Mục lục
Trang
Lời giới thiệu
Phần thứ nhất:
Những vấn đề chung
Phần thứ hai:
Tổ chức dạy học và KT ĐG theo chuẩn KT-KN thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực
Phần thứ ba:
Hưỡng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV Môn: Toán Cấp: THPT (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán) Hà Nội, tháng 7 - 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV Môn: Toán Cấp: THPT (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán) Nhóm biên soạn: - Nguyễn Thế Thạch - Nguyễn Hải Châu - Phạm Đức Quang - Phan Đoài Bắc LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta vừa trải qua 20 năm đổi mới về Chính trị - Kinh tế - Xã hội. Khởi nguồn cho sự đổi mới ấy là các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, theo phương châm: Nhận thức mới – Tư duy mới – Tư tưởng mới – Hành động mới – Kết quả mới; theo nguyên lý: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi trở lại thực tiễn. Đổi mới Giáo dục và Đào tạo cũng theo chủ trương đó, với vòng lặp: nhận thức – tư tưởng – hành động. Đào tạo người lao động Việt Nam thời kỳ đổi mới theo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng hội nhập khu vực, quốc tế cần theo xu hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Bởi vậy, trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, triển khai sự đổi mới ở hai chủ trương: “Chuẩn kiến thức-kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông”, “Tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học thông qua phương pháp dạy học tích cực”. Môn Toán chung sức cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại. Nghiên cứu và thực hiện “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” (gọi tắt là Chuẩn) phải rõ các quan hệ giữa “Chuẩn” với các lĩnh vực như: “Mục tiêu giáo dục”, “Chương trình”, “Dạy và Học”, “Kiểm tra, đánh giá”, “Văn bản chỉ đạo, quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan dạy học môn học”, “Trải nghiệm thực tế dạy học”. Từ đó, tài liệu này gồm các nội dung sau: - Giới thiệu tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 10, 11 và 12 THPT”. - Giới thiệu một số quan điểm thực hiện “Chuẩn” - Bồi dưỡng năng lực giáo viên thực hiện “Chuẩn” qua tập huấn thực hiện về: lập kế hoạch bài học, soạn giảng (kiến thức mới, luyện tập, ôn tập), soạn đề kiểm tra, đánh giá; phương pháp dạy-học tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với năng lực học tập của học sinh (phù hợp với nhận thức, sự phát triển trí tuệ, tâm sinh lí lứa tuổi); thiết bị và đồ dùng dạy học (phần mềm tiện ích Powerpoint, Maple; Máy tính cầm tay). - Hướng dẫn tập huấn. Do thời gian có hạn mà yêu cầu của việc bồi dưỡng năng lực giáo viên môn Toán nhằm đổi mới - hữu ích - khả thi là rất cao, nên việc biên soạn tài liệu này không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 7 - 2010 CÁC TÁC GIẢ Danh mục các từ, cụm từ viết tắt trong văn bản này BGH: Ban giám hiệu CNTT: Công nghệ thông tin CT: Chương trình ĐG: Đánh giá GD-ĐT: Giáo dục và Đào tạo GDPT: Giáo dục phổ thông GDTrH: Giáo dục trung học GV: Giaó viên HS: Học sinh KT-KN: Kiến thức, kĩ năng PP: Phương pháop PPDH: Phương pháp dạy học PT: Phương tiện PTDH: Phương tiện dạy học SGK: Sách giáo khoa TB: Thiết bị THPT: Trung học phổ thông TNTHPT: Tốt nghiệp Trung học phổ thông Mục lục Trang Lời giới thiệu Phần thứ nhất: Những vấn đề chung Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và KT ĐG theo chuẩn KT-KN thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực Phần thứ ba: Hưỡng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1 – Thời gian tập huấn: 3 ngày 2 - Mục tiêu tập huấn: 2.1. Mục tiêu chung Sau khi tập huấn, người học sẽ đạt được những phương diện sau Về kiến thức: - Hiểu được nội dung CT, SGK; các đặc điểm, cấu trúc của nội dung theo chuẩn KT-KN môn Toán. - Hiểu được các tiêu chí, các kĩ thuật thiết kế bài giảng, tổ chức điều khiển quá trình dạy môn Toán trên lớp theo mô hình dạy học tích cực, giải quyết vấn đề, hướng dẫn tự học. - Hiểu được việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán. Về kĩ năng: - Biết phân tích, tổng kết, phân loại, ĐG các nội dung trong Chuẩn KT-KN môn Toán để thực hiện vào việc: + Thiết kế, xây dựng bài soạn và tổ chức dạy học trên lớp. + KT ĐG chất lượng học tập môn học của HS. - Biết tổ chức, điều khiển các tiết dạy môn Toán trên lớp theo định hướng đổi mới PPDH, tăng cường hoạt động toán học cho HS. - ĐG được trình độ HS để xác định khối lượng KT-KN phù hợp, tích hợp dạy học phân hóa trong dạy môn học. - Dự kiến được câu hỏi-bài tập phù hợp đối tượng - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các PP, kĩ thuật dạy học, PT, đồ dùng dạy học mới. Về thái độ: - Có ý thức học hỏi, tự nghiên cứu để cập nhật các tri thức về kĩ thuật dạy học, ứng dụng CNTT trong công việc chuyên môn và nghiên cứu. - Có ý thức và tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm. 2.2. Các mục tiêu khác: - Rèn luyện kĩ năng viết, đọc; tư duy phê phán; phân tích, tổng hợp và ĐG các tài liệu chuyên môn. - Kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng trình bày trước đám đông. - Kĩ năng xử lý tình huống trong dạy học. 3. Nội dung tập huấn - Giới thiệu nội dung Chuẩn KT-KN môn Toán. - Hướng dẫn tổ chức dạy học theo Chuẩn KT-KN của môn Toán. Áp dụng các kỹ thuật dạy - học tích cực, thông qua các tình huống điển hình trong dạy học môn Toán, như: Dạy học kiến thức mới, dạy học bài tập, dạy học ôn tập và KT ĐG, nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề cho HS; vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực đơn lẻ hoặc tích hợp, như: 1. Kỹ thuật tư duy: Động não; Lược đồ tư duy. 2. Kỹ thuật đặt câu hỏi: 5W1H. 3. Kỹ thuật học hợp tác: Kỹ thuật “bể cá”; Kỹ thuật “ổ bi”. 4. Kỹ thuật thảo luận nhóm: Kỹ thuật XYZ. 5. Kỹ thuật học độc lập: SQ3R 6. Kỹ thuật ĐG nhanh: Kỹ thuật tia chớp; Kỹ thuật “3 lần 3”. 7. Một số kỹ thuật khác: Tranh luận, ủng hộ – phản đối; Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học; Điền khuyết; Đặt tiêu đề; PP liên tưởng. - Hướng dẫn tổ chức KT, ĐG theo Chuẩn KT-KN. - Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương. 4. Giới thiệu tài liệu tập huấn Nội dung tài liệu tập huấn được trình bày theo định hướng: Thông tin – Nhận thức – Hành động (kĩ thuật thực hiện) – Kết quả (bài soạn, đề KT), tương thích với mong đợi sự phát triển nhận thức, trí tuệ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1. Lý do biên soạn tài liệu 1.1. Quản lý, chỉ đạo dạy – học Chế độ làm việc của GV phổ thông Theo quy định mới nhất về chế độ làm việc do Bộ GD-ĐT vừa ban hành, thời gian làm việc của GV phổ thông là 42 tuần/năm, trong đó có 35-37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục, tùy theo CT giáo dục tiểu học hoặc giáo dục trung học. Theo đó, định mức tiết dạy của GV THPT là 17 tiết/tuần. GV làm công tác chủ nhiệm, phụ trách phòng học bộ môn, tổ trưởng bộ môn, GV tham gia công tác Đảng, đoàn thể, kiêm nhiệm các công việc khác được giảm 2-4 tiết/tuần. Nhưng để đảm bảo chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT quy định mỗi GV không được kiêm nhiệm quá hai chức vụ trong cùng một thời gian. GV làm công tác thanh tra thì một buổi làm việc được tính bằng 5 tiết định mức, GV dạy môn chuyên được tính 3 tiết định mức. GV được huy động làm công tác hướng dẫn, tập huấn chuyên môn thì một tiết giảng dạy bằng 1,5 tiết định mức. Với quy định trên, những GV phải dạy thừa giờ sẽ được trả tiền phụ cấp làm thừa giờ. Năng lực dạy học Bộ trưởng Bộ GDĐT vừa kí ban hành Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT, Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV THPT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2009. Dưới đây xin tóm tắt Chuẩn về năng lực dạy học, nêu tại Điều 6, gồm 8 tiêu chí: 1. Xây dựng kế hoạch dạy học Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, PPDH phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm HS và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS. 2. Đảm bảo kiến thức môn học Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn. 3. Đảm bảo CT môn học Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ được quy định trong CT môn học. 4. Vận dụng các PPDH Vận dụng các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS. 5. Sử dụng các PT dạy học Sử dụng các PT dạy học làm tăng hiệu quả dạy học. 6. Xây dựng môi trường học tập Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. 7. Quản lý hồ sơ dạy học Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định. 8. Kiểm tra, ĐG kết quả học tập của HS KT, ĐG kết quả học tập của HS bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự ĐG của HS; sử dụng kết quả KT ĐG để điều chỉnh hoạt động dạy và học. 1.2 Thực tế dạy học + Tỷ lệ HS THPT yếu kém về học lực chiếm khoảng 30-60% Sáng 31-3 (năm nào), tại thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã diễn ra Hội thảo 15 sở Giáo dục- Đào tạo miền núi phía bắc, với chủ đề "Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục", do Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì. 15 tỉnh miền núi phía Bắc với địa bàn dàn trải rộng là vùng cao, trung du, hải đảo, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn; tỷ lệ đồng bào dân tộc cao, tỷ lệ đói nghèo cả vùng cao chiếm gần 30%, cao nhất trong toàn quốc. Trong 15 tỉnh có đến 34/62 huyện nghèo (chiếm 54,8%). Từ đó, đã tác động rất lớn đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các địa phương. Qua ĐG kết quả học kỳ 1 năm 2009 -2010, tỷ lệ HS yếu kém về học lực còn cao, nhất là bậc THPT; ở một số tỉnh tỷ lệ này trên 30%, cá biệt có tỉnh 50% - 60%. Nhiều HS vùng cao, vùng đồng bào dân tộc có nhu cầu ra lớp nhưng hiện tại các điều kiện như nơi ăn ở các em còn nhiều khó khăn; tỷ lệ HS thuộc diện nghèo cao so với các vùng khác cũng là nguyên nhân trở ngại để huy động HS ra lớp và nâng cao chất lượng giáo dục trong vùng. + Bảng kê kết quả tốt nghiệp THPT các năm 2007, 2008 và 2009 của các tỉnh có kết quả thi ở hai hoặc ba năm duới 80% TT Đơn vị KQ 2009 KQ 2008 KQ 2007 Ghi chú I Đồng bằng Sông Hồng Không có II Đông Bắc 1 Hà Giang 75,90 82,17 57,89 2 Cao Bằng 64,24 ... bài KT nào cũng cần “tính vào sổ”. Số lượng các KT “chính thức”, “tính sổ” nên ít thôi, ngoài ra thay bằng những KT “không chính thức”, không phải để tính điểm HS, mà để giúp HS hay phụ huynh HS biết xem trình độ đang ra sao, có những điểm yếu điểm mạnh gì. Điểm không phải là điểm “7” hay “10” mà là điểm “phần này đã nắm tốt”, “phần kia còn phải học thêm”. Việc giao nhiều bài tập bắt buộc về nhà, rồi KT tính điểm các bài đó, nếu không cẩn thận có thể biến thành “nhục hình” với HS. Nếu HS ngày nào cũng phải thức quá nửa đêm làm bài tập, không đủ thời gian để ngủ, thì điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của HS. Chúng ta nên chú ý rằng giấc ngủ cũng là một phần quan trọng trong quá trình học: chính trong giấc ngủ, não được “làm vệ sinh”, thải bớt “rác” ra khỏi não để có chỗ cho hôm sau đón nhận thông tin mới, và sắp xếp lại các thông tin thu nhận trong ngày lại, liên kết với các thông tin khác đã có trong não, để nó trở thành “thông tin dài hạn”, “kiến thức”. Giai đoạn con người học nhanh nhất là khi còn ít tuổi, cũng là giai đoạn có nhu cầu ngủ nhiều nhất, còn càng lớn tuổi học cái mới càng ít đi và nhu cầu ngủ cũng ít đi. Trình độ HS, ít ra là trong môn toán, không thể hiện qua việc “đã làm bao nhiêu bài tập dạng đó” mà là “nếu gặp bài tập như vậy có làm được không”. Tất nhiên muốn hiểu biết thì phải luyện tập. Nhưng cứ làm thật nhiều bài tập giống nhau như một cái máy mà không suy nghĩ, thì phí thời gian. Thay vào đó chỉ cần làm ít bài hơn, nhưng làm bài nào hiểu bài đó. Theo tôi nói chung không nên tính điểm bắt buộc cho các bài tập về nhà, mà thay vào đó tính điểm thưởng thì tốt hơn. Một điều khá phổ biến và đáng lo ngại là HS được chính thầy cô giáo dạy cho sự làm ăn gian dối. Có khi GV làm thể để “lấy thành tích” cho mình. Ví dụ như khi có đoàn KT đến dự lớp, thì dặn trước là cả lớp phải giơ tay xin phát biểu, cô sẽ chỉ gọi mấy bạn đã nhắm trước thôi. Hay là giao bài tập rất khó về nhà cho HS, mà biết chắc là HS không làm được nhưng bố mẹ HS sẽ làm hộ cho, để lấy thành tích dạy giỏi. Hoặc là mua bán điểm với HS: cứ nộp thầy 1 triệu thì lên 1 điểm chẳng hạn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp mà GV có ý định tốt, vô tư lợi, nhưng vì quan điểm là “làm như thế là để giúp HS” nên tìm cách cho HS “ăn gian” để được thêm điểm. Trong hầu hết các trường hợp, thì khuyến khích HS gian dối là làm hại HS. Như Mark Twain có nói: ” It is better to deserve honors and not have them than to have them and not deserve them.” Có gắn bao nhiêu thành tích rởm vào người, thì cũng không làm cho người trở nên giá trị hơn. HS mà được dạy thói làm ăn gian dối từ bé, thì có nguy cơ trở thành những con người giả dối, mất giá trị. Tất nhiên, trong một xã hội mà cơ chế và luật lệ “ấm ớ”, và gian dối trở thành phong trào, ai mà không gian dối, không làm sai luật thì thiệt thòi không sống được, thì buộc người ta phải gian dối. Chúng ta không phê phán những hành động gian dối do “hành cảnh bắt buộc”. Nhưng chúng ta đừng lạm dụng “vũ khí” này, và hãy hướng cho học sinh của chúng ta đến một xã hội mới lành mạnh hơn, mà ở đó ít cần đến sự gian dối. Để đạt được vậy, tất nhiên các “luật chơi” phải được thay đổi sao cho hợp lý và minh bạch hơn. Tất nhiên, có nhiều người hám “danh hão” và làm ăn giả dối, ngay cả GV có trình độ cao, nhưng vì “quá hám danh” nên dẫn đến làm ăn giả dối. Nói chung, ai đi học cũng từng quay cóp, tất nhiên chẳng có gì để tự hào về chuyện đó, nhưng cũng không đến nỗi “quá xấu hổ” khi mà những người xung quanh cũng quay cóp. Chúng ta là con người thì không hoàn thiện, nhưng hãy hướng tới hoàn thiện, giúp cho các thế hệ sau hoàn thiện hơn. Nên: Dạy học nghiêm túc, tôn trọng HS. Không nên: Dạy qua quít, coi thường HS Điều trên gần như là hiển nhiên. Có những GV dạy học qua quít, nói lảm nhảm HS không hiểu, bị HS than phiền rất nhiều, ai mà dạy học cùng ê-kíp với họ thì khổ cực lây. Người nào mà không thích hoặc không hợp với dạy học, thì nên chuyển việc. Nhưng đã nhận việc