Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

I.Giới thiệu khái quát:

- Văn học thời kì này phát triển trong hoàn cảnh dậy gió tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc:

+ Hai lần chiến thắng chống quân Tống

+ Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông.

+ Hai mươi năm chiến đấu và chiến thắng quân Minh

- Văn học từ thế kỉ X đến Thế kỉ XV được phát triển trên hiện thực phát triển hào hùng của dân tộc đã giành được độc lập chủ quyền sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Sau khi giành quyền tự chủ, dân tộc ta vẫn phải chiến đấu liên tục chống quân xâm lược để bảo vệ bờ cõi và giải phóng dân tộc.

- Giai cấp phong kiến thời kì này có một vai trò rất tích cực, đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Tống, Nguyên, Minh, giữ yêu bờ cõi, xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập, thịnh vượng về kinh tế, chính trị, văn hóa.

- Văn học thời kì này có bước phát triển nhảy vọt so với tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Nhiều áng văn thơ yêu nước ra đời như bản anh hùng ca của thời đại. Tiêu biểu là các tác phẩm như : Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Bình ngô đại cáo

 

docx 8 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 72002Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV
I.Giới thiệu khái quát:
- Văn học thời kì này phát triển trong hoàn cảnh dậy gió tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc:
+ Hai lần chiến thắng chống quân Tống
+ Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông.
+ Hai mươi năm chiến đấu và chiến thắng quân Minh
- Văn học từ thế kỉ X đến Thế kỉ XV được phát triển trên hiện thực phát triển hào hùng của dân tộc đã giành được độc lập chủ quyền sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Sau khi giành quyền tự chủ, dân tộc ta vẫn phải chiến đấu liên tục chống quân xâm lược để bảo vệ bờ cõi và giải phóng dân tộc.
- Giai cấp phong kiến thời kì này có một vai trò rất tích cực, đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Tống, Nguyên, Minh, giữ yêu bờ cõi, xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập, thịnh vượng về kinh tế, chính trị, văn hóa.
- Văn học thời kì này có bước phát triển nhảy vọt so với tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Nhiều áng văn thơ yêu nước ra đời như bản anh hùng ca của thời đại. Tiêu biểu là các tác phẩm như : Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Bình ngô đại cáo
- Xu hướng chính của thời kì này là: Ca ngợi chủ nghĩa yêu nước, thể hiện lòng tự hào dân tộc và khát vọng về nền thái bình thịnh trị cho đất nước.
-Thành phần chủ yếu của văn học thời kì này viết bằng chữ Hán, từ thế kỉ XIII có chữ Nôm. Nhưng thành tựu chủ yếu vẫn là văn học viết bằng chữ Hán
II. Những nội dung cơ bản:
 1.Cảm hứng yêu nước:
 - Văn học thể hiện tinh thần dân tộc, linh hồn của thời đại và tư tưởng của các nhà văn, nhà thơ. Khi vận mệnh đất nước như ngàn cân treo sợi tóc, các tác giả đều hướng ngòi bút vào một cảm hứng mãnh liệt nhất , đó là cảm hứng yêu nước. Là những con người trực tiếp chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử và cả chính họ cũng làm nên lịc sử. Vì vậy những trang thơ, văn yêu nước đã in đậm những chiến công như mang hơi thở của một thời đại hào hùng từng vang bóng bao anh hùng hào kiệt.
a. Cảm hứng yêu nước trước hết là ý thức kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của đất nước, nêu cao quyết tâm chiến thắng kẻ thù, bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Một số tác phẩm tiêu biểu thể hiện cảm hứng này:
 * Bài Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt)
- Nội dung: Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, khẳng định chủ quyền của một đất nước; nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc.
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng văn đanh thép, hùng hồn, có sức thuyết phục người nghe.
* Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần QuốcTuấn.
- Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc; ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù , lời kêu gọi đoàn kết đánh giặc cứu nước.
- Nghệ thuật: lời văn thống thiết, cách lập luận chặt chẽ, là một áng văn chính luận xuất sắc.
* Bài “Phò giá về kinh”- Trần Quang Khải:
- Nội dung: Thể hiện hào khí chiến thắng giặc ngoại xâm, chủ nghĩa yêu nước được phát huy cao độ trong thời kì này.
- Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, cảm xúc dồn nén trong ý tưởng.
b.Cảm hứng yêu nước được thể hiện ở tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu hòa bình.
* Bài “Thiên trường vãn vọng”- Trần Nhân Tông.
- Nội dung: Khắc họa một bức tranh quê bình dị, đầy sức sống, thể hiện tâm hồn, tình cảm máu thịt của một vị vua với quê hương nơi thôn dã.
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, từ ngữ gợi cảm, giàu chất liên tưởng.
* Bài “Côn sơn ca” – Nguyễn Trãi:
- Nội dung: Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc.
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát bình dị, nghệ thuật điệp từ, hình ảnh tượng trưng gợi cảm.
2.Lòng tự hào dân tộc và khát vọng hòa bình:
 a. Lòng tự hào dân tộc:
* Tự hào về nền văn hiến lâu đời của đất nước
 Bài “Như nước Đại Việt ta”
-Nội dung: Lòng tự hào về một đất nước có nền văn hóa lâu đời của đân tộc, có lãnh thổ rieng, phong tục riêng, có chủ quyền, truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược nhất định sẽ thất bại.
-Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hùng hồn.
*Tự hào về sức mạnh thần kì của dân tộc:
“Gươm mài đá đá núi cũng mòn
 Voi uống nước nước sông phải cạn
 Đánh một trận sạch không kình ngạc
 Đánh hai trận tan tác chim muông”
b.Khát vọng hòa bình:
* Bài “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn
- Nội dung: Phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Nghệ thuật: Thể chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
*Bài phò giá về kinh của Trần Quang Khải:
 “Thái bình tu trí lực
 Vạn cổ thử giang san”
Từ trong khói lửa chiến tranh vừa dành được độc lập, nhà thơ – vị dũng tướng đã nghĩ đến tiền đồ của dân tộc và đặt niềm tin vào sự trường tồn của đất nước.
3. Bình luận về tư tưởng yêu nước qua ba áng văn bất hủ: 
 Từ “Nam quốc sơn hà” đến “Hịch tướng sĩ” và “Bình ngô đại cáo” tư tưởng yêu nước phát triển với những đặc diểm riêng.
-Tư tưởng yêu nước trong “Nam quốc sơn hà”: Bộc lộ dưới màu sắc thần linh : “định phận tại thiên thư” nhưng không làm giảm đi truyền thống bất khuất chống xâm lăng. Mỗi khi có giặc ngoại xâm thì chẳng những người sống vùng lên mà cả tổ tiên, trời đất cũng tiếp sức, tạo nên sức mạnh vĩ đại, sức mạnh của chính nghĩa, của ý trời lòng dân. Vì vậy kẻ thù không thoát khỏi sự thất bại thảm hại.
-Tư tưởng yêu nước trong “Hịch tướng sĩ”: Không nhờ đến yếu tố thần linh mà chú trọng đến ý thức con người: Yêu nước là trung quân, là căm thù giặc, là tin vào sức mạnh của mình và ý chí quyết tâm chiến thắng. Ở Trần Quốc Tuấn, lời nói đi đôi với hành động, với nhiệt tình hừng hực đang bốc cháy, vị tướng lĩnh đã tuốc gươm một cách quả quyết, tin tưởng khích lệ tinh thần chiến sĩ, lo rèn luyện binh thư để chống giặc.
-Tư tưởng yêu nước trong “Bình ngô đâị cáo” là tư tưởng nhân nghĩa. Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước trước hết là trừ bạo để yên dân, cứu nước là phải dựa vào dân, cứu nước là cứu dân. Khái niệm yêu nước được tác giả đề cập phong phú, vừa có yếu tố tinh thần và xã hội, vừa dựa trên yếu tố lịch sử và địa lí. Có thể nói tư tưởng yêu nước trong BNĐC đã đạt đến đỉnh cao nhất.
 à Tóm lại: Cảm hứng yêu nước và lòng tự hào dân tộc, khát vọng hòa bình trong VHVN thế kỉ X- XV được thể hiện đa dạng và phong phú. Truyền thống cao đẹp của cha ông ta thuở trước vẫn còn vang vọng mãi đến ngày hôm nay và mai sau.
III.Luyện tập:
1. Nêu một số nét cơ bản về bối cảnh lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỉ X-XV?
2.Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Nam quốc sơn hà của lí Thường Kiệt?
3. Phát biểu cảm nghĩ của em về lòng yêu nước trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn?
4. Cảm hứng yêu nước và lòng tự hào dân tộc, khát vọng thái bình được thể hiện phong phú, đa dạng trong văn học thời phong kiến. Hãy chứng minh.
5. Chứng minh sự tiếp nối và phát triển của ý thức độc lập dân tộc từ bài thơ “Nam quốc sơn hà” đến đoạn trích “Nước Đại việt ta”.
6. Tình yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, yêu quê hương là biểu hiện của lòng yêu nước. Bằng sự hiểu biết của em, hãy làm sáng tỏ nội dung trên?
Nâng cao:
1.Dựa vào hai văn bản: “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãng đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh của đất nước.
2.Tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc thống thiết của Trần Quốc Tuấn được thể hiện dưới một hình thức một áng văn chính luận mà chứa chan cảm xúc. Hãy làm sáng tỏ vấn đề trên bằng việc phân tích tác phẩm “Hịch tướng sĩ”.
3.Tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc được thể hiện như thế nào qua “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ” và “Bình ngô đại cáo”.
4. Em hãy cho biết để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào? So với bài Nam quốc sơn hà, đâu là những yếu tố kế thừa, đâu là những yếu tố phát triển?
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
I.Ôn lại kiến thức về đoạn văn:
1.Thế nào là đoạn văn? 
 Đoạn văn là một phần của văn bản, được quy ước từ chổ viết hoa lùi đầu dòng cho đến chổ chấm xuống dòng.
* Lưu ý: Đoạn văn phải có câu chủ đề (hay còn gọi là câu chốt), các câu còn lại phải có nhiệm vụ triển khai câu chủ đề đó.
2.Các loại đoạn văn thường gặp:
a.Trình bày đoạn văn theo kiểu diễn dịch
b.Trình bày đoạn văn theo kiểu quy nạp
c.Trình bày đoạn văn theo kiểu móc xích
d.Trình bày đoạn văn theo kiểu song hành
3.Kỹ năng viết đoạn văn:
3.1.Đọc kỹ đề - xác định yêu cầu của đề: 
 Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng, giúp người viết xác định vấn đề cơ bản của việc viết đoạn văn: viết về nội dung gì và viết như thế nào?
Người viết cần đọc kỹ đề, chú ý những từ ngữ quan trọng, xác định yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn. Nên hình thành một hệ thống yêu cầu của đề bài theo cấu trúc:
- Về nội dung
- Về hình thức
+ Số câu
+ Kiểu đoạn văn
+ Kiến thức tích hợp
3.2.Xác định câu chốt
- Với đề bài cho sẵn câu chốt, người viết chỉ cần đọc kỹ đề, thực hiện việc viết đoạn văn theo yêu cầu của đề.
- Với đề không có câu chốt, người viết cần căn cứ vào đề bài để xác định nội dung của đoạn văn hoặc hình thành câu chốt rồi triển khai việc viết đoạn văn theo yêu cầu của đề.
3.3.Huy động kiến thức – Tìm ý – Hình thành đoạn văn:
- Từ câu chốt đã xác định, người viết cần huy động kiến thức, trước hết là để tìm ý triển khai vấn đề. Những ý đó có thể là những dẫn chứng, những lí lẽ nhằm làm sáng tỏ cho vấn đề đã được nhận định ở câu chốt.
- Tiếp đó, cần lưu ý đến những yêu cầu về hình thức của đoạn văn để bước đầu hình thành mô hình viết đoạn văn.
+ Xác định vị trí câu chốt dựa trên yêu cầu đó là kiểu đoạn văn nào?
+ Số lượng câu chữ cho từng ý văn là bao nhiêu?
3.4.Viết đoạn văn:
 	 Sau khi kiểm tra đầy đủ những bước trên, người viết tiến hành viết đoạn văn. Chú ý về việc diễn đạt, sử dụng dẫn chứng.
II. Luyện tập:
1.Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 câu), có nội dung nói về chủ đề “học tập”, để thuyết phục các bạn tin rằng: Trong học tập, tự học là cách học hiệu quả nhất, giúp ta có thể tiến bộ hơn trong học tập.
2.Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu), trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
3. Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nói về vai trò của rừng trong đời sống của con người.
4.Đọc sách là một công việc cần thiết, mang lại nhiều lợi ích. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-8 câu) phân tích cách đọc đúng đắn, hiệu quả.
5. Hãy viết đoạn (khoảng 8-10 câu) văn nêu cảm nhận của em về sắc đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong những câu thơ dưới đây: 
“Kiều càng sắc sảo mặn màhoa nghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
6.Cho câu chủ đề: Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chổ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Dựa vào văn bản nước đại Vệt ta, em hãy viết đoạn văn tổng phân hợp để chứng minh ý kiến trên.
*Lưu ý: Trong quá trình viết đoạn văn, GV cho học sinh tập viết đoạn văn phần mở bài, kết bài, các đoạn văn triển khai phần thân bài của các bài tập trong phần các văn bản ở trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe cuong BDHSGdocx.docx