Phân tích 2 đoạn Bình Ngô đại cáo

Phân tích 2 đoạn Bình Ngô đại cáo

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu Ức Trai, quê Hải Dương sau dời về Hà Tây. Ông có một cuộc đởi đầy trắc trở với nỗi oan Lệ Chi Viên. Ông là một bậc vĩ đại, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại cho nhân loại một lượng lớn tác phẩm kiệt xuất chữ Hán và chữ Nôm. Một trong số đó là bài “Bình Ngô đại cáo” (việc dẹp yên giặc Minh). Bài cáo này ra đời vào đầu năm Đinh Mùi, cuối năm 1427 – đầu năm 1428. Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” đã đề cao nhiều tư tưởng lớn lao của dân tộc là nhân nghĩa, yêu nước, yêu độc lập, yêu hòa bình.

 Mở đầu bài cáo, tác giả đã nói lên luận đề chính nghĩa với tư tưởng “nhân nghĩa” là chủ đạo, là mục tiêu chiến đấu cao cả và thiêng liêng của nghĩa quân Lam Sơn:

 “Từng nghe

 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

 [ ] Chứng cớ còn ghi.”

 

docx 3 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 17596Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích 2 đoạn Bình Ngô đại cáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm (Phân tích 2 đoạn BNĐC)
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu Ức Trai, quê Hải Dương sau dời về Hà Tây. Ông có một cuộc đởi đầy trắc trở với nỗi oan Lệ Chi Viên. Ông là một bậc vĩ đại, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại cho nhân loại một lượng lớn tác phẩm kiệt xuất chữ Hán và chữ Nôm. Một trong số đó là bài “Bình Ngô đại cáo” (việc dẹp yên giặc Minh). Bài cáo này ra đời vào đầu năm Đinh Mùi, cuối năm 1427 – đầu năm 1428. Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” đã đề cao nhiều tư tưởng lớn lao của dân tộc là nhân nghĩa, yêu nước, yêu độc lập, yêu hòa bình.
	Mở đầu bài cáo, tác giả đã nói lên luận đề chính nghĩa với tư tưởng “nhân nghĩa” là chủ đạo, là mục tiêu chiến đấu cao cả và thiêng liêng của nghĩa quân Lam Sơn:
	“Từng nghe
	 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
	 [] Chứng cớ còn ghi.”
 Tư tưởng “nhân nghĩa” đã được Nguyễn Trải thể hiện qua phần đầu của “Bình Ngô đại cáo”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” – “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. “Nhân nghĩa” bắt nguồn từ Nho giáo của Khổng Tử. Nhân tức là thương yêu người, tôn trọng người; nghĩa là làm theo lẽ phải. Nhưng với Nguyễn Trãi, ông cũng “nhân nghĩa” nhưng “nhân nghĩa” tức là “yên dân trừ bạo”. “Yên dân trừ bạo” là làm cho nhân dân có thể sống yên ổn, ấm no, hạnh phúc trong đất nước độc lập hòa bình, đồng thời cũng diệt giặc, chống ngoại xâm, cứu dân cứu nước. Với ông, “nhân nghĩa” gắn liền với việc chống giặc ngoại xâm – kháng chiến Lam Sơn là thực hiện “nhân nghĩa”. Đồng thời, luận đề chính nghĩa của Nguyễn Trãi có cả sự nhân đạo và việc trị nước. “Nhân nghĩa” của ông là lấy lợi ích, lí tưởng của dân làm gốc. Trong thơ văn của ông, đã không ít lần nhắc đến điều đó:
	“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
	 Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
	(Cảnh ngày hè)
 Đoạn tiếp theo cũng là nội dung được nhấn mạnh của bài cáo, là chân lí độc lập của Đại Việt ta. Nền độc lập đã được Nguyễn Trãi liệt kê ra:
	“Như nước Đại Việt ta từ trước, 
	 [] Song hào kiệt đời nào cũng có.”
