A- Mục tiêu bài học:
Thông qua bài học giúp học sinh:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức), về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.
- Biết xác định các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.
B - Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
- Các tài liệu tham khảo.
- Máy chiếu, máy tính.
C - Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành.
D - Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Con người Việt Nam ở trong văn học được thể hiện như thế nào qua quan hệ với quốc gia dân tộc?
2. Giới thiệu bài mới:
Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngư thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài học hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Đọc văn: Tiết 01-02 Ngày soạn:15/08/2016 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A - Mục tiêu bài học: Thông qua bài học giúp học sinh: - Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam. - Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học - Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học; từ đó, có lòng say mê với văn học nước nhà. B - Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV. - Thiết kế bài học. - Các tài liệu tham khảo. - Máy tính, máy chiếu. C - Cách thức tiến hành: Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, nêu vấn đề, gợi mở,trò chơi D - Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam? - Văn học Việt Nam được hình thành bởi những bộ phận nào? - Văn học dân gian là gì? Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? - Văn học dân gian có những đặc trưng gì tiêu biểu? - Văn học viết là gì? Văn học viết khác văn học dân gian ở điểm nào? - Văn học viết Việt Nam từ xưa tới nay về cơ bản được viết bằng những dạng chữ nào? - Văn học Việt Nam bao gồm những thể loại nào? - Văn học Việt Nam thời kì trung đại gồm mấy thành phần chính? Văn học thời kì này bị ảnh hưởng bởi nền văn học của nước nào? Vì sao? - Em hãy kể tên những tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu được viết bằng chữ Hán ? - Văn học chữ Nôm bắt đầu hình thành vào thời điểm nào? Phát triển mạnh vào thế kỷ thứ mấy? Đạt tới đỉnh cao vào khoảng thời gian nào? - Văn học chữ Nôm có những đặc điểm gì đáng lưu ý? - Em có suy nghĩ gì về sự phát triển của văn học chữ Nôm thời trung đại? - Kể tên một số tác phẩm văn học tiêu biểu viết bằng chữ Nôm? - Văn học hiện đại là nền văn học như thế nào? Đặc điểm nổi bật là gì? - Văn học hiện đại có đặc điểm gì khác so với văn học trung đại? (Tác giả, đời sống văn học, thể loại, thi pháp). - Công cuộc hiện đại hoá văn học diễn ra trong hoàn cảnh nào? - Văn học hiện đại Việt Nam phản ánh những vấn đề gì? - Về thể loại, văn học thời kỳ này có gì đáng lưu ý? - Em có nhận xét gì về sự phát triển của văn học viết Việt Nam? (Kể một số tác giả tiêu biểu của văn học hiện đại). - Văn học thể hiện như thế nào về mối quan hệ của con người đối với thế giới tự nhiên? (Lấy ví dụ để minh hoạ). - Văn học thể hiện như thế nào về mối quan hệ của con người đối với quốc gia, dân tộc? - Văn học thể hiện như thế nào về con người trong mối quan hệ với xã hội? - Yếu tố nào là tiền đề quan trọng cho việc hình thành chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo trong văn học? - Trong văn học, con người ý thức về bản thân mình như thế nào? - Một học sinh đọc phần Ghi nhớ (SGK). * Cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của văn học Việt Nam I - Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: Văn học dân gian và Văn học viết 1. Văn học dân gian: - Văn học dân gian là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. - Văn học dân gian bao gồm các thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao-dân ca, vè, truyện thơ, chèo - Đặc trưng tiêu biểu: Tính truyền miệng; tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (Tính thực hành). 2. Văn học viết: Văn học viết là sáng tác của tri thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả. a. Chữ viết của văn học Việt Nam: Văn học viết Việt Nam từ xưa đến nay về cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. b. Hệ thống thể loại của văn học viết: - Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (Thời kì trung đại): + Trong văn học chữ Hán: Văn xuôi (Truyện kí, tiểu thuyết chương hồi), văn biền ngẫu (phú, cáo, văn tế), thơ (cổ phong, Đường luật, từ khúc). + Trong văn học chữ Nôm: phần lớn là các thể loại thơ (Thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu. - Từ đầu thế kỷ XX đến nay (Thời kì hiện đại): Giữa loại hình và loại thể có sự phân cách tương đối rõ ràng. Loại hình tự sự có: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí. Loại hình trữ tình có thơ trữ tình, trường ca. Loại hình kịch có: kịch nói, kịch thơ II - Quá trình phát triển của văn học Việt Nam: 1. Văn học trung đại (Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX): * Gồm 2 thành phần chính là văn học chữ Hán và chữ Nôm. a. Văn học chữ Hán: - Văn học trung đại Việt Nam chính thức hình thành từ thế kỷ X và chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn học Trung Quốc (Vì đây là thời kì nước ta luôn chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc). - Tác phẩm tiêu biểu: + Văn xuôi: “Thánh Tông di thảo” của Lê Thánh Tông, “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, “Việt điện u linh tập” của Lí Tế Xuyên Xuyên, “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ (kí), “ Thượng kinh ký sự” của Lê Hữu Trác, “Nam triều công nghiệp” của Nguyễn Khoa Chiêm, “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái. + Về thơ: “ức Trai thi tập” (Nguyễn Trãi), “Bạch Vân thi tập” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), “Bắc hành tạp lục”, “Nam trung tạp ngâm” (Nguyễn Du), thơ chữ Hán của Cao Bá Quát b. Văn học chữ Nôm: - Bắt đầu hình thành từ khoảng thế kỷ XIII, phát triển mạnh từ thế kỷ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVIII- đầu XIX. - Chủ yếu là các thể văn vần. - So với văn học chữ Hán thì tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian sâu sắc và toàn diện hơn. - Sự phát triển của văn học chữ Nôm gắn liền với sự trưởng thành về những nét truyền thống của văn học dân tộc: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và tính hiện thực, đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hoá và dân chủ hoá của văn học trung đại. - Tác phẩm tiêu biểu: + Thơ: “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông, thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan + Truyện thơ: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Sơ kính tân trang” của Phạm Thái, nhiều truyện Nôm khuyết danh như: “Phạm Tải - Ngọc Hoa”, “Tống Trân - Cúc Hoa”, “Phạm Công - Cúc Hoa”. 2. Văn học hiện đại (Từ thế kỷ XX đến nay): - Văn học hiện đại là nền văn học tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ (Bên cạnh vẫn có tiếng Pháp và TQ). - Đây là nền văn học có số lượng tác giả, tác phẩm và công chúng nhiều nhất trong lịch sử. - Vừa kế thừa tính truyền thống vừa tiếp thu tinh hoa của văn học thế giới để hiện đại hoá. - Khác văn học trung đại ở chỗ: + Về tác giả: Đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp. + Về đời sống văn học: Nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua lại giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn. + Về thể loại: Thơ mới, tiểu thuyết, kịch nóidần thay thế hệ thống thể loại cũ, tuy một vài thể loại của văn học trung đại vẫn còn, song không đóng