I. Phần Văn học:
- Truyện kí Việt Nam: 1. Tôi đi học. 2. Trong lòng mẹ. 3. Tức nước vỡ bờ. 4. Lão Hạc
- Văn học nước ngoài: 5. Cô bé bán diêm. 6. Đánh nhau với cối xay gió. 7. Chiếc lá cuối cùng.
- Văn bản nhật dụng: 9. Ôn dịch, thuốc lá. 10. Bài toán dân số.
- Thơ trữ tình: 11. Đập đá ở Côn Lôn.
* Yêu cầu:
- Thuộc thơ, nắm nội dung tác phẩm truyện.
- Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản.
ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 – HỌC KÌ I A. NỘI DUNG I. Phần Văn học: - Truyện kí Việt Nam: 1. Tôi đi học. 2. Trong lòng mẹ. 3. Tức nước vỡ bờ. 4. Lão Hạc - Văn học nước ngoài: 5. Cô bé bán diêm. 6. Đánh nhau với cối xay gió. 7. Chiếc lá cuối cùng. - Văn bản nhật dụng: 9. Ôn dịch, thuốc lá. 10. Bài toán dân số. - Thơ trữ tình: 11. Đập đá ở Côn Lôn. * Yêu cầu: - Thuộc thơ, nắm nội dung tác phẩm truyện. - Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản. Cụ thể nội dung: Các văn bản: Tôi đi học; Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ; Lão Hạc. - Yêu cầu: a. Tác giả, Thể loại, phương thức biểu đạt, nghệ thuật và nội dung chính. b. Chú ý phân tích: + Tôi đi học: Tâm trạng của “Tôi” theo trình tự thời gian. Tác dụng của hình ảnh so sánh. + Trong lòng mẹ: Hiểu gì về nhân vật bà cô; tình yêu thương mẹ của bé Hồng? Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. + Tức nước vỡ bờ: Tính cách nhân vật Cai lệ; phẩm chất của chị Dậu? + Lão Hạc: Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng? Nguyên nhân ý nghĩa cái chết Lão Hạc? Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với Lão Hạc? Các văn bản : Cô bé bán diêm; Đánh nhau với cối xay gió; Chiếc lá cuối cùng . - Yêu cầu: a. Tác giả , Thể loại , Phương thức biểu đạt , Nghệ thuật và nội dung chính . b. Chú ý phân tích : + Cô bé bán diêm: Hình ảnh em bé trong đêm giao thừa? Thực tế và mộng tưởng; một cảnh thương tâm; thông điệp của tác giả? + Đánh nhau với cối xay gió: Hình ảnh 2 nhân vật đối lập? Ýù nghĩa cặp nhân vật tương phản; thông điệp của tác giả ? + Chiếc lá cuối cùng: Kiệt tác của Bơ-men? Tình thương yêu của Xiu? Diễn biến tâm trạng của Giôn – xi? Thông điệp của tác giả? Các bài thơ : Đập đá ở Côn Lôn. - Yêu cầu: a. Tác giả; hoàn cảnh sáng tác; thể thơ ? b. Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật . II. Phần Tiếng Việt: 1. Từ vựng: a. Trường từ vựng. b. Từ tượng hình, từ tượng thanh. c. Trợ từ và thán từ. d. Tình thái từ. 2. Biện pháp tu từ: a. Nói quá. b. Nói giảm, nói tránh. 3. Ngữ pháp: Câu ghép (Đặc điểm, cách nối, quan hệ ý nghĩa giữa các vế), dấu câu. Cụ thể nội dung: a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: - Từ ngữ có nghĩa rộng. - Từ ngữ có nghĩa hẹp. - Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp. b. Trường từ vựng: - Thế nào là trường từ vựng? - Bốn lưu ý về trường từ vựng . c. Từ tượng hình, từ tượng thanh: - Thế nào là từ tượng hình? Thế nào là từ tượng thanh? - Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh? d. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội: - Thế nào là từ ngữ địa phương? Thế nào là biệt ngữ xã hội? - Cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? e. Trợ từ và thán từ: - Trợ từ là gì? Ví dụ? Cần phân biệt trợ từ với các từ loại khác? - Thán từ là gì? Vị trí của thán từ ?Gồm mấy loại chính? f. Tình thái từ: - Chức năng của tình thái từ? Từ thái từ gồm mấy loại? - Cần phân biệt tình thái từ với các từ loại khác? - Cách sử dụng tình thái từ? g. Nói quá: - Nói quá và tác dụng của nói quá? - So sánh nói quá với nói khoác? Ví dụ minh hoạ? i. Nói giảm, nói tránh : - Thế nào là nói giảm, nói tránh? - Nêu tác dụng của nói giảm, nói tránh? k. Câu ghép: - Đặc điểm của câu ghép ? - Cách nối các vế câu? - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép? l. Dấu câu: - Dấu ngoặc đơn. - Dấu hai chấm. - Dấu ngoặc kép. * Lưu ý : Xem lại tất cả các bài tập ở SGK. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: 1. Lí thuyết: a. Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm: * Lưu ý : Yếu tố tự sự vẫn là cốt lõi, yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ giúp cho kể chuyện thêm sinh động và sâu sắc hơn. * Dàn ý : Gồm 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống. - Thân bài :+ Kể diễn biến câu chuyện theo trình tự. + Kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ. b. Văn thuyết minh: * Lưu ý: + Hiểu thế nào là văn bản thuyết minh? Tri thức trong văn bản thuyết minh? + Phương pháp thuyết minh? * Dàn ý : Gồm 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh ? - Thân bài: Trình bày đặc điểm, cấu tạo, lợi ích , của đối tượng thuyết minh. - Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. 2. Thực hành (gợi ý): Đề 1: Nếu là người chứng kiến câu chuyện về “ Cô bé bán diêm “ (theo truyện ngắn “Cô bé bán diêm” của An- đec- xen ) thì em sẽ ghi lại câu chuyện ấy như thế nào? Đề 2: Thuyết minh về kính đeo mắt . Đề 3: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ buồn . Gợi ý: Đề 1: Nếu là người chứng kiến cảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa (theo truyện “cô bé bán diêm” của A n-đéc-xen) thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào ? Dàn ý gợi ý: I. Mở bài : Em chứng kiến cảnh cô bé bán diêm trong hoàn cảnh nào? - Em là cậu bé đánh giày trên đường phố hoặc một cô bé trên ban công một ngôi nhà nhìn xuống đường phố, - Đêm giao thừa lạnh giá, mọi người vội vã về nhà đón tết. II. Thân bài: 1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm: + Kể: Mẹ mất, nhà nghèo, bố thường mắng nhiếc, đánh đập, nơi ở của cô bé. Người yêu thương cô bé nhất là bà nội cũng qua đời. (Em là người cùng cảnh ngộ hoặc là gần nhà nên biết). + Tả : - Dáng vẻ của cô bé bán diêm trên đường phố trong đêm giao thừa đó. - Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn, sực nức mùi ngỗng quay. - Cô bé nép trong một góc tường. + Cảm xúc của em (HS): thương xót, muốn an ủi, chia sẻ cái lạnh lẽo, cô đơn của cô bé bán diêm. 2. Cô bé quẹt diêm và ước mơ: + Kể: Sự việc em bé lần lượt quẹt từng que diêm qua 5 lần. + Tả: Ánh sáng ngọn lửa và nét mặt của em bé bán diêm qua từng giấc mơ, hình dung và tưởng tượng ra những suy nghĩ và những hình ảnh mà cô bé nhìn thấy sau mỗi lần quẹt que diêm. - Lần 1: Ngọn lửa xanh lam, trắng ra, rực hồng, sáng chói. Cô bé hơ đôi tay tưởng như đang ngồi trước lò sưởi. Khi cô bé duỗi chân thì lửa tắt, lò sưởi biến mất, cô bé bần thần nghĩ về nhà cha mắng . - Lần 2: Diêm cháy sáng rực lên, bàn ăn đã dọn, khăn trắng tinh. Bát đĩa quý giá có ngỗng quay, diêm tắt bức tường dày đặc và lạnh lẽo. - Lần 3: Hiện ra cây thông Nô en, hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh, diêm