có gắn dạy học (như là công việc gồm cả quản lý và giảng dạy) thì phải làm việc đó cho nghiêm túc. Dù có “tài giỏi” đến đâu, cũng không nên tự đề cao mình quá mà coi thường HS. Có một số bạn trẻ, bản thân chưa có đóng góp gì quan trọng, nhưng đã vội chê bai những người thầy của mình, là những người có những hạn chế về trình độ và kết quả giảng dạy (do điều kiện, hoàn cảnh) nhưng có nhiều cống hiến trong đào tạo, như thế không nên. Nên: Đối thoại với HS, khuyến khích HS đặt câu hỏi. Không nên: Tạo cho HS thói quen học thụ động kiểu thầy đọc trò chép Qua thảo luận, hỏi đáp mới biết HS cần những gì, vướng mắc những gì, bài giảng như thế đã ổn chưa, Khi HS đặt câu hỏi tức là có suy nghĩ và não đang ở trạng thái muốn “hút” thông tin. HS nhiều khi muốn hỏi nhưng ngại, nếu được khuyến khích thì sẽ hỏi. Nên: Cho HS thấy rằng họ có thể thành công nếu có quyết tâm Không nên: Nhạo báng HS kém Việc GV sỉ nhục HS, ví dụ như viết lên bài thi của HS những câu kiểu “thứ mày đi học làm gì cho tốn tiền” hoặc “đây là phần tử nguy hiểm cho xã hội”. Như người ta thường nói “người phụ nữ được khen đẹp thì sẽ đẹp lên, bị chê xấu thì sẽ xấu đi”. HS bị đối xử tồi tệ, coi như “đồ bỏ đi”, thì sẽ bị ức chế không học được nữa, việc học trở thành “địa ngục”. Nhưng nếu được đối xử tử tế, cảm thấy được tôn trọng cảm thông, thì họ sẽ cố gắng, dễ thành công hơn. Nếu họ có “rớt”, thì họ vẫn còn nhiều cơ hội khác để thành công, miễn sao giữ được niềm tin và ý chí. HS học kém, nhiều khi không phải là do không muốn học hoặc không đủ thông minh để học, mà là do có những khó khăn nào đó, nếu được giải tỏa thì sẽ học được. Trẻ em sinh ra thiếu hiểu biết chứ không ngu ngốc. Nếu khi lớn lên trở thành người ngu ngốc, không biết suy nghĩ, thì là do hoàn cảnh môi trường và lỗi của hệ thống giáo dục. Người “thầy” thực sự phải giúp HS tìm lại được sự thông minh của mình, chứ không làm cho họ “đần độn” đi. Nên: Cho HS những lời khuyên chân thành nhất, hướng cho họ làm những cái mà GV thấy sẽ có lợi nhất cho họ, đồng thời cho họ tự do lựa chọn những gì họ thích. Không nên: Biến HS thành “tài sản” của mình, bắt họ phải làm theo cái mình thích. Các bậc cha mẹ cũng không nên bắt con cái phải đi theo những sở thích của cha mẹ, mà hãy để cho chúng lựa chọn cái chúng thích. Nên: Hướng tới chất lượng. Không nên: Chạy theo số lượng và hình thức Không chỉ trong dạy học, mà trong hầu hết mọi lĩnh vực khác, chất lượng là cái đặc biệt quan trọng. Ví dụ như trong kinh tế, sự phát triển bền vững chính là sự phát triển về chất. Chúng ta không thể tăng khối lượng của các sản phẩm hay dịch vụ lên “mỗi năm 5-7%” mãi được, vì tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, nhưng cái chúng ta có thể tăng lên, đó là chất lượng. Nếu chúng ta cứ phá rừng phá núi, hủy hoại môi trường để đạt con số % phát triển GDP, thì có nguy cơ biến đất nước thành bãi rác. Cái máy tính bỏ túi ngày nay “khỏe hơn” cả một “khối thép” máy tính nặng hàng chục tấn của thế kỷ trước, đó là phát triển về chất. Cùng là đồ ăn với lượng calor như nhau, nhưng chất lượng khác nhau thì giá trị có thể chênh nhau hàng chục lần. Ở ta, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh và chứa nhiều chất độc nên giá trị thấp, tuy giá có thể rẻ nhưng tính tỷ lệ chất lượng chia cho giá có khi vẫn thấp; Trong văn học, cũng có những tác phẩm văn học mà những thế kỷ sau người ta vẫn còn nhớ đến, trong khi có hàng nghìn, hàng vạn tác phẩm văn học khác nhanh chóng rơi vào lãng quên. Trong giáo dục, chất lượng cũng là cái cực kỳ quan trọng. Ảnh