Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 42 đến 46 - Hồ Thị Thanh Xuân

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 42 đến 46 - Hồ Thị Thanh Xuân

I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

+ Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng, thế năng, cơ năng ( của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến).

+ Phát biểu được định luật biến thiên động năng, thế năng, co năng (cho một trường hợp đơn giản)

2. Năng lực

a. Năng lực được hình thành chung :

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý :

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

 

docx 21 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 42 đến 46 - Hồ Thị Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22,23. TIẾT 42- 46 CHỦ ĐỀ 7. ĐỘNG NĂNG, THẾ NĂNG, CƠ NĂNG
I. MỤC TIÊU CHUNG
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
+ Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng, thế năng, cơ năng ( của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến).
+ Phát biểu được định luật biến thiên động năng, thế năng, co năng (cho một trường hợp đơn giản)
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung :
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
TIẾT 42: ĐỘNG NĂNG
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này HS
+ Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng ( của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến).
+ Phát biểu được định luật biến thiên động năng (cho một trường hợp đơn giản)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên
Chuẩn bị ví dụ thực tế về những vật có động năng sinh công.
2. Học sinh
Ôn lại phần động năng đã học ở lớp 8 SGK.
Ôn lại biểu thức công của một lực.
Ôn lại các công thức về chuyển động thẳng biến đổi đều.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) ( 5 phút)
a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
B2: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
B3: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
B4: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái niệm động năng( 5 phút )
a) Mục đích: Định nghĩa và viết được biểu thức của động năng ( của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến)
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Hòa thành C1, C2
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận nhận đinh: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
I. Khái niệm động năng
1. Năng lượng
- mọi vật đều mang năng lượng
- khi các vật tương tác, chúng có thể trao đổi năng lượng như: thực hiện công, truyền nhiệt, phát ra các tia mang năng lượng
2. Động năng:
 Là dạng năng lượng mà vật có được do chuyển động
Hoạt động 2: Công thức tính động năng( 15 phút)
a) Mục đích: + Định nghĩa và viết được biểu thức của động năng ( của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến).
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Nêu bài toán vật chuyển động dưới tác dụng của lực không đổi.
- Hướng dẫn : Viết biểu thức liên hệ giữa gia tốc với vận tốc và với lực tác dụng lên vật.
- Vật bắt đầu chuyển thộng thì v1=0.
- Nêu và phân tích biểu thức tính động năng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
II. Công thức tính động năng:
Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng mà vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức :
Nhận xét: Động năng là đại lượng vô hướng, luôn dương.
+ Động năng có tính tương đối.
+ Đơn vị : J
Hoạt động 3: Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng( 5 phút)
a) Mục đích: Phát biểu được định luật biến thiên động năng (cho một trường hợp đơn giản)
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu tìm quan hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng.
- Hướng dẫn : Xét dấu và ý nghĩa tương ứng của các đại lượng trong phương trình 25.4.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
III. Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng
- Động năng của một vật biến thiên khi các lực tác dụng lên vật sinh công. 
- Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật
A = Wđ2 – Wđ1
A = 
- A > 0 Þ động năng tăng
- A < 0 Þ động năng giảm
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP( 5 phút)
a) Mục đích: Học sinh được ôn tập lại kiến thức
b) Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì
    A. động lượng và động năng của vật không đổi.
    B. động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
. động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần.
    D. động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.
Câu 2: Tìm câu sai.
    A. Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật.
    B. Động năng là một dạng năng lượng cơ học có quan hệ chặt chẽ với công.
    C. Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
    D. Định lí động năng đúng trong mọi trường hợp lực tác dụng bất kì và đường đi bất kì.
Câu 3: Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi
    A. chuyển động thẳng đều.
    B. chuyển động tròn đều.
    C. chuyển động cong đều.
    D. chuyển động biến đổi đều.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