tắt biến thành ngôi sao trên trời, nhớ đến lời bà nói, nghĩ đến cái chết. - Lần 4: Ánh sáng xanh toả ra, bà cô bé đang mỉm cười, cô bé sung sướng trò chuyện. Diêm tắt, ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt của cô bé cũng biến mất. - Lần 5: Cô bé quẹt tất cả những que diêm còn lại. Diêm nối sáng, bà nắm tay cô bé bay về trời . + Cảm xúc, biểu cảm: Tình cảm của em khi chứng kiến tất cả các cảnh trên (vui mừng khi nhìn thấy nét mặt sung sướng của cô bé. Ngậm ngùi, đau buồn khi nhìn thấy cô bé thẫn thờ. Thương cảm khi thấy mình không thể làm gì cho cô bé. Giận mọi người quá thờ ơ, lạnh lùng. Ước mơ có được phép màu để đem lại hạnh phúc cho cô bé ) III. Kết bài : - Sáng hôm sau, nhìn thấy cô bé chết nhưng đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười. - Cảm nghĩ (buồn, thương cảm cho những số phận nghèo khổ), mong ước cô bé cũng như những cảnh đời khác trong cuộc sống được hạnh phúc. Đề 2: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ buồn. Gợi ý: Mở bài : - Dẫn dắt vào sự việc sẽ kể. - Giới thiệu sự việc sai trái. Thân bài a. Giới thiệu sự việc, nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. b. Diễn biến sự việc chính: - Lúc đầu - Diễn biến - Hậu quả . c. Tâm trạng, suy nghĩ của em sau khi mắc lỗi. Kết bài :- Rút ra bài học cho bản thân. - Suy ngẫm về hiện tại, tương lai. Đề 3: Thuyết minh về kính đeo mắt. I. Xác định yêu cầu: - Thể loại: Văn thuyết minh. - Nội dung: Giới thiệu về kính đeo mắt. II. Gợi ý: 1. Mở bài: Nêu một định nghĩa về kính đeo mắt. (Kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc, hữu ích và rất cần thiết trong đời sống con người, đối với mọi giới, mọi lứa tuổi). 2. Thân bài : Lần lượt thuyết minh về cấu tạo, công dụng của kính đeo mắt . a. Giới thiệu về cấu tạo và hình dáng của kính đeo mắt: * Kính đeo mắt gồm hai bộ phận chính: + Tròng kính: - Hình dáng: Đa dạng, phổ biến nhất là hình ovan, tròn, chữ nhật. - Chất liệu: Làm bằng thuỷ tinh, nhựa cao cấp, - Màu sắc : Trắng trong suốt hoặc nhựa màu (gam màu tối đen, xám, nâu: giúp ngăn tia tử ngoại vào mắt) + Gọng kính: - Làm từ những thanh kim loại, có khi được bọc nhựa, mạ vàng, sơn nhiều màu: tăng vẻ thẩm mỹ. - Gọng có móc để người đeo móc vào tai, tránh rơi kính. * Giữa hai tròng kính còn có giá (chốt) đỡ, giúp kính bám vào sóng mũi một cách chắc chắn, kính được giữ trong hộp, vỏ da để tránh trầy xước b. Các loại kính và công dụng: * Kính đeo để chữa các bệnh về mắt: - Kính cận: Tròng kính là một thấu kính phân kì. - Kính viễn: Tròng kính là một thấu kính hội tụ. - Kính loạn: - Ba loại kính trên giúp nhìn rõ vật, bảo vệ mắt đối với những người có bệnh về mắt. * Kính mát: - Loại này được sử dụng rộng rãi cho mọi người, mọi lứa tuổi. - Giúp ngăn bụi vào mắt, chống tia tử ngoại có hại cho mắt, có khi được sử dụng như một vật trang sức, làm đẹp cho khuôn mặt. - Hình dáng, màu sắc đa dạng phù hợp với sở thích từng người. c. Cách sử dụng và bảo quản kính: - Đeo kính khi ra đường, đọc sách báo (người già, người có bệnh về mắt ) - Người có bệnh về mắt phải chọn kính đeo phù hợp. - Bảo quản kính trong vỏ bọc, không để ngửa kính để tránh trầy xước, lau chùi mắt kính để tránh bụi. 3. Kết bài : Suy nghĩ, tình cảm về kính đeo mắt. (Là vật tuy nhỏ bé nhưng không thể thiếu trong đời sống).
Tài liệu đính kèm: