Tài liệu ôn học sinh giỏi Sinh 10 - Giới thiệu chung về thế giới sống

Tài liệu ôn học sinh giỏi Sinh 10 - Giới thiệu chung về thế giới sống

1. Các cấp tổ chức của thế giới sống.

* Thế giới sống được chia thành các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao theo nguyên tắc thứ bậc:

- Các cấp độ tổ chức sống: Phân tử => Bào quan => Tế bào => Cơ quan => Hệ cơ quan => Cơ thể => Quần thể - Loài => Quần xã => Hệ sinh thái - Sinh quyển.

- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản: Tế bào " Cơ thể " Quần thể - Loài " Quần xã " Hệ sinh thái - Sinh quyển.

* Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:

+ Nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

+ Đặc tính nổi trội: Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức dưới không có được. Đặc tính này được hình thành bởi sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành.

- Hệ thống mở tự điều chỉnh:

+ Hệ thống mở: SV ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng TĐC - NL với môi trường. SV không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

+ Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

 

docx 6 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 2753Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn học sinh giỏi Sinh 10 - Giới thiệu chung về thế giới sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI SINH 10
NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
1. Các cấp tổ chức của thế giới sống.
* Thế giới sống được chia thành các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao theo nguyên tắc thứ bậc: 
- Các cấp độ tổ chức sống: Phân tử => Bào quan => Tế bào => Cơ quan => Hệ cơ quan => Cơ thể => Quần thể - Loài => Quần xã => Hệ sinh thái - Sinh quyển. 
- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản: Tế bào " Cơ thể " Quần thể - Loài " Quần xã " Hệ sinh thái - Sinh quyển.
* Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
+ Nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. 
+ Đặc tính nổi trội: Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức dưới không có được. Đặc tính này được hình thành bởi sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành.
- Hệ thống mở tự điều chỉnh: 
+ Hệ thống mở: SV ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng TĐC - NL với môi trường. SV không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
+ Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
- Thế giới sống liên tục tiến hoá:
+ Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
+ Các SV trên trái đất có chung nguồn gốc.
 + Trong quá trình phát triển, sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị di truyền và chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi
=> Dù có chung nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn tiến hoá theo nhiều hướng khác nhau tạo nên 1 thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú. SV có hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện...
- Đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cụ thể:
+ Tế bào: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị cấu trúc và là đơn vị chức năng. Mỗi tế bào đều có 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân). 
+ Cơ thể: Cơ thể đơn bào: Chỉ gồm một tế bào, nhưng có đầy đủ chức năng của một cơ thể sống (trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng – phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động...).
Cơ thể đa bào: Được cấu tạo từ nhiều tế bào. Trong cơ thể đa bào, các tế bào có sự phân hoá về cấu tạo và nhuyên hoá về chức năng tạo nên các mô, cơ quan, hệ cơ quan.
+ Quần thể - loài: Quần thể bao gồm các cá thể cùng loài sống chung trong một khu vực địa lí nhất định, có khả năng sinh sản để tạo ra thế hệ mới.
Loài bao gồm nhiều quần thể.
+ Quần xã: Gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một vùng địa lí nhất định.