1
2
3
Đáp án
B
A
D
d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG( 5 phút)
a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
- Một người ngồi trong toa xe đang chuyển động có động năng bằng không hay khác không?
Một ô tô đang chạy đều. Lực kéo của động cơ thực hiện công dương. Tại sao động năng của ô tô vẫn không đổi?
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập 3 đến 7 sgk trang 136..
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau bài 26 thế năng. Tổ 1 Chuẩn bị trước phần I gồm trọng trường và thế năng trong trường tiết sau báo cáo, các hs khác chuẩn bị câu hỏi chất vấn tổ 1
.......................................................................................................................................................... 
TIẾT 43: THẾ NĂNG
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này HS
- Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều.
- Viết được biểu thức trong lực của một vật : , trong đó là gia tốc của một vật chuyển động tự do trong trọng trường đều.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng trọng trường ( hay thế năng hấp dẫn). Định nghĩa khái niệm mốc thế năng.
- Viết được công thức liên hệ giữa công của trọng lực và sự biến thiên thế năng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên
Các ví dụ thực tế để minh họa : Vật có thế năng có thể sinh công ( thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi).
2. Học sinh
Ôn lại những kiến thức sau:
Khái niệm về thế năng đã học ở lớp 8 THCS.
Các khái niệm về trọng lực và trọng tường.
Biểu thức tính công của một lực
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) ( 5 phút)
a) Mục đích: 
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N thì công của trọng lực tính như thế nào?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
B3: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
B4: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: thế năng trọng trường ( 20 phút)
a) Mục đích: định nghĩa trọng trường, trọng trường đều.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- hs Giới thiệu khái niệm trọng trường và trọng trường đều
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS lên bảng trình bày nội dung bài học
 Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
I Thế năng trọng trường
1. trọng trường
- xung quanh trái đất tồn tại trọng trường.
- trọng trường tác dụng trọng lực lên một vật có khối lượng m đặt tại vị trí bất kì trong khoảng không gian có trọng trường
- trọng trường đều : tại mọi điểm song song, cùng chiều và cùng độ lớn
Hoạt động 2: Thế năng trọng trường ( 5 phút)
a) Mục đích: định nghĩa trọng trường, trọng trường đều.
Viết được biểu thức trong lực của một vật : , trong đó là gia tốc của một vật chuyển động tự do trong trọng trường đều.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Yêu ... g: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Trình bày bài toán xét một vật chuyển động từ vị trí M đến vị trí N bất kỳ trong trọng trường.
- Gợi ý : Áp dụng quan hệ về biến thiên thế năng.
- Xét trường hợp vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
- Gợi ý : M, N là hai vị trí bất kỳ và vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Gợi ý : lực căng dây không sinh công nên có thể xem con lắc đơn chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2. Sự bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường
- Khi một vật chuyển động trong trọng trường, chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng được bảo toàn
W = Wđ + Wt = const
W = mv2 + mgz = const
Hệ quả: 
- trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường:
- Nếu động năng giảm thì thế năng tăng và ngược lại.
- Tại vị trí nào, động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.
Hoạt động 3: Cơ năng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi ( 15 phút)
a) Mục đích: Nêu định nghĩa cơ năng đàn hồi.
- Nêu và phân tích định luật bảo toàn cơ năng cho vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Nêu định nghĩa cơ năng đàn hồi.
- Nêu và phân tích định luật bảo toàn cơ năng cho vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
II. Cơ năng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi
- Khi một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng được bảo toàn
- Công thức
W = mv2 + k.(Dl)2 = const
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 4 phút)
a) Mục đích: Học sinh được ôn tập lại kiến thức
b) Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi
    A. động năng của vật không đổi.
    B. thế năng của vật không đổi.
C. tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
    D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
Câu 2: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên
    A. động năng tăng, thế năng tăng.
    B. động năng tăng, thế năng giảm.
    C. động năng không đổi, thế năng giảm.
    D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 3: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
    A. động năng đạt giá trị cực đại.
    B. thế năng đạt giá trị cực đại.
