Luận văn Truyện ngắn Thạch Lam – truyện ngắn Pauxtốpxki: Sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật

Luận văn Truyện ngắn Thạch Lam – truyện ngắn Pauxtốpxki: Sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật

1. Lí do chọn đề tài

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra từ cuối thế kỉ XX, đồng đều ở mọi lĩnh vực, hầu như đã

xóa bỏ sự ngăn cách giữa các nước, làm cho các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau

hơn. Trong bối cảnh ấy, văn học so sánh ra đời nhằm khám phá mối liên hệ văn học giữa

các quốc gia, bổ sung quan trọng cho hướng nghiên cứu văn học dân tộc biệt lập từ trước

đến nay.

Quả thật, ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc trên thế giới là khác nhau, nhưng tư

duy, tình cảm, tâm lí, thẩm mĩ lại có nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu văn học Việt

Nam trong mối tương quan với văn học thế giới giúp chúng ta ý thức về vị thế, thân phận,

tư cách của văn học dân tộc mình trong cộng đồng nhân loại. Đó còn là con đường khám

phá bản sắc dân tộc.

Một điều không thể phủ nhận là mặc dù cách xa nhau hơn “nửa vòng trái đất” nhưng

Việt – Nga có quan hệ “thâm tình”, gắn bó. Văn hóa của hai nước phương Đông –

phương Tây này có nhiều điểm tương đồng. Hơn nữa, cả hai dân tộc đều có số phận lịch

sử thật lắm thăng trầm: từng chịu nhiều khổ đau, mất mát, từng trải qua nhiều cuộc chiến

tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền và cũng từng lập nên nhiều chiến thắng vẻ vang, ghi

dấu son chói lọi trong trang sử hào hùng của mỗi dân tộc. Vì thế mà mặc dù đến Việt

Nam muộn hơn văn học Trung Quốc và văn học Pháp, song văn học Nga vừa gặp đã trở

nên gắn bó, thân quen.

Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, Thạch Lam đóng góp ở

nhiều thể loại. Mặc dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, với một số lượng tác phẩm chưa đạt

đến mức “đồ sộ”, nhưng nhà văn đã sớm xác lập cho mình vị trí của một cây bút văn xuôi

có tầm vóc, một người viết truyện ngắn xuất sắc, không thể thay thế. Nhìn sang văn học

Nga, ta thấy có sự “hội ngộ bất ngờ” giữa Thạch Lam và Pauxtốpxki trong địa hạt văn

xuôi trữ tình, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Cả Thạch Lam và Pauxtốpxki đều nổi

tiếng với những truyện ngắn “không có chuyện”.

Tác phẩm của Pauxtốpxki được đón nhận một cách nồng nhiệt ở Việt Nam. Bình minh

mưa và Bông hồng vàng trở thành tập sách gối đầu giường của độc giả yêu văn học, nhất

là giới trẻ. Truyện ngắn của ông đã đi vào thơ của nhiều cây bút người Việt, những tâmhồn đã tìm thấy ở đây sự đồng cảm, chia sẻ, những rung động mãnh liệt, chẳng hạn Bằng

Việt, Thúy Toàn, Phạm Ngọc Lan Với bản thân người viết, những trang sách của

Pauxtốpxki luôn là “áng mây ngũ sắc ngủ trong đầu” 1, là người bạn trong hành trình

tuổi trẻ và cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho những vần thơ viết về tình yêu và cuộc

sống.

pdf 126 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Truyện ngắn Thạch Lam – truyện ngắn Pauxtốpxki: Sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH 
Trần Thị Thắm 
 TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN 
PAUXTỐPXKI: SỰ GẶP GỠ CỦA PHONG CÁCH 
NGHỆ THUẬT 
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC 
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam 
Mã số: 60 22 34 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
TS. PHẠM THỊ PHƯƠNG 
 Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 
LỜI CẢM ƠN 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Phương, 
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, 
thực hiện và hoàn thành bản luận văn này. 
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn 
Nam Phong, người đã dịch và cung cấp nhiều tư liệu quý giúp cho tôi 
có thể tìm hiểu vấn đề toàn diện hơn. 
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong tổ 
Văn học Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, phòng Quản lí sau 
đại học – trường Sư phạm TP. HCM, Ban giám hiệu nhà trường – 
trường Dự bị đại học TP. HCM, tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, 
giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học. 
TP. HCM, ngày 02 tháng 12 năm 2010 
 Trần Thị Thắm 
DẪN NHẬP 
1. Lí do chọn đề tài 
Quá trình toàn cầu hóa diễn ra từ cuối thế kỉ XX, đồng đều ở mọi lĩnh vực, hầu như đã 
xóa bỏ sự ngăn cách giữa các nước, làm cho các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau 
hơn. Trong bối cảnh ấy, văn học so sánh ra đời nhằm khám phá mối liên hệ văn học giữa 
các quốc gia, bổ sung quan trọng cho hướng nghiên cứu văn học dân tộc biệt lập từ trước 
đến nay. 
Quả thật, ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc trên thế giới là khác nhau, nhưng tư 
duy, tình cảm, tâm lí, thẩm mĩ lại có nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu văn học Việt 
Nam trong mối tương quan với văn học thế giới giúp chúng ta ý thức về vị thế, thân phận, 
tư cách của văn học dân tộc mình trong cộng đồng nhân loại. Đó còn là con đường khám 
phá bản sắc dân tộc. 
Một điều không thể phủ nhận là mặc dù cách xa nhau hơn “nửa vòng trái đất” nhưng 
Việt – Nga có quan hệ “thâm tình”, gắn bó. Văn hóa của hai nước phương Đông – 
phương Tây này có nhiều điểm tương đồng. Hơn nữa, cả hai dân tộc đều có số phận lịch 
sử thật lắm thăng trầm: từng chịu nhiều khổ đau, mất mát, từng trải qua nhiều cuộc chiến 
tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền và cũng từng lập nên nhiều chiến thắng vẻ vang, ghi 
dấu son chói lọi trong trang sử hào hùng của mỗi dân tộc. Vì thế mà mặc dù đến Việt 
Nam muộn hơn văn học Trung Quốc và văn học Pháp, song văn học Nga vừa gặp đã trở 
nên gắn bó, thân quen. 
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, Thạch Lam đóng góp ở 
nhiều thể loại. Mặc dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, với một số lượng tác phẩm chưa đạt 
đến mức “đồ sộ”, nhưng nhà văn đã sớm xác lập cho mình vị trí của một cây bút văn xuôi 
có tầm vóc, một người viết truyện ngắn xuất sắc, không thể thay thế. Nhìn sang văn học 
Nga, ta thấy có sự “hội ngộ bất ngờ” giữa Thạch Lam và Pauxtốpxki trong địa hạt văn 