+ Hệ sinh thái – sinh quyển: 
Hệ sinh thái bao gồm quần xã và khu vực sống của nó.
Sinh quyển: Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên trái đất.
* Năm 1969, 2 nhà sinh thái học Oaitayko và Magulis chia thế giới SV thành 5 giới. Tiêu chí cơ bản để phân chia hệ thống 5 giới là: 
+ Loại tế bào cấu tạo nên cơ thể: nhân sơ hay nhân thực.
+ Tổ chức cơ thể: đơn bào hay đa bào.
+ Kiểu dinh dưỡng: tự dưỡng hay dị dưỡng.
* Hệ thống phân loại 3 lãnh giới và 6 giới: 
- Giới khởi sinh được tách thành 2 lãnh giới: Vi khuẩn và Vi khuẩn cổ.
- Giới VK và giới VK cổ cùng có tế bào nhân sơ nhưng lại khác nhau về nhiều đặc điểm như thành tế bào và hệ gen: 
+ VK: có thành tế bào bản chất là peptidoglican, hệ gen liên tục. Môi trường sống đa dạng: Đất - Nước - Kh.khí - Sinh vật.
+ VK cổ: có thành tế bào không phải peptidoglican, hệ gen không liên liên tục (gổm các đoạn intron xen kẽ giữa các đoạn exon). Môi trường sống khắc nghiệt như ở miệng núi lửa nhiệt độ cao. Trong phân loại chúng đứng gần với SV nhân thực.
Vi Khuẩn
(Bacteria)
Vi sinh vật cổ
(Archaea)
Nguyên sinh
(Protista)
Thực vật
(Plantae)
Nấm
(Fungi)
Động vật
(Animalia)
Vi khuẩn
(Bacteria)
VSV cổ
(Archaea)
Sinh vật nhân thật
(Eukarya)
 TỔ TIÊN CHUNG
2. Các giới sinh vật
* Năm giới sinh vật: 
Giới
Đặc điểm
Giới Khởi sinh
Giới Nguyên sinh
Giới Nấm
Giới Thực vật
Giới Động vật
Đặc điểm cấu tạo
- Tế bào nhân sơ.
- Đơn bào.
- TB nhân thực.
- Đơn bào, đa bào.
-TB nhân thực.
- Đa bào phức tạp
- TB nhân thực.
- Đa bào phức tạp.
- TB nhân thực.
- Đa bào phức tạp.
Đặc điểm dinh dưỡng
- Dị dưỡng
- Tự dưỡng
- Dị dưỡng.
- Tự dưỡng.
- Dị dưỡng hoại sinh.
- Sống cố định
- Tự dưỡng quang hợp.
- Sống cố định
- Dị dưỡng
- Sống chuyển động.
Các nhóm điển hình
- Vi khuẩn
- ĐV đơn bào, tảo, nấm nhầy
- Nấm men, sợi, đảm
- Các ngành: Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.
- Các ngành: thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai và ĐV có dây sống.
* Giới khởi sinh
Vi khuẩn
Vi khuẩn lam
Vi sinh vật cổ
Nơi sống
- Mọi môi trường
- Cộng sinh (ở bèo hoa dâu)
-Môi trường có điều kiện khắc nghiệt.
Cấu tạo
- Nhân sơ, kích thước nhỏ, đơn bào
- Thành tế bào có bản chất là peptidoglican
- Nhân sơ, kích thước nhỏ.
- Thành tế bào có bản chất là peptidoglican
- Nhân sơ, kích thước nhỏ.
- Thành tế bào không có peptidoglican.
- Màng tế bào có lipit khác thường)
Dinh dưỡng
- Đa dạng: hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, .
-Tự dưỡng quang hợp
- Dị dưỡng, tự dưỡng.
* Giới nguyên sinh
Động vật nguyên sinh
Thực vật nguyên sinh
Nấm nhầy
Đặc điểm
- Đơn bào.
- Có lông, roi.
- Không có thành xenlulozơ.
- Không có lục lạp.
- Đơn bào, đa bào
- Có thành Xenlulozơ.
- Không có lục lạp.
- Đơn bào, cộng bào.
- Không có lục lạp.
Dinh dưỡng
- Dị dưỡng.
- Tự dưỡng quang hợp
- Dị dưỡng hoại sinh
Đại diện
- Trùng amip
- Các loại tảo
- Nấm nhầy.
* Các nhóm vi sinh vật
- Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi.
- Đặc điểm của nhóm vi sinh vật:
+ Kích thước hiển vi.
+ Sinh trưởng nhanh.
+ Phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường.
- Đại diện: vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm men, virus, 
- Vai trò:
+ Tham gia vào chu trình sinh địa hóa các chất trong tự nhiên.
+ Sử dụng trong công nghệ sinh học để sản xuất kháng sinh, sinh khối, 
* Giới thực vật
Rêu
Quyết
Hạt trần
Hạt kín
Nơi sống
Đất ẩm ướt
Đất ẩm
Mọi điều kiện
Mọi điều kiện
Cấu tạo
Chưa có hệ mạch dẫn
Có hệ mạch dẫn nhưng chưa hoàn chỉnh.
Hệ mạch dẫn hoàn chỉnh.
Hệ mạch dẫn hoàn chỉnh.
Sinh sản
-Tinh trùng có roi.
-Thụ tinh nhờ nước.
-Giai đoạn giao tử thể và bào tử thể riêng.
-Tinh trùng có roi.
-Thụ tinh nhờ nước.
-Giai đoạn giao tử thể và bào tử thể riêng.
-Tinh trùng không có roi.
-Thụ phấn nhờ gió.
-Giai đoạn giao tử thể phụ thuộc vào giai đoạn bào tử thể.
-Hình thành hạt nhưng chưa được bảo vệ.
-Phương thức sinh sản đa dạng, hiệu quả.
-Thụ tinh kép, hạt có quả bảo vệ. 
-Có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
-Giai đoạn giao tử thể phụ thuộc vào giai đoạn bào tử thể.
Đại diện
Rêu, địa tiền
Dương xỉ
Thông, tuế, trắc bách diệp
-Một lá mầm: ngô, lúa
-Hai lá mầm: đậu
* Giới động vật
ĐV không xương sống
ĐV có xương sống
Bộ xương
-Không có bộ xương trong.
-Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin.
-Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ.
Hô hấp
-Thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí.
-Bằng mang hay bằng phổi.
Thần kinh
-Dạng hạch, chuỗi hạch ở mặt bụng.
-Dạng ống ở mặt lưng.
Đại diện
Ngành thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, chân khớp, da gai, thân mềm.
Nửa dây sống, cá miệng tròn, cá sụn, cá xương, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
* Sự khác biệt giữa động vật với thực vật
Thực vật
Động vật
Cấu tạo:
- Tế bào
- Hệ vận động
- Hệ thần kinh
- Có thành xenlulôzơ, có lục lạp.
- Không
- Không
- Không có thành xenlulôzơ, lục lạp.
- Có
- Có, phát triển.
Lối sống
- Cố định, phản ứng chậm,
- Di chuyển tích cực để tìm thức ăn, phản ứng nhanh.
Dinh dưỡng
- Tự dưỡng.
- Dị dưỡng
* Đa dạng sinh vật
- Đa dạng về loài: có khoảng 1,8 triệu loài đã được thống kê và khoảng 30 triệu loài trong sinh quyển.
- Đa dạng quần xã và hệ sinh thái: các quần xã có mặt ở môi trường cạn, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn.
HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1. Tại sao nói tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống?
- Tất cả sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. 
- Các hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào dù cơ thể là đơn hay đa bào.
- Mọi tế bào đều gồm 3 thành phần: Màng tế bào, Tế bào chất, Nhân hoặc Vùng nhân. Các cấp tổ chức sống dưới tế bào chỉ biểu hiện được chức năng sống trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn. 
Câu 2. Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.
Đặc tính nổi trội: Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức dưới không có được. Đặc tính này được hình thành bởi sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành.
 Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp khoảng 1012 tế bào thần kinh tạo bộ não của con người với khoảng 1015 đường liên hệ giữa chúng, đã cho con người trí nhớ, trí thông minh, trạng thái tình cảm mà mức độ từng tế bào không có được.
Câu 3. Hệ thống mở là gì? Sinh vật và môi trường có mối quan hệ như thế nào?
- Hệ thống mở: SV ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng TĐC - NL với môi trường. 
- SV không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
Câu 4. Vì sao sự sống được tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác? Đa dạng sinh vật là gì? Giải thích nguyên nhân dẫn đến thế giới sinh vật ngày nay rất đa dạng và phong phú?
* Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
* Đa dạng sinh vật:
- Đa dạng về loài: có khoảng 1,8 triệu loài đã được thống kê và khoảng 30 triệu loài trong sinh quyển.
 - Đa dạng quần xã và hệ sinh thái: các quần xã có mặt ở môi trường cạn, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn.
* Nguyên nhân dẫn đến thế giới sinh vật ngày nay rất đa dạng và phong phú:
+ Các SV trên trái đất có chung nguồn gốc.
+ Trong quá trình phát triển, sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị di truyền và được chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường sống khác nhau.
=> Vì vậy dù có chung nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn tiến hoá theo nhiều hướng khác nhau tạo nên 1 thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú. SV có hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện...
Câu 5. Năm 1969, 2 nhà sinh thái học Oaitayko và Magulis chia thế giới SV thành 5 giới. Hãy nêu các tiêu chí cơ bản để phân chia hệ thống 5 giới của 2 nhà khoa học này?