    C. cơ năng bằng không.
    D. thế năng bằng động năng.
Câu 4: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát
    A. cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
    B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
    C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
    D. độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng.
Câu 5: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 3 m. Độ cao vật khi động năng bằn hai lần thế năng là
    A. 1,5 m.	    B. 1,2 m.	    C. 2,4 m.	    D. 1,0 m.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
A
C
D
A
D
B
C
A
d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 1 phút)
a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Bài 4 (trang 144 SGK Vật Lý 10) : Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
Hình minh họa:
Xét lò xo có độ cứng k, một đầu cố định, một đầu gắn vật nặng m.
O là vị trí cân bằng, kéo vật nặng ra khỏi vị trí cân bằng, đến vị trí M khi lò xo dãn ra 1 đoạn Δl rồi thả nhẹ. (vật m trượt không ma sát trên một trục nằm ngang).
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.5,6,7,8/sgk
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.ôn tập đề cương giáo viên đưa
.......................................................................................................................................................... 
TIẾT 46: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Củng cố lại kiến thức về động năng, thế năng và cơ năng.
- Vận dụng các công thức để làm các bài tập.
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung :
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên
2. Học sinh
Ôn lại các bài : động năng, thế năng, cơ năng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Chữa bài tập ( 25 phút)
a) Mục đích: Ôn tập kiến thức
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Làm BT7, 8 SGK trang 136, BT6,8 Trag 141
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Bài 7 (SGK- trang 136)
Vận tốc của vận động viên:
Động năng của vận động viên:
Bài 8 (SGk- trang 136)
Công của lực bằng độ biến thiên động năng của ô tô.
 A = F.s = 
Bài 6(trang 141)
Thế năng đàn hồi của hệ:
Thế năng này không phụ thuộc khối lượng của vật.
Bài 8 (trang 145)
Động năng của vật là:
Thế năng của vật là:
Wt = mgh = 0,5.10.0,8 = 4 (J)
Cơ năng của vật là:
ĐA: C
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 1 phút)
a) Mục đích: Học sinh được ôn tập lại kiến thức
b) Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 15 phút)
a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng ( kiểm tra 15 phút)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ( 1 phút)
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì
    A. động lượng và động năng của vật không đổi.
    B. động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
. C động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần.
    D. động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.
Câu 2: Tìm câu sai.
    A. Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật.
    B. Động năng là một dạng năng lượng cơ học có quan hệ chặt chẽ với công.
    C. Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
    D. Định lí động năng đúng trong mọi trường hợp lực tác dụng bất kì và đường đi bất kì.
Câu 3: Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi
    A. chuyển động thẳng đều.
    B. chuyển động tròn đều.
    C. chuyển động cong đều.
    D. chuyển động biến đổi đều.
Câu 4: Một ô tô khối lượng 4 tấn chuyển động với vận tốc không đổi 54 km/h. Động năng của ô tô tải bằng
    A. 459 kJ.    B. 69 kJ.    C. 900 kJ.    D. 120 kJ.
Câu 5: Thế năng đàn hồi của một lò xo không phụ thuộc vào
    A. độ cứng của lò xo.
    B. độ biến dạng của lò xo.
    C. chiều biến dạng của lò xo.
    D. mốc thế năng.
Câu 6: Một lò xo có độ cứng k = 200 N/m, bị nén ngắn lại 10 cm so với chiều dài tự nhiên ban đầu. Chọn mốc thế năng tại vị trí ban đầu. Thế năng đàn hồi của lò xo là
    A. 0,01 J.	 B. 0,1 J.	    C. 1 J.	    D. 0,001 J.
Câu 7: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi
    A. động năng của vật không đổi.
    B. thế năng của vật không đổi.
 C. tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
    D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
Câu 8: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên
    A. động năng tăng, thế năng tăng.
    B. động năng tăng, thế năng giảm.
    C. động năng không đổi, thế năng giảm.
    D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 9: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
    A. động năng đạt giá trị cực đại.
    B. thế năng đạt giá trị cực đại.
    C. cơ năng bằng không.
    D. thế năng bằng động năng.
Câu 10: Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt đất 2 m, với vận tốc ban đầu vo = 2 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì cơ năng của vật tại mặt đất bằng
    A. 4,5 J.	  B. 12 J.	C. 24 J.	    D. 22 J.
HẾT
ĐÁP ÁN
1.B
2.A
3.D
4.A
5.C
6.C
7.C
8.B
9.A
10.D 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_tiet_42_den_46_ho_thi_thanh_xuan.docx