10 vạn câu hỏi vì sao?

10 vạn câu hỏi vì sao?

Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?

- Thuộc châu Á. Hòn đảo ở Địa Trung Hải này bị Thổ Nhĩ Kỳ và Hy lạp chiếm đóng mỗi bên một nửa (9250 km2 , 735000 dân)

• Lục địa nào được phát hiện gần đây nhất?

- Châu Úc. Người Anh đã tìm ra châu lục này thế kỷ thứ 17. Người Úc chủ yếu gốc Anh, họ sống ở những vùng ven biển trù phú còn sâu trong đất liền phần lớn là sa mạc.

• Quốc gia nào nhỏ nhất thế giới về diện tích?

- Toà thánh Vatican được thành lập năm 1929 chỉ rộng 0,44 km2 và có khoảng 1000 dân, nằm giữa thủ đô Roma của Italia.

 

doc 355 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1424Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 vạn câu hỏi vì sao?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 vạn câu hỏi vì sao?
Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?
- Thuộc châu Á. Hòn đảo ở Địa Trung Hải này bị Thổ Nhĩ Kỳ và Hy lạp chiếm đóng mỗi bên một nửa (9250 km2 , 735000 dân)
· Lục địa nào được phát hiện gần đây nhất?
- Châu Úc. Người Anh đã tìm ra châu lục này thế kỷ thứ 17. Người Úc chủ yếu gốc Anh, họ sống ở những vùng ven biển trù phú còn sâu trong đất liền phần lớn là sa mạc.
· Quốc gia nào nhỏ nhất thế giới về diện tích?
- Toà thánh Vatican được thành lập năm 1929 chỉ rộng 0,44 km2 và có khoảng 1000 dân, nằm giữa thủ đô Roma của Italia.
· Thành phố châu Âu nào được gọi là thành phố vĩnh cửu?
- Thành phố Roma, thủ đô Italia, được xây dựng từ 750 tr. CN (còn gọi là La mã). Từ một thành phố nhỏ bé nó đã trở thành một vương quốc La mã khổng lồ chiểm miền bắc Phi, xung quanh Địa Trung Hải, và Nam Âu làm thuộc địa.
· Vĩ tuyến 38 chia bán đảo nào làm đôi và cho biết tên của hai quốc gia hình thành?
- Nó chia bán đảo Triều tiên năm 1945 thành Bắc Triều tiên và Hàn quốc.
· Đảo Korsika (Cooc) thuộc nước nào?
- Thuộc Pháp, đây là quê hương của Napoleon, người hùng ngự trị châu Âu thế kỷ 18.
· Cảng nào lớn nhất Đông Á?
- Cảng Thượng hải của Trung quốc.
· Hồ nội địa nào sâu nhất thế giới?
- Hồ Bai can, hồ nước ngọt của Nga gần biên giới Mông cổ, sâu 1700 m.
· Bạn hãy cho biết tên của ba đại dương!
 Thái bình dương (180 triệu km2, Đại tây dương (106 triệu km2) Ấn độ dương (75 triệu km2)
· Đảo St. Helena nằm ở đâu?
- Nằm giữa Đại tây dương , khoảng 3000 km cách bờ biển phía tây của Angola. Napoleon bị đầy và chết ở đây.
· Người ta gọi vùng rừng vành đai Siberi là gì?
` Rừng Taiga. Thực vật ở đây chủ yếu là cây lá kim. Rừng này có kích thước rất lớn 4800km X 1000 km.
· Thành phố Venedig của Ý gồm bao nhiêu đảo?
- 118 đảo. Đó là một thành phố đặc biệt vì đường phố là kênh rạch sông ngòi , phương tiện giao thông là tàu thuyền chứ không phải ô tô.
· Năm 79 tr. CN thảm hoạ núi lửa và động đất đã phá huỷ hoàn toàn hai thành phố La mã. Tên hai thành phố ấy là gì?
```- Pompeji và Herculaneum.
`· Tại sao người ta gọi dân da đỏ là Indianer?
- Columbus dẫn chiến thuyền đến Ấn độ để tìm châu báu, nhưng ông đã tìm ra một châu lục khác mà không biết. Ông vẫn đinh ninh đó là Ấn độ nên ông gọi thổ dân ở đó là Indianer (người Ấn).
· Tên của thành phố Köln thời La mã là gì?
- Colonia Agippina. Hồi đó Köln và Bonn bây giờ là thuộc địa của La mã. Năm 9 sau CN người Germanen đại thắng quân La mã và Köln được giải phóng từ đấy.
· Hãy kể tên 4 nước lớn nhất về diện tích!
- Liên bang Nga, Trung quốc, Canada, Brazil.
Babylon nằm ở đâu?
 Bên bờ sông Euphrat phía nam thành phố Bat đa (Irak). Babylon có một thời văn minh vào loại bậc nhất thế giới , song song với các nền văn minh Ai cập cổ đại.
· Chim cánh cụt (Pinguin) sống ở đâu?
- Ở châu Nam cực, còn ở Bắc cực có gấu trắng.
· Brazil nói tiếng gì?
- Họ nói tiếng Bồ đào nha. Phần lớn các nước khác ở Nam Mỹ nói tiếng Tây ban nha.
· Nước nào nằm giữa Pháp và Tây ban nha?
- Nước Andora (DT: 453 km2, 65000 dân)
· Sông nào dài nhất châu Âu?
- Sông Volga của Nga, dài 3700 km, đổ ra biển Kaspie.
· Thành phố Istabul trước kia có tên là gì?
- Konstantinopel và Byzanz thời còn là thuộc địa của La mã. Thành phố này cũng là thủ đô của vương quốc Đông La mã. La mã hồi đó quá rộng lớn nên phải chi thành đông và tây La mã để chiến đấu chống quân Nguyên từ Mông cổ sang và quân Germanen từ phương bắc xuống.
· Khi mới thành lập, thành phố New York của Mỹ có tên là gì?
- New Amsterdam. Lúc đầu người Hà lan chiếm và đặt tên theo thủ đô của mẫu quốc. Sau này bị quân Anh chiếm lại và đổi thành New York.
· Đỉnh núi cao nhất dãy An pơ tên là gì?
- Đó là đỉnh Mont Blanc, cao 4007 m , nằm giữa biên giới Pháp và Ý.
· Đỉnh núi cao nhất thế giới tên là gì?
- Everest (Nepal) cao 8840 m trên dãy Himalaya. Người ta gọi vùng này là nóc nhà thế giới.
· Kinh tuyến gốc (kinh tuyến số 0) đi qua Greenwich. Địa danh này nằm ở đâu?
`- Nó là một quận của thủ đô Luân đôn.
· Nước nào có nhiều núi lửa nhất thế giới?
- Nước Ai xơ len (Island) giữa Đại tây dương. Phần lớn những ngọn núi là núi lửa. Ngoài ra ở đây còn có những mạch nước nóng phun lên từ lòng đất (Geysir). Người ta tận dụng nguồn nhiệt tự nhiên này để trông rau và sưởi ấm.
· Trước năm 1868, thủ đô Nhật tên là gì?
- Kyoto, từ 1868 chuyển về Tokyo.
· Biển nào mặn nhất thế giới?
- Biển Hồng hải (Rotes Meer) với hàm lượng muối 4%. Đặc biệt biển chết (Totes Meer) mặn gấp 10 lần nước ở Địa Trung Hải nên không sinh vật nào sống nổi (biển chết). Người không biết bơi vẫn nổi trên mặt nước. Người ta dùng bùn ướp muối hàng tỷ năm về trước để đắp lên cơ thể, chữa được một số bệnh.
· Châu lục nào nhỏ nhất thế giới?
- Châu Úc (9 triệu km2), châu Âu nhỏ thứ hai (10 triệu km2)
· Tỷ lệ đất liền chiếm bao nhiêu phần trăm bề mặt trái đất?
- Đất 30%, biển 70%
· Tên của con sông dài nhất thế giới là gì?
- Sông Nil ở châu Phi, dài 6600 km, bắt nguồn từ Trung phi và đổ ra Địa trung hải. Con sống này là món quà của thiên nhiên tặng cho Ai cập.
· Cho biết tên sa mạc lớn nhất thế giới!
`- Sa mạc Sahara ở miền bắc châu Phi (chiếm 174 diện tích châu Phi). Cứ khoảng 50 năm, sa mạc này lại tiến chừng 200 km xuống phía nam.
· Bán đảo nào lớn nhất thế giới?
- Bán đảo A rập. Trên bán đảo này có các nước A rập xê út, Jemen, Oman, CH A rập thống nhất, Cô oét)
· Đường xích đạo dài bao nhiêu?
- Đường xích đạo dài khoảng 40.000 km chia trái đất thành bắc bán cầu và nam bán cầu.
· Băng đảo có diện tích bao nhiêu?
- 2175600 km2. Đảo này thuộc Đan mạch, quanh năm tuyết phủ. Nơi đây xuất hiện núi băng, trượt xuống biển gây nguy hiểm cho tàu thuyền (Titanic là một ví dụ)
· Thành phố nào nằm giữa hai lục địa?
- Thành phố Istanbul của Thổ nhĩ kỳ nằm giữa châu Á và châu Âu. Hai lục địa được nối với nhau bằng những chiếc cầu qua eo biển chỉ rộng khoảng 150m.
· Sông nào có lượng nước nhiều nhất thế giới?
- Sông Amazonas ở Nam Mỹ, nó cũng là con sông rộng nhất thế giới, có những chỗ đến 300 km.
· Sri Lanka trước kia có tên là gì?
- Ceylon. Đó là một đảo ở vịnh Băng ga len (Ấn độ dương).
· Mũi cực nam của Argentina tên là gì?
- Đất lửa. Người ta gọi nơi này là tận cùng của thế giới. Phía đông là quần đảo Falkland (Anh) nơi xảy ra chiến sự tranh chấp 1982 giữa Anh và Argentina. Trên đảo có 2000 dân, bà Thủ tướng Anh Thatcher đã gửi 5000 thuỷ quân lục chiến để lấy lại đảo.
· Sa mạc Victoria nằm ở đâu?
- Nằm ở miền nam nước Úc.
· Washington nằm bên bở sông nào?
`- Sông Potomac
· Quảng trường Wenzel nằm ở thành phố nào?
`- Thành phố Praha của Tiệp khắc. Đây là quảng trường biểu tượng của thủ đô.
· Thành phố nào có Cung điện mùa đông?
- Thành phố St. Petersburg ( Leningrad xưa kia). Tên St. Petersburg được công nhận sau khi Liên xô sụp đổ.
`· Capitol có ở thành phố nào?
- Ở Roma (Italia) và Washington (Mỹ)
· Thành phố nào lớn nhất nước Úc?
- Sydney, thành phố tuyệt đẹp bên bờ biển.
· Sông Themse đổ ra biển nào?
`- Biển bắc (Nordsee), sông này chảy qua Luân đôn.
· Diện tích bề mặt trái đất bao nhiêu?
- 510 triệu km2
· Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới có tên là gì?
- Lake Superior ở bắc Mỹ (biên giới Canada và Mỹ)
· Tên của rặng núi cao nhất Nam Mỹ là gì?
`- Rặng Anden chạy dọc bở biển Thái bình dương từ Trung Mỹ đến Đất lửa.
· Hãy cho biết tên con sông dài nhất châu Á!
- Sông Trường giang ở Trung quốc.
· Hãy cho biết tên con sông dài nhất bắc Mỹ!
`- Sông Mississippi ở Mỹ.
· Tên của sa mạc lớn nhất châu Á là gì?
`- Sa mạc Go bi ở Mông cổ.
· Tên của đỉnh núi nổi tiếng ở Hy lạp là gì?
- Đỉnh Olymp, Người Hy lạp cổ đại coi đây là chỗ ở của các vị thần.
Tại sao trên lá cờ Olympic lại có năm vòng tròn?
Đại hội thể dục thể thao long trọng và có quy mô lớn nhất trên thế giới là Thế vận hội Olympic. Mỗi khi khai mạc Thế vận hội Olympic, trên hội trường bao giờ cũng phải kéo lên lá cờ Thế vận hội. Vì trên lá cờ này có in năm cái vòng, cho nên nó cũng được gọi là cờ “năm vòng tròn”.
Lá cờ năm vòng tròn đã được thiết kế năm 1913, theo ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban Olympic Quốc tế, ông Cubectanh. Năm 1914, nó đã được sử dụng lần đầu tiên tại Đại hội Đại biểu Olympic cử hành ở Paris, nước Pháp. Lá cờ Olympic làm bằng vải màu trắng không viền, thêu năm vòng tròn với ba vòng bên trên màu xanh, đen, đỏ, còn hai vòng bên dưới màu vàng và màu lục, lần lượt xếp từ trái sang phải.
Ông Cubectanh đã chọn năm màu này vì đây là màu quốc kỳ của các nước tham gia cuộc vận động Olympic thời bấy giờ.
Về sau ngời ta lại có một cách giải thích khác về màu sắc của năm cái vòng, cho rằng năm cái vòng này tượng trưng cho năm lục địa trên thế giới: màu xanh tượng trưng cho châu Âu, màu vàng tượng trưng cho châu Á, màu đen tượng trưng cho châu Phi, màu lục tượng trưng cho châu Đại Dương, còn màu đỏ tượng trưng cho châu Mỹ.
Vì tính rằng người ta có thể có những cách giải thích khác nhau về lá cờ năm cái vòng, cho nên năm 1979 tờ tạp chí Olympic, Uỷ ban Olympic Quốc tế đã chính thức nêu rõ rằng dựa theo hiến chương Olympic, ý nghĩa của năm cái vòng này là tượng trưng cho sự đoàn kết giữa năm lục địa, đồng thời tượng trưng cho tinh thần thi đua công bằng thẳng thắn và hữu nghị giữa các vận động viên toàn thể thế giới đến tập trung tại Thế vận hội Olympic.
Bắt đầu Thế vận hội Olympic lần thứ 7, khi khai mạc Thế vận hội Olympic, bao giờ cũng cử hành nghi thức đại biểu thành phố chủ nhà của Thế vận hội lần này đem lá cờ Olympic trao cho thị trưởng thành phố tổ chức Thế vận hội Olympic lần sau. Tiếp đó thành phố này sẽ giữ lá cờ tại phòng chính của toà thị chính, rồi bốn năm sau sẽ lại cử hành một nghi thức như thế.
Vạn Lý Trường Thành có đúng là một vạn dặm hay không?
Trường Thành là một trong những công trình vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới và cũng là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc. Trường Thành gọi đầy đủ là Vạn Lý Trường Thành. Vậy có thật nó dài một vạn sặm không?
Thật ra Vạn Lý Trường Thành gồm nhiều đoạn Trường Thành nối liền với nhau do các nước chư hầu đã xây dựng hơn hai ngàn năm trước đây.
Trong hai thời Chiến Quốc và Xuân Thu, chiến tranh luôn luôn nổ ra, các nước chư hầu muốn chống lại lẫn nhau đã xây dựng những đoạn Trường Thành tại các nơi có hình thế hiểm yếu nhằm phòng vệ cũng như ngăn chặn sức tấn công từ các nước khác.
Đến năm 251 trước Công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất toàn cõi Trung Quốc, một mặt ông ra lệnh phá bỏ các bức tường thành trước kia dựng lên giữa các nước; mặt khác, nhằm ngăn chặn kỵ binh Hung Nô ở miền Bắc xâm lược xuống miền Nam, ông ra lệnh nối liền các đoạn Trường Thành ở phương Bắc của ba nước Tần, Triệu, Yên. Ngoài ra còn củng cố và kéo dài để hoàn thành bức Trường Thành của nhà Tần, bắt đầu từ phía Tây từ Lâm Thao (nay là huyện Mân ở tỉnh Cam Túc), phía Đông kéo dài tới Liêu Đông, với chiều dài hơn một vạn dặm Trung Quốc, về sau được gọi là Vạn Lý Trường Thành. Công trình này đã được tiến hành với quy mô cực kỳ lớn. Thời bấy giờ đã điều động tới hơn năm mươi vạn dân công và phải mất hơn m ...  đây, giả thuyết này được giới khoa học nhiệt tình ủng hộ, vì họ nhìn thấy một ngôi sao ở cách Sagittarius A tới 17 giờ ánh sáng mà lại bay với vận tốc 5.000 km/s.
Một bằng chứng nữa cho sự hiện diện của siêu lỗ đen tại tâm thiên hà chính là chuẩn tinh, vật thể sáng nhất trong vũ trụ. Để giải thích cho số năng lượng khổng lồ mà chuẩn tinh phát ra, các nhà thiên văn học lại phải viện đến lỗ đen: trước khi bị lỗ đen hút mất, vật chất nóng lên và toả hết năng lượng ra ngoài. Khoa học gọi đây là hiện tượng “trút hơi thở cuối cùng”. Như vậy, chuẩn tinh được tạo ra do các lỗ đen có khối lượng lớn hơn Mặt trời hàng tỉ lần.
Thiên hà và lỗ đen, vật nào có trước?
Giới thiên văn học vừa phát hiện các thiên hà và lỗ đen trung tâm của chúng phát triển với tốc độ ngang bằng nhau. Khám phá này đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm về việc thiên thể nào xuất hiện trước.
Tim Heckman thuộc Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: “Giống như gà và trứng, giới khoa học không thể biết lỗ đen hay thiên hà có trước”. Nhóm của ông đã trình bày kết quả nghiên cứu tại Hội nghị của Liên minh thiên văn quốc tế đang diễn ra tại Sydney, Australia.
Đại đa số các thiên hà chứa một lỗ đen ở trung tâm – vùng không gian dày đặc tới mức nó nặng gấp Mặt trời của chúng ta hàng triệu lần song chỉ lớn hơn vài chục lần. Lực hấp dẫn của lỗ đen cực lớn, giống như một lỗ tháo nước khổng lồ, hút bụi và mọi thiên thể ở gần nó để gia tăng khối lượng.
Đã từ lâu giới thiên văn thắc mắc lỗ đen dẫn tới sự ra đời của thiên hà bằng cách tập hợp bụi và khí thành các ngôi sao hay là thiên hà có đủ khối lượng để “gieo mầm” lỗ đen bằng cách bắt giữ các ngôi sao. Heckman và các thành viên khác, hiện đang làm việc cho một dự án mang tên Sloan Digital Sky Survey để lập bản đồ 100 triệu thiên thể, đã nghiên cứu 120.000 thiên hà gần kề Ngân hà.
Nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy dấu hiệu ra đời của các ngôi sao và sự huỷ diệt vật chất khi vật chất bị hút vào một lỗ đen. Từ đó, họ đi đến kết luận các ngôi sao hình thành với tốc độ ngang bằng với lỗ đen. Nhà nghiên cứu lỗ đen Andrew King thuộc Đại học Leicester, Anh, nhận xét: “Đây là một phát hiện lớn. Con người sẽ sử dụng dữ liệu này trong nhiều năm tới”.
Có lẽ đa phần sự phát triển của thiên hà và lỗ đen diễn ra cách đây chừng mười tỷ năm. Dự án khảo sát lập bản đồ là cần thiết nhằm tìm ra một vài thiên hà vẫn đang trải qua quá trình phát triển. Những thiên hà gần kề này là một phòng thí nghiệm tốt giúp giới khoa học hiểu biết về các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
Ngân hà nhỏ hơn các thiên hà trong dự án và có một lỗ đen khá khiêm tốn ở trung tâm. Tuy nhiên, dữ liệu mới đây cho thấy Ngân hà và lỗ đen trung tâm của nó cùng trải qua quá trình phát triển đau đớn cách đây hàng tỷ năm.
Tại sao nói vũ trụ có thể bắt đầu từ một vụ nổ lớn?
Vũ trụ bắt nguồn như thế nào? Từ cổ chí kim, từ trong đến ngoài ai cũng đều quan tâm đến vấn đề này. Về phương diện này có rất nhiều truyền thuyết, thần thoại, cũng có người nêu ra không ít giả thuyết khoa học. Nhà thiên văn học người Mỹ James đã từng nêu lên một quan điểm mới, ông ta cho rằng vũ trụ đã từng có một quá trình từ đặc đến loãng, từ nóng đến lạnh, không ngừng dãn nở. Quá trình này hình như là một vụ nổ có quy mô lớn. Nói một cách đơn giản, vũ trụ bắt nguồn từ một vụ nổ lớn. Thuyết vũ trụ nổ lớn là một học thuyết nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng cũng lớn nhất trong vũ trụ học hiện đại.
Thuyết vũ trụ nổ lớn chia quá trình biến hoá của hai mươi tỷ năm vũ trụ thành ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là thời kỳ sớm nhất của vũ trụ. Khi đó vụ nổ vừa mới bắt đầu không lâu, vũ trụ ở trạng thái nhiệt độ rất cao, độ dày đặc cao, nhiệt độ đạt đến trên mười tỷ độ C. Dưới điều kiện này, không cần nói không có cuộc sống tồn tại, đến ngay cả Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời và tất cả những thiên thể cũng đều không thể tồn tại được, thậm chí không có bất kỳ một nguyên tố hoá học nào tồn tại. Trong không gian vũ trụ chỉ có một vài vật chất ở trạng thái hạt cơ bản nơtron, proton, hạt nhân, photon, nơtrinô vũ trụ đứng ở trong thời gian này rất ngắn, ngắn đến nỗi chỉ tính bằng giây.
Cùng với sự dãn nở không ngừng của hệ thống vũ trụ, nhiệt độ nhanh chóng hạ xuống. Khi nhiệt độ hạ xuống một tỷ độ C cũng là lúc vũ trụ bước vào giai đoạn thứ hai, các nguyên tố hoá học được bắt đầu hình thành trong thời gian này. Trong giai đoạn này, nhiệt độ giảm đến một triệu độ C, lúc này, quá trình hình thành các nguyên tố hoá học ban đầu đã kết thúc. Vật chất của không gian vũ trụ chủ yếu là proton, hạt nhân, proton và một vài hạt nguyên tử khá nhẹ, bức xạ ánh sáng vẫn mạnh, và cũng như ở giai đoạn trước không tồn tại tinh thể. Giai đoạn thứ hai trải qua khoảng vài nghìn năm.
Khi nhiệt độ giảm xuống vài nghìn độ C, vũ trụ tiến đến giai đoạn thứ ba. Thep lịch sử vũ trụ của hai mươi tỷ năm trở lại đây thì giai đoạn này là dài nhất, đến ngày nay chúng ta vẫn đang sống trong giai đoạn này. Do sự giảm xuống của nhiệt độ, bức xạ cũng dần dần yếu đi. Trong không gian vũ trụ tràn đầy vật chất thể khí, những thể khí này dần dần ngưng tụ thành tinh vân (nebula), hình thành thêm hệ thống các vì sao muôn hình vạn trạng, trở thành thế giới trời sao với các sắc màu sặc sỡ mà ngày nay chúng ta nhìn thấy. Đây chính là bức tranh đại thể của vụ nổ lớn vũ trụ mà chúng ta đang nói đến.
Khi lý luận vụ nổ lớn vừa nêu ra, nó không nhận được sự đánh giá cao của quảng đai quần chúng. Nhưng, sau hơn 70 năm sau khi sinh ra, nó lại không ngừng nhận được sự ủng hộ của những quan trắc thiên văn thực tế.
Ví dụ, mọi người quan sát được đường hồng đường phổ có tính hệ thống của những thiên thể ngoài hệ Ngân hà, dùng hiệu ứng đa phổ để giải quyết vấn đề này, đường hồng chính là phản ứng của dãn nở vũ trụ, điều này hoàn toàn phù hợp với lý luận vụ nổ lớn.
Theo lý luận vụ nổ lớn, nhiệt độ vũ trụ ngày nay chỉ còn mấy độ nhiệt độ tuyệt đối. Sự phát triển của bức xạ bối cảnh vũ trụ 3K trong những năm 60 của thế kỷ 20 ủng hộ mạnh mẽ cho luận điểm này.
Có sự ủng hộ quan trắc thực tế này, cuối cùng làm cho vụ nổ lớn giành được vương miện “Minh tinh” trong nhiều học thuyết có liên quan đến sự bắt đầu của vũ trụ.
Sau đó, lý luận vũ trụ vụ nổ lớn cũng vẫn còn tồn tại một vài vấn đề khó khăn vẫn chưa giải quyết được, còn phải đợi những nghiên cứu sâu sắc và giành được càng nhiều những tư liệu quan sát, mới có kết luận hơn nữa.
Tại sao phải nghiên cứu thiên văn học?
Ngày đêm thay đổi, bốn mùa tuần hoàn, con người sống trong giới tự nhiên trước tiên cần phải tiếp xúc với các hiện tượng thiên văn. Ánh nắng sáng rực, ánh trăng dịu dàng, ánh sao lấp lánh, nhật thực tráng lệ Chúng đều đặt ra cho con người chúng ta vô số những nghi hoặc, Trái đất mà chúng ta sinh sống như thế nào đây? Nó chiếm vị trí gì trong vũ trụ? Mặt trời làm sao lại phát ra những tia sáng và nắng rực? Nó có ảnh hưởng gì đối với cuộc sống của con người chúng ta? Trong không gian buổi tối ánh sao lấp lánh là vì sao vậy? Ngoài Trái đất của chúng ta ra, trên những tinh cầu khác có cuộc sống không? Sao chổi và tiểu hành tinh có sự va chạm với Trái đất ư? Những vấn đề này yêu cầu con người cần phải nỗ lực tiêu tốn bao nhiêu là công sức để tìm tòi là nghiên cứu. Quá trình hình thành và phát triển của thiên văn học chính là quá trình con người dần tim hiểu về giới tự nhiên.
Người xưa khi làm những việc trồng trọt chăn nuôi, để tránh nhầm mùa thì cần phải hiểu được những hiện tượng thiên nhiên để tận dụng chúng vào việc xác định mùa. Những người ngư dân và hàng hải tận dụng những ngôi sao trên biển cả mênh mông để xác định được phương hướng tiến về phía trước của mình, tận dụng ánh trăng để phán đoán được lúc thuỷ triều lên xuống
Công tác thiên văn ngày nay càng có sự phát triển mới vượt bậc. Các loại lịch biểu mà đài thiên văn tạo ra, không chỉ ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người, mà nó càng không thể tách rời được các ban ngành như: Đo lường Trái đất, hàng hải, hàng không và nghiên cứu khoa học.
Trong cuộc sống không thể tách rời được thời gian, khoa học cận đại càng cần thiết ghi chép thời gian rõ ràng, đài thiên văn chịu trách nhiệm xác nhận giờ chuẩn và cung cấp công tác dịch vụ.
Các loại thiên thể là một loại phòng nghiên cứu lí tưởng, ở đó có những điều kiện vật lý mà trên mặt đất ngày nay không có được. Như về chất lượng Mặt trời to gấp mấy mươi lần so với các ngôi sao, nhiệt độ mấy trăm triệu, áp suất cao hơn gấp mấy trăm lần, và một centimet khối thì vượt qua mấy trăm tấn vật chất. Con người thường nhận được rất nhiều sự gợi mở từ thiên văn, sau đó tận dụng hơn nữa. Lật lại những ghi chép trong lịch sử có thể thấy rằng: từ trong quy luật quay lại của hành tinh mà rút ra được quy luật vạn vật hấp dẫn; quan sát được vạch quang phổ của Hêli trên Mặt trời, mới tìm ra được nguyên tố Hêli trên Trái đất; từ tính toán năng lượng vụ nổ của ngôi sao mới, phát hiện nguồn năng lượng mà con người vẫn chưa hiểu rõ
Mối quan hệ giữa sự phát triển của ngành thiên văn học và các ngành khoa học khác cũng là rất mật thiết. Trước thế kỷ XIX, sự phát triển của các ngành thiên văn học, số học và cơ học có mối quan hệ mật thiết với nhau; cho đến ngày nay, sau khi khoa học phát triển cao độ, thiên văn học càng thâm nhập sâu sắc vào các khoa học khác. Chúng ta đều biết, sau khi Anhxtanh tuyên bố thuyết tương đối, chính là tận dụng kết quả quan sát thiên văn dành cho lí luận này sự ủng hộ mạnh mẽ; sự phát hiện quan trọng của thiên văn học đã nêu ra một vấn đề mới cho các ngành khoa học như: vật lý cao năng, cơ học lượng tử, vũ trụ học, hoá học, khởi nguồn của sự sống
Thiên văn học đã cho chúng ta biết được những bí mật của giới tự nhiên. Mấy nghìn năm trở lại đây, con người đã có một số nhận thức sai lầm về một số mặt như tính chất của Trái đất, vị trí của Trái đất trong vũ trụ và kết cấu của vũ trụ. Giả sử không có thiên văn học, những nhận thức sai lầm này nhất định sẽ vẫn còn tiếp diễn. Nhà thiên văn học người Ba Lan là Copecnic đã từng phá vỡ sự trói buộc của tôn giáo hàng mấy nghìn năm, đã nêu ra thuyết Trái đất quay quanh Mặt trời, đã làm cho nhận thức của con người về vũ trụ có bước tiến lớn. Ngày nay học sinh tiểu học cũng đều biết “Trái đất hình cầu là một chân lí”.
Trong thời đại con người dùng máy bay để bay lên bầu trời, thiên văn học tập trung tất cả những tinh hoa nhận thức của con người đối với tự nhiên. Nếu như một người thành công vĩ đại mà lại không biết một chút gì về thiên văn học ngày nay, thì người đó không thể còn là người đã được dạy dỗ. Chính vì lý do như vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã liệt thiên văn học thành một môn học bắt buộc đối với học sinh trong các trường phổ thông tại nước mình.
Trên đây chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược về sự phát triển và ứng dụng của thiên văn học trên vài phương diện. Do đó có thể thấy, sự phát triển của thiên văn học có tác dụng thúc đẩy nền khoa học ngày nay, là một môn khoa học quan trọng để con người có thể nhận thức tự nhiên, cải tạo tự nhiên.

Tài liệu đính kèm:

  • doc10 van cau hoi cac linh vuc.doc