Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 10 tiết 44 đến 52 – Trường THPT Nguyễn Huệ

Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 10 tiết 44 đến 52 – Trường THPT Nguyễn Huệ

 Tiết 44

Đọc văn: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN

 MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUÃNG LĂNG

 ( Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quãng Lăng)

 - Lí Bạch –

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của Lí Bạch đối với bạn.

 - Nắm được đặc trưng phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng gợi cảm.

 2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích những đặc trưng cơ bản của thơ.

 3. Thái độ: Tự nhận thức được bài học cho bản thân về tình bạn.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

 1. Giáo viên:

 - Phương tiện: + SGK + SGV +TKBG Ngữ văn 10

 + Tranh về nhà thơ Lí Bạch.

 - Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, phát vấn, thảo luận trả lời câu hỏi, diễn giảng.

 2. Học sinh: học bài cũ và soạn bài mới.

 

doc 18 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 10 tiết 44 đến 52 – Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 44
Đọc văn: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN 
 MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUÃNG LĂNG
 ( Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quãng Lăng) 
 - Lí Bạch –
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu được tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của Lí Bạch đối với bạn.
 - Nắm được đặc trưng phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng gợi cảm.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích những đặc trưng cơ bản của thơ.
 3. Thái độ: Tự nhận thức được bài học cho bản thân về tình bạn.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
 1. Giáo viên:
 - Phương tiện: + SGK + SGV +TKBG Ngữ văn 10
 + Tranh về nhà thơ Lí Bạch.
 - Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, phát vấn, thảo luận trả lời câu hỏi, diễn giảng.
 2. Học sinh: học bài cũ và soạn bài mới. 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “Vận nước” của Pháp Thuận và phân tích 2 câu đầu.
 3. Giới thiệu bài mới: Thơ viết về tình bạn là một trong những đề tài chủ yếu trong thơ Lí Bạch. Bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh hạo Nhiên đi Quãng Lăng” là lời đưa tiễn giản dịmà để lại dư âm trong lòng người đọc. 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Thao tác 1:
- HS đọc phần tiểu dẫn SGK/143 và tóm tắt những nét chính về tác giả Lí Bạch, nội dung thơ của ông.
→ HS trình bày, GV chốt ý và cho HS gạch SGK những ý bên.
- GV cho HS xem tranh Lí Bạch và lầu Hoàng Hạc.
Thao tác 2: 
- GV gọi HS đọc phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
- Bài thơ viết về đề tài gì?
→HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý
¬ Hoạt động 2: 
Thao tác 1: GV đọc lại 2 câu thơ đầu
- Đây là bài thơ viết về cuộc chia tay của Lí Bạch với người bạn Mạnh Hạo Nhiên. Vậy cuộc chia tay diễn ra ở đâu? Nơi đến chỗ nào? Thời gian lúc nào?
→HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý
- GV nói thêm: chỉ trong 14 chữ mà địa điểm đi và đến, thời gian đưa tiễnhiện lên đầy đủ, rõ ràng, lời thơ giản dị tự nhiên.
- “Cố nhân” gợi cho em suy nghĩ gì?
- GV giải thích một vài từ khó: “Cố nhân”, “yên hoa”, “tam nguyệt”, “Dương Châu”
- Thông qua quan hệ ấy ta thấy thi nhân đã gởi gấm tâm sự của mình như thế nào?
→HS kết luận
Thao tác 2:GV đọc 2 câu sau
- Ở đây có 2 hình ảnh chủ đạo. Em nào có thể cho cô biết đó là hình ảnh nào?
 →cô phàm và Trường giang
- GV nêu vấn đề: Vào thời Đường, Trường giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam trung Quốc, mùa xuân tấp nập thuyền bè xuôi ngược. Thế mà tác giả chỉ thấycánh buồm lẻ loi, cô đơn của “cố nhân”. Vì sao? 
 → HS thảo luận trả lời
- Câu thơ tác giả tả cảnh mà hoá ra tả tình. Vậy cái nhìn đặc biệt ấy và hình ảnh “cô phàm” đã cho ta biết tâm trạng của Lí Bạch lúc này như thế nào?
¬Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết
- GV yêu cầu HS nêu chủ đề của bài thơ.
¬ Hoạt động 4: Hướng dẫn hình thành phần ghi nhớ
- HS đọc phần ghi nhớ SGK/144
I.Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: 
 - Lí Bạch (701 -762), quê Lũng Tây- Cam Túc. Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, vì tính cách phóng khoáng lại hay nói về cõi tiênnên được gọi là thi tiên. Ông để lại cho đời hơn 1000 bài thơ.
 - Nội dung thơ: phonh phú với các chủ đề:
 + Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả.
 + Khát vọng giải phóng cá tính
 + Bất bình với hiện thực tầm thường
 + Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt.
 - Phong cách: rất hào phóng bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tếvà giản dị, có sự kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp.
 2. Bài thơ:
 a. Thể thơ:
 - Nguyên tác: Thất ngôn tứ tuyệt
 - Dịch thơ: lục bát
 b. Đề tài: tình bạn và tiễn biệt
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Hai câu đầu:
 - Nơi đưa tiễn: lầu Hoàng Hạc, phía Tây
 - Nơi đến: Dương Châu
 - Thời gian: tháng 3
 - Con người: Mạnh Hạo Nhiên và Lí Bạch
 - “Cố nhân”:bạn cũ
 - “yên hoa”: hoa khói (cảnh đẹp mùa xuân, chốn phồn hoa đô hội)
 → Hai câu đầu là lời tự sự của Lí Bạch giúp người đọc không chỉ hình dung được khung cảnh thần tiên của buổi tay mà còn có nỗi niềm thầm kín của tác giả đối với bạn.
 2. Hai câu sau:
 - “ cô phàm”: cánh buồm lẻ loi
 - “ viễn ảnh”: bóng xa
 - “ bích không tân”: màu xanh biết vô tận
 - Tâm trạng: lưu luyến, bịn rịn và lo lắng cho bạn của nhà thơ.
 - “ Duy kiến Trường Giang thiên tuế lưu”
 →Tâm trạng bàng hoàng, rợn ngợp, trống trải trong lòng tác giả khi bạn đã rời xa.
III. Chủ đề: Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa cảnh và tình, đồng thời thể hiện tình bạn thắm thiết, chân thành của Lí Bạch đối với mạnh Hạo Nhiên.
IV. Ghi nhớ: SGK/144
 4. Củng cố:
 5. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ và phân tích
 - Chuẩn bị bài “Thực hành phép tu từ ẩn du và hoán dụ” 
Tiết 45
Tiếng Việt: THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến thức:
 Giúp HS:
 - Nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
 - Có kĩ năng phân tích giá trị sử dụng hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận diện đúng hai phép tu từ cơ bản.
 - Phân tích cách thức cấu tạo của hai phép tu từ. 
 3. Thái độ:
 Cảm nhận và phân tích đúng giá trị nghệ thuật của hai phép tu từ.
 B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
 1. Giáo viên:
 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học:
 GVtổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa phân tích ngữ liệu và hình thức thảo luận, trả lời câu hỏi.