hưởng của một người thầy là rất lớn: trực tiếp đến hàng trăm, hàng nghìn học trò, và gián tiếp có thể đến hàng triệu người. Giá trị của giáo dục khó qui đổi thành tiền (một người vô văn hóa, thì có đắp thêm 1 triệu USD vào thì vẫn vô văn hóa). Chất lượng người thày tốt lên thì làm cho chất lượng xã hội tốt lên, và cái sự thay đổi chất lượng đó không đo được bằng tiền. Nhưng có thể hình dung một cách thô thiển là, một người thày tốt đem lại lợi ích cho học trò thêm hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn USD (thể hiện qua việc học trò có được việc tốt hơn, làm ra nhiều tiền của hơn ) so với một người thầy không tốt bằng. Với hàng trăm hay hàng nghìn học trò “qua tay” trong cuộc đời, thì một người thầy tốt có thể đem lại lợi ích hàng trăm nghìn, hay thậm chí hàng triệu USD, nhiều hơn cho xã hội so với một người thầy kém hơn. Muốn có chất lượng tốt, thì chất lượng phải được (xã hội) coi trọng đúng mức, và (người thầy) phải chú tâm tìm cách nâng cao chất lượng. Các GV ở các nước tiên tiến thường không phải dạy quá nhiều giờ (trung bình khoảng 12 tiếng một tuần), và cũng không phải lo “kiếm cơm thêm” ngoài công việc chính. Họ có thời giờ để tiếp cận thông tin khoa học mới, chuẩn bị bài giảng cho tử tế, suy nghĩ cải tiến cách dạy cho hay, (đấy là đối với những người có ý thức trong việc dạy học). Ở ta, các GV dạy quá nhiều giờ, ngoài giờ chính thức đã nhiều còn dạy thêm tràn lan, có người “bán cháo phổi” liên tục một ngày đến mười mấy tiết. Họ bù lại việc thù lao cho từng giờ dạy thấp, bằng việc dạy rất nhiều giờ. Nhưng trong điều kiện như vậy, thì họ sẽ dạy “như cái máy”, ít suy nghĩ, ít nhiệt tình với HS, ít thời gian chuẩn bị, không có thời giờ cập nhật kiến thức, khó mà có chất lượng cao được. Xu hướng của thời đại internet, là các GV có chất lượng dạy học cao sẽ ngày càng trở nên có giá trị, trong khi những ai dạy dở sẽ ngày càng mất giá trị. Trong điều kiện “không có lựa chọn”, thì thày dạy hay dạy dở thế nào HS “vẫn phải học thầy”, nhưng khi có lựa chọn, HS sẽ chọn học thầy hay và không đến học thầy dở. Việc điểm danh để bắt HS đi học, theo tôi là một hình thức giữ kỷ luật thô thiển kém hiệu quả. Thay vào điểm danh, nếu dạy hay, dạy cái có ý nghĩa, thì không bắt HS cũng tự động “tranh nhau” đi học. Internet sẽ tạo điều kiện cho HS tìm đến thầy hay dễ dàng hơn, qua các bài giảng video, các bài giảng online, Các GV sẽ phải giảng ít giờ hơn trước, nhưng chuẩn bị cho mỗi bài giảng nhiều hơn, và mỗi bài giảng hay sẽ đến được với nhiều HS hơn qua internet. Bí quyết để đạt được những kết quả có giá trị như vậy là gì? Đó là: dạy học “thực sự” , được cấp lương bổng tốt để yên tâm tập trung dạy học (và để học những kiến thức cần thiết phục vụ cho việc dạy), có điều kiện làm việc tốt, và không bị sức ép của những thứ hình thức (như phải thi đạt chuẩn, phải có mấy sang kiến kinh nghiệm, ) hay sức ép về tài chính làm cản trở dạy học. Ở ta, bao giờ tạo được những điều kiện như vậy, thì mới hy vọng có nhiều HS “ra lò” trở thành người lao động, nhà khoa học có năng lực thực sự. Tài liệu đã dẫn 1- SGK, SGV Toán 10, 11, 12 - GS. Đoàn Quỳnh và các tác giả. 2- SGK, SGV Toán 10, 11, 12 - PGS.TS Trần Văn Hạo và các tác giả. 3 - Hướng dẫn thực hành toán trên máy tính Casio fx-500MS, fx-570MS – Nguyễn Thế Thạch và các tác giả 4 - Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Toán 10,11,12 – Nguyễn Thế Thạch và các tác giả. 5 – Đổi mới PPDH – TS. Phạm Đức Quang. 6 – PP – Công nghệ dạy học hiện đại – TS. Tôn Quang Cường
Tài liệu đính kèm: