I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức: Sau bài học, người học
Nêu được khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.
Hiểu được khái niệm thư mục, thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con
Nêu được nguyên lý hệ thống tổ chức lưu tệp, biết các chức năng của hệ thống quản lý tệp.
b. Kĩ năng: Sau bài học, người học
Nhận dạng được tên tệp, thư mục. Đặt được tên tệp, thư mục.
c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về
Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.
1. Giáo viên:
Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi.
Ôn lại kiến thức đã học.
Đọc bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút.
Câu hỏi 1: .
Câu hỏi 2: .
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút.
GV: Cách quản lý sách trong thư viện nhà trường như thế nào?
HS: Trong nhà trường, sách được quản lý bằng cách chia thành các loại như: sách KHTN, sách KHXH, SGK, sách tham khảo
GV: Mỗi quyển sách được coi như một tập hơp thông tin liên quan, được đặt tên và lưu trữ trong thư viện. Mỗi loại sách có thể chứa nhiều quyển sách hoặc lại được phân loại tiếp thành các loại sách khác và có thể coi như là một thư mục sách. Máy tính quản lý thông tin trên đĩa cũng theo mô hình tương tự như trên, trong đó mỗi tập hợp thông tin có liên quan lưu trên đĩa gọi là tệp và được đặt tên, các tệp được nhóm trong các thư mục.Vậy tệp và thư mục là gì? Và qui tắc đặt tên tệp và thư mục như thế nào?
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1 (17 phút): Tìm hiểu khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp
Mục tiêu: Nêu được khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Bài 11: TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: Sau bài học, người học Nêu được khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp. Hiểu được khái niệm thư mục, thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con Nêu được nguyên lý hệ thống tổ chức lưu tệp, biết các chức năng của hệ thống quản lý tệp. b. Kĩ năng: Sau bài học, người học Nhận dạng được tên tệp, thư mục. Đặt được tên tệp, thư mục. c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Ôn lại kiến thức đã học. Đọc bài trước ở nhà. III. Tổ chức hoạt động học của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút. Câu hỏi 1: .. Câu hỏi 2: .. 2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút. GV: Cách quản lý sách trong thư viện nhà trường như thế nào? HS: Trong nhà trường, sách được quản lý bằng cách chia thành các loại như: sách KHTN, sách KHXH, SGK, sách tham khảo GV: Mỗi quyển sách được coi như một tập hơp thông tin liên quan, được đặt tên và lưu trữ trong thư viện. Mỗi loại sách có thể chứa nhiều quyển sách hoặc lại được phân loại tiếp thành các loại sách khác và có thể coi như là một thư mục sách. Máy tính quản lý thông tin trên đĩa cũng theo mô hình tương tự như trên, trong đó mỗi tập hợp thông tin có liên quan lưu trên đĩa gọi là tệp và được đặt tên, các tệp được nhóm trong các thư mục.Vậy tệp và thư mục là gì? Và qui tắc đặt tên tệp và thư mục như thế nào? 3. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1 (17 phút): Tìm hiểu khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp Mục tiêu: Nêu được khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Hằng ngày khi đi học thì các em dùng gì để đựng sách, vở và đồ dùng học tập? GV: Để phân biệt giữa vở môn này và vở môn khác thì các em dùng gì? GV: Thông tin lưu trữ trên bộ nhớ ngoài cũng sẽ được tổ chức, phân loại để quản lý. GV: Để tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài người ta sử dụng tệp và thư mục. GV: Thông báo như thế nào là tệp. GV: Ở ví dụ trên tệp là 1 quyển vở, sách, hay một đồ dùng dạy học,... GV: Giới thiệu qui tắc đặt tên tệp theo qui định riêng của từng HĐH. VD: Tin hoc 10.doc, Toan 10.doc,... GV: Dựa vào cấu trúc đặt tên tệp hãy cho biết ở hai tệp trên đâu là phần tên và đâu là phần mở rộng? GV: Chú ý: Trong HĐH Windows, tên tệp không phân biệt chữ hoa và chữ thường. HS: Cặp sách HS: Nhãn vở. HS: Phần tên: Tin học, toán học Phần mở rộng: .doc Kết luận 1. Tệp (File) và thư mục (Directory/Folder) a. Tệp và tên tệp: – Tệp là 1 tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do HĐH quản lý. Mỗi tệp có một tên để truy cập. – Tên tệp được đặt theo qui định riêng của từng HĐH. Cấu trúc: . · Các qui ước khi đặt tên tệp: + Hệ điều hành Windows: – Tên tệp không quá 255 kí tự. – Phần mở rộng có thể không có. – Không được sử dụng các kí tự: \ / : ? " | * * Chú ý: Trong HĐH WINDOWS, tên tệp không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Tên tệp và thư mục nên đặt theo ý nghĩa gợi mở. Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu khái niệm về thư mục Mục tiêu: Hiểu được khái niệm thư mục, thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Để quản lý các tệp được dễ dàng, hệ điều hành tổ chức lưu trữ tệp trong các thư mục. Mỗi đĩa có một thư mục tạo tự động gọi là thư mục gốc. GV: Ở ví dụ trên thư mục gốc chính là gì? GV: VD: Một ổ cứng chúng ta chia thành 3 ổ logic có các tên tương ứng là: WIN (C); SETUP (D); GIAI TRI (E) thì theo các em đâu là tên thư mục gốc? GV: Trong mỗi một thư mục gốc lại có thể tạo các thư mục khác gọi là thư mục con. GV: Mỗi thư mục có thể chứa các tệp và thư mục con. VD: Cùng trong thư mục gốc SETUP có thể có các thư mục con và tên tệp sau không? WinXP; WinXP; nguyen.txt; nguyen.doc GV:Thư mục chứa thư mục con gọi là gì? GV: Các thư mục (trừ thư mục gốc) đều phải được đặt tên và theo qui định đặt tên tệp. Mỗi tệp lưu trên đĩa đều phải thuộc về 1 thư mục nào đó. GV: Có thể đặt cùng một tên cho nhiều tệp khác nhau, nhưng chúng phải ở trên các thư mục khác nhau (VD như tên HS ở các lớp) GV: Tên tệp và thư mục nên đặt theo ý nghĩa gợi mở. Thư mục thường được tổ chức theo dạng hình cây.( Xem vd SGK) giáo viên giải thích thêm. GV: Giới thiệu như thế nào là đường dẫn. + Các tên gọi trong đường dẫn cách nhau bởi dấu "\". + Tên tệp kèm theo đường dẫn tới nó gọi là tên đầy đủ của tệp đó. + Đường dẫn bắt đầu từ tên ổ đĩa thì gọi là đường dẫn đầy đủ. GV:D:\ Toán Tin Lý Tin 11.doc Tin 10.doc VD: GV: Hãy chỉ ra đường dẫn tới tệp Tin 10.doc? HS: Cặp sách. HS: WIN; SETUP; GIAI TRI HS: Có HS: Thư mục mẹ. HS: D:\Tin\Tin 10.doc Kết luận b. Thư mục - HĐH tổ chức lưu trữ tệp trong các thư mục để quản lý các tệp được dễ dàng. Thư mục gốc: Là thư mục được tạo tự động trên ổ đĩa. Thư mục mẹ: Là thư mục chứa các thư mục con. Thư mục con: Là thư mục nằm trong thư mục mẹ. Đường dẫn: Để định vị tệp cần thiết, ta phải đưa ra chỉ dẫn gồm tên các thư mục theo chiều đi từ thư mục gốc tới thư mục chứa tệp và sau cùng là tên tệp, trong đó tên các thư mục và tên tệp phân cách nhau bởi kí tự “\”. Một chỉ dẫn như vậy được gọi là một đường dẫn (Path). Một đường dẫn có cả tên ổ đĩa được gọi là đường dẫn đầy đủ. 4. Hoạt động luyện tập (3 phút): Mục tiêu: Hệ thống, cũng cố các kiến thức đã học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đặt câu hỏi giúp học sinh hệ thống, cũng cố những nội dung trọng tâm của bài học. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh. Trả lời những câu hỏi của giáo viên. Tiếp nhận nhiệm vụ học tập. IV. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Tài liệu đính kèm: