Tài liệu Chuyên đề Hóa học Lớp 10 - Chuyên đề: Oxi và sự sống - Năm học 2018-2019

Tài liệu Chuyên đề Hóa học Lớp 10 - Chuyên đề: Oxi và sự sống - Năm học 2018-2019

I. Cấu tạo phân tử

- Nguyên tử oxi có cấu hình electron 1s22s22p4, có 2 electron độc thân lớp ngoài cùng.

- Hai nguyên tử oxi liên kết cộng hóa trị không cực tạo thành phân tử O2.

- Công thức cấu tạo O=O

II. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của Oxi

1. Tính chất vật lí

- Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí (d=32/29).

- Dưới áp suất khí quyển, oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC.

- Khí oxi tan ít trong nước (100ml nước ở 20oC và 1 atm hoàn tan được 3,1ml nước khí oxi. Độ tan S=0.0043g/100g H2O).

2. Trạng thái tự nhiên

- Oxi trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp.

 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2

III.Tính chất hóa học của oxi

- Oxi có độ âm điện lớn (3,44); chỉ đứng sau Flo (3,98)

- Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh

- Trong các hợp chất, nguyên tố oxi có số oxi hóa là -2

 

docx 24 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Chuyên đề Hóa học Lớp 10 - Chuyên đề: Oxi và sự sống - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Chuyên THỦ KHOA NGHĨA
Năm học: 2018 - 2019
˜&™
Chuyên đề Hóa Học
OXI VÀ SỰ SỐNG
¯ Nhóm 1: 
Nguyễn Thị Hoài Ngân
Phạm Ngọc Tố Như
Phạm Ngọc Vân Hà
Lý Gia Hân
Trần Trung Hiếu
Lưu Hoàng Sơn
Dương Nhựt Trường
Nguyễn Quốc Duy
10H
Lêi Nãi §Çu
Xin chào quý thầy cô và các bạn, chúng em rất hân hạnh khi đồng hành cùng mọi người trong chuyên đề hóa lần này.
Trong chuyên đề lần này tổ mình muốn gửi đến mọi người một chủ đề khá là gần gũi và thân thuộc với chúng ta hay nói cách khác chủ đề chính là sự sống-một điều quan trọng trong cuộc sống của vạn người trên trái đất. Sự sống được cấu tạo nên bởi nhiều yêu tố khác nhau và không thể thiếu trong đó chính là oxi-một nhân tố cực kì quan trọng của quá trình hô hấp. Oxi cũng là một phần chính trong chuyên đề này, với chuyên đề này ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về oxi từ tính chất đến ứng dụng thiết thực trong đời sống qua đó liên hệ với sự sống của chúng ta như thế nào? Chúng ta điều biết có sự sống thì chúng ta mới có thể tồn tại được nhưng chúng ta hiểu như thế nào về sự sống và tầm quan trọng của oxi trong sự sống đối với chúng ta có ảnh hưởng như thế nào thì đó vẫn là một câu hỏi lớn cho tất cả mọi người. Và trong chuyên đề này chúng em sẽ giải thích tường tận cho mọi người biết thế nào là sự sống và oxi- nó có vai trò mật thiết như thế nào đối với cuộc sống của tất cả sinh vật trên trái đất. Từ đấy giúp ta nhận định đúng về sự sống mà cố gắng giữ gìn, bảo về nó. Đồng thời trong chuyên đề này, cũng có đính kèm theo một số bài tập câu hỏi trắc nghiệm vui cho các bạn biết cũng cố thêm kiến thức của mình.
Chúng em mong rằng chuyên đề này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho mọi người. Với năng lực của chúng em thì không thể nào tránh khỏi sai sót nhiều trong quá trình biên soạn. Chúng em xin chân thành đón nhân ý kiến từ quý thầy cô và các bạn. 
Môc lôc
OXI
A. OXI
I. Cấu tạo phân tử 
- Nguyên tử oxi có cấu hình electron 1s22s22p4, có 2 electron độc thân lớp ngoài cùng.
- Hai nguyên tử oxi liên kết cộng hóa trị không cực tạo thành phân tử O2.
- Công thức cấu tạo O=O
II. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của Oxi
 Tính chất vật lí
Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí (d=32/29).
Dưới áp suất khí quyển, oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC.
Khí oxi tan ít trong nước (100ml nước ở 20oC và 1 atm hoàn tan được 3,1ml nước khí oxi. Độ tan S=0.0043g/100g H2O).
 Trạng thái tự nhiên
ÁNH SÁNG
Oxi trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp.
 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2
III.Tính chất hóa học của oxi
Oxi có độ âm điện lớn (3,44); chỉ đứng sau Flo (3,98)
Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh 
Trong các hợp chất, nguyên tố oxi có số oxi hóa là -2
Oxi tác dụng hầu hết với các kim loại (trừ Au, Pt,) và phi kim (trừ halogen)
Quá trình oxi hóa các chất đều tỏa nhiệt, phản ứng có thể xảy ra nhanh hay chậm khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện: nhiệt độ, bản chất và trạng thái của chất.
 Tác dụng với kim loại 
-Na và Mg cháy sáng chói trong khí oxi, tạo ra hợp chất ion là oxit
Na + O2t° 2Na2O
Mg + O2t° 2MgO
 Tác dụng với phi kim
Nhiều phi kim cháy trong khí oxi tạo ra oxit, là những hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực
4P + 5O2t° 2P2O5
S + O2t° SO2
C + O2t° CO2
 Tác dụng với hợp chất 
Ở nhiệt độ cao, nhiều hợp chất cháy trong khí oxi tạo ra oxit, là những hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực.
C2H5OH + 3O2 t° 2CO2 + 3H2O
2H2S + 3O2 t° 2SO2 + 2H2O
IV. Ứng dụng của oxi
Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống của con người và động vật. Mỗi người mỗi ngày cần từ 20-30m3 không khí để thở.
Hằng năm, trên thế giới sản xuất hàng chục triệu tấn oxi để đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất.
V. Điều chế oxi
1. Trong phòng thí nghiệm 
Đun nóng KMnO4 hoặc KClO3 với chất xúc tác là MnO2:
2KMnO4 t° K2MnO4 + MnO2 + O2á
2KClO3 MnO2 2KCl + 3O2
Phá hủy hidro peoxit (H2O2) với chất xúc tác là MnO2: 2H2O2 MnO2 2H2O + O2á
 Trong công nghiệp
Từ không khí 
Không khí sau khi loại bỏ CO2, bụi và hơi nước, được hóa lỏng. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, thu được khí oxi ở -183℃. Khí oxi được vận chuyển trong những bình thép có dung tích 100 lít dưới áp suất 150 atm.
Từ nước 
Điện phân nước, người ta thu được khí oxi ở cực dương (anot) và khí hidro ở cực âm (catot):
 2H2O Điện phân 2H2 + O2
B. SỰ SỐNG XANH
 I. Định nghĩa sự sống xanh trên Trái Đất ?
 “Sự sống xanh” là cụm từ được nhận định theo 2 ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Một mặt là sự sống xanh theo định nghĩa của khoa học
Là sự sống tạo ra từ nhiều yếu tố khác nhau: nước,oxi ,không khí, .Trong đó đóng vai trò chủ đạo duy trì sự sống của con người và mọi vật là Oxi( chất được tạo ra do quá trình quang hợp của cây xanh)
 Hai là định nghĩa về cách “sống xanh” của con người Trái Đất.
 - Sự sống xanh là sự sống hài hòa thân thiện với thiên nhiên cân bằng hệ sinh thái trong thiên nhiên. Nó là một sự sống tích cực có ích và là sự sống cần thiết cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất giúp gìn giữ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên....và cái mà không thể thiếu để cấu tạo nên sự sống xanh đó chính là oxi-nhân tố quan trọng.