 1.2. Phương tiện:
 Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh:
 Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lí Bạch.
 - Phân tích tâm trạng của tác giả trong buổi đưa tiễn.
 3. Giới thiệu bài mới:
 ¬ Ở cấp II các em đã được học phần lí thuyết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để củng cố lại phần lý thuyết đó. 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
¬ Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu mục I
- GV cho HS đọc và thảo luận bài tập 1 & 2 SGK/ 135- 136. sau đó gọi HS lên bảng làm theo yêu cầu của từng bài tập.
 → HS làm theo yêu cầu của GV
 + Những từ “thuyền” , “bến”, “cây đa”, “con đò” Không chỉ là thuyền, bến  mà còn mang ý nghĩa gì khác? Đó là nội dung ý nghĩa gì?
 + Thuyền, bến ở câu 1 và cây đa, bến cũ, con đò ở câu 2 có gì khác nhau?
- GV yêu cầu HS tìm và phân tích phép ẩn dụ đượcsử dụng trong mỗ bài ca dao.
→HS làm theo yêu cầu của GV
¬Hoạt động 2: Hướng dẫn thự hành mục II
 - GV yêu cầu HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi SGK/ 136- 137
+ Dùng “đầu xanh”, “má hồng” Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong truyện Kiều?
 + Cụm từ “áo nâu”, “áo xanh”, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội?
→ HS làm theo yêu cầu của GV
I. Ẩn dụ:
 1. a.
 - “thuyền” và “bến” luôn gắn bó mật thiết với nhau
 - Thuyền: hay di chuyển (người con trai)
 - Bến: luôn cố định ( người con gái)
 → Thể hiện cao nỗi nhớ mong, chờ đợi kín đáo, tế nhị của người con gái.
 b. Thuyền, bến và cây đa bến cũ, con đò là những vật cần có nhau, luôn gắn bó với nhau giống quan hệ giữa kẻ ở người đi.
 2. – “lửa lựư”: hoa lựu đỏ như lửa
 → mùa hè sinh động có hồn
 - “ văn nghệ ngòn ngọt”: không có tính chiến đấu, không có sức sống
 → văn chương thoát li cuộc sống
 “Tình cảm gầy gò”: cá nhân, nhỏ bé, ích kỉ.
 - “ Giọt”: tiếng chim (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
 - “Thác”: sự gian khổ, khó khăn
 “Thuyền”: sự nghiệp cách mạng
 - “Phù du”: kiếp sống trôi nổi, phù phiếm
 “Phù sa”: cuộc sống mới màu mỡ, tươi đẹp.
II. Hoán dụ:
1. “ đầu xanh”: người trẻ tuổi
 “ má hồng”: người con gai đẹp
 gái lầu xanh (truyện Kiều)
“áo nâu”: nông dân
“áo xanh”: công nhân
 2. - Hoán dụ: 
 + Thôn Đoài: người ở thôn Đoài
 + Thôn Đông: người ở thôn Đông
 → lấy nơi ở để chỉ người
 - Ẩn dụ: cau và trầu không chỉ những người có tình cảm thắm thiết với nhau.
 -So sánh: 
 + Ẩn dụ: là sự liên tưởng tương đồng giữa 2 sự vật không cùng trường (chuyển nghĩa).
 + Hoán dụ: sự liên tưởng tương cận giữa 2 sự vật cùng trường. 
 4. Củng cố: - sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
 5. Dặn dò: - Xem lai các bài tập trên.
 - Soạn bài thơ “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ
Tiết 47
Đọc văn: CẢM XÚC MÙA THU
 ( Thu hứng )
- Đỗ Phủ -
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến thức:
 Giúp HS:
- Hiểu đợc bác tranh mùa thu hiu hắt cũng là tâm trạng buồn lo của con ngời cho đất nớc, nỗi buồn nhớ quê hơng và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận Đỗ Phủ.
- Hiểu thêm đặc điểm của thơ Đờng
 2. Kĩ năng:
 Đọc – hiểu bài thơ Đường luật.
 Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn ngữ và gingj điệu thơ.
 3. Thái độ:
 Giáo dục tình yêu quê hương cho Hs 
 B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
 1. Giáo viên:
 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học:
 GVtổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, Gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
 1.2. Phương tiện:
 Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh:
 Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước.
 C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Giới thiệu bài mới:
 ¬ Nếu Lí Bạch được vinh danh là “thi tiên” thì Đỗ Phủ - người bạn lớn vong niên của thi tiên lại được xưng tụng là “thi sử”- thi thánh. “Thu hứng ” là một trong những bài thơ đặc sắc của ông được viết trong thời gian lưu lạc xa quê.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
¬Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Thao tác 1: 
- HS đọc phần tiểu dẫn SGK/ 145
- Qua phần tiểu dẫn em biết được gì về Đỗ Phủ?
→ HS trả lời , GV nhận xét chốt ý và cho HS gạch SGK/145
- GV cho HS xem tranh về Đỗ Phủ.
Thao tác 2: 
- Dựa vào phần chú thích hãy cho biết bài thơ sáng tác khi nào? Ở đâu? 
- Bài thơ được viết thể thơ gì? Bố cục mấy phần?
→ HS trả lời câu hỏi. GV chốt ý và nhấn mạnh hoàn cảnh ra đời của bài thơ
¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản:
Thao tác 1:
- GV gọi 3 HS đọc bài thơ: phiên âm,
dịch nghĩa và dịch thơ.
- Bốn câu thơ đầu tả cảnh mùa thu ở đâu? ( Quỳ Châu)
- Ở 2 câu đầu tiên, tác giả đã khắc hoạ cảnh thu với những hình ảnh đặt trưng nào?
- Em có nhận xét gì về bức tranh mùa thu ở 2 câu đầu?
→ HS phát hiện trả lời, GV bổ sung, chốt ý
 và bình giảng
- Ở câu 3,4 cảnh thu hiện lên với những hình ảnh đặc trưng nào?
- Thông qua bức tranh mùa thu tác giả gián tiếp vẽ lên cảnh đời bấy giờ. Em nghĩ sao?
→ HS thảo luận đưa ý kiến.
- Trong thu cảnh đó ngầm ngụ cái thu tình của người viết. Vậy đó là cảm xúc tâm trạng gì của nhà thơ?
Thao tác 2: 
- So với 4 câu đầu cảnh thu ở đây có gì khác? Tầm nhìn của tác giả có sự thay đổi như thế nào?
- Hãy chỉ ra các đọng từnhiều hàm ý ở 4 câu cuối? ( khai và hệ)
- Tại sao tác giả nhìn cúc nở mà lại chảy dòng lệ cũ trong khi đây là cái nhìn hiện tại?
- Từ hoàn cảnh lịch sử bản thân và gia đình hãy cho biết Đỗ Phủ đã tuôn rơi nước mắt vì điều gì và vì ai?
- Ở 2 câu cuối có những âm thanh nào? Vai trò của những âm thanh đó trong bức tranh  ... u, GV bổ sung và thống nhất
¬Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục II
- Cho biết công tác chuẩn bị của việc trình bày vấn đề gồm những việc gì?
→ HS: chọn vấn đề và lâp dàn ý.
Thao tác 1: 
-HS đọc phần 1 mục II và xác định yêu cầu của việc chọn vấn đề trình bày.
- GV nhận xét, bbổ sung và chốt ý bên.
Thao tác 2: 
- Tại sao chúng ta phải lập dàn ý trước khi trình bày?
→ HS trả lời, GV chốt ý và lấy ví dụ 
 * Ví dụ: “ Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng phụ nữ” cần xác định các ý sau:
 1/ Thời trang là gì?
 2/ Thời trang đối với tuổi trẻ, đặc biệt là phụ nữ có vai trò như thế nào?
 3/ Trang phục như thế nào thì gọi là thời trang?
 4/ Thời trang và mốt có quan hệ như thế nào? 
¬Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu mục III
Thao tác 1:
- Khi bắt đầu trình bày , người trình bày thường bắt đầu như thế nào?
- GV cho HS thử giới thiệu
→HS làm theo yêu cầu
Thao tác 2:
- Khi trình bày nội dung chính cần đảm bảo yêu cầu gì?
→ HS nêu yêu cầu, GV chốt ý
Thao tác 3:
- Khi kết thúc ngưới nói không nên quên điều gì?
→ Hs trả lời, GV chốt ý.
¬Hoạt động 4: Hình thành phần ghi nhớ
- 1 HS đọc to phần ghi nhớ sgk/ 50
- GV nhấn mạnh nội dung bài.
¬Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập
I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:
 - Trình bày một vấn đề là nhu cầu của cuộc sống nhằm để thuyết phục người khác và tập thể cảm thông và đồng tình với mình.
II. Công việc chuẩn bị:
 1. Chọn vấn đề trình bày:
 - Phải phù hợp vào từng đề tài (trình bày vấn đề gì?)
 - Phải phù hợp với đối tượng nghe ( ai nghe, trình độ, tưổi tác, giới tính, nghề nghiệp)
 - Phải được người nghe quan tâm.
 - Bản thân phải am hiểu và thích thú.
 2. Lập dàn ý: để
- Chủ động, bình tĩnh, tự tin khi trình bày.
- Vấn đề được trình bày hệ thống, mạch lạc, vừa đủ và nổi trọng tâm.
- Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng cảm.
- Đảm bảo thời gian qui định .
- tôn trọng người nghe.
III. Cách trình bày:
 1. Bắt đầu trình bày:
 - Chào người nghe và giới thiệu sơ lược về bản thân.
 - Giới thiệu dàn ý bài nói.
 2. Trình bày nội dung chính:
 - Lần lượt trình bày các nội dung đã định.
 - Cần có chuyển ý, chuyển đoạn, liên hệ dẫn chứng.
 - Chú ý phản ứng cuỉa người nghe để điều chỉnh nội dung và cách trình bày.
 3. Kết thúc vấn đề:
 - Nhấn mạnh trọng tâm.
 - Cảm ơn người nghe.
IV. Ghi nhớ : sgk/ 50.
V. Luyện tập:
4. Củng cố :
5. Dặn dò : - Học thuộc vở ghi, ghi nhớ và làm bài tập còn lại
 - Chuẩn bị bài “ lập kế hoạch cá nhân”.
Tiết 52
Làm văn: LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
 A. MỤC TIÊU: Giúp HS 
1. Kiến thức: Nắm được yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân. Biết xác định mục tiêu, nội dung của một bản kế hoạch cá nhân.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết kế hoạch cá nhân.
3. Thái độ: Có ý thức làm việc khoa học và hiệu quả.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
+ Tổ chức HS trả lời các câu hỏi trong ví dụ SGK.
+ Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích.
1.2 Phương tiện dạy học:
+ SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10.
+ Sách tham khảo.
2. Học sinh:
+ Chủ động tìm hiểu bài học từ các nguồn thông tin khác nhau. Tìm thêm tư liệu có liên quan.
+ Phân tích bài học theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - đọc thuộc lòng phần ghi nhớ sgk/ 50.
 3. Giới thiệu bài mới: Hàng ngày chúng ta có thói quen sống và làm việc tuỳ hứng, tự do, thậm chí luộm thuộm, do đó hiệu quả làm việc không cao. Bài học hôm nay giúp chúnh ta có thói qen sống và làm việc có kế hoạch, theo kế hoạch và lịch trình hợp lí.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
¬Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục I
Thao tác 1:
- HS đọc mục I sgk/ 152
- Kế hoạch cá nhân là gì?
- Vậy thời gian biểu và thời khoá biểu có phải là kế hoạch cá nhân hay không? Vì sao?
→HS trả lời và giải thích, GV nhận xét và chốt ý
Thao tác 2:
- Trong lớp ta ai là người có thói quen lập KHCN?
- Lập kế hoạch cá nhân có những điều kiện thuận lợi gì?
→ HS trả lời, GV chốt ý bên.
¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục II
Thao tác 1:
- Để lập bản kế hoạch cá nhân cần tiến hành những công việc gì? 
→ HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý.
Thao tác 2: 
- Bản kế hoạch cá nhân gồm mấy phần? Nội dung của từng phần?
→ HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Thao tác 3:
- Ngôn ngữ trong bản kế hoạch cá nhân như thế nào? 
→ HS nhận xét, GV chốt ý.
¬Hoạt động 3: Hình thành phần ghi nhớ
- HS đọc to phần ghi nhớ sgk/ 153
- GV nhấn mạnh nội dung.
¬Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- GV Hướng dẫn HS giải bài tập 1 & 2 sgk/153
I. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân:
 1. Kế hoạch cá nhân: là bản ghi chép những dự kiến nội dung công việc, cách thức hành động,và phân bố thời gian hành động để hoàn thành một công việc nhất định của mỗi người.
 2. Thuận lợi của việc lập kế hoạch cá nhân:
 - Giúp ta hình dung trước công việc cần làm, phân phối thời gian hợp lí.
- Tạo thế chủ động tự tin, tránh bị động lúng túng hoặc bỏ quên, bỏ sót công việc cần làm. 
- Thể hiện phong cách làm việc khoa học, chủ động đảm bảo cho công việc được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả.
II. Cách lập kế hoạch cá nhân:
 1. Các bước:
 - Xác định yêu cầu, nội dung và quỹ thời gian của công việc.
 - Xây dựng kế hoạch cụ thể.
 2. Nội dung:
 - Phần 1: Nêu họ tên, nơi làm việc, học tâp của người viết ( bản thân không cần).
 - Phần 2: Nêu nội dung công việc cần làm, thời gian, địa điểm và kết quả đạt được.
 3. Ngôn ngữ: lời văn ngắn gọn cần thiết thì kẻ bảng.
III. Ghi nhớ: sgk/ 153
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: Cách lập kế hoạch cá nhân.
5. Dặn dò: Làm bài tập 3 và chuẩn bị bài đọc thêm “ Thơ Hai- cư của Ba- sô”.
Tiết 53 - Đọc văn: ĐỌC THÊM : THƠ HAI – CƯ CỦA BA - SÔ
 A. MỤC TIÊU: Giúp HS 
1. Kiến thức: Làm quen với văn học Nhật Bản, hiểu được thơ Hai- cư, nắm được vài nét đặc trưng giá trị tư tưởng nghệ thuật thơ hai- cư của Ba Sô.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng dịch và đọc hiểu thơ nước ngoài.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
	B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
 	1. Giáo viên
 	1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học:
 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
 	1.2. Phương tiện:
 Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
 	2. Học sinh:
 Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ sgk/ 153
 3. Giới thiệu bài mới: Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu về một nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản với thể thơ ngắn nhất qua bài đọc thêm: “ thơ Hai- cư của Ba- sô”.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu khái quát
Thao tác 1: 
- Gọi 1 HS đọc phần tiể dẫn cho cả lớp nghe
- Trình bày tóm tát về thân thế và sự nghiệp của Ba- sô?
→ HS trình bày, GV chốt ý và cho HS gạch sgk những ý bên.
Thao tác 2:
- Phần tiểu dẫn cung cấp cho chúng ta thông tin gì về thể thơ Hai- cư?
→ HS phát hiện khái quát, GV nhận xét bổ sung và nói thêm về: hình thức, nội dung, quý ngữ, thủ pháp tượng trưng và cảm thức thẫm mĩ.
¬Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
Thao tác 1:
- GV gọi 1 HS đọc bài thơ 1.
- Tìm quý ngữ của bài thơ?
- Bài thơ nói lên cảm xúc gì? Vì sao lại có cảm xúc đó?
→ HS sinh trả lời, GV chốt ý
Thao tác 2: 
- HS đọc diễn cảm văn bản 2
- Tìm quý ngữ của bài thơ? Bài thơ nói lên cảm xúc gì của nhà thơ ?
→ HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý , giảng thêm về hình ảnh chim đỗ quyên và liên hệ thơ của bà huyện Thanh Quan.
Thao tác 3: 
- Bài thơ nói lên tình cảm gì của tác giả ?
- Tình cảm ấy được gợi lên từ cử chỉ, hành động nào?
- Tìm quý ngữ?
