Kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 10 ban cơ bản - Mã đề thi 263

Kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 10 ban cơ bản - Mã đề thi 263

Câu 1: Một ôtô có khối lượng 1400kg chuyển động không vận tốc đầu trên đường nằm ngang, với gia tốc 0,7m/s2. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,02. Lấy g=9,8m/s2. Lực phát động của động cơ ôtô là:

A. 1254,4 N. B. 125,44 N. C. 12544 N. D. 12,544 N

Câu 2: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng : x = 2 + 15t + 0,1t2 ( x: m ; t :s ) . Vận tốc ban đầu và gia tốc của chất điểm đó là :

A. 2 m/s ; 0,1 m/s2 B. 15 m/s ; 0,2 m/s2 C. 2 m/s ; 0,2 m/s2 D. 15 m/s ; 0,1 m/s2

Câu 3: Khi nói về hệ số ma sát trượt, kết luận nào sau đây là sai?

A. Hệ số ma sát trượt lớn 1.

B. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào áp lực của vật lên mặt phẳng giá đỡ.

C. Hệ số ma sát trượt không có đơn vị.

D. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc.

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 3205Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 10 ban cơ bản - Mã đề thi 263", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ 1
MÔN VẬT LÝ LỚP 10 BAN CƠ BẢN
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 263
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Một ôtô có khối lượng 1400kg chuyển động không vận tốc đầu trên đường nằm ngang, với gia tốc 0,7m/s2. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,02. Lấy g=9,8m/s2. Lực phát động của động cơ ôtô là:
A. 1254,4 N.	B. 125,44 N.	C. 12544 N.	D. 12,544 N
Câu 2: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng : x = 2 + 15t + 0,1t2 ( x: m ; t :s ) . Vận tốc ban đầu và gia tốc của chất điểm đó là :
A. 2 m/s ; 0,1 m/s2	B. 15 m/s ; 0,2 m/s2	C. 2 m/s ; 0,2 m/s2	D. 15 m/s ; 0,1 m/s2
Câu 3: Khi nói về hệ số ma sát trượt, kết luận nào sau đây là sai?
A. Hệ số ma sát trượt lớn 1.
B. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào áp lực của vật lên mặt phẳng giá đỡ.
C. Hệ số ma sát trượt không có đơn vị.
D. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc.
Câu 4: Cho đồ thị vận tốc - thời gian của vật chuyển động như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều?
O
v
t
t1
t2
A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.	B. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều cả.
C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.	D. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát nghỉ ?
A. Lực ma sát nghỉ luôn nhỏ hơn ngoại lực tác dụng vào vật .
B. Lực ma sát nghỉ luôn có hướng vuông góc với mặt tiếp xúc.
C. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật chịu tác dụng của ngoại lực có xu hướng làm cho vật chuyển dộng nhưng thực tế vật vẫn đứng yên.
D. Lực ma sát nghỉ cực đại luôn nhỏ hơn lực ma sát trượt
Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi ?
A. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật bị biến dạng.
B. Lực đàn hồi luôn ngược hướng với biến dạng.
C. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn.
D. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
Câu 7: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục 0x có dạng: x = 4t - 10(km,h), quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là:
A. -2km	B. 8km.	C. 2km	D. -8km
Câu 8: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì
A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. Gia tốc giảm dần theo thời gian.
C. vectơ gia tốc cùng chiều với vectơ vận tốc.
D. vận tốc giảm theo hàm số bậc nhất đối với thời gian.
Câu 9: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang. Nếu ngừng đạp, xe vẫn tiếp tục chuyển động chứ chưa dừng lại ngay. Đó là nhờ :
A. Phản lực của mặt đường.	B. Trọng lượng của xe.
C. Lực ma sát.	D. Quán tính của xe.
Câu 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của trọng lực?
A. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng.
B. Trọng lực được xác định bởi biểu thức P = mg.
C. Trọng lực tác dụng lên một vật thay đổi theo vĩ độ của vật trên trái đất.
D. Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật.
Câu 11: Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do ?
A. Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi .
B. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất .
C. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất .
D. Một quả táo nhỏ rụng từ trên cây đang rơi xuống đất .
Câu 12: Một chất điểm chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của 3 lực đồng quy có độ lớn lần lượt là 3N, 4N, 5N. Góc hợp bởi giữa hai lực 3N và 4N là:
A. 900	B. 300	C. 450	D. 600
Câu 13: Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu để lực hút tăng 6 lần.Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
A. Giảm 6 lần.	B. Tăng 6 lần.	C. Tăng lần.	D. Giảm lần.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng:
A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều .
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn
C. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương , chiều và độ lớn không đổi .
D. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng , giảm đều theo thời gian .
Câu 15: Một đĩa tròn bán kính 20cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay một vòng hết đúng 0,2s. Tốc độ dài của một điểm nằm trên mép đĩa là:
A. 3,14m/s.	B. 6,28m/s.	C. 628m/s.	D. 62,8m/s.
Câu 16: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng : x = 2 + 25t ( x : km , t : h ) .Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bao nhiêu ?
A. Từ điểm O, với vận tốc 2 km/h.	B. Từ điểm M, cách O 2 km, với vận tốc 25 km/h
C. Từ điểm M, cách O 2 km, với vận tốc 2 km/h.	D. Từ điểm O, với vận tốc 25 km/h.
Câu 17: Trong chuyển động thẳng đều:
A. tọa độ của vật tỷ lệ thuận với vận tốc
B. quãng đường đi được tỷ lệ thuận với vận tốc .
C. quãng đường đi được tỷ lệ thuận với thời gian chuyển động
D. tọa độ của vật tỷ lệ thuận với thời gian chuyển động
Câu 18: Một chiếc xe đạp chạy với vận tốc 40km/h trên một vòng đua có bán kính 100m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe là:
A. 0,4 m/s2.	B. 0,11 m/s2.	C. 1,23 m/s2.	D. 16 m/s2.
Câu 19: Chọn câu phát biểu đúng .
A. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng .
B. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại .
C. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi .
Câu 20: Một lò xo được giữ cố định một đầu . Khi tác dụng vào đầu kia của nó lực kéo F1 = 1,8 N thì nó có chiều dài l1 = 17 cm. Khi lực kéo là F2 = 4,2 N thì nó có chiều dài l2 = 21 cm. Độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo là:
A. 15 cm ; 80 N/m	B. 20 cm ; 50 N/m	C. 10 cm ; 100 N/m	D. 14 cm ; 60 N/m
Câu 21: Chọn câu sai. Chuyển động tròn đều có:
A. Tốc độ góc không đổi.	B. Véctơ vận tốc không đổi.
C. quỹ đạo là đường tròn.	D. vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm
Câu 22: Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2 . Khoảng thời gian rơi của vật hai lớn gấp hai lần khoảng thời gian rơi của vật một . Tỉ số các độ cao là :
A. 4	B. 2	C. 	D. 
Câu 23: Từ công thức cộng vận tốc  , ta có:
A. Khi vàcùng hướng thì v13= v12 + v23
B. Khi và vuông góc với nhau 
C. Khi và cùng hướng thì 
D. Khi và vuông góc với nhau v13 = 
Câu 24: Một vật được ném ngang ở độ cao 20m tại nơi có g =10m/s2, để khi sắp chạm đất vận tốc của vật là 25m/s thì vận tốc ban đầu là:
A. v0 = 1,5m/s	B. v0 = 15m/s	C. v0 = 0,15m/s	D. v0 = 150m/s
Câu 25: Một chiếc canô chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 1 giờ 30 phút . A , B cách nhau 36 km .Vận tốc tương đối của canô đối với dòng nước là 18 km/h . Vận tốc chảy của dòng nước là :
A. 3 km/h	B. 4 km/h	C. 6 km/h	D. 5 km/h
Câu 26: Tính trọng lượng của nhà du hành vũ trụ có khối lượng 75 kg khi người đó ở trên Kim Tinh .Biết gia tốc rơi tự do ở Kim Tinh là g = 8,7 m/s2.
A. 750 N	B. 750 kg	C. 652,5 kg	D. 652,5 N
Câu 27: Tầm xa (L) tính theo phương ngang xác định bằng biểu thức nào sau đây
A. L = xmax = vo	B. L = xmax = vo	C. L = xmax = vo	D. L = xmax = vo
Câu 28: Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần đồng quy, F là hợp lực của chúng.
A. Trong mọi trường hợp, F thỏa mãn 
B. Trong mọi trường hợp, F thỏa mãn 
C. Trong mọi trường hợp F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2
D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2
Câu 29: Để xác định hành trình của một con tàu trên biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây?
A. Hướng đi của con tàu tại điểm đó.	B. Kinh độ của con tàu tại mọi điểm.
C. Vĩ độ của con tàu tại điểm đó.	D. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó.
Câu 30: Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều ?
A. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian.
B. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi .
C. Gia tốc của chuyển động không đổi .
D. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất đối với thời gian.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
made
cauhoi
dapan
263
1
A
263
2
B
263
3
A
263
4
D
263
5
C
263
6
C
263
7
B
263
8
A
263
9
D
263
10
A
263
11
B
263
12
A
263
13
D
263
14
C
263
15
B
263
16
B
263
17
C
263
18
C
263
19
D
263
20
D
263
21
B
263
22
D
263
23
A
263
24
B
263
25
C
263
26
D
263
27
C
263
28
A
263
29
A
263
30
A

Tài liệu đính kèm:

  • docDe mau HK I Hoa 101.doc