 Nền độc lập đã được Nguyễn Trãi liệt kê ra với năm yếu tố. Thứ nhất là tên nước Đại Việt: “Như nước Đại Việt ta từ trước”. Thứ hai là nền văn hiến lâu đời – mỗi quốc gia, dân tộc đều phải có nền văn hiến riêng từ văn hóa, lịch sử, xã hội như để khẳng định nền văn hiến đã có từ lâu, không phải ai cũng có: “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Thứ ba là cương giới lãnh thổ riêng – là núi, sông, biển được phân định rõ ràng: “Núi sông bờ cõi đã chia”. Thứ tư là phong tục tập quán riêng: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Ở đây đã nhấn mạnh rất rõ ràng và cụ thể về Trung Quốc (phương Bắc) và Đại Việt (phương Nam) không thể nhầm lẫn. Thứ năm là lịch sử riêng: “Từ Triệu, Đinh, [] Song hào kiệt đời nào cũng có”. Qua năm yếu tố, tác giả đã gần như khái quát toàn diện về nền độc lập. “Bình Ngô đại cáo” được ví như bản Tuyên ngôn độc lập lần 2. 
 So với “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt chỉ nói lên được chủ quyền và lãnh thổ (thiên thư – sách trời): “Nam quốc sơn hà Nam đế cư [] Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. Với giọng văn trang nghiêm, đĩnh đạc và cách dùng từ: “từ trước”, “đã chia”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “cũng khác” đã khẳng định tính chất hiển nhiên, vốn có của một nước độc lập chủ quyền, như một lời tuyên ngôn độc lập. Phần còn lại là chứng cớ khẳng định nền độc lập với cuộc chiến phương Bắc với chúng ta, là lịch sử minh chứng rõ ràng nhất: “Vậy nên: - Lưu Cung [] Chứng cớ còn ghi”.
 Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một bài “Bình Ngô đại cáo” là thể văn biền ngẫu được Nguyễn Trãi viết rất tài tình như câu: “Từ Triệu [] xưng đế một phương”. Bốn triều đại mạnh nhất của ta và của Trung Hoa đã chứng tỏ ta ngang hàng với Trung Hoa. Qua ý tứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ và nghệ thuật so sánh đầy thuyết phục đã thể hiện rõ ràng Trung Quốc chẳng là gì so với ta.
 Đoạn mở đầu đã nêu rõ hai nội dung chính với tư tưởng nhân nghĩa “yên dân trừ bạo” và nền độc lập của dân Đại Việt. Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí của dân ta và tôn cao qua phép so sánh và giọng điệu đầy tự hào cùng với chứng cớ oanh liệt. Không có một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt thì cũng không có một sự so sánh như vậy. 
	Nếu như đoạn một nêu lên luận đề chính nghĩa thì đoạn hai là bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân Minh xâm lược. Ức Trai đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ đổ nát, giặc Minh thừa cơ xâm lược:
	“Vừa rồi:
	 Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,	
	 [] Ai bảo thần nhân chịu được?” 
 Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh huy động lực lượng xâm lược nước ta và mang sắc vào dụ vua Chăm – pa phối hợp tiến công từ phía Nam. Sau 10 năm kháng chiến gian khổ và quyết liệt, dưới lá cờ khởi nghĩa của Lê Lợi, nhân dân ta đã đánh đuổi quân Minh khỏi lãnh thổ đất nước. Từ “nhân, thừa cơ” giả nhân giả nghĩa, mượn gió bẻ măng của giặc Minh. Lịch sử đã ghi lại tội ác đáng ghê tởm của giặc Minh từ chính sách và biện pháp và một lần nữa, “Bình Ngô đại cáo” tố cáo mạnh mẽ tôi ác của chúng (bọn giặc Minh và “gian tà bán nước cầu vinh”). Tác giả đã khẳng định đó là tội ác: “Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế, Gây binh kết oán trải hai mươn năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.”. Nguyễn Trãi cũng đã liệt kê ra hành động dã man của chúng. Âm mưu càng gian xảo bao nhiêu thì chính sách càng thâm độc bấy nhiêu. Hai câu:
	“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
	 Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