xuôi trữ tình, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Cả Thạch Lam và Pauxtốpxki đều nổi 
tiếng với những truyện ngắn “không có chuyện”. 
Tác phẩm của Pauxtốpxki được đón nhận một cách nồng nhiệt ở Việt Nam. Bình minh 
mưa và Bông hồng vàng trở thành tập sách gối đầu giường của độc giả yêu văn học, nhất 
là giới trẻ. Truyện ngắn của ông đã đi vào thơ của nhiều cây bút người Việt, những tâm 
hồn đã tìm thấy ở đây sự đồng cảm, chia sẻ, những rung động mãnh liệt, chẳng hạn Bằng 
Việt, Thúy Toàn, Phạm Ngọc Lan Với bản thân người viết, những trang sách của 
Pauxtốpxki luôn là “áng mây ngũ sắc ngủ trong đầu” 1, là người bạn trong hành trình 
tuổi trẻ và cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho những vần thơ viết về tình yêu và cuộc 
sống. 
Trong cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp hôm nay, những truyện ngắn của Thạch Lam – 
Pauxtốpxki vẫn luôn là những món ăn tinh thần quý giá, là bến nước trong êm ả, an lành 
cho tâm hồn mỗi chúng ta tìm về neo đậu. 
Đặt truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Pauxtốpxki bên cạnh nhau trong thế đối 
sánh giúp ta có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về hai tác giả, đồng thời vẻ đẹp văn hóa của 
mỗi dân tộc cũng được phát hiện, tôn tạo thêm. 
Trên đây là những lí do chính thôi thúc chúng tôi lựa chọn “Truyện ngắn Thạch 
Lam – truyện ngắn Pauxtốpxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật” làm đề tài 
nghiên cứu cho bản luận văn này. 
2. Lịch sử vấn đề 
Thạch Lam và Pauxtốpxki lâu nay đã chiếm lĩnh được nhiều tình cảm của độc giả 
Việt Nam. Từ những năm 30 trở đi, xuất hiện với 3 tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), 
Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Thạch Lam được coi như một trong những cây bút 
truyện ngắn xuất sắc bậc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Từ thập niên 50, qua các 
bản dịch của Vũ Minh Thiều, Bửu Kế, Cẩm Tâm, Kim Ân, Mộng Quỳnh, Phan Hồng 
Giang, bạn đọc Việt Nam biết đến Pauxtốpxki như một tài năng đoản thiên tự sự, làm 
không ít người bất giác liên tưởng đến Thạch Lam. 
Một thực tế rằng ở Việt Nam, từ trước 1945 đến nay, các công trình, bài nghiên cứu về 
Thạch Lam khá đồ sộ. Khoảng mười năm trở lại đây, có nhiều công trình có quy mô, tầm cỡ 
nghiên cứu về đặc trưng truyện ngắn của Thạch Lam. Truyện ngắn của ông đã được khám 
phá từ mọi giác độ, mọi bình diện: tư tưởng, quan điểm của tác giả, nội dung phản ánh, nghệ 
thuật thể hiện, phong cách văn xuôi nghệ thuật Số lượng công trình, bài viết về 
Pauxtốpxki, so với Thạch Lam, “mỏng” hơn nhiều. Những vấn đề liên quan đến đặc trưng 
phong cách nghệ thuật Pauxtôpxki không phải là quá mới mẻ, ở những bài giới thiệu khái 
quát, hầu hết các dịch giả trên đều đề cập đến. Riêng việc nghiên cứu truyện ngắn Thạch 
1 Thơ Bằng Việt 
Lam trong thế đối sánh với truyện ngắn Pauxtốpxki thì vẫn còn bỏ ngỏ. Chúng tôi xem vấn 
đề này là một mảnh đất trống đầy hấp lực và thách thức trong việc tìm hiểu, khám phá nó. 
Vì tránh sự trùng lặp không cần thiết với công việc nhiều nhà nghiên cứu đã làm, ở 
đây chúng tôi xin phép không bàn đến những công trình nghiên cứu về truyện ngắn ở mỗi tác 
