Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 2, Bài 2: Thông tin và dữ liệu

Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 2, Bài 2: Thông tin và dữ liệu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức: Sau bài học, người học

Nêu được khái niệm thông tin, lượng TT, các dạng TT, mã hoá TT cho máy tính.

Trình bày được các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.

Phân biệt đơn vị đo thông tin là bit và các bội của bit

b. Kĩ năng: Sau bài học, người học

Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.

Học sinh hình dung rõ hơn về cách nhận biết, lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính.

c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về

Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

 Năng lực tự học.

 Năng lực giải quyết vấn đề.

 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.

1. Giáo viên:

Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học.

2. Học sinh:

Sách giáo khoa, vở ghi.

Ôn lại kiến thức đã học.

Đọc bài trước ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút.

Câu hỏi 1: .

Câu hỏi 2: .

2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút.

Đối tượng nghiên cứu của Tin học là thông tin và MTĐT. Vậy thông tin là gì? nó được đưa vào trong máy tính ntn?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1 (10 phút): Giới thiệu khái niệm thông tin và dữ liệu

Mục tiêu: Nêu được khái niệm thông tin và dữ liệu.

 

doc 3 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 2, Bài 2: Thông tin và dữ liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức: Sau bài học, người học
Nêu được khái niệm thông tin, lượng TT, các dạng TT, mã hoá TT cho máy tính.
Trình bày được các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Phân biệt đơn vị đo thông tin là bit và các bội của bit
b. Kĩ năng: Sau bài học, người học
Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.
Học sinh hình dung rõ hơn về cách nhận biết, lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính.
c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về
Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 Năng lực tự học.
 Năng lực giải quyết vấn đề.
 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học.
2. Học sinh: 
Sách giáo khoa, vở ghi.
Ôn lại kiến thức đã học.
Đọc bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút.
Câu hỏi 1: ..
Câu hỏi 2: ..
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút.
Đối tượng nghiên cứu của Tin học là thông tin và MTĐT. Vậy thông tin là gì? nó được đưa vào trong máy tính ntn?
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1 (10 phút): Giới thiệu khái niệm thông tin và dữ liệu
Mục tiêu: Nêu được khái niệm thông tin và dữ liệu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Thông qua đời sống hằng ngày em biết gì qua sách, báo, công nghệ thông tin,
GV: Thông tin là gì? Ví dụ?
GV: Vậy làm thế nào để phân biệt giữa các sự vật hiện tượng?
GV: Làm thế nào để đưa thông tin vào máy tính? 
GV: Thông tin đã được đưa vào máy tính gọi là gì?
HS: Thông tin
HS: Thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó
HS: Thuộc tính của đối tượng
HS: Muốn đưa thông tin và trong máy tính ta phải mã hóa thông tin.
HS: Dữ liệu.
Kết luận
1. Khái niệm thông tin và dữ liệu:
 Thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó, có thể thu thập, lưu trữ, xử lí được.
Thông tin về một đối tượng là tập hợp các thuộc tính về đối tượng đó, được dùng để xác định đối tượng, phân biệt đối tượng này với đối tượng khác.
Dữ liệu là thông tin đã được mã hoá và đưa vào máy tính.
Hoạt động 2 (10 phút): Giới thiệu đơn vị đo thông tin
Mục tiêu: Nêu được lượng thông tin cho máy tính.
 Phân biệt đơn vị đo thông tin là bit và các bội của bit.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Dẫn dắt học sinh đi đến đơn vị đo thông tin.
GV: Bit là gì?
GV: Hướng dẫn học sinh cách đổi đơn vị đo thông tin.
HS: Lắng nghe
HS: Bit là phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính lưu trữ một trong hai kí hiệu 0 hoặc 1.
Kết luận
2. Đơn vị đo thông tin:
Đơn vị đo thông tin là bit. Bit là phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính lưu trữ một trong hai kí hiệu 0 hoặc 1.
Các đơn vị đo thông tin
1 byte
=
8 bit
1KB
=
1024 byte
1MB
=
1024 KB
1GB
=
1024 MB
1TB
=
1024 GB
1PB
=
1024 TB
Hoạt động 3 (8 phút): Giới thiệu các dạng thông tin
Mục tiêu: Nêu được các dạng thông tin trong máy tính. 
 Trình bày được các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Có mấy loại thông tin mà em biết?
GV: Thông tin loại phi số gồm những dạng thông tin nào?
GV: Cho ví dụ về các dạng thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh?
HS: Có hai loại thông tin: Loại số và loại phi số
HS: Thông tin loại phi số gồm: văn bản, hình ảnh, âm thanh,.
HS: Dạng văn bản: sách, báo, bảng tin....
Dạng hình ảnh: biển báo, biển quảng cáo...
Dạng âm thanh: tiếng nói của con người, tiếng sóng....
Kết luận
3. Các dạng thông tin:
Có thể phân loại TT thành loại số (số nguyên, số thực, ) và phi số (văn bản, hình ảnh, ).
 Một số dạng TT phi số:
Dạng văn bản: sách, báo, bảng tin....
Dạng hình ảnh: biển báo, biển quảng cáo...
Dạng âm thanh: tiếng nói của con người, tiếng sóng.... được lưu trữ trong băng từ, đĩa từ,
Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu mã hoá thông tin trong máy tính 
Mục tiêu: Nêu được cách mã hoá thông tin trong máy tính.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh xem trang 169 sgk. Hãy cho biết ta có thể biểu diễn thông tin dưới dạng kí tự bằng những cách nào? ví dụ?
GV: Bộ mã nào được sử dụng phổ biến cho các quốc gia trên thế giới? vì sao?
HS: Có 2 cách: Biểu diễn dưới mã thập phân và mã nhị phận. vd: Kí tự “A” có mã ASCII thập phân là 65, mã ASCII nhị phận là 01000001.
HS: Unicode. Vì bộ mã ASCII chỉ mã hóa tối đa được 256 kí tự chưa đủ để mã hóa tất cả các bảng chữ cái của các ngôn ngữ trên thế giới. Do đó người ta xây dựng bộ mã Unicode để mã hóa tất cả các chữ cái của các ngôn ngữ trên thế giới.
Kết luận
4. Mã hoá thông tin trong máy tính.
Để máy tính có thể xử lý được, thông tin cần phải được biến đổi thành dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là mã hóa thông tin.
Để mã hóa thông tin dạng văn bản ta chỉ cần mã hóa ký tự. Bộ mã ASCII sử dụng 8 bit để mã hóa --> mã hóa được 28 = 256 kí tự.
Bộ mã ASCII không mã hóa đủ được các bảng chữ cái của các ngôn ngữ trên thế giới. Vì vậy người ta xây dựng bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hóa 216=65536 ký tự
4. Hoạt động luyện tập (2 phút): 
Mục tiêu: Hệ thống, cũng cố các kiến thức đã học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đặt câu hỏi giúp học sinh hệ thống, cũng cố những nội dung trọng tâm của bài học.
Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
Trả lời những câu hỏi của giáo viên.
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
IV. Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tin_hoc_lop_10_tiet_2_bai_2_thong_tin_v.doc