 Đây là hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát hóa bản cáo trạng, lởi buộc tội. Vốn không có nhiều nhà văn – nhà thơ đưa hình ảnh “dân đen” vào văn thơ. Dân đen là kiếp người nhỏ bé nhất của xã hội nay là nạn nhân của tội ác mà quân giặc mà quân giặc gieo rắc trên bờ cõi sống còn của dân tộc. Nếu không có một tấm long rộng mở, tinh thần nhân đạo thì làm sao có thể viết câu văn mang đậm tính nhân văn như thế. Đồng thời, “nướng” và “vùi” là hai động từ mạnh cùng với “ngọn lửa hung tàn” và “hầm tai vạ” đã tố cáo hành động diệt chủng, tàn sát dã man, bất kể già trẻ. Có thể nói, hai câu văn được viết ra bằng máu và nước mắt của vị anh hùng dân tộc, “hào kiệt” một lòng vì dân vì nước. Vơ vét sản vật, tiệu diệt con người, bóc lột  mà không có giấy bút nào tả xiết. Tội ác thuế khóa nặng nề “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.”; tội ác bóc lột tài sản, sức lực – vơ vét sản vật: “Người bị ép [] nơi nơi cạm đặt” với tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng. Chúng còn dã man tới mức hủy hoại môi trường sống: “Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ” và phá hoại cuộc sống: “Nay xây nhà [] Tan tác cả nghề canh cửi” khiến dân phải bỏ cả nghề mưu sinh. Ông đã đứng trên lập trường nhân văn, đứng về quyền sống của con người. Nguyễn Trãi tố cáo chủ trương cai trị thâm độc, phản nhân đạo và tội ác tày trời của giặc.
 Hậu quả mà bọn chúng để lại thật tàn khốc: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái nheo nhóc, muôn loài bị tuyệt diệt, nhân dân khổ cực. Còn bọn quân Minh thì “thằng há miệng, đứa he rang, máu mỡ bấy no nê chưa chán”. Bọn chúng như loài quỷ khát máu người, chỉ nhăm nhe xé nhân dân ta đến tận xương tủy. Nhân dân ta trong tình cảnh khốn cùng, tính mạng bị đe dọa bởi “cá mập, thường luồng, rừng sâu, nước độc”, môi trường sống bị hủy diệt, thuế khóa nặng nề đến mức bi đát cùng cực không còn con đường sống. Nguyễn Trãi đã chọn cái vô cùng: “trúc Nam Sơn, nước Đông Hải” để so sánh với tội ác tày trời. Cuối cùng, Ức Trai đã kết án bằng hai câu đanh thép:
	“Lẽ nào trời đất dung tha.
	 Ai bảo thần nhân chịu được?”
 Tội ác của giặc Minh đã vượt qua giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến “trời đất” và “thần nhân” không thể tha thứ. 
 Đoạn văn này là bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh suốt 20 năm trên mảnh đất Đại Việt. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật viết cáo trạng: liệt kê có chọn lọc, giọng văn hợp cảm xúc. Lúc đầu thì căm phẫn, tức giận thấu xương lũ tàn bạo xâm lược, lúc thì thể hiện sự xót xa, đau đớn của nhân dân ta, lúc thì thống thiết và đanh thép để kết án. Ức Trai cũng đã đan xen, kết hợp hai hình ảnh khái quát và cụ thể làm tăng tính tuyết phục và đạt được mức cô đọng, hàm súc. 
 (ĐĐG) Chỉ với 43 dòng văn cáo trạng “Bình Ngô đại cáo” đã làm sáng tỏ hai luận điểm chính: luận đề chính nghĩa và vạch rõ tội ác của kẻ thù. Bài cáo đã sử dụng hình ảnh vừa khái quá vừa cụ thể, câu văn biền ngẫu, nghệ thuật so sánh, động từ mạnh, giọng văn thay đổ, ý tứ chặt chẽ  làm hiện rõ bộ mặt bất nhân của giặc Minh. Bên cạnh đó, giọng văn liên tục thay đổi đã thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân, tấm lòng nhân đạo vô bờ bến của Ức Trai.
	“Bình Ngô đại cáo” là một áng văn chính luận bất hủ, là một “thiên cổ hùng văn” đạt đến đỉnh cao về tư tưởng, nghệ thuật về nền văn hiến độc lập của Đại Việt thế kỉ XV. Ông đã khẳng định về tư tưởng nhân nghĩa “yên dân trừ bạo” và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Đồng thời, Nguyễn Trãi vạch bộ mặt âm mưu xâm lược “phù Trần diệt Hồ” giả nhân giả nghĩa và tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh gây ra cho toàn thể dân tộc Đại Việt. “Bình ngô đại cáo” xứng đáng là một “thiên cổ hùng văn” xuất sắc nhất trong nền văn học trung đại. 
(Tác giả: Phạm Hoàng Minh)

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_19_Dai_cao_binh_Ngo_Binh_Ngo_dai_cao.docx