Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 20, Bài 9: Tin học xã hội

Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 20, Bài 9: Tin học xã hội

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức: Sau bài học, người học

 Nêu được ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.

 Trình bày được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.

b. Kĩ năng: Sau bài học, người học

 Biết được vai trò của tin học đối với sự phát triển của xã hội

c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về

Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

 Năng lực tự học.

 Năng lực giải quyết vấn đề.

 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.

1. Giáo viên:

Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học.

2. Học sinh:

Sách giáo khoa, vở ghi.

Ôn lại kiến thức đã học.

Đọc bài trước ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút.

Câu hỏi 1: .

Câu hỏi 2: .

2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút.

Ta đã biết ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Như vậy sự ảnh hưởng của Tin học trong cuộc sống xã hội ngày nay như thế nào?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội

Mục tiêu: Nêu được ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.

 

doc 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 826Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 20, Bài 9: Tin học xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI 9: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức: Sau bài học, người học
	 Nêu được ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
	 Trình bày được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.
b. Kĩ năng: Sau bài học, người học
 Biết được vai trò của tin học đối với sự phát triển của xã hội
c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về
Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 Năng lực tự học.
 Năng lực giải quyết vấn đề.
 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học.
2. Học sinh: 
Sách giáo khoa, vở ghi.
Ôn lại kiến thức đã học.
Đọc bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút.
Câu hỏi 1: ..
Câu hỏi 2: ..
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút.
Ta đã biết ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Như vậy sự ảnh hưởng của Tin học trong cuộc sống xã hội ngày nay như thế nào?
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội
Mục tiêu: Nêu được ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Tin học được ứng dụng ở những đâu?
GV: Nêu những thành tựu phát triển xã hội có nhờ vào sự đóng góp của tin học mà em biết?
GV: Em hãy cho biết ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội ngày nay là như thế nào?
GV: Em hãy cho biết ảnh hưởng của tin học đối với Việt Nam như thế nào?
GV: Giải thích thêm
GV: Theo em như thế nào là phát triển ngành tin học?
GV: Nền tin học của một quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và vào kho tàng tri thức chung của thế giới.
HS: Được ứng dụng trong mọi lĩnh vực trong xã hội.
HS: Y tế, giáo dục, xã hội, 
HS: Sự phát triển của tin học làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động.
HS: Việt Nam là một nước đang phát triển, trong quá trình xây dựng và phát triển Tin học, gặp không ít thách thức nhưng cũng có nhiều thuận lợi. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này.
HS: Sử dụng có hiệu quả và phát triển.
Kết luận
1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội
- Tin học được áp dụng trong mọi lĩnh vực của xã hội.
- Tin học giúp phát triển kinh tế và nâng cao dân trí.
- Tin học thúc đẩy khoa học phát triển và ngược lại khoa học thúc đẩy tin học phát triển.
- Sự phát triển của tin học làm cho con người có nhiều nhận thức mới về cách thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu xã hội tin học hóa
Mục tiêu: Trình bày được những vấn đề thuộc văn hoá trong xã hội tin học hoá.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV:Em hãy cho biết các mặt hoạt động chính của xã hội hiện nay?
GV:Các hoạt động chính của xã hội trong tin học sẽ được điều hành với sự hỗ trợ của các mạng máy tính thông tin lớn, liên kết các vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia với nhau.
Vd: Đề án 112 về chính phủ điện tử.
GV:Tạo ra phương thức giao dịch mới hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
Vd: Thương mại điện tử, truyền hình trực tuyến.
GV:Làm thay đổi suy nghĩ tác phong làm việc của con người, năng suất lao động tăng, con người tập trung vào lao động trí óc.
Vd: Làm việc theo các dây chuyền tự động hoá.
GV:Nâng cao chất lượng cuộc sống: vì các thiết bị dùng trong sinh hoạt đều hoạt động theo chương trình điều khiển.
Vd: Như các ngôi nhà thông minh.
GV:Nêu những lợi ích mà ngành tin học mang lại cho con người?
HS: Sản xuất hàng hóa, quản lí, giáo dục và đào tạo,
HS: Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc.
 Tăng năng suất lao động
 Giảm nguy hiểm, thiệt hại cho con người
 Giao dịch thuận tiện
 Nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
Kết luận
2. Xã hội tin học hóa
- Nhờ sự hỗ trợ của tin học:
+ Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc.
+Tăng năng suất lao động
+ Giảm nguy hiểm, thiệt hại cho con người
+ Giao dịch thuận tiện
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
Hoạt động 3 (12 phút): Tìm hiểu văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.
Mục tiêu: Trình bày được những vấn đề thuộc pháp luật trong xã hội tin học hoá.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Sống trong xã hội tin học hoá con người phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người. Những hành động vô ý thức do thiếu hiểu biết, hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống đều là phạm tội. 
GV: Vd một HS tự ý chơi Game trong giờ thực hành Tin học thì có văn hoá hay không?
GV: Vì sao phải có ý thức bảo vệ thông tin?
GV: Nêu ra những hành vi được coi là phạm pháp đối với việc sử dụng thông tin?
GV: Những hành động như truy cập một cách bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin trên mạng của các cơ quan, vi phạm quyền sở hữu thông tin, tung virus vào mạng,... đều được coi là phạm tội
GV: Về lĩnh vực pháp luật nước ta đã có những văn bản pháp lí như luật Giao dịch Thương mại Điện tử được Quốc hội thông qua trong kì họp tháng 12 năm 2005. Trước đó, ngày 13/1/2000 Quốc hội đã ban hành một số điều luật chống tội phạm tin học trong bộ luật hình sự. Chính phủ đã có những giải pháp thực tế để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet xâm hại an ninh, kinh tế quốc gia và truyền bá văn hoá phẩm độc hại.
GV: Ta phải học tập và sử dụng tin học như thế nào cho đúng?
HS: Không
HS: Vì thông tin là tài sản chung của mọi người.
HS: Phá hoại thông tin, tung virus vào mạng, tung thông tin có hại, 
HS: Thường xuyên học tập và nâng cao trình độ để có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ và không vi phạm pháp luật.
Kết luận
3. Văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.
- Thông tin là tài sản chung của mọi người, do đó phải có ý thức bảo vệ chúng.
- Mọi hành động ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tin học đều coi là bất hợp pháp 
(như: truy cập bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin, tung virus )
- Xã hội phải đề ra những qui định, điều luật để bảo vệ thông tin và xử lý các tội phạm phá hoại thông tin ở nhiều mức độ khác nhau.
- Giáo dục, đào tạo thế hệ mới có ý thức, tác phong làm việc khoa học và có trình độ phù hợp với xã hội thông tin.
4. Hoạt động luyện tập (3 phút): 
Mục tiêu: Hệ thống, cũng cố các kiến thức đã học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đặt câu hỏi giúp học sinh hệ thống, cũng cố những nội dung trọng tâm của bài học.
Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
Trả lời những câu hỏi của giáo viên.
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
IV. Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tin_hoc_lop_10_tiet_20_bai_9_tin_hoc_xa.doc