Khung thiết kế bài soạn thpt Môn toán

Khung thiết kế bài soạn thpt Môn toán

khung thiết kế bài soạn thpt Môn toán

I. Những vấn đề chung

Về thực tế, hoạt động học toán của học sinh phổ thông chủ yếu là hoạt động giải bài tập, thông qua các hoạt động cụ thể như: đọc hiểu, quan sát, vẽ hình, trả lời câu hỏi; thực hiện phép tính, tìm giá trị biểu thức; giải phương trình và bất phương trình; tìm chỉnh hợp, tổ hợp chập k của n phần tử; tính xác suất, đạo hàm (bằng tay hoặc máy tính cầm tay); suy luận chứng minh. Các hoạt động đa dạng này ở từng thời điểm của bài học có thể là: ôn lại kiến thức cũ; hoạt động tạo động cơ, đặt vấn đề cho việc đưa ra kiến thức mới làm cho học sinh nhận thức vai trò ý nghĩa tầm quan trọng và sự cần thiết của kiến thức sắp được học; hoạt động khám phá kiến thức mới, kích hoạt việc nhớ và vận dụng kiến thức cũ hoặc xét thêm các trường hợp riêng hay áp dụng trực tiếp các công thức đã tìm được trong phần lí thuyết; hoạt động củng cố và vận dụng; hoạt động ghi nhận kiến thức mới qua chứng minh v.v.

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khung thiết kế bài soạn thpt Môn toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khung thiết kế bài soạn thpt Môn toán
I. Những vấn đề chung
Về thực tế, hoạt động học toán của học sinh phổ thông chủ yếu là hoạt động giải bài tập, thông qua các hoạt động cụ thể như: đọc hiểu, quan sát, vẽ hình, trả lời câu hỏi; thực hiện phép tính, tìm giá trị biểu thức; giải phương trình và bất phương trình; tìm chỉnh hợp, tổ hợp chập k của n phần tử; tính xác suất, đạo hàm (bằng tay hoặc máy tính cầm tay); suy luận chứng minh... Các hoạt động đa dạng này ở từng thời điểm của bài học có thể là: ôn lại kiến thức cũ; hoạt động tạo động cơ, đặt vấn đề cho việc đưa ra kiến thức mới làm cho học sinh nhận thức vai trò ý nghĩa tầm quan trọng và sự cần thiết của kiến thức sắp được học; hoạt động khám phá kiến thức mới, kích hoạt việc nhớ và vận dụng kiến thức cũ hoặc xét thêm các trường hợp riêng hay áp dụng trực tiếp các công thức đã tìm được trong phần lí thuyết; hoạt động củng cố và vận dụng; hoạt động ghi nhận kiến thức mới qua chứng minh v.v... 
Do đó khi thiết kế bài học, cần thực hiện: 
+ Chuyển các mục tiêu học tập kiến thức, kĩ năng mà Chuẩn đề ra thành “các câu hỏi, bài tập nhận thức” hoặc “các câu hỏi, bài tập rèn luyện kĩ năng”, để học sinh tự giải, nhằm tạo nên động thái học tập chủ động và tích cực, biết tự học; coi trọng việc dạy HS phương pháp học tập, chẳng hạn: cách sử dụng SGK, tài liệu tham khảo; kĩ năng tự học và kiến thức về phương pháp toán học. Tăng cường qui nạp hình thành khái niệm, qui tắc hay phương pháp; chuyển hoá từ bài toán học sinh tự giải thành định lí trong tiến trình xây dựng kiến thức nhằm dẫn dắt học sinh chủ động học tập tích cực.
+ Phối hợp học tập cá nhân với học tập hợp tác trong nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 học sinh)
+ Kết hợp đánh giá của giáo viên với đánh giá của học sinh
Sử dụng các phương pháp “vấn đáp tìm tòi”, “đặt và giải quyết vấn đề”, “thảo luận nhóm”  có nhiều ưu thế trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; rèn luyện cho học sinh khả năng tự học và phát triển năng lực trí tuệ. Chú trọng khai thác các yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống và phối hợp hài hoà các phương pháp theo nguyên tắc: học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
Trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông thường gặp các loại điển hình, đó là: dạy học khái niệm; dạy học định lí (tính chất,...); dạy học bài tập (luyện tập – thực hành); dạy học ôn tập chương (học kỳ,...) và kiểm tra (chương, học kỳ,..). Trong đó, 4 loại bài đầu thường có cấu trúc là: Mục tiêu bài học, chuẩn bị của giáo viên và học sinh, gợi ý về phương pháp dạy học, tiến trình bài học; dự kiến kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn bài tập.
Mỗi phần có nội dung và ý nghĩa như sau:
+ Mục tiêu bài học: chỉ rõ các yêu cầu học tập cần đạt (về kiến thức, kĩ năng, tư duy và thái độ) sau mỗi bài học, sau mỗi nội dung học, .. sao cho đạt được chuẩn và phù hợp đối tượng và vùng miền.
+ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: chỉ rõ một số thiết bị chủ yếu đặc trưng cho giờ học, bài học, như: mô hình, hình vẽ, bảng (bảng tổng kết, bảng số liệu, ...), biểu, bảng phụ, phiếu học tập, thước kẻ, máy tính cầm tay, giấy trong v.v... Hình vẽ, bảng, biểu: dùng để minh hoạ hoặc cung cấp tư liệu,... Bảng phụ: dùng viết bài tập cả lớp cần theo dõi hoặc tham gia, hoặc lưu kết quả trung gian tìm được cần dùng trong tiết học, hoặc học sinh dùng để giải bài tập,... Phiếu học tập: dùng để giao nhiệm vụ học tập phát hiện kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho cá nhân hoặc nhóm học sinh,... đồng thời dùng để đánh giá kết quả thông qua sản phẩm mà học sinh hiển thị trên phiếu.
+ Chọn lựa phương pháp: Căn cứ nội dung, đối tượng, thời lượng, phương tiện, thiết bị dạy học,... lựa chọn và đề xuất phương pháp dạy học, cách tổ chức các hoạt động, cách trình bày nội dung,... sao cho đảm bảo tốt nhất mục tiêu bài học đã đề ra
+ Tiến trình bài học: Được thiết kế và thực hiện thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh và hệ thống các hoạt động dạy học (gồm kiểm tra, ôn tập kiến thức, kĩ năng cũ; dạy học kiến thức mới; hoặc luyện tập, củng cố bài học,...). Mỗi hoạt động với nội dung kiểm tra hay dạy học kiến thức mới ... thường thể hiện ở hai loại công việc đan xen, kế tiếp nhau: đó là một loại công việc được thực hiện bởi học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên (đọc hiểu, quan sát, vẽ hình, tính toán, chứng minh, giải phương trình, hệ phương trình v.v...) và một loại công việc tương ứng đi kèm của giáo viên (nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của học sinh, cách tổ chức cho học sinh hoạt động, những gợi ý giải bài tập, hay gợi ý chứng minh, tóm tắt lời giải; Hoàn chỉnh bổ sung, hệ thống hoá kiến thức; những chú ý, nhận xét. Nếu trình bày kế hoạch bài học hay giáo án theo cột thì cột ghi hoạt động của học sinh thường ghi trước cột ghi hoạt động của giáo viên với dụng ý rằng học sinh phải hoạt động trước, thực hiện công việc học trước để chủ động xác lập tâm thế tiếp nhận kiến thức hoặc rèn luyện kĩ năng
+ Dự kiến kiểm tra, đánh giá: Nhằm tìm kiếm thông tin phản hồi sau mỗi nội dung học tập, sau mỗi thời điểm học tập. Nên đặt trọng tâm vào ba thời điểm: kiểm tra đầu giờ; kiểm tra giữa giờ, sau mỗi nội dung dạy học và kiểm tra cuối giờ học, cuối bài học. Nên phối hợp hình thức tự luận với TNKQ. Nên phối hợp việc đánh giá của thầy với đánh giá của trò, của tập thể tiến tới giúp học sinh biết đánh giá và tự đánh giá.
+ Hướng dẫn bài tập về nhà chuẩn bị cho bài học tiếp theo: Nêu bài tập và nhiệm vụ học sinh phải làm ở nhà. Gồm một số gợi ý, như: câu trả lời, đáp số, hướng dẫn cách giải, những chuẩn bị cho việc hướng dẫn cuối giờ để chỉ dẫn học sinh học ở nhà.
II. khung thiết kế bài học theo tinh thần đổi mới
Chuẩn bị lập kế hoạch bài học
Phân tích chương trình SGK
Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học tương thích với nội dung bài học. 
Tìm hiểu thực tế
Dự kiến phương pháp dạy học
Xây dựng kế hoạch bài học
Xác định và làm rõ mục tiêu của bài học 
Chuẩn bị của GV và HS:
Thiết kế các HĐ dạy học
Xác định tiến trình bài giảng
Dự kiến kiểm tra, đánh giá
Trình bày kế hoạch bài học
 Có thể trình bày theo hàng ngang hay cột hay bảng, ....
Tiến trình bài học theo định hướng đổi mới
Mở đầu. 
Tổ chức tiếp cận các tài liệu học tập
Tổ chức cho HS HĐ, tự giải quyết vấn đề
Tổ chức cho HS trình bày kết qủa học tập 
Kết luận vấn đề
III. giới thiệu khung bài soạn
 Giáo viên có thể tham khảo cách trình bày bài soan dưới đây
Bài: ..
Số tiết: ..
Mục tiêu
Qua bài học HS cần:
Về kiến thức:
Hiểu được..... 
Hiểu được.... 
Về kĩ năng:
Biết cách ....
Nhận biết được ....
Về tư duy và thái độ:
Hiểu được ....
Biết đưa những kiến thức, kĩ năng mới về kiến thức, kĩ năng quen thuộc .... 
Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập.....
Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.....
Chuẩn bị của GV và HS
Chuẩn bị của GV: Ngoài giáo án, phấn, bảng còn (nếu cú và phự hợp)
Phiếu học tập, 
Các slides trình chiếu, 
Bảng phụ,...
Computer và Projector; máy chiếu Overhead.
.....
Chuẩn bị của HS: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút,... còn có
Kiến thức cũ về 
Giấy trong và bút viết trên giấy trong khi trình bày kết qủa hoạt động
.....
III. Phương pháp dạy học
 Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, như: trình diễn, thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề,... Trong đó phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, gợi và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài học
ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài học (sỏch vở, dụng cụ, tõm thế)
Kiểm tra bài cũ
- Câu hỏi 1: .....
- Câu hỏi 2: ....
Bài mới
Phần 1. ...
HĐTP 1: Tiếp cận (khái niệm. định lí,)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Ghi bảng - Trình chiếu
HĐTP 2: Hình thành (khái niệm. định lí,)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Ghi bảng - Trình chiếu
HĐTP 3: Củng cố (khái niệm. định lí,)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Ghi bảng - Trình chiếu
HĐTP 4: Hệ thống hóa 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Ghi bảng - Trình chiếu
Phần 2. ...
HĐTP 1: Tiếp cận (khái niệm. định lí,)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Ghi bảng - Trình chiếu
HĐTP 2: Hình thành (khái niệm. định lí,)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Ghi bảng - Trình chiếu
HĐTP 3: Củng cố (khái niệm. định lí,)
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Ghi bảng - Trình chiếu
HĐTP 4: Hệ thống hóa 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Ghi bảng - Trình chiếu
.
Củng cố toàn bài
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Ghi bảng - Trình chiếu
5. Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà
 Về nhà các em cần ....
Phụ lục
Phiếu học tập:
Phiếu học tập 1: Bài tập 1. 
.....
Phiếu học tập 2: Bài tập 2. 
......
Phiếu học tập 3: 
Mỗi bài tập dưới đây đều có 4 phương án lựa chọn là A, B, C và D, trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chỉ ra phương án mà em chọ là đúng tương ứng với mỗi bài.
Bài tập 1: .....
A); B); C) ; D) 
Bài tập 2: ......
A) ; B) ; C) ; D) 
Bảng phụ: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docKhung thiet ke bai soan Toan THPT.doc