Bài giảng Mĩ thuật Lớp 4 - Chủ đề 1: Những mảng màu thú vị - Năm học 2021-2022 - Trần Ngọc Mai

Bài giảng Mĩ thuật Lớp 4 - Chủ đề 1: Những mảng màu thú vị - Năm học 2021-2022 - Trần Ngọc Mai

Mục tiêu bài học:

- Năng lực đặc thù:

Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được các yếu tố tạo hình như nét vẽ, màu sắc đậm, nhạt, tương phản, hài hòa.

Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Xác định được mục đích sáng tạo, biết sử dụng hình ảnh, sản phẩm cá nhân để xây dựng sản phẩm nhóm.

Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận, nhận xét về sản phẩm của mình và của bạn.

 

pptx 25 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mĩ thuật Lớp 4 - Chủ đề 1: Những mảng màu thú vị - Năm học 2021-2022 - Trần Ngọc Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các em học sinh! 
Mĩ thuật 
Lớp: 4 
Giáo viên: Trần Ngọc Mai 
Năm học 2021-2022 
Mục tiêu bài học: 
Nhận biết được màu sắc trong thiên nhiên và trong tranh vẽ. 
Nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc, các màu nóng, màu lạnh. 
Vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm. 
Chủ đề 1: Những mảng màu thú vị 
Mục tiêu bài học: 
- Năng lực chung: 
Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập. Tích cực chủ động quan sát các hình ảnh liên quan, tự hoàn thành sản phẩm cá nhân từ đó xây dựng chủ đề của nhóm mình. 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, chủ động thực hành, tương tác, phân công nhiệm vụ trong quá trình xây dựng chủ đề. 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được vấn đề về học tập, Sáng tạo trong việc thực hiện các nội dung học tập. 
Chủ đề 1: Những mảng màu thú vị 
Mục tiêu bài học: 
- Năng lực đặc thù: 
Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: N hận biết được các yếu tố tạo hình như nét vẽ, màu sắc đậm , nhạt, tương phản, hài hòa. 
Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Xác định được mục đích sáng tạo, biết sử dụng hình ảnh, sản phẩm cá nhân để xây dựng sản phẩm nhóm. 
Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận, nhận xét về sản phẩm của mình và của bạn. 
Chủ đề 1: Những mảng màu thú vị 
Tìm hiểu bài 
Hoạt động 1: Màu sắc có ở đâu? 
Q uan sát H1.1 sách MT (Tr 5) cùng thảo luận về màu sắc có trong thiên nhiên, trong các sản phẩm mĩ thuật do con người tạo ra  
+ Màu sắc có ở những đâu? 
+ Màu sắc có vai trò gì trong cuộc sống ? 
GHI NHỚ: 
Mắt người nhìn được màu sắc là do có ánh sáng, không có ánh sáng (trong bóng tối) mọi vật không có màu sắc. 
Màu sắc trong thiên nhiên vô cùng phong phú. 
Màu sắc ở tranh vẽ, sản phẩm trang trí, công trình kiến trúc,... do con người tạo ra. 
Màu sắc làm cho mọi vật trong cuộc sống đẹp hơn, đa dạng, phong phú hơn. 
Q uan sát H1. 2 kể tên những màu cơ bản 
Hoạt động 2: Sự kết hợp của màu sắc 
Quan sát H1.3 sách MT (Tr6 ) 
Trải nghiệm cách pha màu từ những màu cơ bản. 
- Nêu và viết tên màu sau khi pha trộn từ các cặp màu cơ bản. 
Màu da cam 
Màu xanh lá cây 
Màu tím 
Từ 3 màu gốc ta pha ra được rất nhiều màu. Lấy 2 màu gốc pha trộn với nhau cùng 1 lượng màu nhất định ta sẽ được màu mới. 
Quan sát hình 1.4 và nêu tên các màu đối diện với màu cơ bản. 
Một số cặp màu tương phản khác: 
Mở rộng 
GHI NHỚ: 
Cặp màu đối diện nhau trong vòng tròn màu sắc là cặp màu bổ túc. 
Các cặp màu bổ túc khi đứng cạnh nhau thường làm cho màu sắc tươi hơn, rực rỡ hơn, thu hút thị giác (bắt mắt hơn) nên thường được dùng khi muốn tạo ra sự chú ý về màu sắc. Trong lễ hội, quảng cáo, sân khấu, trang trí sách báo, đồ chơi trẻ em, người ta thường sử dụng các cặp màu bổ túc. 
Tuy nhiên, các cặp màu bổ túc cũng gây ra sự tương phản khi đứng cạnh nhau. Các cặp màu này thường gây nên sự chói gắt, sặc sỡ, loè loẹt, bởi vậy, không nên đặt chúng cạnh nhau trong những trường hợp phải nhìn gần, liên tục, thường xuyên (đồ dùng, trang phục hằng ngày, các công trình kiến trúc,). 
Quan sát các bảng màu sau và nêu cảm nhận 
Hoạt động 3: Màu nóng, m àu lạnh 
GHI NHỚ: 
Màu nóng là những màu tạo cảm giác ấm áp hoặc nóng bức. Đó là những màu gần với màu đỏ, màu vàng. 
Màu lạnh là những màu tạo cảm giác mát dịu hoặc lạnh lẽo. Đó là những màu gần với màu lục, màu lam. 
Quan sát các bức tranh a, b, c, d trong hình 1.7 và cho biết: 
+ Các cặp màu bổ túc có trong mỗi tranh là gì? 
+ Em có cảm nhận gì về bức tranh a và b? 
+ Bức tranh nào có nhiều màu nóng? Bức tranh đó tạo cho em cảm giác gì? 
+ Bức tranh nào có nhiều màu lạnh? Bức tranh đó tạo cho em cảm giác gì? 
a 
b 
c 
d 
GHI NHỚ: 
Sự hài hoà về màu sắc được tạo nên bởi sự kết hợp giữa màu nóng và màu lạnh, màu đậm và màu nhạt trong một tổng thể. 
2. Cách thực hiện. 
Quan sát hình 1.8 
a 
b 
c 
GHI NHỚ: 
Vẽ các nét ngẫu nhiên hoặc vẽ kết hợp các hình cơ bản tạo thành bố cục ( hình 1.8 a). 
Sử dụng kiến thức về màu cơ bản, màu bổ túc, màu nóng, lạnh để vẽ vào các hình mảng và nền ( hình 1.8 b). Có thể thể hiện màu sắc bằng giấy màu. 
Hình ảnh tham khảo 
Hình ảnh tham khảo 
Vận dụng – Sáng tạo 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mi_thuat_lop_4_chu_de_1_nhung_mang_mau_thu_vi_nam.pptx