Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 19, Bài 7+8: Phần mềm máy tính, những ứng dụng của tin học

Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 19, Bài 7+8: Phần mềm máy tính, những ứng dụng của tin học

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức: Sau bài học, người học

 Nêu được khái niệm phần mềm máy tính.

Phân biệt khái niệm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

 Nêu được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

Nêu được rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí.

b. Kĩ năng: Sau bài học, người học

Biết được cách sử dụng một số phần mềm ứng dụng.

c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về

Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

 Năng lực tự học.

 Năng lực giải quyết vấn đề.

 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.

1. Giáo viên:

Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học.

2. Học sinh:

Sách giáo khoa, vở ghi.

Ôn lại kiến thức đã học.

Đọc bài trước ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút.

Câu hỏi 1: .

Câu hỏi 2: .

2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút.

Tiết trước ta đã biết để giải một bài toán trên máy tính cần phải thực hiện các bước như thế nào, sau khi thực hiện xong các bước đó ta thu được một sản phẩm chính đó là Phần mềm máy tính.

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1 (25 phút): Tìm hiểu về phần mềm máy tính.

Mục tiêu: Nêu được khái niệm phần mềm máy tính.

Phân biệt khái niệm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

 

doc 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1028Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 19, Bài 7+8: Phần mềm máy tính, những ứng dụng của tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
	Bài 7, 8: PHẦN MỀM MÁY TÍNH
NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức: Sau bài học, người học
 Nêu được khái niệm phần mềm máy tính.
Phân biệt khái niệm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
 Nêu được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Nêu được rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, 	làm việc và giải trí.
b. Kĩ năng: Sau bài học, người học
Biết được cách sử dụng một số phần mềm ứng dụng.
c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về
Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 Năng lực tự học.
 Năng lực giải quyết vấn đề.
 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học.
2. Học sinh: 
Sách giáo khoa, vở ghi.
Ôn lại kiến thức đã học.
Đọc bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút.
Câu hỏi 1: ..
Câu hỏi 2: ..
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút.
Tiết trước ta đã biết để giải một bài toán trên máy tính cần phải thực hiện các bước như thế nào, sau khi thực hiện xong các bước đó ta thu được một sản phẩm chính đó là Phần mềm máy tính.
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1 (25 phút): Tìm hiểu về phần mềm máy tính.
Mục tiêu: Nêu được khái niệm phần mềm máy tính.
Phân biệt khái niệm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Có những loại phần mềm máy tính nào?
GV: Giới thiệu về phần mềm hệ thống
GV: Phần mềm hệ thống là gì?
GV: Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.
GV: Hãy kể tên một số hệ điều hành mà em biết?
GV: Hãy kể tên một số phần mềm ứng dụng mà em biết?
GV: Chúng ta đã gặp rất nhiều phần mềm máy tính như: soạn thảo văn bản, xử lí ảnh, trò chơi, quản lí học sinh, lập thời khoá biểu, quản lí chi tiêu cá nhân,... Những phần mềm như thế được gọi là các phần mềm ứng dụng. Vậy phần mềm ứng dụng là gì?
GV: Có mấy loại phần mềm ứng dụng?
GV: Em hiểu thế nào về 3 loại phần mềm trên? Hãy kể tên một số phần mềm thuộc từng loại trên mà em biết?
GV: Phần mềm được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung của rất nhiều người chứ không phải của một người hay một tổ chức cụ thể nào. Ví dụ Microsoft Word, WordPerfec, Internet Explorer, Netscape Navigator, AutoCad, Jet Audio ...
GV: Chú ý: Việc phân loại phần mềm chỉ mang tính tương đối, có những phần mềm có thể xếp vào nhiều loại
GV: Ví dụ như phần mềm Vietkey vừa là phần mềm ứng dụng, vừa là phần mềm tiện ích.
HS: Phần mềm máy tính gồm: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
 HS: Là phần mềm nằm thường trực trong máy để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác trong quá trình hoạt động của máy. Nó tạo ra môi trường làm việc cho các phần mềm khác.
HS: Dos, Windows, Linux
HS: Word, Excel, Quản lí HS, 
HS: là phần mềm viết để phục vụ cho công việc hàng ngày hay những hoạt động mang tính nghiệp vụ của từng lĩnh vực 
HS: Phần mềm ứng dụng được chia làm 3 loại phần mềm chính đó là: phần mềm đóng gói; phần mềm công cụ; phần mềm tiện ích. 
HS: Phần mềm đóng gói: là phần mềm được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung hàng ngày của rất nhiều người.vd: Soạn thảo, nghe nhạc, 
 Phần mềm công cụ: Là phần mềm hỗ trợ để làm ra các sản phẩm phần mềm khác.vd: Phần mềm phát hiện lỗi,....
 Phần mềm tiện ích: Trợ giúp ta khi làm việc với máy tính, nhằm nâng cao hiệu quả công việc.vd: Nén dữ liệu, diệt virus, 
Kết luận
I. Phần mềm máy tính: 
- Là sản phẩm thu được sau khi thực hiện giải bài toán. Nó bao gồm chương trình, cách tổ chức dữ liệu và tài liệu.
1. Phần mềm hệ thống:
- Là phần mềm nằm thường trực trong máy để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác trong quá trình hoạt động của máy. Nó tạo ra môi trường làm việc cho các phần mềm khác.
 - Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành. 
- Hệ điều hành có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong suốt quá trình làm việc.
2. Phần mềm ứng dụng 
- Phần mềm ứng dụng: là phần mềm viết để phục vụ cho công việc hàng ngày hay những hoạt động mang tính nghiệp vụ của từng lĩnh vực 
- Phần mềm đóng gói: là phần mềm được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung hàng ngày của rất nhiều người.
- Phần mềm công cụ: Là phần mềm hỗ trợ để làm ra các sản phẩm phần mềm khác.
- Phần mềm tiện ích: Trợ giúp ta khi làm việc với máy tính, nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Chú ý: Việc phân loại phần mềm chỉ mang tính tương đối, có những phần mềm có thể xếp vào nhiều loại
Hoạt động 2 ( 12phút): Tìm hiểu những ứng dụng của tin học.
Mục tiêu: Nêu được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Nêu được rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Nhắc lại một số đặc điểm ưu việt của máy tính?
GV: Những bài toán KHKT như: xử lí các số liệu thực nghiệm, qui hoạch, tối ưu hoá là những bài toán có tính toán lớn mà nếu không dùng máy tính thì khó có thể làm được.
GV: Nêu các bài toán quản lí trong nhà trường?
GV: Người ta thường dùng các phần mềm quản lí như: Excel, Access, Foxpro, 
GV: Hoạt động quản lý rất đa dạng và phải xử lý một khối lượng thông tin lớn.
GV: Qui trình ứng dụng tin học để quản lý:
 + Tổ chức lưu trữ hồ sơ
 + Cập nhật hồ sơ ( thêm, sửa, xoá  các thông tin).
 + Khai thác các thông tin 
( như: tìm kiếm, thống kê, in ấn )
GV: Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực điều khiển, tự động hoá mà em biết?
GV: Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực truyền thông mà em biết?
GV: Hãy so sánh giữa soạn thảo văn bản bằng máy đánh chữ với máy tính điện tử?
GV: Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo mà em biết?
GV: Em đã sử dụng máy tính trong việc học tập như thế nào?
GV: Kể tên một số phần mềm giải mà em thích?
HS: Tốc độ xử lí nhanh, khối lượng lưu trữ lớn,
HS: Quản lí HS, Quản lí GV, Quản lí thư viện, 
HS: Điều khiển nhà máy, phóng tên lửa, 
HS: Internet
HS: Trình bày nhanh chóng, chỉnh sửa dễ dàng và đẹp mắt,.......... 
HS: Chế tạo Robôt
HS: Học tiếng Anh, học Toán, , trao đổi với bạn bè, 
HS: Nghe nhạc, chơi cờ, 
Kết luận
II. Những ứng dụng của tin học
1. Giải các bài toán khoa học kĩ thuật
- Những bài toán KHKT như: xử lí các số liệu thực nghiệm, qui hoạch, tối ưu hoá là những bài toán có tính toán lớn mà nếu không dùng máy tính thì khó có thể làm được.
2. Hỗ trợ việc quản lý:
- Hoạt động quản lý rất đa dạng và phải xử lý một khối lượng thông tin lớn.
- Qui trình ứng dụng tin học để quản lý:
 + Tổ chức lưu trữ hồ sơ
 + Cập nhật hồ sơ ( thêm, sửa, xoá  các thông tin).
 + Khai thác các thông tin ( như: tìm kiếm, thống kê, in ấn )
3. Tự động hoá và điều khiển.
- Với sự trợ giúp của máy tính, con người có những qui trình công nghệ tự động hoá linh hoạt, chuẩn xác, chi phí thấp, hiệu quả và đa dạng. 
4. Truyền thông:
- Máy tính góp phần không nhỏ trong lĩnh vực truyền thông nhất là từ khi Internet xuất hiện giúp con người có thể liên lạc, chia sẻ thông tin từ bất cứ nơi đâu của thế giới.
5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng:
- Với sự trợ giúp của các chương trình soạn thảo và xử lí văn bản, xử lí ảnh, các phương tiện in gắn với máy tính, tin học giúp việc soạn thảo một văn bản trở nên nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng.
6. Trí tuệ nhân tạo
- Nhằm thiết kế những máy có khả năng đảm đương một số hoạt động thuộc lĩnh vực trí tuệ của con người hoặc một số đặc thù của con người ( như người máy ASIMO )
7. Giáo dục
- Với sự hỗ trợ của Tin học ngành giáo dục đã có những bước tiến mới, giúp việc học tập và giảng dạy trở nên sinh động và hiệu quả hơn.
8. Giải trí
- Âm nhạc, trò chơi, phim ảnh,  giúp con người thư giản lúc mệt mỏi, giảm stress 
4. Hoạt động luyện tập (3 phút): 
Mục tiêu: Hệ thống, cũng cố các kiến thức đã học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đặt câu hỏi giúp học sinh hệ thống, cũng cố những nội dung trọng tâm của bài học.
Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
Trả lời những câu hỏi của giáo viên.
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
IV. Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tin_hoc_lop_10_tiet_19_bai_78_phan_mem.doc