+ Loại tế bào cấu tạo nên cơ thể: nhân sơ hay nhân thực.
+ Tổ chức cơ thể: đơn bào hay đa bào.
+ Kiểu dinh dưỡng: tự dưỡng hay dị dưỡng.
Câu 6. Nêu cơ sở của hệ thống phân loại 3 lãnh giới và 6 giới? Vẽ sơ đồ minh họa.
Hệ thống phân loại 3 lãnh giới và 6 giới: 
(Sơ đồ)
- Giới khởi sinh được tách thành 2 lãnh giới: Vi khuẩn và VSV cổ.
- Giới VK và giới VSV cổ cùng có tế bào nhân sơ nhưng lại khác nhau về nhiều đặc điểm như thành tế bào và hệ gen: 
+ VK: có thành tế bào bản chất là peptidoglican, hệ gen liên tục. Môi trường sống đa dạng: Đất - Nước - Kh.khí - Sinh vật.
+ VSV cổ: có thành tế bào không phải peptidoglican, hệ gen không liên liên tục (gổm các đoạn intron xen kẽ giữa các đoạn exon). Môi trường sống khắc nghiệt như ở miệng núi lửa nhiệt độ cao. Trong phân loại chúng đứng gần với SV nhân thực.
Câu 7. Nêu tên và đặc điểm của các đại diện của 2 giới Khởi sinh và Nguyên Sinh?
* Giới khởi sinh
Vi khuẩn
Vi khuẩn lam
Vi sinh vật cổ
Nơi sống
- Mọi môi trường
- Cộng sinh (ở bèo hoa dâu)
-Môi trường có điều kiện khắc nghiệt.
Cấu tạo
- Nhân sơ, kích thước nhỏ, đơn bào
- Nhân sơ, kích thước nhỏ.
- Nhân sơ, kích thước nhỏ.
- Vách không có peptidoglican.
- Màng tế bào có lipit khác thường)
Dinh dưỡng
- Đa dạng: hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, .
-Tự dưỡng quang hợp
- Dị dưỡng, tự dưỡng.
* Giới nguyên sinh
Động vật nguyên sinh
Thực vật nguyên sinh
Nấm nhầy
Đặc điểm
- Đơn bào.
- Có lông, roi.
- Không có thành xenlulozơ.
- Không có lục lạp.
- Đơn bào, đa bào
- Có thành Xenlulozơ.
- Không có lục lạp.
- Đơn bào, cộng bào.
- Không có lục lạp.
Dinh dưỡng
- Dị dưỡng.
- Tự dưỡng quang hợp
- Dị dưỡng hoại sinh
Đại diện
- Trùng amip
- Các loại tảo
- Nấm nhầy.
Câu 8. Nêu tên và đặc điểm của các đại diện của giới Thực vật?
* Giới thực vật
Rêu
Quyết
Hạt trần
Hạt kín
Nơi sống
Đất ẩm ướt
Đất ẩm
Mọi điều kiện
Mọi điều kiện
Cấu tạo
- Chưa có hệ mạch dẫn
- Có thân, lá và rễ giả
- Có hệ mạch dẫn nhưng chưa hoàn chỉnh.
- Có rễ, thân, lá
- Hệ mạch dẫn hoàn chỉnh.
- Có rễ, thân, lá phát triến.
- Hệ mạch dẫn hoàn chỉnh.
- Có rễ, thân, lá phát triển.
Sinh sản
- Tinh trùng có roi.
- Thụ tinh nhờ nước.
- Giai đoạn giao tử thể và bào tử thể riêng.
- Tinh trùng có roi.
- Thụ tinh nhờ nước.
- Giai đoạn giao tử thể và bào tử thể riêng.
- Tinh trùng không có roi.
- Thụ phấn nhờ gió.
- Giai đoạn giao tử thể phụ thuộc vào giai đoạn bào tử thể.
- Hình thành hạt nhưng chưa được bảo vệ.
- Phương thức sinh sản đa dạng, hiệu quả.
- Thụ tinh kép, hạt có quả bảo vệ. 
- Có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
- Giai đoạn giao tử thể phụ thuộc vào giai đoạn bào tử thể.
Đại diện
Rêu, địa tiền
Dương xỉ
Thông, tuế, trắc bách diệp
- Một lá mầm: ngô, lúa
- Hai lá mầm: đậu
Câu 9. So sánh 2 nhóm động vật Không xương sống và có xương sống?
ĐV không xương sống
ĐV có xương sống
Bộ xương
- Không có bộ xương trong.
- Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin.
- Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ.
Hô hấp
- Thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí.
- Bằng mang hay bằng phổi.
Thần kinh
- Dạng hạch, chuỗi hạch ở mặt bụng.
- Dạng ống ở mặt lưng.
Đại diện
Ngành thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, chân khớp, da gai, thân mềm.
Nửa dây sống, cá miệng tròn, cá sụn, cá xương, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Câu 10. So sánh giới Động vật và Thực vật?
* Giống nhau: Đều là sinh vật nhân thực.
* Sự khác biệt giữa động vật với thực vật
Thực vật
Động vật
Cấu tạo:
- Tế bào
- Hệ vận động
- Hệ thần kinh
- Có thành xenlulôzơ, có lục lạp.
- Không
- Không
- Không có thành xenlulôzơ, lục lạp.
- Có
- Có, phát triển.
Lối sống
- Cố định, phản ứng chậm,
- Di chuyển tích cực để tìm thức ăn, phản ứng nhanh.
Dinh dưỡng
- Tự dưỡng.
- Dị dưỡng

Tài liệu đính kèm:

  • docxHSG_SINH_10_Phan_1_Chuan_ko_can_chinh.docx