Kế hoạch giảng dạy môn Tin học lớp 10

Kế hoạch giảng dạy môn Tin học lớp 10

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Thuận lợi

v Được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn.

v Tổ toán có tinh thần đoàn kết cao.

v Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình và tư tưởng chính trị tốt.

v Học sinh ngoan, chịu khó học, có hứng thú với bộ môn.

2. Khó khăn

v Môn tin học là một môn mới, lần đầu tiên được đưa vào dạy chính khóa nên dẫn đến nhiều bỡ ngỡ cho cả giáo viên và học sinh.

v Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng tốt cho việc thực hành.

 

doc 15 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 6768Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn Tin học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy môn tin học lớp 10
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Kiên
 Nhiệm vụ được giao: Dạy môn Tin lớp 10A1234, 11A12
I. cơ sở xây dựng kế hoạch
1. Thuận lợi
Được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn.
Tổ toán có tinh thần đoàn kết cao.
Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình và tư tưởng chính trị tốt.
Học sinh ngoan, chịu khó học, có hứng thú với bộ môn.
2. Khó khăn
Môn tin học là một môn mới, lần đầu tiên được đưa vào dạy chính khóa nên dẫn đến nhiều bỡ ngỡ cho cả giáo viên và học sinh.
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng tốt cho việc thực hành.
II. phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu và các mặt hoạt động
1. Giảng dạy lý thuyết
Đảm bảo dạy đủ số tiết theo quy định
Soạn giáo án đầy đủ theo quy định
HS nắm được kiến thức cơ bản có vận dụng được trong thực tế, áp dụng làm được các bài tập và thực hành.
2. Tổ chức thực hành, thí nghiệm
Đảm bảo việc thực hành tốt nhất cho học sinh theo đúng phân phối chương trình.
Tổ chức thực hành theo từng ca, có chia nhóm học sinh thực hành cụ thể.
3. Bồi dưỡng thêm ngoài giờ
Vì điều kiện cơ sở vật chất còn ít nên việc thực hành của học sinh còn ít, do vậy có thể tổ chức thêm những buổi thực hành cho một số đối tượng học sinh kém.
III. Các biện pháp chính
Duy trì sĩ số học sinh.
Nâng cao chất lượng giờ dạy, giáo dục đạo đức liên hệ thực tế cuộc sống.
Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy chế.
Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, ban chuyên môn, các đoàn thể.
IV. Điều kiện đảm bảo kế hoạch
1. về SGK, SBT, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn
sgk, sbt, máy chiếu, hệ thống máy vi tính phải đầy đủ.
Bên cạnh đó không thể thiếu những điều kiện cơ sở vật chất khác như lớp học, quạt, điện 
2. Kinh phí phục vụ
Kinh phí hoạt động dạy học của môn học trong năm.
V. NộI DUNG Cụ THể
Tháng
Tuần
Tên chương
Tên bài
Số
tiết
Mục tiêu cần đạt được
Phương
Pháp
Phương
Tiện
9
1
2
Chương I: Một số khái niệm cơ bản của tin học
Tin học là một ngành khoa học
1
Giúp HS nắm được:
Tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu mang những đặc thù riêng (việc NC, triển khai các ứng dụng không tách rời MTĐT).
Máy tính vừa là đối tượng NC, vừa là công cụ của môn tin học.
Sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội.
Vai trò, đặc tính của MTĐT
Một số ứng dụng của tin học vào đời sống.
Tạo tình huống có vấn đề
Giải thích
Vấn đáp là chủ yếu.
Đồ dùng trực quan: Đĩa mềm, đĩa CD, ổ USB 
Thông tin và dữ liệu
2
Giúp HS nắm được:
Khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin trong máy tính.
Các cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
Các đơn vị đo thông tin
Các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin
Qua đó HS hình dung rõ hơn về cách nhận biết, lưu trữ, xử lý thông tin của MTĐT.
Vấn đáp, gợi mở
Giải thích
Thuyết trình
Đĩa mềm ( 1.4 MB), đĩa CD ( trên dưới 700MB).
2
Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin
1
Giúp HS:
Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học, MTĐT.
Sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa xâu kí tự, số nguyên.
Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
Hiểu bài đọc thêm số 2(sgk 17)
Gọi học sinh lên bảng làm, có nhận xét đánh giá.
Giải thích cho học sinh hiểu về những kiến thức của bài đọc thêm.
Sưu tầm thêm một số bài tập cho học sinh làm.
3
4
Giới thiệu về máy tính
3
Giúp HS nắm được:
Cấu trúc chung của máy tính và sơ lược hiểu được hoạt động của máy tính.
Chức năng của các thiết bị chính của máy tính.
Máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann.
Các bộ phận chính của máy tính
Vấn đáp, gợi mở
Giải thích
Thuyết trình
Máy chiếu Projector, kết hợp giảng, viết bảng và trình diễn các hình vẽ trực quan trên màn hình máy chiếu tương ứng với các tình huống trong bài.
10
4
5
Bài tập và thực hành 2: Làm quen với máy tính
2
Giúp HS biết:
Quan sát và nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị khác như máy in, bàn phím, chuột, ổ đĩa, các cổng
Làm quen với một số thao tác bàn phím, chuột.
Nhận thức máy tính rất thân thiện với con người.
Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn.
Các bộ liên quan đến máy tính như màn hình, máy in, ổ USB, bàn phím, chuột 
5
6
7
Bài toán và thuật toán
5
Giúp HS nắm được:
Khái niệm bài toán trong tin học.
Cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
Một số thuật toán đơn giản trong sách giáo khoa.
Xây dựng được thuật toán giải cho một số bài toán đơn giản.
Thuyết trình
Giải thích
Đặt tình huống có vấn đề.
Đầy đủ SGK, Chương trình mẫu.
10
8
Bài tập
1
Giúp HS:
Hình thành kỹ năng mô tả thuật toán giải các bài toán bằng cách liệt kê và sơ đồ khối. 
Gọi học sinh lên bảng làm có hướng dẫn, gợi mở của giáo viên để học sinh có thể làm được.
Có các bảng phụ là bài giải cho các bài yêu cầu học sinh làm để học sinh đối chiếu kết quả.
Kiểm tra
1
Giúp HS:
Củng cố kiến thức của những bài đã học.
Giao đề cho học sinh làm.
Nhắc nhở các em làm bài nghiêm túc.
Giáo an 
9
Ngôn ngữ lập trình
1
Giúp HS nắm được:
Ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt cho máy tính những việc con người muốn máy thực hiện.
Khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
Thuyết trình,
Giải thích, Vấn đáp.
Sgk, giáo án
9
Giải bài toán trên máy tính
1
Giúp HS nắm được:
Các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh,
Củng cố hơn về các khái niệm như bài toán, thuật toán, dữ liệu, lệnh, ngôn ngữ
Thuyết trình
Giải thích 
Vấn đáp
Sgk, giáo án
10
Phần mềm máy tính, những ứng dụng của tin học.
1
Giúp HS nắm được:
Khái niệm phần mềm máy tính
Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
ứng dụng chủ yếu của môn tin học trong các lĩnh vực của đời sống.
Có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc, giải trí. 
Vấn đáp
Thuyết trình
Giải thích
Sgk, giáo án, máy chiếu
10
Tin học và xã hội
1
Giúp HS nắm được:
ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội.
Những vấn đề thuộc văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa.
Phải có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng MTĐT
Vấn đáp 
Thuyết trình
Giải thích
Tranh ảnh, Một số điều luật, nghị định về bản quyền, chông tội phạm tin học của nước ta.
11
Bài tập
1
Giúp HS nắm được:
Toàn bộ kiến thức cơ bản của chương
Giao bài tập cho học sinh làm, có nhận xét và đánh giá kết quả của học sinh.
Kiểm tra 15’
Chuẩn bị hệ thống bài tập.
Chương II. 
Hệ Điều Hành
Khái niệm về hệ điều hành
1
Giúp HS nắm được:
Khái niệm hệ điều hành
Chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành,
Thuyết trình
Giải thích
Vấn đáp
Sgk, giáo án, máy chiếu
11
12
Tệp và quản lý tệp
2
Giúp HS nắm được:
Khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp.
Khái niệm thư mục, cây thư mục.
Bên cạnh đó HS phải: Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn. Đặt được tên tệp, thư mục.
Thuyết trình
Giải thích
Vấn đáp
Sgk, giáo án, máy chiếu
13
14
Giao tiếp với hệ điều hành
3
Giúp HS nắm được:
Các cách giao tiếp với hệ điều hành.
Cách thao tác nạp hệ điều hành và ra khỏi hệ thống. Thực hiện một số thao tác cơ bản xử lý tệp.
Bên cạnh đó còn hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
Sử dụng giáo án điện tử, kết hợp giảng, viết bảng
Máy chiếu Projector.
14
Bài tập
1
Giúp HS:
Làm được các bài tập ở cuối sách và trong sách bài tập, qua đó củng cố lý thuyết.
Gọi học sinh lên bảng làm, có nhận xét, đánh giá của giáo viên.
Hệ thống bài tập
15
Bài thực hành 3: Làm quen với hệ điều hành.
1
Giúp HS:
Thực hiện các thao tác ra/ vào hệ thống.
Thực hành các thao tác với chuột, bàn phím.
Làm quen với các ổ đĩa, cổng USB.
Giáo viên thực hiện trước, có giải thích lại những kết quả nhận được trên màn hình.
Yêu cầu học sinh thực hành, giáo viên giám sát tốt việc thực hành của học sinh.
Có hệ thống máy tính để học sinh thực hành.
Bài thực hành 4: Giao tiếp với hệ điều hành windows
1
Giúp HS:
Làm quen với các thao tác cơ bản trong giao tiếp với hệ điều hành windows xp,.. như thao tác với cửa sổ , biểu tượng, bảng chọn.
Giao công việc phải làm trong buổi thực hành cho học sinh.
Kiểm tra, giám sát việc thực hành của HS.
Phôto các công việc cụ thể cho học sinh.
Hệ thông máy tính.
12
16
Bài thực hành Số 5: Thao tác với tệp và thư mục.
2
Giúp HS:
Làm quen với hệ thống quản lý tệp trong Windows
Thực hiện một số thao tác với tệp và thư mục.
Khởi động được một số chương trình đã cài đặt sẵn trong máy.
Giao công việc phải làm trong buổi thực hành cho học sinh.
Kiểm tra, giám sát việc thực hành của HS.
Phôto các công việc cụ thể cho học sinh.
Hệ thông máy tính
17
Kiểm tra thực hành
1
Giúp HS:
Biết kết hợp những kiến thức đã được thực hành ở các tiết trước.
Giao đề cho từng em, có thực hiện đề chẵn lẻ.
Kiểm tra, giám sát việc làm bài của HS.
Phô tô đề cho học sinh
17
Một số hệ điều hành thông dụng
1
Giúp HS:
Nắm được lịch sử phát triển của hệ điều hành và một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay.
Thuyết trình
Giải thích
Vấn đáp
Máy tính
18
ôn tập
1
Củng cố kiến thức của cả chương cho học sinh
Gọi từng học sinh đứng tại chỗ trả lời từng vấn đề một sau đó Giáo viên hệ thống lại.
Bảng phụ: kiến thức tổng hợp của cả chương.
Kiểm tra học kì 1
1
Giao đề cho từng em, có thực hiện đề chẵn lẻ.
Kiểm tra, giám sát việc làm bàicủa HS.
Phôtô đề thi.
19
Chương III. Soạn thảo văn bản
Khái niệm về soạn thảo văn bản
2
Giúp HS nắm được:
Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm liên quan đến việc trình bày văn bản.
Khái niệm về các vấn đề liên quan đến xử lý chữ việt trong soạn thảo văn bản.
Hiểu các quy ước trong soạn thảo văn bản.
Làm quen và bước đầu nhớ 1 trong 2 cách gõ văn bản
Dùng giáo án điện tử, kết hợp giảng, viết bảng và trình diễn, thực hiện thao tác tương ứng để hs quan sát.
Máy chiếu Projector, hệ thống máy tính. 
1
20
Làm quen với Microsoft Word
2
Giúp HS nắm được:
Cách khởi động và kết thúc Word
Biết cách tạo văn bản mới
Biết được ý nghĩa của các đối tượng trên màn hình làm việc của Word.
Làm quen với bảng chọn, các thanh công cụ.
Cách biên tập văn bản đơn giản và biết lưu văn bản, mở vb đã lưu.
Dùng giáo án điện tử,
kết hợp giảng, viết bảng và trình diễn, thực hiện thao tác tương ứng để hs quan sát.
Máy chiếu Projector, hệ thống máy tính.
21
Bài tập
1
Giúp HS nắm được:
Củng cố kiến thức của bài làm quen với Microsoft Word.
Cung cấp cho học sinh hệ thống các câu hỏi dưới nhiều dạng như trắc nghiệm, điền từ đúng để hs làm.
Photo đề cho học sinh.
21
22
Bài tập và thực hành số 6. Làm quen với Word
2
Giúp học sinh
Khởi động và kết thúc Word
Tìm hiểu các thành phần trên màn hình làm việc của word
Bước đầu tạo một văn bản đơn giản.
Chia nhóm thực hành.
Cung cấp các yêu cầu cần thực hành cho từng hs, từng nhóm.
Yêu cầu học sinh viết thu hoạch sau buổi thực hành. 
Giám sát thực hành.
Hệ thống máy tính để hs thực hành.
22
Định dạng văn bản
1
Giúp HS nắm được:
Nội dung việc định dạng kí tự, định dạng văn bản và định dạng trang.
Thực hiện được định dạng kí tự, định dạng đoạn văn.
Dùng giáo án điện tử, kết hợp giảng, viết bảng và trình diễn, thực hiện thao tác tương ứng để hs quan sát.
Máy chiếu Projector, hệ thống máy tính.
23
Bài tập và thực hành số 7. Định dạng văn bản
2
Giúp HS
Biết cách định dạng một văn bản đơn giản như định dạng đoạn văn theo mẫu, định dạng kí tự
Luyện kỹ năng gõ tiếng việt
Chia nhóm thực hành.
Cung cấp các yêu cầu cần thực hành cho từng hs, từng nhóm.
Yêu cầu học sinh viết thu hoạch sau buổi thực hành. 
Giám sát thực hành.
Hệ thống máy tính
2
24
Một số chức năng khác
1
Giúp HS nắm được:
Thực hành định dạng kiểu danh sách liệt kê.
Ngắt trang và đánh số trang văn bản.
Chuẩn bị để in và thực hành in.
Dùng giáo án điện tử, kết hợp giảng, viết bảng và trình diễn, thực hiện thao tác tương ứng để hs quan sát.
Máy chiếu Projector, hệ thống máy tính.
Các công cụ trợ giúp soạn thảo
1
Giúp HS nắm được:
Hai công cụ thường được dùng trong các hệ soạn thảo văn bản là tìm kiếm và thay thế.
Có thể lập danh sách các từ viết tắt và sử dụng để tăng tốc độ gõ.
Dùng giáo án điện tử, kết hợp giảng, viết bảng và trình diễn, thực hiện thao tác tương ứng để hs quan sát.
Máy chiếu Projector, hệ thống máy tính.
25
Bài tập
1
Giúp học sinh
Củng cố lý thuyết đã được học ở các tiết trước.
Cung cấp cho học sinh hệ thống các câu hỏi dưới nhiều dạng như trắc nghiệm, điền từ đúng để hs làm.
Photo đề cho hs.
25
26
Bài tập và thực hành số 8. Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo.
2
Giúp học sinh
Biết định dạng kiểu danh sách liệt kê dạng kí hiệu và dạng số.
Đánh số trang và in văn bản.
Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo.
Chia nhóm thực hành.
Cung cấp các yêu cầu cần thực hành cho từng hs, từng nhóm.
Yêu cầu học sinh viết thu hoạch sau buổi thực hành. 
Giám sát thực hành
Hệ thống máy tính.
26
Kiểm tra thực hành
1
Nhằm giúp hs:
Kết hợp các kiến thức đã học làm một bài kiểm tra tổng hợp.
Giao đề chẵn lẻ cho từng học sinh.
Chấm điểm tại máy.
Hệ thống máy tính.
27
Tạo và làm việc với bảng
1
Giúp hs nắm được:
Khi nào thì thông tin nên tổ chức dưới dạng bảng.
Nội dung các nhóm lệnh chính khi làm việc với bảng.
Sử dụng bảng trong soạn thảo.
Dùng giáo án điện tử, kết hợp giảng, viết bảng và trình diễn, thực hiện thao tác tương ứng để hs quan sát.
Máy chiếu Projector, hệ thống máy tính.
Bài tập
1
Củng cố lý thuyết và chuẩn bị cho bài thực hành tiết sau/
Sgk, giáo án, máy chiếu
3
28
Bài tập và thực hành 9. Bài tập thực hành tổng hợp
2
Giúp hs:
Thực hành làm việc với bảng.
Vận dụng tổng hợp các kỹ năng đã học trong soạn thảo.
Chia nhóm thực hành.
Cung cấp các yêu cầu cần thực hành cho từng hs, từng nhóm.
Yêu cầu học sinh viết thu hoạch sau buổi thực hành. 
Giám sát thực hành
Hệ thống máy tính.
29
Chương IV. Mạng máy tính và internet.
Mạng máy tính
2
Giúp hs nắm được:
Khái niệm mạng máy tính, phân loại mạng, các mô hình mạng
Phân biệt được
- Mạng Lan, Wan.
- Các mạng không dây và có dây.
- Một số thiết bị kết nối.
- Mô hình ngang hàng và mô hình khách chủ.
Thuyết trình
Giải thích
Tranh ảnh về các thiết bị mạng.
30
Mạng thông tin toàn cầu internet
2
Giúp hs nắm được:
Khái niệm internet, các lợi ích chính do internet mang lại, sơ lược về giao thức TCP/IP.
Biết các cách kết nối internet.
Khái niệm địa chỉ IP.
Dùng giáo án điện tử, kết hợp giảng, viết bảng và trình diễn.
Máy chiếu Projector, hệ thống máy tính.
31
Một số dịch vụ cơ bản của internet
2
Giúp hs nắm được:
Khái niệm hệ thống WWW, siêu văn bản.
Trang web, trình duyệt web, web động, web tĩnh
Khái niệm thư điện tử.
Việc bảo mật thông tin trên internet.
Cách sử dụng trình duyệt web, đăng kí sử dụng mail, tìm kiếm thông tin trên internet.
Dùng giáo án điện tử, kết hợp giảng, viết bảng và trình diễn.
Máy chiếu Projector, hệ thống máy tính.
4
32
Bài tập
1
Củng cố lý thuyết và chuẩn bị cho bài thực hành tiết sau.
Sgk, giáo án, máy chiếu
32
33
Bài tập và thực hành 10. sử dụng trình duyệt internet explorer
2
Làm quen với việc sử dụng trình duyệt internet explorer.
Làm quen với một số trang web để đọc, lưu thông tin và duyệt các trang web bằng các liên kết.
Giáo viên liên kết một số trang web để sẵn trong máy để giúp hs có thể thực hành được.
Sgk, giáo án, phòng máy tính
33
34
Bài tập và thực hành 11. Thư điện tử và tìm kiếm thông tin.
2
Hs biết
Đăng kí một hộp thư điện tử mới
Đọc, soạn và gửi thư.
Tìm kiếm thông tin đơn giản nhờ công cụ tìm kiếm. 
Sgk, giáo án, phòng máy tính
5
34
Ôn tập
1
ôn tập kiến thức của học kì II.
Hệ thống kiến thức cho học sinh
Sgk, giáo án, phòng máy tính
35
Kiểm tra học kì II
1
Giao đề chẵn lẻ cho học sinh.
Sgk, giáo án, phòng máy tính

Tài liệu đính kèm:

  • docKHGD10.doc