giả (Thạch Lam hoặc Pauxtốpxki) mà chỉ quan tâm đến các tài liệu trực tiếp đề cập đến đề 
tài. 
Phan Hồng Giang, một trong những dịch giả có đóng góp rất lớn với việc đưa tác 
phẩm của Pauxtốpxki đến với người đọc Việt Nam, trong bản dịch của tập tiểu luận Một 
mình với mùa thu, đã có những nhận xét rất xác đáng về Pauxtốpxki: “Có thể coi là một tấm 
gương cùng soi chung của tâm hồn hai dân tộc Nga – Việt. Ông đã là biểu hiện cụ thể cho 
cái đồng cảm, đồng điệu giữa tâm hồn hai dân tộc vốn có rất nhiều điểm chung trong số 
phận lịch sử hình thành và phát triển” (Chúng tôi nhấn mạnh) [64, tr. 325]. Bùi Việt Thắng 
trong cuốn Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại cho rằng: “Đọc văn 
Thạch Lam chúng ta thấy văn của ông tựa hẳn vào cảm giác mà sinh thành. Nhân vật của 
ông nhận biết hết thế giới xung quanh và giao hòa được với người khác cũng chủ yếu nhờ 
vào cảm giác. Đọc Thạch Lam ta nhớ tới A. Đôđê (Pháp), Pauxtốpxki (Nga), A. Môroa 
(Pháp) – những nhà văn có sức mạnh của trực giác trong văn” (Chúng tôi nhấn mạnh) [ 
80, tr. 187]. Đó là những nhận xét mang tính mở đường, gợi dẫn mà chúng tôi tiếp tục 
nghiên cứu trong bản luận văn. 
Tóm lại, chưa có một công trình nào đi vào nghiên cứu truyện ngắn Thạch Lam trong 
thế đối sánh với truyện ngắn của Pauxtốpxki. Tiếp thu, kế thừa những thành tựu của người đi 
trước, vừa nỗ lực tìm kiếm một hướng khám phá mới, chúng tôi chọn đề tài Truyện ngắn 
Thạch Lam – Truyện ngắn Pauxtốpxki: sự gặp gỡ về phong cách nghệ thuật với hi vọng 
bổ sung vào phần khiếm khuyết, góp thêm một tiếng nói khiêm nhường trong việc nghiên 
cứu truyện ngắn của hai tác giả này, tuy chắc chắn không thể toàn diện. 
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
Tiếp thu có chọn lọc thành quả nghiên cứu đã có, luận văn của chúng tôi nhằm tìm 
hiểu và xác lập những đặc trưng thẩm mĩ của kiểu truyện ngắn “không có truyện” ở Thạch 
Lam và Pauxtốpxki. Trên cơ sở đó, chúng tôi soi chiếu vào văn hóa của mỗi nước để thấy 
được đâu là “phần giao thoa” văn hóa giữa hai quốc gia, đâu là bản sắc dân tộc của mỗi 
nước. 
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyện ngắn của Thạch Lam và Pauxtốpxki. Từ 
những hiện tượng văn học gần gũi nhau, chúng tôi xác định đặc trưng thẩm mĩ của loại 
truyện ngắn làm nên phong cách của hai nhà văn. 
Về Thạch Lam, chúng tôi tìm hiểu và khảo sát 33 truyện ngắn của ông. Về 
Pauxtốpxki, chúng tôi lựa chọn những truyện ngắn tiêu biểu đã được dịch, chọn lọc trong các 
tập “Bông hồng vàng” và “Bình minh mưa”. Giữa các ấn phẩm của Thạch Lam và 
Pauxtốpxki, chúng tôi tin tưởng chọn hai cuốn: Thạch Lam – 33 truyện ngắn, Nxb. Văn học, 
2009 và cuốn Pauxtốpxki , Bông hồng vàng và Bình minh mưa (dịch giả Kim Ân và Mộng 
Quỳnh dịch), Nxb Văn học, 2003 làm tư liệu khảo sát chính. 
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 
Ý nghĩa khoa học: Bằng kết quả khảo sát, phân tích, người viết mong chỉ ra những 
nét đặc sắc trong phong cách truyện ngắn ở hai tác giả, đặc biệt nhấn mạnh những chỗ tương 
đồng và dị biệt, phần nào chỉ ra nguyên nhân và lí giải chúng. Luận văn cũng đặt ra một 
hướng đi mới mẻ trong việc tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Pauxtốpxki 
cũng như cung cấp một số kiến thức bổ ích về văn hóa của nước ta và nước bạn. 
Ý nghĩa thực tiễn: Thêm một tiếng nói khiêm nhường đưa truyện ngắn của hai nhà 
văn đến gần hơn với độc giả, góp phần vào việc tìm hiểu cũng như giảng dạy truyện ngắn 
Thạch Lam và truyện ngắn Pauxtốpxki trong trường phổ thông và đại học. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: 
– Phương pháp so sánh: đặt truyện ngắn của Thạch Lam và Pauxtốpxki trong cái 
nhìn tương quan để tìm ra những nét tương đồng, dị biệt. Vì không tìm thấy mối quan hệ trực 
tiếp giữa hai tác giả, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh loại hình, lí giải các 
tương đồng, dị biệt từ các hiểu biết về tiểu sử nhà văn cũng như đặc điểm xã hội, môi trường 
văn hóa mà nhà văn sống. Bên cạnh đó, chúng tôi đặt hai tác giả này trong mối quan hệ với 
một số nhà văn xuất hiện cùng thời hoặc trước và sau họ để thấy nét độc đáo trên cái nền 
chung của thời đại cũng như trong tiến trình lịch sử văn học. 
– Phương pháp thống kê, phân loại: dùng để thống kê các câu văn, các chi tiết nghệ 
thuật, biện pháp tu từ thể hiện rõ đặc trưng thẩm mĩ trong truyện ngắn Thạch Lam và 
Pauxtốpxki, sau đó hệ thống hóa, đặt chúng vào các nội dung chung phục vụ cho mục đích 
nghiên cứu. 
– Phương pháp phân tích – tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt trong luận văn nhằm 
kết hợp phân tích dẫn chứng với việc đưa ra những nhận định ở các chương, các phần. 
6. Cấu trúc của luận văn 
Luận văn gồm có 167 trang. Ngoài phần Dẫn nhập (8 trang), Kết luận (3 trang), Phụ 
lục (18 trang), Thư mục tham khảo (8 trang), phần nội dung chính của luận văn gồm 130 
trang, được triển khai trong ba chương: 
Chương 1: Thạch Lam – Pauxtốpxki: con người và quan niệm nghệ t ... n về phương Bắc được nhà văn viết vào những năm 30. Đó là 
những năm hình thành sáng tác của Pauxtốpxki, khi mà ông thoát khỏi việc viết những 
truyện ngắn “Mơ hồ và giả tạo” của thời kì đầu, khi mà những chuyện kì lạ mà ông gắn bó 
trong những năm 20 bắt đầu đè nặng nhà văn, kìm hãm những khả năng sáng tạo của ông. 
Phương Bắc không phải là giai đoạn dài nhưng là giai đoạn thú vị trong quá trình sáng 
tạo của nhà văn. Những ấn tượng mà nhà văn nhận được ở phương Bắc đã có một vai trò 
nhất định trong việc hình thành thế giới quan và nghệ thuật của nhà văn. 
Trong 15 năm cuối đời, Pauxtốpxki hoạt động tích cực như một nhà chính luận. Ông 
kêu gọi bảo vệ thiên nhiên khỏi những cuộc tàn phá dã man, ông bênh vực những người bị 
truy bức, bị theo dõi, bảo vệ tự do và tính độc lập của cá nhân, lên án bạo lực và sự tàn bạo, 
ủng hộ những nhà văn trẻ có tài. 
Sáng tác và lập trường có lương tâm mà Pauxtốpxki đã kiên trì đã làm cho ông có uy 
tín cao về đạo đức ở nước Nga và ở nước ngoài. Sách của Pauxtốpxki đã được dịch ra nhiều 
thứ tiếng trên thế giới và được phát hành trên khắp năm châu. 
 (Tiến sĩ Nguyễn Nam Phong dịch) 
2. Thạch Lam – Pauxtốpxki và những trang thơ 
 Thạch Lam và Pauxtốpxki – người đan dệt những sợi tơ cảm giác, nhà văn của thể loại 
truyện ngắn trữ tình với những trang văn mượt mà chất thơ. Cuộc đời, con người và những 
tác phẩm của hai nhà văn cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho những tâm hồn yêu thơ. Bản 
