Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học lớp 11 (chương trình chuẩn)

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học lớp 11 (chương trình chuẩn)

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được :

 Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

Kĩ năng

 Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

 Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

 Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

B. Trọng tâm

 Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản)

 Viết phương trình điện li của một số chất.

C. Hướng dẫn thực hiện

 Hình thành khái niệm chất điện li bằng thực nghiệm (có TN phản chứng về chất không điện li).

 Dựa vào kiến thức về dòng điện đã học trong Vật lí lớp 9 để thấy nguyên nhân dẫn điện của các chất điện li (phân biệt rõ phần tử nào tích điện dương, phần tử nào tích điện âm và trị số điện tích bằng bào nhiêu trong một phân tử chất điện li)

 Viết phương trình điện li dựa vào bảng tính tan của các chất, những chất được kí hiệu “T” thì phương trình điện li sử dụng mũi tên một chiều (), những chất được kí hiệu “K” thì không viết phương trình điện li hoặc nếu viết phương trình điện li thì sử dụng mũi tên hai chiều ( ) để biểu diễn cân bằng điện li giữa một phần tan cân bằng với phần không tan.

 

doc 30 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1859Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học lớp 11 (chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vô gi¸o dôc trung häc
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
H­íng dÉn thùc hiÖn chuÈn kiÕn thøc kÜ n¨ng
Cña ch­¬ng tr×nh gi¸o dôc phæ th«ng
M«n ho¸ häc líp 11
Ch­¬ng tr×nh chuÈn
Hµ néi - 2009
CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI
Bài 1: SỰ ĐIỆN LI
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
 Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
B. Trọng tâm
- Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản)
- Viết phương trình điện li của một số chất. 
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hình thành khái niệm chất điện li bằng thực nghiệm (có TN phản chứng về chất không điện li).
- Dựa vào kiến thức về dòng điện đã học trong Vật lí lớp 9 để thấy nguyên nhân dẫn điện của các chất điện li (phân biệt rõ phần tử nào tích điện dương, phần tử nào tích điện âm và trị số điện tích bằng bào nhiêu trong một phân tử chất điện li)
- Viết phương trình điện li dựa vào bảng tính tan của các chất, những chất được kí hiệu “T” thì phương trình điện li sử dụng mũi tên một chiều (®), những chất được kí hiệu “K” thì không viết phương trình điện li hoặc nếu viết phương trình điện li thì sử dụng mũi tên hai chiều () để biểu diễn cân bằng điện li giữa một phần tan cân bằng với phần không tan. 
Bài 2: AXIT – BAZƠ – MUỐI
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được : 
- Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.
- Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.
Kĩ năng
- Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.
- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
B. Trọng tâm
- Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo A-re-ni-ut
- Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li 
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hình thành khái niệm axit – bazơ theo A-re-ni-ut bằng cách viết phương trình điện li của một số axit – bazơ kiềm.
- Nêu ra hai dạng tồn tại của hiđroxit lưỡng tính để viết được phương trình điện li của hiđroxit lưỡng tính theo A-re-ni-ut. 
- Phân biệt thành phần mang điện tích của muối trung hòa và muối axit để viết được phương trình điện li của muối trung hòa và muối axit. 
- Áp dụng tính nồng độ mol ion trong phản ứng trao đổi ion.
Bài 3. SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. PH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT-BAZƠ
A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng:
Kiến thức
 	Biết được: 
	- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
	- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.
 - Chất chỉ thị axit - bazơ : quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng
 Kĩ năng
	- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. 
	- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
B. Trọng tâm
 - Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ ion H+ và pH
 -Xác định được môi trường của dung dịch dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng,giấy quỳ và dung dịch phenolphtalein
C. Hướng dẫn thực hiện.
 - Từ phương trình điện ly của nước hình thành định nghĩa môi trường trung tính và viết được tích số ion của nước, từ đó dùng biết cách dùng nồng độ ion H+ để đánh giá độ axit và độ kiềm.
 - Hình thành khái niệm pH với qui ước [H+] = 1,0.10-a pH = a biểu thị độ axit hay độ kiềm của dung dịch 
 Môi trương trung tính: [H+]=1,0.10-7 pH = 7
 Môi trường axit : [H+] >1,0.10-7 pH < 7
 Môi trường kiềm [H+] < 1,0.10-7 pH .7
 - Dựa và sự chuyển màu của giấy quỳ và dung dịch phenophtalein xác định được môi trường của dung dịch, dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng có thể xác định được gần đúng giá trị pH của dung dịch.
Bài 4. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI.
A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng:
Kiến thức:
Hiểu được:
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện: + Tạo thành chất kết tủa.
 + Tạo thành chất điện li yếu.
 + Tạo thành chất khí.
Kĩ năng:
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.
- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
- Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
B.Trọng tâm:
- Hiểu được bản chất , điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly và viết được phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
- Vận dụng vào việc giải các bài toán tính khối lượng và thể tích của các sản phẩm thu được, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
C. Hướng dẫn thực hiện:
- Từ các thí nghiệm để rút ra được bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion và điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là có ít nhất một trong các điều kiện sau: tạo thành chất kết tủa, chất điện ly yếu và chất khí.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và thu gọn của các phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
- Vận dụng để dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li và áp dụng vào việc giải các bài toán tính khối luợng và thể tích các sản phẩm thu được.
Bài 6: THỰC HÀNH TÍNH AXIT – BAZƠ
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI 
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Tác dụng của các dung dịch HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu.
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li : AgNO3 với NaCl, HCl với NaHCO3, CH3COOH với NaOH.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Trọng tâm
- Tính axit – bazơ ; 
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. 
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút
	+ Nhỏ giọt chất lỏng lên giấy chỉ thị bằng công tơ hút
	+ Lắc ống nghiệm
	+ Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm để giữ lại kết tủa
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. Tính axit - bazơ
	a) màu của giấy chỉ thị có pH = 1
	b) + Dung dịch NH4Cl 0,1 M: ở khoảng pH = 2,37
	 + Dung dịch CH3COONa 0,1 M: ở khoảng pH = 11,63
	 + Dung dịch NaOH 0,1 M: có pH = 13
Thí nghiệm 2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
	a) có vẩn đục CaCO3: Ca2+ + CO ® CaCO3 ¯
	b) kết tủa tan ra Þ dung dịch trong dần: CaCO3 + 2H+ ® Ca2++ CO2­ + H2O
	c) + Dung dịch chuyển màu hồng
 	 + Dung dịch mất màu hồng: H+ + OH- H2O 
CHƯƠNG 2. NITƠ – PHOTPHO
Bài 7. NITƠ
A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng.
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ. 
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp 
 Hiểu được:
- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. 
- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi). 
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học.
- Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong phản ứng hoá học; tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.
B. Trọng tâm: 
- Cấu tạo của phân tử nitơ
- Tính oxi hoá và tính khử của nitơ
C. Hướng dẫn thực hiện:
- Từ cấu hình electron nguyên tử và công thức cấu tạo phân tử của nitơ để giải thích được phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba. Nêu được khả năng tạo thành các mức số oxi hoá khác nhau trong các hợp chất cộng hoá trị của nitơ
- Từ đó dự đoán tính chất hoá học của nitơ và đưa ra các phản ứng hoá học để minh hoạ. Dựa vào cấu tạo phân tử giải thích khả năng hoạt động hoá học của đơn chất nitơ, thể hiện tính chất oxi hoá khi tác dụng với kim loại, tác dụng với hiđro ( số oxi hoá giảm từ 0 đến -3), thể hiện tính khử khi tác dụng với oxi (số oxi hoá tăng từ 0 đến + 2).
Bài 8. AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng:
1. Amoniac
Kiến thức
Biết được:
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
Hiểu được:
- Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu ( tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo).
Kĩ năng 
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của amoniac. 
- Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn.
- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.
- Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng
2. Muối amoni:
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng
 Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.
- Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.
 Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.
B. Trọng tâm:
- Cấu tạo phân tử amoniac
- Amoniac là một bazơ yếu có đầy đủ tính chất của một bazơ ngoài ra còn có tính khử.
- Muối amoni có phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân.
- Phân biệt được amoniac với một số khí khác, muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học.
C. Hướng dẫn thực hiện: 
- Từ công thức electron, CTCT và sơ đồ cấu tạo của phân tử amoniac giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử NH3 , cặp electron tự do của nguyên tử nitơ có thể tham gia liên kết với các nguyên tử khác.
- Bằng thí nghiệm tính tan của amoniac và dựa vào phương trình điện li của amoniac trong dung dịch để giải thích tính bazơ yếu của dung dịch amoniac. 
- Dựa vào khả năng có thể tham gia liên kết với các nguyên tử khác của cặp electron tự do trên nguyên tử nitơ và số oxi hóa củ ... nh khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.
B. Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của phenol
- Phương pháp điều chế phenol. 
C. Hướng dẫn thực hiện
- Đặc điểm cấu tạo phenol: Từ công thức cấu tạo cua ancol, GV đưa ra một cấu tạo mà
khi thay gốc ankyl bằng gốc phenyl thì có tính chất gì khác không? Dùng TN đối chứng (etanol và phenol) với NaOH để HS thấy tính chất hoá học khác hẳn. GV đề nghị HS so sánh cấu tạo và rút ra nhận xét Þ phenol có nhóm OH kết hợp trực tiếp với vòng benzen
(GV đưa ra một cấu tạo của rượu thơm để so sánh và phân biệt rượu thơm với phenol về mặt cấu tạo)
- Tính chất hoá học: cần phải khắc sâu kiến thức ảnh hưởng hai chiều của vòng benzen tới nhóm OH và nhóm OH tới vòng benzen (làm một số TN đối chiếu để tạo tình huống)
	+ Phản ứng thế H ở nhóm OH (tính axit, tác dụng với natri, natri hiđroxit), liên hệ giải thích vì sao ancol không tác dụng với NaOH?
	+ phản ứng thế H ở vòng benzen (tác dụng với nước brom), liên hệ giải thích vì sao benzen không tác dụng với nước brom?
	+ Kết luận về ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử
- Một số phương pháp điều chế phenol hiện nay (từ benzen qua cumen hoặc qua dẫn xuất halogen)
- Luyện tập: + Viết các phương trình hoá học của phản ứng giữa phenol với Na, với NaOH, nước brom.
	+ phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học
	+ Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng
Bài 43: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA ETANOL, GLIXEROL VÀ PHENOL 
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Etanol tác dụng với natri.
- Glixerol tác dụng với Cu(OH)2.
- Phenol tác dụng với NaOH, dung dịch brom.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Trọng tâm
- Tính chất của etanol; 
- Tính chất của glixerol.
- Tính chất của phenol.
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút
	+ Lắc ống nghiệm
	+ Cho chất rắn vào ống nghiệm chứa chất lỏng 
	+ Bịt miệng ống nghiệm và đưa vào ngọn lửa rồi thả tay bịt ra
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. Etanol tác dụng với Natri
	+ Viên Na vo tròn, chạy trên bề mặt chất lỏng, nhỏ dần đồng thời có khí bay lên mạnh (Na tác dụng với nước giải phóng H2) 
	+ Khi thả tay bịt miệng ống nghiệm ra thấy có tiếng nổ nhỏ (H2 phản ứng với O2 không khí gây nổ)
Thí nghiệm 2. Tác dụng của glixerol với Cu(OH)2 
	+ ống thứ nhất, kết tủa màu xanh tan dần thành dung dịch xanh đậm; 
	+ ống thứ hai kết tủa không biến đổi
Thí nghiệm 3. Tác dụng của phenol với NaOH và nước brom
	+ Mẩu phenol ít tan trong nước nhưng tan ngay khi thêm dung dịch NaOH
	+ Có kết tủa trắng xuất hiện Þ do phenol tác dụng với Br2 tạo C6H2Br3OH ¯
Thí nghiệm 4. Phân biệt ancol, glixerol và phenol
	+ Phương án lí thuyết.
	* Cả ba chất đều tác dung được với Na giải phóng H2
	* Chỉ có một chất tác dụng được với dung dịch NaOH và nước Br2
	* Chỉ có một chất hoà tan được Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh
	+ Cách thực hiện:
	* Nhỏ nước brom, chất nào tạo kết tủa trắng là phenol
	* Thêm kết tủa Cu(OH)2 và lắc, chất nào hoà tan kết tủa thành dung dịch
màu xanh là glixerol. Chất còn lại là etanol
CHƯƠNG 9: ANDEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC
Bài 44: ANDEHIT - XETON
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức 
Biết được :
- Định nghĩa, phân loại, danh pháp của anđehit.
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit.
- Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
- Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) : Tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac), tính oxi hoá (tác dụng với hiđro). 
- Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit.
- Sơ lược về xeton (đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng chính).
Kĩ năng 
- Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit và xeton ; Kiểm tra dự đoán và kết luận.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit axetic, axeton.
- Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng.
- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng.
B. Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của andehit và xeton.
- Phương pháp điều chế andehit và xeton 
(chỉ xét anđehit no, đơn chức, mạch hở chủ yếu là metanal và etanal và xeton tiêu biểu là axeton)
C. Hướng dẫn thực hiện
- Giới thiệu công thức, tên của một số andehit no, đơn chức, mạch hở (bảng ở trang 199 SGK) 
	+ Công thức tổng quát: CnH2nO hay Cn-1H2n-1CH=O với n ³ 1 (no, đơn chức)
	+ Cách gọi tên: * Thông thường: andehit + tên axit tương ứng
	 * Hệ thống: tên hiđrocacbon tương ứng + đuôi AL
- Đặc điểm cấu tạo phân tử anđehit: HS quan sát công thức cụ thể và rút ra nhận xét: 
	+ nhóm định chức, liên kết hóa học trong nhóm định chức, 
	+ Trong nhóm -CH=O có liên kết đôi C=O gồm một liên kết s bền và một liên kết p kém bền (tương tự liên kết đôi C=C trong phân tử anken) nên anđehit có một số tính chất giống anken
- Tính chất hoá học:
	+ Phản ứng cộng hiđro: R-CH=O + H2 R-CH2OH (ancol bậc nhất)
 chất oxi hóa chất khử
	+ Phản ứng oxi hoá (tác dụng với nước brom, dung dịch thuốc tím, dung dịch bạc nitrat trong amoniac) ; tiến hành TN tráng bạc với H-CH=O 
 R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 ® R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag¯
 chất khử chất oxi hóa
	Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
- Phương pháp điều chế: 
	+ Oxi hóa ancol: ancol bậc I ® anđehit ; 
	+ Oxi hóa hiđrocacbon: CH4 H-CH=O ; 
	 CH2=CH2CH3CH=O ; 
- Giới thiệu một số xeton cụ thể kèm theo tên gọi
- Giống với anđehit: xeton cộng H2 tạo thành ancol bậc II
 Khác với anđehit: xeton không dự phản ứng tráng bạc
- Luyện tập: + Viết cấu tạo các đồng phân CnH2nO (mạch C, vị trí nhóm chức, loại nhóm chức anđehit hoặc xeton) và gọi tên
	+ Viết các phương trình hoá học cho phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa của anđehit, axeton (có thể dưới dạng sơ đồ).
	+ Phân biệt được anđehit và xeton bằng phương pháp hoá học;
	+ Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit tham gia phản ứng.
Bài 45: AXIT CACBOXYLIC
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức 
Biết được :
- Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp. 
- Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. 
- Tính chất hoá học : Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với 
bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este. Khái niệm phản ứng este hoá.
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.
- Dự đoán được tính chất hoá học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
- Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. 
- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng.
B. Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu trúc phân tử của axit cacboxylic.
- Tính chất hoá học của axit cacboxylic
- Phương pháp điều chế axit cacboxylic
C. Hướng dẫn thực hiện
- Giới thiệu một số loại axit: no, đơn chức, mạch hở; không no, đơn chức, mạch hở; thơm, đơn chức và axit đa chức.
- Giới thiệu một số axit no, đơn chức, mạch hở; (bảng ở trang 206 SGK) Þ 
	+ Công thức tổng quát: CnH2nO2 hay Cn-1H2n-1COOH với n ³ 1 (no, đơn chức)
	+ Cách gọi tên: * Hệ thống: tên hiđrocacbon tương ứng + đuôi OIC
- Đặc điểm cấu trúc phân tử: 
	+ nhóm định chức, liên kết hóa học trong nhóm định chức: được coi là sự kết hợp của nhóm C=O với nhóm OH. Liên kết O-H trong phân tử axit phân cực hơn liên kết O-H trong phân tử ancol nên nguyên tử H trong nhóm COOH linh động hơn nguyên tử H trong nhóm OH của ancol. 
	+ có liên kết hiđro liên phân tử không? mức độ liên kết so với ancol? so sánh nhiệt độ sôi, tính tan trong nước giữa axit với ancol có cùng số nguyên tử C (vẽ công thức biểu diễn liên kết hiđro liên phân tử).
- Tính chất hoá học : 
+ Tính axit: trong dung dịch axit cacboxylic phân li thuận nghịch, TN hình 9.3 SGK cho thấy axit cacboxylic là axit yếu.
* hướng dẫn HS làm một số TN minh họa tác dụng với quỳ tím, bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh.
+ Phản ứng thế nhóm OH (tác dụng với ancol tạo thành este).
- Phương pháp điều chế: dùng một số bài tập để chỉ ra mối liên hệ giữa axit với các hợp chất đã học: 
	+ Oxi hóa ancol, anđehit, ankan
	+ Lên men giấm
	+ Tổng hợp metanol với CO 
- Luyện tập: + Viết cấu tạo các đồng phân axit CnH2nO2 (mạch C, vị trí nhóm chức) và gọi tên
	+ Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho các phản ứng: tính axit, tạo dẫn xuất axit.
	+ Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. 
	+ Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch của axit tham gia phản ứng.
Bài 47: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA ANDEHIT VÀ AXIT CACBOXYLIC
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Phản ứng tráng gương (HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3).
- Tác dụng của axit axetic với quỳ tím, Na2CO3, etanol.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Trọng tâm
- Tính chất của andehit ; 
- Tính chất của axit cacboxylic.
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút
	+ Lắc ống nghiệm
	+ Đun nóng ống nghiệm
	+ Nhúng đũa thủy tinh vào chất lỏng trong ống nghiệm
	+ Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm
	+ Làm lạnh ống nghiệm có chứa chất lỏng
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. Phản ứng tráng bạc của anđehit fomic
	+ lớp Ag trắng bạc bám một lớp mỏng trên thành ống nghiệm
Chú ý: sử dụng ống nghiệm sạch, dung dịch NH3 không quá đặc, chỉ lắc nhẹ ống nghiệm khi trộn dung dịch, khi đun nóng cần giữ nguyên ống nghiệm và đưa ngọn lửa đèn cồn lướt nhẹ theo thành ống nghiệm. 
Thí nghiệm 2. Phản ứng của axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat và etanol
	a) quỳ tím hóa đỏ
	b) bọt khí thoát ra (CO2), khi đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì ngọn lửa sẽ tắt (khí CO2 không duy trì sự cháy).
	c) Chất lỏng trong ống nghiệm thứ nhất phân thành hai lớp, lớp trên có mùi thơm (este tạo thành không tan trong dung dịch NaCl bão hòa)

Tài liệu đính kèm:

  • docChuan 11 co ban.doc