Và trong đề tài này, ta sẽ tìm hiểu về nghĩa thứ nhất của cụm từ “sự sống xanh”.
II. Quá trình quang hợp của cây xanh- quá trình tạo ra sự sống. 
Quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất. 
 Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước.
 Phương trình tổng quát của quang hợp:
6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
Ý nghĩa sự quang hợp: Quá trình này là nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.
 III. Sự liên hệ mật thiết giữa Oxi, cây xanh và rừng- Vai trò của rừng
 Cây xanh luôn nhả khí oxy sau khi hoàn tất quá trình quang hợp dưới sự trợ giúp của ánh sáng mặt trời chất diệp lục, con người và các loài động vật cấp cao khác luôn cần khí oxy để duy trì sự sống. 
Vậy câu hỏi đặt ra là con người cần bao nhiêu oxi để tồn tại mỗi năm?
Ánh sáng
 Để trả lời vấn đề này, hãy nhìn lại phương trình tổng quát của quang hợp:
6CO2 + 12H2O C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Chúng ta có thể thấy, cứ 6 phân tử carbon dioxide sẽ tạo ra 6 phân tử oxy, tỷ lể phân tử là 1:1. Nếu tính theo khối lượng thì chúng ta có cứ 44 kg phân tử CO2 thì sẽ tạo ra 32 kg phân tử O2 (khối lượng phân tử của CO2 là 44 đơn vị carbon còn của O2 là 32).
Nếu xét trên một cây sung dâu trưởng thành có mặt nhiều tại Bắc Mỹ thì trung bình 1 năm nó tiêu thụ khoảng 21,7 kg khí CO2 để thực hiện quá trình quang hợp. Vậy theo tỷ lệ khối lượng CO2 ra O2 thì ta sẽ tính được lượng khí oxy mà 1 cây sung dâu trưởng thành tạo ra trong 1 năm: 
21,77 x 32 / 44 = 15,83 kg.
Trung bình một người sẽ cần 9,5 tấn không khí để thở trong vòng 1 năm, với khí oxy chiếm 23% số lượng này, Tức là một năm mỗi người chúng ta cần 2,185 tấn O2 để tồn tại, giả sử Trái Đất được bao phủ bởi chỉ nguyên loại cây sung dâu kể trên thì số lượng cây cần thiết để sản xuất đủ khí oxy đủ cho một người trong 1 năm là: 
2,185 x 1000 / 15,83 = 138 cây.
Nếu tính trên quy mô dân số toàn thế giới thì số lượng cây cần thiết để đủ cho toàn bộ loài người (dân số thế giới hiện nay là 7,3 tỷ người): 138 x 7,3 = 1007,4 tỷ cây xanh. Một con số khổng lồ và thậm chí nó chiếm khoảng 1/3 tổng lượng cây xanh trên Trái Đất hiện nay (3,04 tỷ cây - theo tạp chí Nature)!
 => Tóm lại, oxi đóng vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống của mọi loài sinh vật và cây xanh là thứ tạo ra sự sống đó. Đương nhiên muốn cung cấp đủ oxi cho mọi hoạt động sống thì cần một lượng cây xanh khổng lồ hay đúng hơn đó là rừng.
Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường và sinh vật. Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần lạc địa sinh. Trong đó bao gồm đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất. Có quan hệ tương trợ lẫn nhau.
 ¯ Đối với đời sống và xã hội:
Vai trò của rừng đối với đời sống và xã hội là một mối quan hệ hữu cơ:
 Rừng cho không khí trong lành: Với chức năng quang hợp của cây xanh. Rừng như một nhà máy sinh hóa thu nhận CO2 và cung cấp O2, Đặc biệt khi hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây sự nóng lên của trái đất. Thì việc giảm lượng khí CO2 là đặc biệt quan trọng.
¯ Thực trạng hiện nay:
 Do nhu cầu của sinh hoạt trong đời sống và sản xuất của người dân, việc phá rừng để khai thác tài nguyên đang ngày càng diễn ra nhiều hơn và đến mức báo động.
Nạn phá rừng là một trong những vấn nạn hàng đầu ở Việt Nam. Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria. Nguyên nhân mất rừng trầm trọng do sự yếu kém và tham nhũng của chế độ hiện hành trong công tác bảo vệ rừng, sự thông đồng, cấu kết, tiếp tay, chia chác của các giới chức hữu quan từ các nhà lãnh đạo cho đến công chức quản lý cũng như lực lượng kiểm lâm đã tiếp tay cho lâm tặc chặt phá rừng. Các hình thức phá rừng ngày càng tinh vi và trắng trợn như chuyển đổi rừng, phê duyệt các dự án đầu tư đã gây bất bình trong dư luận nhưng lại bị chính quyền cố tình bỏ lơ.
¯ Số liệu cụ thể:
 Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%. Từ tổng hợp của 58 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, trong khoảng 5 năm qua, các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha/1.892 dự án. Trong đó rừng tự nhiên gần 19.000 ha, rừng trồng hơn 15.800 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp trên 3.500 ha. Đáng lưu ý, một số vụ phá rừng nghiêm trọng ở các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Bắc Kạn, Điện Biên được phát hiện chậm.Theo Bộ NN&PTNT, chính việc xử lý thiếu kiên quyết, không nhất quán, thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho người phá rừng, gây thiệt hại lớn đối với tài nguyên rừng, gây bức xúc trong xã hội.
Ø Tây Nguyên
 Chỉ trong 5 năm (tính đến 2013), khu vực Tây Nguyên mất đến hơn 130.000 ha rừng (trong số 2,84 triệu ha). Trong đó rừng tự nhiên mất hơn 107.400 ha, rừng trồng mất trên 22.200 ha. Trong 5 năm qua các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép đầu tư cho hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích gần 216.000 ha, trong đó có hơn 100.000 ha chuyển sang trồng cao su. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp lợi dụng dự án để chiếm phá, khai thác rừng hoặc không đủ năng lực tài chính, thiếu trách nhiệm khiến rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái phép. Từ đầu năm 2017 đến nay phát hiện 757 vụ, tăng 88 vụ (13%), diện tích rừng bị thiệt hại gần 420 ha, tăng 145 ha (trên 50%) so với cùng kỳ 2016. Tại Đắk Nông, diện tích rừng bị phá từ đầu năm đến nay tới 225 ha, tăng gần 100 ha so với cùng kỳ năm ngoái.
 Ø Tây Bắc
 Tâm điểm phá rừng thời gian qua ở khu vực Tây Bắc được nhắc đến nhiều là ở tỉnh Điện Biên. Tại huyện Mường Nhé, từ năm 2016 đến 9/2017, đã phát hiện 295 vụ phá rừng trái pháp luật, thiệt hại 288 ha rừng.
 q DỰ KIẾN TRÁI ĐẤT TRONG TƯƠNG LAI
 Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) công bố, đến năm 2050, số ca tử vong do ô nhiễm không khí, thiếu oxi sẽ chạm mốc 6 triệu người.
Mỗi năm chúng ta mất đi một lượng lớn rừng mưa - đó là hệ quả của việc không ít người đã khai thác, chặt phá rừng bừa bãi. Mặc dù diện tích chính xác vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng ước tính mỗi ngày ít nhất 32.300ha rừng biến mất khỏi Trái đất và ít nhất 32.300ha rừng khác bị suy thoái. Trong khi đó theo số liệu đã nhắc đến, mỗi năm trung bình 7,3 tỉ người hít thở 1007,4 tỷ cây xanh tương đương 1/3 tổng lượng cây xanh Trái Đất. Như vậy, cùng với sự biến mất các rừng mưa nhiệt đới, liệu có còn đủ để cung cấp lượng oxi lớn khổng lồ trong những năm tới? Không những thế, khi các khu rừng bị tàn phá, một lượng lớn carbon thải ra bầu khí quyển sẽ càng khiến khí hậu tiếp tục thay đổi.
 Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại khoảng 45-50 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 35-40 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau, đã tạo ra trên 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiếm từ 20-30% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên.
* Vậy làm thế nào để cứu vãn tình trạng rừng bị tàn phá như hiện nay?
 Các biện pháp ở góc độ nhà nước 
Khoanh nuôi bảo vệ đối với những khu rừng có khả năng phục hồi tự nhiên, không cần tác động của con người;
 - Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung những loại cây có mục đích đối với những khu rừng dễ phục hồi tự nhiên hoặc phát triển chậm; làm giàu.
- Nuôi dưỡng rừng ở những diện tích rừng trồng kinh doanh bằng cách đưa nhiều loại cây đa mục đích như lấy gỗ, thuốc;
- Cải tạo đối với rừng sinh thái bằng cách phát quang, tỉa bớt những loại cây phi mục đích. 
 Đề ra biện pháp ở cương vị học sinh:
Tham gia tích cực các cuộc mít- tinh trồng cây xanh.
Nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường.
Báo ngay cho người phụ trách khi phát hiện tình trạng đốt phá khai thác rừng trái phép,
C. BÀI TẬP
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng:
A.	Oxi là phi kim hoạt động hóa học rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao
B.	Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại
C.	Oxi không có mùi và vị
D.	Oxi cần thiết cho sự sống
Câu 2: Oxit nào là oxit axit trong số các oxit sau đây:
 Na2O B. CaO C. Cr2O3 D. CrO3
Câu 3: Trong các câu sau câu nào sai:
A. Oxi nặng hơn không khí
B. Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị
C. Oxi tan nhiều trong nước
 Oxi chiếm 15 thể tích không khí
Câu 4: Chọn câu trả lời sai:
Oxi hóa lỏng ở -183°C
Oxi lỏng bị nam châm hút
C. Oxi lỏng không màu
D. Oxi là chất khí nhẹ hơn không khí.
Câu 5: Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
O2 chiếm phần thể tích lớn nhất trong khí quyển
B. O2 chiếm phần khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất
C. Oxi tan nhiều trong nước
D. Oxi là chất khí nhẹ hơn không khí
Câu 6: Trong các phản ứng điều chế oxi sau đây, phản ứng nào không dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
2KClO3 t° 2KCl + 3O2
B. 2KMnO4 t° K2MnO4 + MnO2 + O2 
C. 2H2O điện phân 2H2 + O2
D. Cu(NO3)2 t° CuO + 2NO2 + ½ O2
Câu 7: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3, NaNO3, H2O2 (có số mol bằng nhau), lượng oxi thu được ít nhất từ:
 KMnO4 B. KClO3 C. NaNO3 D. H2O2 
Câu 8: Hãy cho biết oxi không tác dụng với những chất này sau đây:
A. Cl2, CO2, Ag C. Ag
B. CO2, Ag D. Cl2, CO2, Ag, SO2
Câu 9: Cho hỗn hợp các kim loại K, Ba, Mg, Al, Fe, Cu, Ag tác dụng với oxi dư đun nóng. Số lượng oxit thu được là:
 4 B. 5 C. 6 D. 7 
Câu 10: Hãy chỉ ra nhận xét sai khi nói về khả năng phản ứng của oxi:
 Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại
B. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim 
C. Oxi tham gia vào các quá trình xảy ra sự cháy, sự gỉ, sự hô hấp
D. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa khử.
TỰ LUẬN :
	Câu 1: Một bình chứa 33,6 lít khí oxi( đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy: 
a. Bao nhiêu gam cacbon và tạo bao nhiêu lít cacbon đioxit 
b. Bao nhiêu gam lưu huỳnh và tạo bao nhiêu lít lưu huỳnh đioxit?
Giải
 nO2 = 33,622,4 =1,5 (mol)
 2CO + O2 t° 2CO2
 3 : 1,5 : 3 (mol)
 mCO = 3× (12+16) = 84(g)
 VCO2= 3× 22,4=67,2 (l)
 S + O2 t° SO2
 1,5 :1,5: 1,5 (mol)
mS= 1,5 × 32= 48 (g)
VSO2=1,5× 22,4= 33,6 (l)
Câu 2: Tính thể tích oxi thu được: 
a. Khi phân huỷ 9,8 gam kali clorat trong PTN ?
b. Khi điện phân 36 kg H2O trong công nghiệp ?
Giải
nKClO3= 9,839+35,5+16×3= 0,08 (mol)
2KClO3t° 2KCl + 3O2
 0,08 : 0,08: 0,12 (mol)
VO2= 0,12 × 22,4 = 2,688 (l)
nH2O = 3600018 = 2000 (mol)
2H2O điện phân 2H2 + O2
2000 : 2000 : 1000 (mol)
VO2 = 1000 × 22,4 = 22400 (l)
Câu 3: Khi nung nóng kali pemanganat (KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit (MnO2) và oxi. 
a. Hãy viết PTHH của phản ứng. 
b. Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc)?
Giải
2KMnO4 t° K2MnO4 + MnO2 + O2↑
nO2 = 33,622,4 = 1,5 (mol)
2KMnO4 t° K2MnO4 + MnO2 + O2
 3 : 1,5 : 1,5 : 1,5 (mol)
mKMnO4 = 3 × (39 +55 +16×4) = 474 (g)
Câu 4: Nung nóng 16,8g hỗn hợp Au, Ag, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2g chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là bao nhiêu?
Giải
Gỉa sử hỗn hợp ban đầu chỉ có Fe và Zn (hoặc giả sử là 2 kim loại khác nhưng không được đồng thời là Au và Ag) với số mol tương ứng lần lượt là x, y (mol).
Các phương trình hóa học của phản ứng:
2Fe + 32O2t°Fe2O3
Zn + 12O2t°ZnO
Fe2O3 + 6HCl→ 2FeCl3 + 3H2O
ZnO + 2HCl→ZnCl2 + H2O
Theo bài và theo phương trình phản ứng ta có:
56x+65y=16,880x+81y=23,2 ↔ x=92415y=28415
Số mol HCl tham gia phản ứng: nHCl= 3.92415+2.28415= 0,8mol.
Vậy thể tích HCl cần dùng là: V=0,4 lít =400ml
Câu 5: Nung m gam bột sắt trong oxi thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư thoát ra 0,56 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là bao nhiêu?
Giải
Quy hỗn hợp chất rắn X về hai chất Fe và Fe2O3.
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
 0,025 mol 0,025 mol
ðnNO=0,5622,4=0,025molð mFe2O3=3-0,025.56=1,6gam
ðnFe(trong Fe2O3)=2.1,6160=0,02mol
ðmFe=56(0,025+0,02)=2,52 gam
Lêi c¶m ¬n
Với sự hướng dẫn tận tình và những lời chỉ bảo quý giá của quý thầy cô chúng em đã cố gắng hoàn thiện lại bài một cách tốt nhất. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô và bạn bè đã giúp chúng em nhận ra những lỗi sai và hoàn thiện lại nó. Chúng em hi vọng chuyên đề này sẽ là tài liệu hữu ích và thiết thực đối với mọi người.
Xin chân thành cảm ơn!
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Hóa 10
Sách nâng cao Hóa 10
Trang báo Vnexpress.net
Trang báo khoahoc.tv
Trang mạng Sở Tài Nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc/
Chuyên mục Hóa học với đời sống/Tuyển sinh 247.com-học trực tuyến/facebook

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_chuyen_de_hoa_hoc_lop_10_chuyen_de_oxi_va_su_song_n.docx