→HS phát hiện trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý 
Thao tác 4:
- HS đọc ăn bản 4
- Bài thơ nói lên tình cảm gì của tác giả? Tình cảm ấy được thể hiện ra sao?
- Tìm quý ngữ?
→ HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý 
- GV nhấn mạnh hoàn cảnh đất nước Nhật Bản vào những năm 1685.
Thao tác 5:
- GV đọc bài thơ
- Em cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn của nhà thơ qua bài số 5?
- Quý ngữ?
→ HS cảm nhận, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
Thao tác 6: 
- Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng được thể hiện như thế nào qua bài 6?
- Quý ngữ?
→ HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
Thao tác 7:
- HS tìm quý ngữ?
- GV thuyết giảng phần này.
Thao tác 8:
- GV thuyết giảng phần này để HS cảm nhận.
 HS lắng nghe và ghi chép.
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả :
- Ma- su - ô Ba - sô (1644 – 1694), quê ở I - ga ( nay thuộc tỉnh Mi- ê Nhật Bản.
- Sinh trưởng trong một gia đình võ sĩ đạo cấp thấp, làm tuỳ tùng cho con lãnh chúa It – sa.
- Năm 28 tuổi đến Ê – đô ( Tô- ki- ô) sống và sáng tác thơ Hai- cư với bút danh Ba- sô.
- 10 năm cuối đời đi khắp đất nước viêtd du kí và làm thơ Hai- cư.
- Mất ở Ô- sa – ka khi mới 50 tuổi. 
- Tác phẩm nổi tiếng: “ Lối lên miền Ô- kư”, “ Áo tơi cho khỉ”
 2. Thể thơ Hai- cư ( Hài cú):
- Là thi quốc của Nhật Bản, hình thành vào thế kỉ XVI, đạt đỉnh cao ở TK XVII với Ba –sô, Bu- sôn, It – sa.
- Thể thơ ngắn nhất thế giới, cả bài 17 âm tiết ngắt thành 3 đoạn 5/ 7/ 5. → rất cô động
- Thơ Hai- cư mang đậm chất thiền tông và văn hoá phương đông.
- T thơ ghi lại 1 phong cảnh với vài sự vật cụ thể trong một thời điểm nhất định.
- Cảm thức thẫm mĩ rất riêng, rất cao và rất tinh tế.
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Văn bản 1:
- Quý ngữ: mùa sương ( mùa thu)
- Tứ thơ: đất khách lạ hoá thành quê hương khi đã sống một thời gian gắn bó và xa cách>
→ Tình cảm thân thiết gắn bó với mảnh đất mình ở ( Ê – đô).
 2. Văn bản 2: 
- “ Quý ngữ”: chim đỗ quyên ( mùa hè)
- “ Kinh đô” : Hiện tại
 Quá khứ
 → Nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki- ô- tô đẹp đẽ, đầy kỉ niệm ngày xưa.
 3. Văn bản 3:
 - Quý ngữ: Sương thu Giọt lệ sương
 Tóc mẹ bạc như sương.
 Cuộc đời như sương.
 → Nỗi thương cảm, xót xa khi mẹ không còn nữa.
 4. Văn bản 4:
- Quý ngữ: mùa thu
- Tình yêu thương của Ba – sô dành cho trẻ em đói khổ và đoản mệnh:
 + Tiếng vượn hú
 + Tiếng trẻ em bị bỏ rơi khóc.
 → Nỗi đau nhân thế.
 5. Văn bản 5:
- Quý ngữ: mưa đông
- “Chú khỉ”: người nông dan, em bé nghèo đang co ro trong cơn mưa lạnh.
→ lòng từ bi đối với sinh vật nhỏ bé tội nghiệp, lòng yêu thương đối với người nghèo khổ của tác giả . ( nhân đạo)
 6. Văn bản 6:
- Quý ngữ: Hoa anh đào ( mùa xuân)
- Những cánh hoa anh đào hồng nhạt mỏng manh, rụng lả tả như mây làm cho mặt hồ Bi- oa gợn sóng.
 →Khắc hoạ sự tĩnh lặng của cảnh vật và thể hiện sự tương giao của các sự vật hiện tượng trong vũ trụ.
 7. Văn bản 7:
 - Tiếng ve : âm thanh của mùa hè
 - Đá: là vật
 → Sự liên tưởng tưởng tượng độc đáo và chuyển đổi cảm giác kì diệu của tác giả.
 8. Văn bản 8: Khát vọng được sống , được tiếp tục lãng du bằng tâm hồn trên những cánh đồng hoang vu của tác giả.
Củng cố:
Dặn dò: - Học thuộc các bài thơ.
 - Tiết sau trả bàiviết số 4

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 10 44 den 52.doc