thân người viết cũng tìm thấy ở những truyện ngắn của Thạch Lam và Pauxtốpxki những 
điều thật gần gũi với điệu tâm hồn mình. 
1. HOÀI NIỆM 
 ĐINH HÙNG 
(Trích) 
Chiều mùa đông, 
Đốt ngọn lửa hồng, 
Ta đọc tập thơ sầu, cười với bóng 
Khói thuốc xanh bay về hư không. 
Trăng lên đầu phố vắng, 
Ồ bóng ta say ! 
Nhớ cố nhân tình sâu nặng, 
Cốc rượu ngọt uống cay nồng. 
* 
* * 
Bạn là người bạn chung tình, 
Đôi hồn lữ thứ 
Bốn phương lỡ gót đăng trình. 
Trời giăng sao tỏ, 
Bao mùa thu 
Cửa phòng ta để ngỏ ? 
Giấc mộng ta hững hờ ? 
Bạn với tôi xưa 
Đứng bên hồ 
Nằm chung mộng 
Ân ái cùng thơ. 
* 
* * 
Đêm hoa, cành nguyệt, 
Gió giăng xao động ngoài màn 
Bạn hát bài ca phóng đãng, 
Cười lên trăng xanh, tôi dạo đàn, 
Xuân đến giấc mơ đầy thiếu nữ, 
Ta nằm ta ngủ, 
Lệ đa tình chưa chan. 
Ôi thời gian ! Thời gian tình tự ! 
Mặc nỗi lòng người thở than 
Mộng cung tần 
Xoay nghiêng mặt gối. 
Ai cười ? Ai nói ? Ai xênh ca ? 
Lênh đênh nước biển trăng nhòa, 
Những vì sao lạ đã sa xuống gần. 
Trời buồn dáng điệu giai nhân... 
 2. BAO GIỜ LẠI GIÓ ĐẦU MÙA? 
 NGUYỄN VŨ TIỀM 
Trăm đường phố chọc trời xa khuất mấy 
Dễ quên sao ba mươi sáu phố phường 
Một thoáng gió đầu mùa sâu thẳm ấy 
Sợi tóc mềm trên ngưỡng cửa tha hương... 
3. NHỮNG NGÔI SAO MƯỜI TÁM 
 PHẠM NGỌC LAN 
 “Chưa bao giờ anh ước đâu em 
 Một ngôi nhà bão dừng sau cánh cửa.” 
 (Bằng Việt) 
Những vì sao sáng đến tận cùng đêm khi em mười tám tuổi 
Trang sách Pauxtốpxki giấu ánh mắt thật hiền 
Ngọn nến lung linh cạn mình để cháy 
Có thể nào là cuộc sống của em? 
Anh chúc gì cho em những ngày em mười tám tuổi 
Bản sonat quê hương mang khát vọng dâng triều 
Những bông tuyết tan dần trong lòng tay ấm nóng 
Hay bông hồng vàng... những mảy bụi tình yêu 
Cho em khóc cùng Đanhi niềm vui mười tám tuổi 
Lãng quả thông thêm giấc mộng êm đềm 
Cho em mở những lá thư phập phồng hy vọng 
Để trao đi một tấm lòng và nhận lại một trái tim 
Cuộc sống sẽ là gì từ trang sách của em? 
Nghe bàng hoàng ngày sóng xô biển động 
Nghe rừng thu xao xác lá muôn chiều 
Bao nỗi đau đi qua mới cháy thành hạnh phúc 
Trăm niềm thương lắng lại một niềm yêu. 
Anh có kết giùm em bông hồng từ gió bụi 
Mỗi nẻo em qua... vàng trong cát thầm thì 
Một thoáng ngậm ngùi len trong lòng hạnh phúc 
Để ta nhắc lại Pauxtốpxki 
Gửi lại Pauxtốpxki nỗi buồn mười tám tuổi 
Nhật ký tuổi thơ khép lại... Nhớ thương nhiều 
Lật trang sách từ một thời bão nổi 
Em soi cuộc đời minh trong đáy mắt tình yêu. 
Anh chúc gì cho em 
khi bầu trời 
tím đến tận cùng đêm. 
 4. LẠI NGHĨ VỀ PAUXTỐXKI 
 BẰNG VIỆT 
Đồi trung du phơ phất bóng thông già 
Rừng thông đứng. Hồn trong chiều lặng gió 
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ 
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu 
"Lẵng quả thông " trong suối nhạc nhiệm màu 
Hay "Chuyến xe đêm" thầm thì mê đắm 
Mùi cỏ dại trong cánh đồng xa thẳm 
Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa. 
– "Có thể ngày mai ta cũng sẽ đi qua 
Một cánh cửa nao lòng trong truyện "Tuyết"? 
Có tiếng chuông rung và con mèo "Áckhíp" 
Ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong..." 
Xa xôi sao!... Thời thơ ấu sau lưng 
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu! 
Cuộc đời không phải thế! 
Giọt nước trên tay không cùng mầu sóng bể 
Bể mặn mòi sôi sục biết bao nhiêu 
Khi em đến bên anh, trước biển cả dâng triều 
Ta thu hết xa khơi vào lòng ngực trẻ 
Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời 
Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt tới 
Dấu đen sầm khi đáy bóng đêm trôi 
Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng 
Nốt cao quá trong đời xao động quá! 
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả 
Lại ngọt ngào kì lạ lớn lao hơn. 
Anh đã đi qua bão lốc từng cơn 
Cây rụng lá trong chiều thanh thản nhất 
Anh qua cả màu không gian ngây ngất 
Một tiếng thầm trong nắng mới lao xao 
Em đến rồi đi như một giấc chiêm bao...! 
Còn bây giờ anh biết nói gì hơn 
Có thể, ngày mai thôi...Có thể.. 
"Hoa tóc tiên ơi! Sớm mai và tuổi trẻ" 
Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xót lòng thêm... 
Pauxtốpki là dĩ vãng trong em 
Thành dĩ vãng hai ta bây giờ anh ngoảnh lại 
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, 
Anh hiểu rằng không phải... 
Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời...! 
Đưa em đi.Tất cả thế xong rồi, 
Ta đã lớn. Và Pauxtốpxki đã chết ! 
...Anh vẫn khóc khi nghĩ về chuyện "Tuyết" 
Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em! 
5. THƠ TÌNH NGÀY BIỂN ĐỘNG 
BẰNG VIỆT 
Chưa bao giờ anh ước đâu em 
Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa 
Trời ơi! Buổi sớm quá chừng thơm 
Anh gặp lại hương sen, năm anh mười tám tuổi, 
Một ánh vui táo tợn của mùa hè, 
Khi những vệt ong hôn vào nhuỵ hoa cháy bừng như vệt lửa, 
Những trận lốc, những cơn mưa trước hồn anh bỏ ngỏ 
Và ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa 
Có thể nào anh ước đâu em? 
Rất nhiều chuyện qua rồi. 
Rất nhiều chuyện giống như quên 
Sau tuổi hai mươi, ngỡ không cần đến nữa: 
Chút xôn xao trong hàng cây nắng nhỏ, 
Giọt nước tròn rung rinh trong lá sen, 
Cả gợn sóng mơ hồ trong ánh mắt riêng em, 
Màu trời xám mênh mông ngày động biển, 
Cánh bướm mai hồng, cơn mưa chiều tím, 
Một cửa sổ lặng thầm chi chút những sao rơi 
Hạnh phúc ta cần, thực cũng giản đơn thôi 
Như chỉ ở trước ta trên một tầm tay với, 
Ngỡ rảo bước là sớm chiều đã tới 
Suốt cuộc đời, sao vẫn giục mình đi? 
Em có thể là gì sau trang sách Pauxtốpxki 
Là một ánh bình minh xanh mờ không thể tắt? 
Hay hương mát rừng thông cao ẩm ướt? 
Một bóng mây khắc khoải cả mùa hè? 
Anh không biết dãy phố ta đi hôm ấy gọi là gì? 
Không biết lá cây trên đầu sao buổi chiều phát sáng? 
Giọt nước mắt long lanh giữa tình yêu, tình bạn, 
Những kỷ niệm nơi này xáo trộn với nơi kia 
Anh và em (chỉ thế thôi). 
Và không có Pauxtốpxki 
“Ta đã lớn. Mà Pauxtốpxki đã chết!” 
Chỉ còn lại cuối cùng những cảm thông da diết 
Của tất cả những gì vừa có lại vừa không 
Tất cả có thế thôi! 
Em – Màu trong suốt của trời xanh trên phố thợ, 
Chỗ mặn nhất của đầu bọt sóng tự khơi xa, 
Lại cũng là vết thương của anh, tuổi thơ của anh, nơi ẩn kín của hồn anh 
bão tố, 
Lá cỏ bồng gió ru trên bãi cát khô cằn, 
Đốm lửa nhỏ bất ngờ trong một đêm ngủ rừng, 
hai bàn tay lạnh cóng, 
Hay màu ngói đỏ đầu tiên, 
sau cả cuộc chiến tranh dài! 
Em thao thức trong anh lòng yêu lớn – Con Người! 
Yêu những thứ bị tàn phá đi, bây giờ cần dựng lại 
Yêu một cái cây tự lúc phải gây mầm cho đến khi ra trái, 
Yêu cái đẹp của cuộc đời, để buộc nó sản sinh thêm 
Chưa bao giờ anh ước đâu em 
Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa! 
6. HOÀI NIỆM NƯỚC NGA 
 (Cho Matx 1) 
 TRẦN THỊ THẮM 
“Anh và em (chỉ thế thôi). 
Và không có Pauxtốpxki 
“Ta đã lớn. Mà Pauxtốpxki đã chết!” 
Chỉ còn lại cuối cùng những cảm thông da diết 
Của tất cả những gì vừa có lại vừa không” 
 (Bằng Việt) 
Những trang sách bên em từ thủa bé 
Như con thuyền chở ước mộng tuổi thơ 
Mãi trong em một nước Nga huyền thọai 
Xa xôi sao, xanh ngát một khoảng trời 
Mùa xuân đến dạo bản nhạc không lời 
Đường bạch dương thênh thang tràn nắng ấm 
Thảo nguyên xanh và con đường xa thẳm 
Một cánh đồng rực rỡ ngát hương hoa 
Thật diệu kì khi đàn sếu bay qua 
Mang sắc đỏ rải xuống nghìn mắt lá 
Thu quyến rũ dịu dàng đến kì lạ 
Cả không gian miên man nét thu vàng 
Em mơ về rừng thông mỗi chiều sang 
Cái rét ngọt giữa mùa đông tuyết trắng 
Cỗ xe ngựa trôi về miền xa vắng 
Ánh sao xanh trên nóc mỗi ngôi nhà 
Cho em khóc cùng cô bé Đa–nhi 
Niềm vui sướng vỡ òa tuổi mười tám 
Pauxtốpki giấu tình thương sâu thẳm 
Trái tim Người ấm áp mỗi trang văn 
Hạnh phúc gần sao quá đỗi khó khăn 
Bông hồng vàng kết từ nghìn tim vỡ 
Trong bình yên lòng dâng lên nỗi sợ 
Cả niềm tin cũng có lúc mong manh 
Anh kể em nghe về một nước Nga 
Của riêng anh. Của một thời trai trẻ 
1 Chúng tôi thường gọi Mátxcơva bằng cái tên thân mật là Matx 
Rất đời thường mà bao điều mới mẻ 
Chín năm rồi thành máu thịt trong anh 
Giảng đường xa rộn rã bước chân 
Bao mùa dài lòng cồn cào cơn đói 
Bóng quê nhà chìm vào sương khói 
Những chiếc lá mang khuôn mặt người say 
Không giản đơn những phép cộng nồng, cay 
Hạnh phúc còn rộng dài hơn thế 
Triết lí đời rồi chìm vào dâu bể 
Điều giản dị sẽ ở lại bên anh 
Vẫn trong anh tình yêu – Matx nguyên lành 
Dẫu bão thổi bốn bề miền đất hứa 
Bao khát vọng tuổi xanh thành điểm tựa 
Đã đẩy lùi những cay cực ngày qua 
Anh để lại gì cho Matxcơva? 
Mùa lá rụng khẽ chạm vào nỗi nhớ 
Bông tuyết tan trong lòng tay nóng bỏng 
Phải anh về Matx lạnh hơn không?! 
Từ bao giờ em nhớ những mùa đông 
Dẫu bên em đang giữa mùa nắng ấm 
Và thương cả cô gái Nga mắt biếc 
Tha thiết trong anh một mối duyên đầu 
Mãi trong em trong trẻo một tình yêu 
Lật trang sách về nước Nga –xứ tuyết 
Còn anh sẽ nói Matx lời từ biệt 
Nhưng trong lòng nào có dễ nguôi quên. 
 VN, Tp.HCM, cuối tháng 10/2008. 
7. CHIỀU MƯA 
(Nhân đọc truyện ngắn Tình xưa của Thạch Lam) 
TRẦN THỊ THẮM 
Ngày anh trở lại – một chiều mưa 
Con đường xưa hàng cây run rẩy 
Quán cóc trầm tư tiếng cười ấy 
Kỷ niệm gọi về hơi ấm bàn tay 
Trắng xóa trời thành phố mưa bay 
Những luồng xe trôi đi vội vã 
Lướt qua nhau dòng người xa lạ 
Còn mình anh với biển hoàng hôn 
Sóng nghĩ gì mà lặng lẽ hơn 
Gió trở mình hàng dương xào xạc 
Nghe đâu đây vọng về tiếng hát 
Bản tình ca sôi nổi đầu tiên 
Nghe xa xôi từng bước chân quen 
Ánh mắt ai buổi đầu hò hẹn 
Phía trời xa cánh chim lẻ bạn 
Trong tiếng kêu thảng thốt giật mình 
( Trích 
tre/105185/Thanh-pho-khong-mua-dong.html) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_truyen_ngan_thach_lam_truyen_ngan_pauxtopxki_su_gap.pdf