây ra gia tốc cho vật. Vậy công thức tính độ lớn của lực hướng tâm như thế nào?
- Từ đó phát biểu định nghĩa lực hướng tâm?
- Trong chuyển động của quả nặng vừa quan sát, lực gì đóng vai trò lực hướng tâm?
- NX: Trong trường hợp này, đó cũng coi như là câu trả lời gần đúng. Vì trọng lượng của quả nặng còn khá nhỏ nếu chúng ta quay trong mặt phẳng nằm ngang thì có thể coi lực căng của dây là lực hướng tâm.
- GV treo tranh và nói rõ về những hiện tượng:
 + Vệ tinh nhân tạo quay quanh trái đất.
+ Bao diêm đặt trên bàn quay (có thể làm TN cho hs quan sát)
+ Một quả nặng buộc vào đầu dây.
- Trong mỗi hiện tượng trên lực nào là lực hướng tâm? Vẽ hình biểu diễn.
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm một trường hợp.
- Sau đó gọi 3 HS lên bảng vẽ lại lực hướng tâm của 3 trường hợp đó.
- Nhận xét.
- Chú ý: Lực hướng tâm là hợp lực của trọng lực và lực căng của dây. Lực hướng tâm không do một vật cụ thể tác vào vật theo phương nằm ngang, mà là kết quả của sự tổng hợp 2 lực và.
- Không được hiểu lực hướng tâm là một loại lực cơ học mới, mà phải hiểu đó chính là một lực cơ học đã học (hoặc hợp lực của chúng) có tác dụng giữ cho vật chuyển động tròn.
- Tại sao đường ôtô, xe lửa ở những đoạn uốn cong phải làm nghiêng về phía tâm cong?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Quan sát GV làm thí nghiệm.
- HS thảo luận nhóm để tìm hiểu câu trả lời
- Quan sát tranh và chú ý các hiện tượng GV nêu
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS: Lắng nghe, ghi chú, đọc sgk và trả lời
- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 
I. Lực hướng tâm
1. Định nghĩa
Lực (hay hợp của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
2. Công thức
m
3. Ví dụ
a. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh nhân tạo đóng vai trò lực hướng tâm.
TĐ
b. Lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.
c. Hợp lực của trọng lực và lực căng đóng vai trò lực hướng tâm
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5 phút)
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Một ô tô có khối lượng 2,5 tấn chuyển động với tốc độ 54 km/h đi qua một chiều cầu lồi có bán kính cong 1000 k. Lấy g = 10 m/s2. Áp lực của ô tô nén lên cầu khi ô tô ở vị trí mà đướng nối tâm quỹ đạo với ô tô tạo với phương thẳng đứng một góc 30o là
    A. 52000 N.
    B. 25000 N.
    C. 21088 N.
    D. 36000 N.
Câu 2: Một vật đang chuyển độngg tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với trước và đồng thời giảm tốc độ quay còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm
 A. giảm 8 lần.
    B. giảm 4 lần.
    C. giảm 2 lần.
    D. không thay đổi.
Câu 3: Một vật nhỏ khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,5 m với tốc độ dài 2 m/s. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là
    A. 0,13 N.
    B. 0,2 N.
    C. 1,0 N.
    D. 0,4 N.
Câu 4: Một vật nhỏ khối lượng 250 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,2 m. Biết trong 1 phút vật quay được 120 vòng. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là
A. 47,3 N.
    B. 3,8 N.
    C. 4,5 N.
    D. 46,4 N.
Câu 5: Một vệ tinh có khối lượng 600 kg đang bay trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính Trái Đất. Biết bán kính Trái Đất là 6400 km. Lấy g = 10 m/s2. Lực hấp dẫn tác dụng lên vệ tinh là
    A. 1700 N.
    B. 1600 N.
    C. 1500 N.
    D. 1800 N.
Câu 6: Một ô tô có khối lượng 4 tấn chuyển động qua một chiếc cầu lồi có bán kính cong 100 m với tốc độ 72 km/h. Áp lực của ô tô nén lên cầu khi nó đi qua điểm cao nhất (giữa cầu) là
    A. 36000 N.
    B. 48000 N.
    C. 40000 N.
    D. 24000 N.
Câu 7: Ở độ cao bằng một nửa bán kính Trái Đất có một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do ở mặt đất là 10 m/s2 và bán kính Trái Đất là 6400 km. Tốc độ dài của vệ tinh là
    A. 6732 m/s.
    B. 6000 m/s.
    C. 6532 m/s.
    D. 5824 m/s.
Câu 8: Một người buộc một hòn đá khối lượng 400 g vào đầu một sợi dây rồi quay trong mặt phẳng thẳng đứng. Hòn đá chuyển động trên đường tròn bán kings 50 cm với tốc độ góc không đổi 8 rad/s. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng của sợi dây ở điểm thấp nhất của quỹ đạo là
    A. 8,4 N.
    B. 33,6 N.
    C. 26,8 N.
    D. 15,6 N.
Câu 9: Một lò xo có độ cứng 125 N/m, chiều dài tự nhiên 40 cm, một đầu giữ cố định ở A, đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng 10 g có thể trượt không ma sát trên thanh nằm ngang. Thanh quay đều quanh trục Δ thẳng đứng với tốc độ 360 vòng/phút. Lấy π2 = 10. Độ giãn của lò xo gần nhất với giá trị nào sau đây?
    A. 5,3 cm.
    B. 5,0 cm.
    C. 5,1 cm.
    D. 5,5 cm.
Câu 10: Ở độ cao bằng 7/9 bán kính Trái Đất có một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do ở mặt đất là 10 m/s2 và bán kính Trái Đất là 6400 km. Tốc độ dài và chu kì chuyển động của vệ tinh lần lượt là
    A. 7300 m/s ; 4,3 giờ.
    B. 7300 m/s ; 3,3 giờ.
    C. 6000 m/s ; 3,3 giờ.
    D. 6000 m/s ; 4,3 giờ.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Hướng dẫn đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
C
D
A
C
D
C
C
C
C
d) Tổ chức thực hiện: 	
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.	
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 	
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
- GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập.
Chứng minh rằng trong những con tàu vũ trụ chỉ chịu tác dụng của lực hấp dẫn của các thiên thể mà không chịu lực nào khác tác dụng thì xảy ra hiện tượng mất trọng lượng.
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ	
- GV tóm lại nội dung chính của bài.
- Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập 5,6/sgk/ 83
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau thực hành xác định hệ số ma sát. Kẻ sẵn bảng báo cáo trang 92. Dọc trước bài 16
* RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_tiet_21_den_24_ho_thi_thanh_xuan.docx