vai trò chủ đạo. + Về thi pháp: Theo lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao cá tính sáng tạo, “cái tôi” - cá nhân dần được khẳng định. - Công cuộc hiện đại hoá văn học diễn ra trong hoàn cảnh phải đấu tranh để giải phóng khỏi ách nô dịch của các thế lực thực dân phương Tây. - Văn học hiện đại Việt Nam phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người Việt Nam với tất cả các phương diện phong phú và đa dạng: + Giai đoạn trước Cách mạng: VH hiện thực ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến, dự báo cuộc cách mạng xã hội sắp diễn ra. VHLM đề cao cái tôi cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân. + Sau CM: VHHTXHCN phản ánh sự nghiệp đấu tranh CM và xây dựng cuộc sống mới. - VH đạt được nhiều thành tựu to lớn ở tất cả các thể loại (thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, ký). => Tóm lại, văn học viết Việt Nam từ khi ra đời đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể gắn liền với các tên tuổi nổi tiếng (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Nguyên Ngọc, Tô Hoài) và nhiều tác phẩm có giá trị. III - Con người việt nam qua văn học: 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: * Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam: - Các tác phẩm VHDG đã kể lại quá trình cha ông ta nhận thức, cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Những hình ảnh như: núi sông, đồng lúa, cánh cò, ánh trăng, dòng suối, gió mây, cây đa, bến nướcthường xuyên xuất hiện. - Trong VHTĐ: Hình tượng thiên nhiên gắn liền với những tư tưởng đạo đức, thẩm mĩ, gắn liền với những nhân cách cao đẹp, lí tưởng thanh cao không màng danh lợi của các nhà nho. - Trong VHHĐ: Hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu lứa đôi. 2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc: * Một trong những nội dung nổi bật, xuyên suốt của văn học Việt Nam là thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của con người Việt Nam. + VHDG: Tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn, sự căm ghét các thế lực xâm lược (Làng ta phong cảnh). + VHTĐ: ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc (Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo). + VHHĐ: Gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng XHCN (Đất nước đứng lên, Vợ chồng A Phủ). 3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: * Thể hiện ở chỗ: Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội; mong muốn của con người về một xã hội tốt đẹp (xã hội công bằng, không có người bóc lột người và con người sống với nhau trong tình yêu thương nhân ái). - VHDG: Xuất hiện hình ảnh ông tiên, ông bụt, những chàng hoàng tử giàu lòng thương người + VHTĐ: Đó là ước mơ về một xã hội Nghiêu-Thuấn (Chừng nào thánh đế ân soi thấu-Một trận mưa nhuần rửa núi sông). + VHHĐ: Lý tưởng xã hội chủ nghĩa, khát vọng giải phóng dân tộc và ước mơ xây dựng cuộc sống mới. - Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề quan trọng cho việc hình thành chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo trong văn học. 4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: * Tuỳ từng thời kì lịch sử khác nhau, con người xuất hiện trong văn học có ý thức về bản thân khác nhau: - Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm và cải tạo thiên nhiên, con người đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân, thể hiện tinh thần hi sinh cái tôi cá nhân, xem thường mọi cám dỗ vật chất, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chính nghĩa, coi cái chết nhẹ như lông hồng. - Trong những hoàn cảnh khác, con người cá nhân lại được đề cao, đã có ý thức về quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu, ý nghĩa của cuộc sống trần thế đích thực nhưng không cực đoan. * Ghi ... ông qua bài học giúp học sinh: - Nắm được đặc điểm thơ hai-cư, cuộc đời và sáng tác của Ma-su-ô Ba-sô. - Hiểu ý nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp trong những bài thơ hai-cư để thêm yêu thiên nhiên và cuộc sống. B - Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV. - Thiết kế bài dạy. - Các tài liệu tham khảo. - Máy tính, máy chiếu. C - Cách thức tiến hành: Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp các hình thức đọc sáng tạo, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận D - Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Hãy trình bày cách lập kế hoạch cá nhân. 3. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - Đọc phần Tiểu dẫn trong SGK và nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của M.Ba-sô? - Ngoài Ba-sô, ở Nhật Bản còn có những nhà thơ hai-cư nào nữa? - Thơ hai-cư bắt đầu hình thành vào thời điểm nào? Bắt nguồn từ thể thơ nào? - Em hãy nêu những đặc điểm cơ bản của thơ hai-cư? - Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoà cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ, đầy kỉ niệm được thể hiện như thế nào trong bài một và bài hai? - Tình cảm đối với mẹ và em bé bỏ rơi thể hiện như thế nào trong bài ba và bốn? - Bài thơ số 5 thể hiện nét đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ? - Mối tương giao giữa các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào trong các bài 6, 7? Hình tượng thơ đẹp và thú vị ở chỗ nào? - Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của nhà thơ thể hiện như thế nào trong bài số 8? - Tìm “quý ngữ” trong tám bài thơ và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong các bài 6,7,8? I - Tiểu dẫn: 1. Tác giả M.Ba-sô: - M.Ba-sô (1644 – 1694) là nhà thơ hàng đầu Nhật Bản. - Ông sinh ra ở U-ê-đô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) trong một gia đình võ sĩ đạo Sa-mu-rai cấp thấp (Sa-mu-rai bắt nguồn từ chữ Sa-mu-rau, có nghĩa là “phục vụ”). - Chín tuổi phải đi hầu hạ cho Yô-si-ta-đa, con trai của một vị lãnh chúa nổi tiếng ở vùng I-ga, phía nam Nhật Bản (Sau đó hai người kết thân với nhau vì cùng yêu thích văn chương. Một thời gian sau Yô-si-đa chết, Ba-sô buồn chán, bỏ đi lang thang. Từ đó, ông có thói quen du hành khắp đất nước từ nam lên bắc). - Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô (nay là Tô-ki-ô), sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô (Ba Tiêu – cây chuối). Mười lăm năm cuối đời, Ba-sô làm những cuộc du hành dài đi hầu khắp đất nước, vừa đi vừa viết du kí và sáng tác thơ hai-cư. Ông trút hơi thở cuối cùng ở Ô-sa-ka. - Ba-sô thích thơ văn, hội hoạ từ nhỏ. Lớn lên, ông hiểu sâu biết rộng về thơ văn cổ Nhật Bản và Trung Hoa. - Ông có mộng lãng du và thích đi du lịch nhiều nơi để ngắm cảnh thiên nhiên, thăm viếng bạn bè, tìm nơi tu luyện thiền để giải thoát tâm linh. - Ba-sô là người có công lớn trong việc cải cách hình thức thơ hai-cư. Ông được mệnh danh là bậc thầy của thơ hai-cư. - Ông để lại khá nhiều tác phẩm. Sau này các môn đồ của ông sưu tập lại trong Ba Tiêu thất bộ tập (Bảy bộ tác phẩm của Ba-sô). Những tác phẩm tiêu biểu là: Phơi thân đồng nội (du kí – 1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), áo tơi cho khỉ (1691) và nổi tiếng nhất là Lối lên miền Ô-ku (1689). - Ngoài Ba-sô, ở Nhật Bản còn có nhiều nhà thơ hai-cư nổi tiếng khác nữa như: Y.Bu-sôn, K.ít-sa, M.Si-ki 2. Thơ hai-cư: - Nhật Bản là đất nước có một nền thơ ca rất vĩ đại, người Nhật thường tự hào đất nước mình là một “Thi quốc” (Đất nước của thơ ca). Nhật Bản có hai thể thơ dân tộc chủ yếu là tan-ka và hai-cư, trong đó thơ hai-cư là thể thơ rất nổi tiếng và được người Nhật rất yêu thích. - Thơ hai-cư bắt đầu hình thành vào thế kỉ thứ XVI, đến thế kỉ XVI thì đạt tới đỉnh cao với M.Ba-sô và sau đó là các tác giả khác. - Thơ hai-cư bắt nguồn từ thể thơ liờn ca gồm 31 õm tiết, mỗi đoạn 2 vế: vế đầu 3 cõu - 17 õm tiết, vế sau 2 cõu - 14 õm tiết (vế đầu xướng, vế sau hoạ); thường được dùng trong cung đình của các vương gia quý tộc với nội dung thường mang tính mua vui, giải trí trào lộng, dung tục tầm thường. - Đặc điểm của thơ hai-cư: + Là thể thơ vào loại ngắn nhất thế giới (chỉ có 17 âm tiết (hoặc nhiều hơn một chút) chia thành 3 đoạn), lời thơ cô đọng, hàm súc, đa nghĩa, có nhiều ẩn ý bên trong (Trên thế giới cũng có nhiều thể thơ ngắn như tứ tuyệt (Trung Quốc), si-giô (Triều Tiên), ru-bai (I-ran),nhưng xét cho cùng, hai-cư vẫn là ngắn nhất). + Nội dung: Thơ hai-cư thường phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng của con người trước thiên nhiên. + Thơ hai-cư thường sử dụng thủ pháp tượng trưng: Chỉ bằng mấy nét vẽ chấm phá, chỉ gợi chứ không tả mà biểu hiện được thần thái của sự vật; mỗi bài thơ hai-cư đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi lên một xúc cảm, một suy tư cụ thể (Thủ pháp này khiến mỗi bài thơ giống như một bức tranh thuỷ mặc). + Thơ hai-cư mang đậm chất sa-bi (Thiền hoặc Tịch) biểu hiện ở tính chất đơn sơ, tao nhã, cô liêu, trầm lắng, u buồn, nhưng không chán chường, bi luỵ hay oán đời., đưa tâm tưởng của cái tôi hoà nhập vào cái tĩnh lặng vô biên + Trong thơ hai-cư, người Nhật thường chọn đề tài miêu tả các mùa trong năm gọi là quý đề (kidai), thời điểm trong thơ thường được xác định theo mùa qua quy tắc sử dụng từ chỉ mùa gọi là quý ngữ (kigo). + Về ngôn ngữ, thơ hai-cư thường không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hoá sự vật, hạn chế tưởng tượng của người đọc. => Cùng với nghệ thuật hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu thuyết thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại. II - Đọc – hiểu văn bản: 1. Bài số 1, 2: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoà cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ, đầy kỉ niệm: a. Bài số 1: Quê tác giả ở Mi-ê, ông đến Ê-đô mười năm. Hôm nay trở lại quê hương thì lại nhớ về Ê-đô và thấy Ê-đô thân thiết như đó là quê hương của mình. -> Bài thơ thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó với mảnh đất nơi mình ở. b. Bài số 2: + Ba-sô ở Kinh đô Ki-ô-tô từ thời trẻ, khi còn là thanh niên (từ năm 22 tuổi đến năm 28 tuổi), sau đó lên Ê-đô. Sau hai mươi năm xa cách, cuối đời ông trở lại Kinh đô, nghe tiếng chim đỗ quyên hót chợt nhớ lại những kỉ niệm về kinh đô năm nào. + Chim đỗ quyên (còn gọi là chim quyên, chim đỗ vũ, chim tử quy, chim cuốc) ở Nhật Bản gọi là chim hô-tô-tô-ghi-su (viết bằng chữ Hán là thời điểu – chim đến theo mùa hay chim thời gian) là loài chim rất nổi tiếng trong thơ tan-ca và hai-cư. Chim hô-tô-tô-ghi-su kêu vào đầu hè, nó không hót khi trời đẹp mà thường hót khi xẩm tối, vào đêm trăng, sau khi trời mưa tiếng kêu rất thê thiết -> Thể hiện nỗi buồn và sự thương tiếc thời gian. Đó cũng là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn vui và mơ hồ về một thời xa xăm -> Bài thơ là nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ và đầy kỉ niệm. 2. Bài thơ số 3 và 4: Tình cảm của nhà thơ đối với mẹ và đối với em bé bị bỏ rơi: a. Bài số 3: + Năm 1684, Bao-sô 40 tuổi, ông làm cuộc du hành đến vùng Kan-sai gần quê mình. Về đến nhà thì hay tin mẹ mất. Người anh đưa cho ông di vật còn lại của mẹ là mớ tóc bạc. Cầm trên tay mớ tóc bạc mà nhà thơ rưng rưng nước mắt cùng -> Nỗi lòng thương cảm xót xa khi mẹ không còn. + Hình ảnh “làn sương thu” ở đây rất mơ hồ, khó có thể biết chắc chắn là chỉ điều gì (là giọt lệ như sương, mái tóc bạc của mẹ như sương, cuộc đời như hạt sương ngắn ngủi, vô thường). Tính mờ ảo, đa nghĩa của thơ hai-cư chính là ở đó. b. Bài số 4: + Có một lần nhà thơ đi ngang qua cánh rừng, ông nghe thấy tiếng vượn hú. Tiếng kêu ấy đã gợi cho nhà thơ nhớ đến tiếng khóc của một em bé bị bỏ rơi trong rừng. + Nước Nhật xưa nghèo đói, nhiều gia đình nông dân túng quẩn, không nuôi nổi con, đành phải đưa con bỏ vào rừng. Thậm chí, có khi người ta còn đang tâm giết cả trẻ sơ sinh vì không nuôi nổi tất cả (Những đứa trẻ như vậy, tiếng Nhật gọi là ma-bi-ku – tỉa bớt, như người ta tỉa bớt cây non). Tiếng trẻ than khóc vì bị bỏ rơi đã gợi lên nỗi buồn nhân thế. Nỗi buồn ấy đã nâng giá trị của bài thơ lên đến đỉnh cao của tình nhân đạo. + Tính chất mơ hồ, mờ ảo của bài thơ này là ở chỗ: Không biết tiếng vượn hú là thật hay tiếng trẻ con khóc là thật? Trong gió mùa thu hay gió mùa thu đang than khóc cho nỗi đau buồn của con người? Thơ hai-cư không nói rõ, tuỳ người đọc, với kinh nghiệm của bản thân, mỗi người sẽ hình dung ra những hình ảnh riêng. 3. Bài số 5: - Bài thơ được sáng tác khi Ba-sô đi du hành ngang qua một cánh rừng, ông thấy một chú khỉ nhỏ đang lạnh run lên trong cơn mưa mùa đông. Nhà thơ tưởng tượng thấy chú khỉ đang thầm ước có một chiếc áo tơi để che mưa, che lanh. - Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh những người nông dân Nhật Bản, những em bé nghèo co ro trong cơn mưa lạnh. -> Bài thơ thể hiện tấm lòng từ bi của nhà thơ đối với những sinh vật tội nghiệp, cũng là tấm lòng yêu thương đối với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội. 4. Bài số 6 và 7: Mối tương giao giữa các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ: a. Bài số 6: - Bài thơ miêu tả cảnh mùa xuân. Xung quanh hồ Bi-wa có trồng rất nhiều hoa anh đào. Mỗi khi gió thổi, cánh hoa anh đào lại rụng lả tả như mây. Cánh hoa hồng nhạt, mỏng manh rụng xuống mặt hồ, làm cho mặt hồ gợn sóng. - Một cảnh tượng rất đẹp đẽ và giản dị như thế lại thể hiện một triết lí sâu sắc: sự tương giao giữa các sự vật, hiện tượng – tất cả các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều có sự tác động, chuyển hoá lẫn nhau. Đây là tư tưởng biện chứng cổ đại. Triết lí sâu sắc nhưng được thể hiện bằng những hình tượng thật giản dị, nhẹ nhàng. Đó chính là cảm thức thẩm mĩ ka-ru-mi (nhẹ nhàng) trong thơ Ba-sô. b. Bài số 7: ở đây, tiếng ve là thanh, đá là vật. Nhưng trong cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà, khi tất cả đều im ắng hết lại có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như nhiễm vào, thấm vào đá. -> Bài thơ thể hiện quá trình tương giao giữa âm thanh với sự vật. Liên tưởng trong bài thơ thật độc đáo, kì lạ mà không hề khoa trương, thậm xưng. 5. Bài số 8: - Bài thơ viết vào ngày 8/ 10/ 1694 ở Ô-sa-ka. Đây là bài thơ từ thế của ông. Trước đó Ba-sô thấy mình đã yếu lắm rồi. Nhưng cuộc đời ông là cuộc đời lang thang, phiêu lãng nên ngay cả khi sắp từ giã cõi đời ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục đi - đi bằng tâm hồn của mình. Và ta lại như thấy hồn Ba-sô lang thang trên khắp các cánh đồng hoang vu. -> Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, niềm khao khát tự do và tâm hồn luôn lạc quan, yêu đời của nhà thơ . 6. “Quý ngữ” (từ chỉ mùa) trong tám bài thơ và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong các bài 6, 7, 8: a. Quý ngữ: Bài Quý ngữ Chỉ mùa 1 2 3 4 5 6 7 8 Mùa sương Chim đỗ quyên Sương thu Gió mùa thu Mưa đông Hoa đào Tiếng ve Cánh đồng hoang vu. Mùa thu Mùa hè Mùa thu Mùa thu Mùa đông Mùa xuân Mùa hè Mùa đông b. Từ chỉ cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền: - Bài 6: Lả tả, gợn sóng. - Bài 7: Vắng lặng, u trầm. - Bài 8: Lãng du, phiêu bạt, hoang vu.
Tài liệu đính kèm: